Giáo án Sinh 9 - Nguyễn Thị Phượng

Giáo án Sinh 9 - Nguyễn Thị Phượng

1/Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.

- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.

2/ Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.

 

doc 76 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh 9 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I:CÁC THI NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
TIẾT 1:MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Ngày soạn: 8-2010
Tiết 1
Ngày dạy: 8-2010
	I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
2/ Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 1 SGK 
2/ Học sinh: 
III/ PP giảng dạy : hỏi đáp, thảo luận nhóm, giảng giải 
IV/ Hoạt động dạy học :	 Hoạt động 1
 DI TRUYỀN HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi :
- Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của Di truyền học là gì ?
- GV gợi ý cho HS trả lời theo từng nội dung.
- GV giải thích cho HS thấy rõ: Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận 
- GV cho HS liên hệ bản thân: Xem bản thân giống và khác bố mẹ ở những đặc điểm nào ? Tại sao ? 
HS đọc SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, HS cả lớp xây dựng đáp án chung. 
- HS rút ra kết luận về đối tượng, nội dung, và ý nghĩa của Di truyền học.
.
- Một vài HS phát biểu ý kiến rồi nhận xét, phân tích để các em hiểu được bản chất của sự giống và khác nhau.
 Tiểu kết:
- DTH nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị.
 - Di truyền học đề cập đến cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến di.
- DTH cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học
Hoạt động 2
MENĐEN - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV treo tranh phóng to hình 1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
- GV chỉ cho HS các đặc điểm của từng cặp tính trạng tương phản ( trơn – nhăn, vàng - lục, xám - trắng...)
HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK rồi thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả trước lớp.
Các nhóm khác theo dõi bổ sung và cùng rút ra kết luận chung.
 Tiểu kết:
 Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu.
Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các quy luật di truyền. 
Hoạt động 3
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để phát biểu định nghĩa về các thuật ngữ và nêu các kí hiệu cơ bản của DTH. 
GV phân tích thêm khái niệm thuần chủng và lưu ý HS về cách viết công thức lai.
HS đọc SGK thảo luận theo nhóm, cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng thống nhất câu trả lời.
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu được các khái niệm và kí hiệu.(Một số thuật ngữ, một số kí hiệu SGK Trang 6 và 7) 
IV/Kiểm tra – đánh giá:
- GV cho HS đọc chậm và nhắc lại phần tóm tắt cuối bài.
- Gợi ý tra lời câu hỏi cuối bài.
- HS làm bài tập: Hãy đánh dấu + vào ô chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
Để thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng.
Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
Để dễ thực hiện phép lai.
cả b và c. Đáp án: b
V/ Dặn dò: 
- Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị trước bài mới: Lai một cặp tính trạng.
Tuần 1
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I:CÁC THI NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
TIẾT 2:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẬNG
Ngày soạn:8/2010
Tiết :2
Ngày dạy: 8/2010
 I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này HS có khả năng:
Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
Nêu được các khái niệm kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.
Phát biểu được nội dung định luật phân li. 
Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen.
2/ Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích số liệu và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ. 
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 2.1-3 SGK 
2/ Học sinh:
III/ PP Giảng dạy : hỏi đáp, thảo luận nhóm, giảng giải 
IV/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1
THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV treo tranh phóng to hình 2.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu nghiên cứu SGK để xác định kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F2. 
- Tính trạng ngay ở F1 là tính trạng trội (hao đỏ, thân cao, quả lục).
 - Tính trạng đến F2 mới biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng)
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.2 SGK, rút ra nhận xét về quy luật di truyền các tính trạng trội, lặn đến F2. 
HS quan sát tranh nghiên, cứu SGK và thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm xác định được kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiếu hình ở F2 như sau:
Kiểu hình ở F1 : đồng tính ( hoa đỏ, thân cao, quả lục).
Kiểu hình ở F2 : phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
- HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày. 
 ( Kiểu hình ở F2 có: 1/3 số cây trội thuần chủng, 2/3 trội không thuần chủng và 1/3 số cây biểu hịên tính trạng lặn thuần chủng.)
 Tiểu kết:
	Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng (của bố hoặc mẹ), F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
Hoạt động 2
MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.3 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời 3 câu hỏi.
- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào?
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại kiểu gen là bao nhiêu ?
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hao đỏ : 1 hoa trắng ?
* GV lưu ý: Memđen cho rằng, mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định (ta gọi là gen). Ông giả định, trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành cặp và dùng chữ làm kí hiệu cho các nhân tố di truyền (chữ in hoa quy định tính trội, chữ thường quy định tính trạng lặn). 
HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm. các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thống nhất được các nội dung cơ bản sau:
Tiểu kết
* Trong quá trình phát sinh giao tử, các gen phân li về các tế bào con (giao tử), chúng được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử.
* Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1A : 1a nên tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: 1AA: 2Aa : 1aa
* F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng, vì kiểu gen dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội, còn aa biểu hiện kiểu hình lặn (trắng). 
IV/ Kiểm tra đánh giá:
- GV cho HS đọc và nêu lại những nội dung trong phần tóm tắt cuối bài.
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- Giải bài tập 4 SGK trang 10 (đáp án)
- Vì F1 toàn cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội, còn mắt đỏ là tính trạng lặn. Ta quy ước gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt đỏ.
Sơ đồ lai:
P: AA x aa 
 (mắt đen) ( mắt đỏ)
GP : A a
F1 : Aa (mắt đen)
GF1: 1A : 1a x 1A : 1a
F2: (KG) : 1AA : 2Aa : 1aa
 (KH) : 3 mắt đen : 1 mắt đỏ
V/ Dặn dò:
Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Chuẩn bị trước bài mới : Lai một cặp tính trạng (tiếp theo).
Tuần 2
CHƯƠNG I:CÁC THI NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
BAI 3:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẬNG
Ngày soạn: 8-2010
Tiết :3
Ngày dạy: 8-2010
I/ Mục tiêu:
 1/Kiến thức: 
 Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
 Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những ĐK nhất định. Nêu được ý nghĩa của định luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. Hiểu và phân được trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
 2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh. 
II/ Phương tiên dạy học:
 1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 3 SGK.
 2/ Học sinh:
III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động 1
LAI PHÂN TÍCH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho HS đọc SGK để thực hiên s SGK.
GV: Đậu Hà Lan hoa đỏ ở F2 kiểu gen AA và Aa.
GV: Khi cây đậu có kiểu gen AA và Aa với đậu có kiểu gen aa. Do có sự phân li của các gen trong phát sinh giao tử và tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh, nên:
AA x aa Ú Aa ( hoa đỏ) 
Aa x aa Ú 1 Aa : 1 aa
GV cho HS biết phép lai trên gọi là phép lai phân tích. Vậy phép lai phân tích là gì? 
GV nhận xét và xác định đáp án đúng. 
HS đọc SGK để trả lời câu hỏi :
Khi cho đậu Hà Lan ở F2 hoa đỏ và hoa trắng giao phấn với nhau thì kết quả như thế nào ?
HS đọc SGK thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày và các nhóm khác bổ sung.
Dưới sự hướng dẫn của GV cả lớp thống nhất được đáp án như sau:
- Kiểu gen AA x aa Ú Aa (toàn hoa đỏ)
- Kiểu gen Aa x aa Ú 1 Aa (hoa đỏ) : 1 aa (hoa trắng)
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, đại diện một vài HS trình bày câu trả lời.
	 Tiểu kết : 
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Hoạt động 2
Ý NGHĨA CỦA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI LẶN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi:
+ Trong sản suất mà sử dụng những giống không thuần chủng thì se có tác hại gì?
+ Để xác định độ thuần chủng của giống cần phải thực hiện phép lai nào ? (phép lai phân tích)
GV : Tính trạng trội thường là những tính trạng tốt, kiểu hình trội có kiểu gen AA (hoặc Aa). Trong chọn giống người ta thường tạo ra những gen tập trung nhiều tính trạng trội để có ý nghĩa kinh tế cao. 
- HS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng xây dựng đáp án chung. 
* Kết luận : (SGK)
Hoạt động 3
TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 3 SGK và đọc SGK để trả lời câu hỏi :
+ Tại sao F1 có tính trạng trung gian ?
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ KH 1 : 2 : 1 ?
+ Thế nào là trội không hoàn toàn ?
- HS quan sát tranh, đọc SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
Các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án chung dưới sự hướng dẫn của GV. 
+ F1 mang tính trạng trung gian là vì gen trội ( A ) không át hoàn toàn gen lặn (a).
+F2 có tỉ lệ 1 : 2 : 1 (không là 3 : 1) là vì gen trội ( A ) không trội hoàn toàn, không át được hoàn toàn gen lặn (a). 
Tiểu kết :
T ... ách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kì cuối
Các NST đơn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ.
Các NST kép trong nhân với số lượng n kép = ½ tế bào mẹ.
Các NSt đơn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn)
Hoạt động 3
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng 40.3 SGK.
- GV gọi 2 HS lên bảng : Một HS điền vào cột “Bản chất”, một HS điền cột “Ý nghĩa”.
- GV xác nhận đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án). 
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS cả lớp theo dõi, bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp xây dựng được đáp án đúng.
Đáp án : Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 
Các quá trình
Bản chất
Ý nghĩa
Nguyên phân
Giữ nguyên bộ NST 2n, 2 tế bào con được tạo ra đều có bộ NST 2n như tế bào mẹ.
Duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào.
Giảm phân
Làm giảm số lượng NST đi một nửa. Các tế bào con có số lượng NST (n) = ½ tế bào (2n)
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra biến dị tổ hợp. 
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ NST đơn bội (n) thành bộ NST lưỡng bội (2n)
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
Hoạt động 4
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CẤU TRÚC 
VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN, ARN VÀ PRÔTÊIN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 40.4 SGK (trước giờ học).
- GV treo bảng phụ (ghi đáp án).
- GV cho 2 HS lên bảng ; Một HS điền vào cột “Cấu trúc”, một HS điền vào cột “Chức năng”.
Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận và nêu lên được đáp án đúng.
Đáp án : Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin.
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN
- Chuỗi xoắn kép
- 4 loại nuclêôtit A, T, G, X
- Lưu trữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền
ARN
- Chuỗi xoắn đơn
- 4 loại nuclêôtit A, U, G, X 
- Truyền đạt thông tin di truyền
- Vận chuyển axit amin
- Tham gia cấu trúc ribôxôm
Prôtêin
- Một hay nhiều chuỗi đơn
- 20 loại axit amin
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào
- Enzim xúc tác quá trình TĐC
- Hoocmôn điều hòa quá trình TĐC 
- Vận chuyển, cung cấp năng lượng... 
Hoạt động 5 ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 40.5 SGK (trước giờ học) 
- GV nhận xét và treo bảng phụ (ghi đáp án).
- Hai HS được GV chỉ định lên bảng : Một HS điền vào cột “Khái niệm”, một HS điền vào cột “Các dạng đột biến”.
- HS cả lớp góp ý kiến bổ sung và dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xây dựng được đáp án đúng.
* Đáp án : Các dạng đột biến (Bảng 40.5)
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một điểm nào đó.
Mất, thêm, chuyển vị, thay thế một cặp nuclêôtit 
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất. lặp, đảo, chuyển đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
 B/ Câu hỏi ôn tập :
Câu 1 : Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng. Cụ thể : 
	+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp ARN.
	+ mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên prôtêin.
	+ Prôtêin chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng.
Câu 2 : 
	+ Kiểu hình : là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
+ Vận dụng : Bất kì một giống nào (kiểu gen) muốn có nằn suất (số lượng kiểu hình) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh).
Câu 3 : Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì :
	+ Ở người sinh sản muộn và đẻ ít con.
	+ Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do xã hội.
Câu 4: Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng :
	+ Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên. Chẳng hạn về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các nhà đã có người mắc bệnh di truyền nào đó, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không ?
 Ví dụ : Người con trai và con gái sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc bệnh câm điếc bẩm sinh. Người làm công tác tư vấn cần thông báo cho hai người biết đây là bệnh di truyền, do gen lặn quy định, nên rất có thể cả 2 người đều mang gen đó ở trạng thái dị hợp. Lời khuyên trong trường hợp này là :
	+ Không nên kết hôn với nhau.
+ Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp về gen gây bệnh, xác suất đến 25%.
+ Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có người mang gen gây bệnh đó.
Câu 5: Những ưu thế của công nghệ tế bào : 
	+ Chỉ nuôi cấy tế bào, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
	+ Rút ngắn thời gian tạo giống.
	+ Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người. 
IV/ Kiểm tra đánh giá :
-20 câu hỏi ôn tập / Đề cương ôn tập của trường , năm học :2010-2011(GV hướng dẫn HS trả lời)
V/ Dặn dò : 
Ôn lại toàn bộ phần di truyền và biến dị.
Chuẩn bị thi học kì I theo lịch.
Tuần: 17
TIẾT 34: GÂY Đ ỘT BI ẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
 Ngày soạn:08-12-2009
Tiết :34
Ngày dạy:10-12-2009
I/ Mục tiêu : 
1/ Kiến thức : Học xong bài này, HS có khả năng : 
Trình bày được tại sao cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
Nêu được một số phương pháp söû dụng tác nhân vật lí và hóa học để gây ĐB.
Nêu được điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể ĐB trong chọn giống vi sinh vật và TV, giaỉ thích được tại sao có sự sai khác đó.
2/ Kĩ năng :
Rèn luyên kĩ năng tự nghiên cứu với SGK và trao đổi theo nhóm. 
II/ Phương tiện dạy học :
1/ Giáo viên : 
Bảng phụ 1 (ghi nội dung về gây ĐB nhân tạo bằng tác nhân vật lí).
Bảng phụ 2 (ghi nội dung về sử dụng ĐB nhân tạo trong chọn giống).
2/ Học sinh :
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK để thực hiện sSGK.
GV treo bảng phụ để phân tích cho HS thấy rõ các tác nhân và vai trò của chúng.
Tác nhân
Vai trò
 Các tia phóng xạ khi xuyên qua mô, chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp nên ADN trong TB, gây ĐB hoặc làm chấn thương NST, gây ĐB NST. 
 Tia tử ngoại dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử hạt phấn bằng cách gây ĐB gen.
 Sốc nhiệt:
Tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cơ chế tự điều tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương bộ máy DT, tổn thương thoi vô sắc, rối loạn phân bào, phát sinh ĐB số lương NST. 
- HS đọc SGK, trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời.
Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV cả lớp nêu được đáp án đúng. 
* Đáp án : 
	Tiểu kết : 
 + Tia phóng xạ có k/ năng gây ĐB, vì nó xuyên qua các mô tác động t/ tiếp hoặc g/tiếp lên ADN
+ Chiếu tia phóng xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng hoặc hạt phấn, bầu nhụy hoặc mô TV nuôi cấy để gây ĐB.
+ Dùng tia tử ngoại để xử lí các đối tượng có kích thước bé là vì nó không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ.
+ Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ mt một cách đột ngột. Sốc nhiệt có k/ năng gây ĐB là vì nó làm cho cơ chế tự điển tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây rối loạn sự phân bào.
+ Sốc nhiệt thường gây ĐB số lượng NST. 
Hoạt động 2: SGÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HÓA HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS đọc mục III SGK để trả lời các câu hỏi sau :
+ Tại sao khi thấm vào TB, một số hóa chất lại gây ĐB gen ? 
Dựa vào đâu mà người ta hi vọng có thể gây những ĐB theo ý muốn ?
+ Tai sao dùng cônsixin lại gây được các thể đa bội ?
+ Các ĐB và các thể đa bội được tạo ra theo phương pháp nào ?
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời.
Đại diện một vài nhóm phát biểu y7s kiến của nhóm. Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận và cùng xây dựng đáp án.
* Đáp án : 
Tiểu kết
+ Khi thấm vào TB, hóa chất tác dụng trực tiếp lên phân tử ADN, gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác dẫn đến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.
Do có những loại hóa chất chỉ phản ứng với một loại nuclêôtit xác định, người ta hi vọng có thể gây ra những ĐB theo ý muốn.
+ Người ta dùng cônsixin để gây ra thể đa bội là vì khi thấm vào mô đang phân bào, côn si xin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li.
+ Người ta tạo ra các ĐB và các thể đa bội bằng cách ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhụy hoặc quấn bông tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng (ở TV). Có thể cho hóa chất tác động vào tinh hoàn hay buôngd trứng (ở vật nuôi) 
Hoạt động 3: SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Để HS nắm được nội dung và thực hiện được s SGK, GV treo bảng phụ và phân tích : 
Chọn giống vi sinh vật
Chọn giống cây trồng
Giống nhau
Sử dụng các thể đột biến để chọn giống
Khác nhau
- Chọn các thể ĐB nhân tạo có hoạt tính cao.
- Chọn các thể ĐB sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối (VK, nấm men).
- Chọn các thể ĐB giảm sức sống, có vai trog như một kháng nguyên. 
- Chọn các thể ĐB từ một giống tốt đang được gieo trồng nhân lên tạo giống mới.
- Dùng thể ĐB có ưu điểm từng mặt khi lai với nhau, giống mới.
- Sử dụng thể đa bội tạo ra giống cây trồng có năng suất tốt. 
- GV lưu ý HS cần nghiên cứu kĩ SGK để thấy được khó khăn trong gây ĐB ở ĐV, nhất là ĐV bậc cao. 
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi :
+ Người ta sử dụng các thể ĐB trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào ?
+ Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây ĐB trong chọn giống vật nuôi ?
* Đáp án :
Tiểu kết:
+ Người ta sử dụng các thể ĐB trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo các hướng :
Đối với VSV. Chọn các thể ĐB nhân tạo : có các hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối, giảm sức sống (có vai trì như một kháng nguyên).
Đối với cây trồng. Người ta sử dụng trực tiếp các thể ĐB để nhân lên hoặc chọn lọc trong các tổ hợp lai để tạo giống mới.
+ Người ta ít sử dụng phương pháp gây ĐB trong chọn giống vật nuôi là vì cơ quan ss của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hóa. 
IV/ Kiểm tra đánh giá :
Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên các nọi dung chính.
Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 98 : Vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất di truyền. 
V/ Dặn dò : 
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.	Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 98.
Chuẩn bị bài mới : Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SINH 9 k1.doc