Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Ba Gia

Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Ba Gia

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 Qua bài này HS phải :

- Mô tả được cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng

 - Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau đó

 - Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng

 2. Kỹ năng

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ

 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập

 3. Thái độ, hành vi

 - Thấy được mọi cơ thể TV để tồn tại và phát triển luôn luôn cần có sự hấp thụ nước và ion khoáng

 - Thấy được mối quan hệ thống nhất giữa cấu tạo và chức năng

II. PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY

 - Tranh phóng to hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK., sgk, sgv, sách tham khảo

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 - Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận

 - Quan sát tranh- tìm tòi bộ phận.

 - Thuyết trình - giảng giải

 - Hoạt động nhóm

 

doc 112 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Ba Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI.
TRƯỜNG THPT BA GIA
--- ˜ & ™ ---
TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Diễm
Tiết 1, Tuần 1 Ngày soạn: 20/8/2008
Chương I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
BÀI 1: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
	Qua bài này HS phải :
- Mô tả được cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng 
	- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau đó
	- Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng
	2. Kỹ năng
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ
	- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập
	3. Thái độ, hành vi
	- Thấy được mọi cơ thể TV để tồn tại và phát triển luôn luôn cần có sự hấp thụ nước và ion khoáng
	- Thấy được mối quan hệ thống nhất giữa cấu tạo và chức năng 
II. PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
	- Tranh phóng to hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK., sgk, sgv, sách tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	- Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận
	- Quan sát tranh- tìm tòi bộ phận.
	- Thuyết trình - giảng giải
	- Hoạt động nhóm
IV.TRỌNG TÂM:
- Đặc điểm thích nghi hình thái của rễ TV trên cạn đối với sự hấp thụ nước và các ion khoáng. - Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	1. Ổn định lớp( 1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Giáo viên không kiểm tra bài củ mà giới thiệu khái quát chương trình sinh học 11.
	3.Bài giảng: 35’
Giáo viên yêu cầu hs khái quát về chương trình sinh học lớp 10: Sinh học tế bào
	Tại sao tế bào được xem là một cơ thể sống?
HS: N1: Vì tế bào có những đặc trưng của cơ thể sống.
GV: Đặc trưng cơ bản nhất là khả năng trao đổi chất với môi trường. Vậy cơ thể thực vật thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường ntn?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
10
Hoạt động 1
Đỉnh sinh trưởng
Miền lông hút già chết
Miền ST kéo dài
Rễ chính
Rễ Bên
Miền lông hút
GV cho hs quan sát hình 1.1 và 1.2
N? Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ ở một số TV ở cạn? 
GV Nhận xét và kết luận 
T ? Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?
T?Mối quan hệ giữa ngùon nước trong đất và sự pháy triển của hệ rễ?
GV bổ sung: Sự phát triển của hệ rễ thể hiện khả năng thích nghi rất cao với điều kiện nước trong môi trường : những cây mọc trong mt đất có đủ nước thì rễ pt với độ rộng và sâu vừa phải. ngược lại trong mt khan hiếm nước thì sâu và rộng. Cây cỏ lạc đà mọc sâu 10m để hút nước ngầm
N? Bộ phận nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng?
T? Số lượng lông hút nhiều có ý nghĩa gí?
Nhận xét và kết luận 
GV nêu hiện tượng thực tế: Cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt tiếp xúc 285m2, chủ yếu là tăng số lượng tb lông hút. ở họ lúa số lượng lông hút của 1 cây có thể đạt 14tỉ cái(lúa mì đen)
T? TB lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào?
T?Với những loài thực vật không có lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?
Gv gợi ý hs trả lời: 
VD cây thông, sồi...trên rễ chúng có nấm rễ bao bọc. nhờ có nấm rễ mà các cây đó hấp thụ nước và ion khoáng dễ dàng và nước và ion khoáng còn dược hấp thụ qua TB rễ còn non(chưa bị suberin hoá)
T? Với những loài cây sống trong môi trường nước thì quá trình hấp thụ nước và muối khoáng diễn ra như thế nào? 
T? Môi trường có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào? ứng dụng này như thế nào trong trồng trọt?
Hoạt động 2
GV chuyển ý: Nước và ion khoáng được vận chuyển vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: 
N? Dòng di chuyển của nước như thế nào?
GV hoàn thiện
T? Cơ chế này gọi là gì?
GV Nhận xét và kết luận: 
T? Điều kiện cho cơ chế vận chuyển nước xảy ra là gì? 
GV Nhận xét và bổ sung: Cần có sự chênh lệch thế nước giữa đất( môi trường dinh dưỡng ) với tế bào lông hút: 
* Do quá trình thoát hơi nước ở lá hút nứơc lên phía trên làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút
* Nồng độ các chất tan trong tế bào rễ cao.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi :
 N? Các ion khoáng di chuyển vào tế bào lông hút theo những cơ chế nào?
GV hoàn thiện:
T? Điều kiện để xảy ra quá trình hấp thụ ion khoáng là gì?
GV Nhận xét và kết luận:
Treo tranh vẽ hình 1.3SGK hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu HS cho biết: 
T? Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng những con đường nào? Mô tả cụ thể từng con đường?
T? Đai Caspari có vai trò gì?
GV hoàn thiện: Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển các chất vào trung trụ.
Hoạt động 3:
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực hịên lệnh III.1SGK:
N? Kể ra nhữn yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.?
V? Biện pháp được sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong việc chăm sóc cây cảnh để tạo điều kiện cho cây hút nước và ion khoáng? 
* Giáo dục môi trường:
V? Vai trò của nước đối với đời sông thực vật?
V? Ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến rễ cây?
V? Làm gì để boả vệ cây xanh?
HS quan sát tranh vẽ 1 và 2 sgk
- Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền ST kéo dài, đỉnh ST. đặc biệt miền lông hút có lông hút rất phát triển
- Miền lông hút với số lượng lông hút rất nhiều.
- Rễ cây luôn phát triển về hướng có nguồn nước.
HS kết hợp với hình1.2 trả lời : - Qua lông hút.
-Tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ với môi trường, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất.
- TB lông hút có thành tb mỏng, không thấm cutin.
HS vận dụng kíen thức thực tế trả lời:
- Cây thuỷ sinh thì rễ ít pt, không có lông hút, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ thân lá.
- Trong mt quá ưu trương, quá acid hay thiếu oxi thì lông hút sẽ tiêu biến. vì vậy nếu trong trồng trọt nếu ta bón nhiều phân quá thì cây bị héo và dễ bị chết. nguyên nhân là do mt quá ưu trươngà lông hút tiêu biến à nước không cung cấp đủ.... 
HS nghiên cứu nội dung SGK trả lời:
- Nước di chuyển từ môi trường nhược trương trong môi trường đất sang môi trường ưu trương trong tế bào lông hút.
- Gọi là cơ chế thẩm thấu.
- Phải có sự chênh lệch thế nước giữa bên trong và bên ngoài môi trường.
- Theo cơ chế chủ động và thụ động.
- Có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng giữa môi trường bên ngoài và bên trong tế bào lông hút Hoặc cần sử dụng năng lượng ATP ( Chủ động)
HS quan sát tranh vẽ và nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
- Nước và ion khoáng từ đất và mạch gỗ theo hai con đường:
+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các TB và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành TB
+ Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của các TB
HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi 
- Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu, đô PH.
Ngoài ra rễ cây cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường thông qua quá trình hô hấp ở rễ : Giải phóng CO2 và hấp thụ O2, thải các dịch tiết chứa các axit, vitamin làm cải biến môi trường đất
HS vận dung kiến thức thực tế trả lời câu hỏi:
- Vai trò:
+ Là nguyên liệu cho QH
+ Là nguyên liệu của các phản ứng hoá sinh
- Môi trường đất và nước ô nhiễm gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sụ hút nướcvà khoáng của thực vật.
- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước. 
- chăm sóc, bón phân và tưới tiêu hợp lí.
I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHÓANG
1. Hình thái của hệ rễ:
Rễ bao gồm: rễ chính, rễ bên, lông hút, miền ST kéo dài, đỉnh ST. đặc biệt miền lông hút có lượng lông hút rất phát triển
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút
- Rễ đâm sâu, lan rộng và st liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ lông hút các lông hút tăng bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng
- TB lông hút có thành tb mỏng, không thấm cutin, có ASTT lớn.
II CƠ CHế HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY.
1 Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
 a. Hấp thụ nước
 + Cơ chế: Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động 
 + Điều kiện: Có sự chênh lệch thế nước giữa đất( hoặc môi trường dinh dưỡng) và tế bào lông hút 
b. Hấp thụ ion khoáng
+ Cơ chế:
- Cơ chế thụ động: đi từ đất có nồng độ ion cao vào TB lông hút nơi có nồng độ ion đó thấp hơn
- Cơ chế chủ động: di chuyển ngược chiều Građien nồng độ(tiêu tốn năng lượng ATP)
 + Điều kiện: 
- Có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào( thụ động)
- Có sử dụng năng lượng ATP( chủ động)
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ qua 2 con đường: 
- Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các TB và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành TB
-Con đường tế bào chất:đi xuyên qua tế bào chất của các TB
III ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY.
 Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng(O2) của đất ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây
V. CỦNG CỐ:
 1. BT4:Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
 	Câu1- Sự hút khoáng thụ động của TB lông hút phụ thuộc vào:
A. hoạt động trao đổi chất	B. chênh lệch nồng độ ion
B. cung cấp năng lượng	D. hoạt độnh thẩm thấu
Câu2- Sự hút khoáng chủ động của TB lông hút phụ thuộc vào:
A. građien nồng độ chất tan	B. hiệu điện thế màng
C. trao đổi chất của TB	D. tham gia của năng lượng ATP
VI. DẶN DÒ:
Trả lời câu hỏi trong sgk. Làm bài tập sách bài tập. Đọc bài tiếp theo.
Tiết 2, Tuần 1 Ngày soạn: 26/8/2008
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
	Qua bài này HS phải :
- Mô tả được các dòng vận chuyển chất trong cây bao gồm :
	+ Con đường vận chuyển.+ Thành phần của dịch được vận chuyển
	+ Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
	2. Kỹ năng
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ
	- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập
	3. Thái độ, hành vi
	-Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong nông nghiệp
II. PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
	-Sử dụng tranh vẽ về cấu tạo của mạch gỗ, mạch rây, các con đường của dòng mạch gỗ và mạch rây, các con đường của dòng mạch gỗ và mạch rây, sự liên hệ giữa hai con đường đó. (Tranh vẽ bài 2 SGK). Phiếu học tập
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	- Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận- Quan sát tìm tòi bộ phận.- Thuyết trình - giảng giải-Hoạt động nhóm
IV.TRỌNG TÂM:
Các dòng vận chuyển vật chất :+ Dòng mạch gỗ và Dòng mạch rây
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	1. Ổn định lớp( 1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	BT1. 1-Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp  ... n cây rêu:
+ Cây rêu là thể giao tử (n) 
Cây rêu được hình thành từ bào tử đơn bội nên hình thức sinh sản này là sinh sản bào tử
Sinh sản sinh dưỡng bằng thân, củ, rễ.
+ Trả lời
+ Có ghép chồi, ghép cành, chiết cành và giâm cành
HS nghiên cứu H 43 và trả lời
+ Phảicắt bỏhết lá ở mắt để giảm sự thóat hơi nước làm mất nước để nuôi mô ghép
+ Trên H43 còn thiếu: chiết cành, giâm cành, trồng hom, trồng củ
HS trả lời lệnh:
+Giữ nguyên được tính trạng mà ta mong muốn
+ Thời gian thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây mọc từ cành giâm và cành chiết mau sớm cho ra hoa 
+ Nuôi cấy mô tế bào thực vật là từmột mô tế bào đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
+ Tính toàn năng của tế bào
+ Là khả năng của tế bào phát triển thành cây nguyên ven ra hoa và kết hạt bình thường
HS trả lời:
HS trả lời: Giúp cho sự tồn tại của thực vật
+ Đảm bảo cho sự phát triển của thực vật
+ Giúp nhân nhanh giống cây trồng..
1. Khái niệm sinh sản vô tính
Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống bố mẹ
* Cơ chế chung: Quá trình nguyên phân.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bào tử
* ví dụ: dương xỉ, nấm, rêu
* Khái niệm: Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể con hình thành từ một tế bào chuyên hóa gọi là bào tử.
 Túi tinh
*Sơ đồ: Thể giaotử
 Túi nõan
 Tinh trùng
 Hợp tử túi bào tử
 Trứng
 Bào tử cơ thể mới ( thể giao tử)
b. Sinh sản sinh dưỡng
 * Ví dụ: 
* Khái niệm
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ.
* Ưu điểm: Cá thể con có đặc điểm di truyền giống mẹ nên giữ được những đặc tính tốt
 + Số cá thể con tạo ra nhiều giúp cho sự tồn tại của lòai
 * Nhược điểm: Con kém thích nghi với điều kiện sống mới khi môi trường sống thay đổi
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép cành và ghép chồi
( Tự ghi chép)
b. Chiết cành và giâm cành
( tự ghi chép)
c. Nuôi cấy mô tế bào
Lấy các tế bào từ các phầnkhác nhau của cơ thể thực vật( củ, lá, đỉnh sinh trưởng..)đem nuôi trong môi trường thích hợp (invitro) để tạo thành các cây con.
* Có sở khoa học: Tính toàn năng của tế bào
* Ý nghĩa:
- Đảm bảo được tính trạng mong di truyền mong muốn
- Giá trị kinh tế cao( nhân nhanh giống với số lượng lớn) , có thể sản xuất ra giống cây sạch bệnh, phục chế cây giống quý, hạ giá thành sản phẩm
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
a. Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
b. Đối vớicon người: Giúp nhân nhanh giống, tạo giống mới cho năng suất cao.
Củng cố và về nhà:(4’)
Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Nêu ra ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính? 
Câu 2. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?.
* Về nhà: Trả lời câu hỏi trong sgk. . Đọc bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:1502/2008 Tuần 2, tiết thứ 41
Tiết 41,Tuần 26 Ngày 27 / 2/2008
CHƯƠNG IV: SINH SẢN
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
	Qua bài này HS phải :
	- Trình bày khái niệm chung về sinh sản, khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật
	- Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
	- Nêu ý nghĩa của sinh sản vô tính và các hình thức nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.
	2. Kỹ năng
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ 
	- Tăng khả năng phân tích và khái quát vấn đề
	3. Thái độ, hành vi
	- Hình thành kiến thức thực tiễn cho HS thông qua phân tích các hình thức nhân giống vô tính ở thực vật. 
II. PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
	- Sử dụng sơ đồ SGK H41.1 và 41.2 và 43 sgk. Và một số hình ảnh trực quan, mẫu vật
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	- Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận- Quan sát tìm tòi bộ phận.- Thuyết trình - giảng giải-Hoạt động nhóm
IV.TRỌNG TÂM:
- Khái niệm sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	1. Ổn định lớp( 1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Nêu một số nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng và phát triển ở động vật?
	3.Bài giảng: 35’
* Đặt vấn đề:(1’): Chúng ta đã tìm hiểu 3 đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp cơ thể trong các chương 1, 2 và 3. Vậy đặc trưng còn thiếu trong 4 đặc trưng đó là gì? _ “ Sinh sản”. Hôm nay chúng ta chuyển sang chương mới : “Sinh sản” Và bài đầu tiên là “ Sinh sản vô tính ở thực vật”
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm chung về sinh sản
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
5’
20’
GV cho ví dụ:
- Ngọn mía mọc thành những cây mía.
- Những hạt ngô mọc thành những cây ngô
- Thằn lằn đứt đuôi mọc thành đuôi mới
T? Trong các ví dụ trên cho biết đâu là hình thức sinh sản?
T? Khi nào gọi là sinh sản?
Hoạt động 2:
GV: lấy một số ví dụ:
- Trên củ khoai tây, nảy chồi rồi hình thành những cây khoai tây mới
- Thân mì, mọc thành những cây mì
T? Nhận xét đặc điểm của các cây con với cây mẹ ban đầu?
T? Các cây con hình thành có thông qua sự tạo thành giao tử không?
N? Thế nào là sinh sản vô tính? 
GV hòan thiện
T? Cơ chế chung của quá trình sinh sản vô tính là gì?
N? Ở thực vật có những hình thức sinh sản vô tính nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:
N? Sinh sản bào tử gặp ở đối tượng nào?
GV bổ sung: Ở rêu và dương xỉ có sự xen kẻ giữa sinh sản vô tính và hữu tính.
Yêu cầu HS nghiên cứu H41,1 và trả lời
+ Chu kì phát triển của rêu xảy ra như thế nào?
+ Cây rêu là cơ thể gì? Đơn bội hay lưỡng bội?
GV : Thể bào tử (2n) nằm trên thể giao tử và thực hiện giảm phân tạo nên các bào tử sinh sản(n), khi gặp điều kiên môi trường thuận lợi thì nảy mầm thành cây rêu mới. 
Gv : Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản như thế nào?
GV : Quan sát hình 41.2 và cho biết những hình thức sinh sản sinh dưỡng?
Gv hòan thiện
+ Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản như thế nào?
GV hoàn thiện
Từ những tìmhiểu trên cho biết ưu và nhược điểm cúa sinh sản vô tính ở thực vật?
GV bổ sung và hoàn thiện
Ứng dụng các hình thức sinh sản vô tính con người ứng dụng để nhân giống cây trồng( sinh sản sinh dưỡng nhân tạo).
+ Có những hình thức nhân giống vô tính nào?
BS: Nuôi cấy mô tb thực vật
YC HS nghiên cứu H 43.1 và 43.2 SGKvà cho biết:
+ Ghép chồi , ghép cành thực hiện như thế nào?
+ Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở mắt ghép?
GV hòan thiện
+ Các phương pháp không có trên hình H43 là gì?
GV hoàn thiện
BS:Cần buộc chặt mắt ghép cung như cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau đảm bảo thông xuốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép
+ Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời lệnh trong SGK
Gv hoàn thiện
Nghiên cứu mục II.3.c cho biết nuôi cấy mô tế bào là gì?
+ Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật là gì?
Gv : TÍnh toàn năng là gì?
GV: Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?
GV: Sinh sản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật và con người?
+ Hãy lấy ví dụ để chứng minh vai trò quan trọng đó?
GV hoàn thiện
Hs quan sát thí nghiệm
Tổ chức thảo luận và trả lời:
+ hạt ngô mọc thành cây ngô và cây mía mọc thành ngọn mía là những hình thức sinh sản.
+ Thằn lằn đứt đuôi mọc thành đuôi mới không phải là hình thức sinh sản.
+ Khi có cá thể mới tạo thành thì gọi là sinh sản
HS nghiên cứu các ví dụ.
+ Các cây con tạo thành giống hoàn tòan cây mẹ
+ Cây con hình thành không thông qua quá trình tạo giao tử 
HS nghiên cứu SGK và phát biểu khái niệm Sinh sản vô tính
HS nghiên cứu SGK và trả lời
+ Có hai hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là: sinh sản bằng bào tửvà sinh sản sinh dưỡng
+ Sinh sản bào tử gặp ở dương xỉ và rêu
+ HS ghi sơ đồ tổng quát chu trình phát triển cây rêu:
+ Cây rêu là thể giao tử (n) 
Cây rêu được hình thành từ bào tử đơn bội nên hình thức sinh sản này là sinh sản bào tử
Sinh sản sinh dưỡng bằng thân, củ, rễ.
+ Trả lời
+ Có ghép chồi, ghép cành, chiết cành và giâm cành
HS nghiên cứu H 43 và trả lời
+ Phảicắt bỏhết lá ở mắt để giảm sự thóat hơi nước làm mất nước để nuôi mô ghép
+ Trên H43 còn thiếu: chiết cành, giâm cành, trồng hom, trồng củ
HS trả lời lệnh:
+Giữ nguyên được tính trạng mà ta mong muốn
+ Thời gian thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây mọc từ cành giâm và cành chiết mau sớm cho ra hoa 
+ Nuôi cấy mô tế bào thực vật là từmột mô tế bào đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
+ Tính toàn năng của tế bào
+ Là khả năng của tế bào phát triển thành cây nguyên ven ra hoa và kết hạt bình thường
HS trả lời:
HS trả lời: Giúp cho sự tồn tại của thực vật
+ Đảm bảo cho sự phát triển của thực vật
+ Giúp nhân nhanh giống cây trồng..
I. Khái niệm chung về sinh sản
1. Khái niệm:
 Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
2. Các kiểu sinh sản:
 - Sinh sản vô tính
 - Sinh sản hữu tính
II. Sinh sản vô tính ở thực vật:
 1. Sinh sản vô tính là gì?
* Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống bố mẹ
* Cơ chế chung: Quá trình nguyên phân.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bào tử
* ví dụ: dương xỉ, nấm, rêu
* Khái niệm: Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể con hình thành từ một tế bào chuyên hóa gọi là bào tử.
 Túi tinh
*Sơ đồ: Thể giaotử
 Túi nõan
 Tinh trùng
 Hợp tử túi bào tử
 Trứng
 Bào tử cơ thể mới ( thể giao tử)
b. Sinh sản sinh dưỡng
 * Ví dụ: 
* Khái niệm
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ.
* Ưu điểm: Cá thể con có đặc điểm di truyền giống mẹ nên giữ được những đặc tính tốt
 + Số cá thể con tạo ra nhiều giúp cho sự tồn tại của lòai
 * Nhược điểm: Con kém thích nghi với điều kiện sống mới khi môi trường sống thay đổi
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép cành và ghép chồi
( Tự ghi chép)
b. Chiết cành và giâm cành
( tự ghi chép)
c. Nuôi cấy mô tế bào
Lấy các tế bào từ các phầnkhác nhau của cơ thể thực vật( củ, lá, đỉnh sinh trưởng..)đem nuôi trong môi trường thích hợp (invitro) để tạo thành các cây con.
* Có sở khoa học: Tính toàn năng của tế bào
* Ý nghĩa:
- Đảm bảo được tính trạng mong di truyền mong muốn
- Giá trị kinh tế cao( nhân nhanh giống với số lượng lớn) , có thể sản xuất ra giống cây sạch bệnh, phục chế cây giống quý, hạ giá thành sản phẩm
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
a. Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
b. Đối vớicon người: Giúp nhân nhanh giống, tạo giống mới cho năng suất cao.
Tìm hiểu Sinh sản Hoạt động 3: Củng cố và về nhà:(4’)
Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Nêu ra ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính? 
Câu 2. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?.
* Về nhà: Trả lời câu hỏi trong sgk. . Đọc bài tiếp theo.
* Rút kinh nhgiệm..

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 11.doc