Giáo án: Sinh học 6 - Trường THCS Nhân Đạo

Giáo án: Sinh học 6 - Trường THCS Nhân Đạo

I. MỤC TIÊU:

 - HS nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân: Thân, cành, chồi ngon, chồi nách.

 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.

 - HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các hiện tượng thực tế.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU – THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 GV:- Tranh hình 13 SGK - Vật mẫu

 HS: - Chuẩn bị vật mẫu: Cành hoa hồng, Dâm bụt, rau day

 - Tìm hiểu trước bài

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số: 6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng.

 

doc 86 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Sinh học 6 - Trường THCS Nhân Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: ..../...../ 2011
Chương III: THÂN
Tiết 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU:
 - HS nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân: Thân, cành, chồi ngon, chồi nách.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
 - HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các hiện tượng thực tế.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU – THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 GV:- Tranh hình 13 SGK - Vật mẫu
 HS: - Chuẩn bị vật mẫu: Cành hoa hồng, Dâm bụt, rau day
 - Tìm hiểu trước bài
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng.
3. Dạy – Học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Cấu tạo ngoài của thân.
- GV cho HS quan sát mẫu vật và tranh hình 13.1 SGK, cho biết
? Thân gồm những bộ phận nào.
- HS trả lời, GV nhận xét
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1SGK.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: Các loại thân.
- GV treo tranh các loại tranh, HS quan sát mẫu vật rồi đối chiếu với tranh
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
? TV có mấy loại thân.
? Đặc điểm của mỗi loại
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV kết luận.
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
1, Cấu tạo ngoài của thân
 Thân chính
 Cành
Thân cây:
 Chồi ngọn
 Chồi nách
- ở ngọn thân và cành có chồi ngọn
- Dọc thân và cành có chồi nách, có 2 loại.
 + Chôi hoa phát triển thành hoa
 + Chồi lá phát triển thành lá
2, Các loại thân.
* Gồm 3 loại thân chính
- Thân đứng: có 3 loại
+ Thân gỗ: Cứng, cao, có cành
+ Thân cột: Cứng, cao, không cành
+ Thân cỏ: Mềm, yếu, thấp
- Thân leo: Có 4 loại
+ Leo bằng thân quấn
+ Leo bằng tua cuốn
+ Leo bằng gai móc
+ Leo bằng rễ móc
- Thân bò: Mềm, yếu, bò sát mặt đất.
4. Củng cố – Luyện tập:
 Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 1, Thân cây gồm:
	a, Thân chính, cành
	b, Chồi ngọn và chồi nách
	c, Hoa và quả
	d, Cả a và b
 2, Căn cứ vào cách mọc của thân người ta chia thân làm 3 loại là:
	a, Thân quấn, tua cuốn, thân bò
	b, Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
	c, Thân đứng, thân leo, thân bò
	d, Thân cứng, thân mềm, thân bò
 5. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
	Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	Xem trước bài mới.
 Ngày dạy:...../...../2011.
Tiết 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
 - HS tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm
 - HS biết vận dụng cơ sở khoa học vào bấm ngọn, tỉa cành và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU – THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 GV: Tranh hình 14.1 SGK
 HS: Chuẩn bị thí nghiệm, tìm hiểu trước bài
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thân cây gồm những bộ phận nào.
 ? Nêu các loại thân thường gặp.
3. Dạy – Học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Sự dài ra của thân.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày và báo cáo kết quả thí nghiệm đẫ chuẩn bị (theo mẫu ở phần trước)
- Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả vào bảng, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- Các nhóm tìm hiểu thông tin, thí nghiệm, thảo luận theo nhóm theo câu hỏi phần lệnh mục 1 SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 2: Giải thích những hiện tượng thực tế.
- Dựa vào hiểu biết của mình, kiến thức đẫ học, các nhóm thảo luận giải thích 2 cách làm của người dân sau mục 2 SGK.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét và hỏi:
? Hãy giải thích vì sao người ta thường bấm ngọn,tỉa cành.
? Bấm ngọn, tỉa cành đối với những loại cây nào? Vì sao.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
1, Sự dài ra của thân.
a, Thí nghiệm:
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
Nhóm cây
Chiều cao (cm)
N.1
N.2
N.3
Ngắt ngọn
5
6
5
Không ngắt
8
9
7
b, Kết quả:
- Thân cây dài ra do sự phân chia TB ở mô phân sinh ngọn.
- Các loại thân khác nhau sự dài ra khác nhau.
VD: + Cây thân cỏ, leo thân dài ra nhanh.
 + Cây thân gỗ thân dài ra chậm.
2, Giải thích những hiện tượng thực tế.
- Để tăng năng suất cây trồng tuỳ loại cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
- VD: + Bấm ngọn: Cây đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa.
 + Tỉa cành: Cây lấy gỗ, cây lấy sợi....
4. Củng cố – Luyện tập:
 Hãy chon câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 1, Thân dài ra do:
	a, Sự lớn lên và phân chia TB.
	b, Mô phân sinh ngon
	c, Sự phân chia TB mô phân sinh ngọn
	d, Cả a và b
 2, Vì sao khi trồng cây đậu, bông, cà phê.trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường bấm ngọn, kết hợp với tỉa cành:
	a, Khi bấm ngọn cây không cao lên
	b, Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển
	c, Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển
	d, Cả a,b và c
 5. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
	Học bài và trả lời câu hỏi và làm bài tập sau bài.
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.
 DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 7
 Tổ trưởng
Ngày giảng:...../...../ 2011.
Tiết 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. MỤC TIÊU:
 - HS nắm vững đặc điểm cấu tạo bên trong của thân non, so sánh cấu tạo trong của rễ vơi cấu tạo trong của thân non.
 - Rèn cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - HS biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các hiện tượng trong thực tế.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU – THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 GV: - Tranh hình 10.1 và 15.1 SGK
 - Bảng phụ cấu tạo trong của thân non
 HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thân dài ra do bộ phận nào? Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành cho cây.
3. Dạy – Học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Cấu tạo và chức năng của thân non.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 và tìm hiểu nội dung thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
? Thân non có cấu tạo như hế nào.
? Chưc năng của từng bộ phận.
? Các nhóm hoàn thiện phiếu học tập đã chuẩn bị tiết trước.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và lên bảng điền vào bảng phụ, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng kiến thức chuẩn.
1, Cấu tạo và chức năng của thân non.
Các bộ phận của thân non
Cấu tạo từng bộ phận
C. năng từng bộ phận
 Biểu bì
 Vỏ
 Thịt vỏ
Gồm 1 lớp TB trong suốt, xếp sát nhau
Bảo vệ các bộ phận bên trong
Gồm nhiều lớp TB lớn hơn
Một số TB chứa chất diệp lục
Vận chuyển, quang hợp
 Một vòng 
 bó mạch
Trụ 
giữa
 Ruột
Mạch rây: Gồm những TB sống vách mỏng
Vận chuyễn chất hữu cơ
Mạch gỗ: Gồm những TB có vách hoá gỗ dày, k0 có chất TB
Vận chuyễn nước và muối khoáng
Gồm những TB có vách mỏng
Chứa chất dự trữ
HĐ 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và hình 15.1 SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh 2 SGK.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
2, So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
* Giống: Đều cấu tạo bằng TB, có các bộ phận (vỏ, trụ giữa)
* Khác:
Rễ
- Biểu bì có lông hút
- Mạch gỗ và mạch rây nằm xen kẻ nhau
Thân
- Biểu bì không có lông hút
- Mạch gỗ nằm trong, mạch rây nằm ngoài
4. Củng cố – Luyện tập:
 Hãy tìm câu trả lời đúng trong các câu sau:
1, Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào.
a, Gồm thịt vỏ và mạch rây
b, Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột
c, Gồm biểu bì và thịt vỏ
d, Gồm thịt vỏ và ruột
 2, Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào:
a, Gồm thịt vỏ và mach rây
b, Gồm thịt vỏ và ruột
c, Gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột.
d, Gồm vỏ và mạch gỗ
5. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
	Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	Đọc phần em có biết
	Xem trước bài mới.
..................................................................................
Ngày dạy:...../..../ 2011.
Tiết 16: THÂN TO RA DO ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
 - HS nắm được thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, phân biệt được ròng và dác, xác định được tuổi của cây nhờ vào vòng gỗ hằng năm.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU – THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 GV: - Tranh hình 15.1 và 16.1-2 SGK
 - Một đoạn thân cây già
 HS: Chuẩn bị vật mẫu, chọn trước bài.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Chỉ trên tranh các thành phần của thân non. Chức năng của nó?
3. Dạy – Học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Tầng phát sinh.
- GV treo tranh hình 16.1 SGK các nhóm quan sát, nhận xét và thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 1 mục 1 SGK.
? Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác với thân non.
? Theo em nhờ bộ phận nào mà cây to ra được (Vỏ, trụ giữa, cả vỏ và trụ giữa)
- Các nhóm tìm hiểu thông tin và quan sát hình 16.1 SGK. Thảo luận nhóm theo câu hỏi lệnh 2 mục 1 SGK trả lời.
? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào.
? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào.
? Thân cây to ra do đâu.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: Vòng gỗ hàng năm.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh, đồng thời tìm hiểu nội dung SGK. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
? Lát cắt ngang của thân cây có đặc điểm gì.
? Vòng gỗ muốn cho ta biết điều gì.
? Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 3: Dác và ròng.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vễ, mẫu vật, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
? Lát cắt ngang của thân cây có những phần nào.
? Dác có đặc điểm gì. Chức năng của nó.
? Ròng có đặc điểm gì. Chức năng.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
1. Tầng phát sinh.
- Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Thân cây to ra nhờ sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ(nằm giữa thịt vỏ) và tầng sinh trụ(nằm giữa mạch rây và mạch gỗ)
2. Vòng gỗ hàng năm.
Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây.
3. Dác và ròng.
- Gỗ cây có 2 miền(dác và ròng)
+ Dác: là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mach gỗ sống vận chuyển nước và muối khoáng
+ Ròng: là lớp gỗ màu thẩm phía trong gồm những TB chết vách dày nâng đỡ cây.
4. Củng cố – Luyện tập:
Gv khái quát nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
Đọc mục em có biết. Xem trước bài mới. DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 8
 Tổ trưởng
Ngày dạy:.../..../ 2011.
Tiết 17: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng một số loại thân biến dạng
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhậ ... tạo địa y.
- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo vàc nấm tạo thành (cộng sinh), thường sống bám trên cây gỗ lớn, trên đá
- Hình dạng: gồm 2 loại
+ Dạng vảy
+ Dạng cành
- Cấu tạo: gồm những tế bào màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
II.Phân biệt về vai trò của nấm và địa y
1.Vai trò của nấm.
* Nấm có tầm quan trọng lớn đối với đời sống con người và thiên nhiên.
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Sản xuấn rượu, bia, chế biết 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì
- Làm thức ăn
- Làm thuốc
2. Vai trò của địa y.
- Sinh vật tiên phong mở đường.
- Làm thức ăn cho động vật ở Bắc cực.
- Dùng chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc
4.Củng cố luyện tập:
GV: hệ thống lại nội dung bài
5.Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
Học bài ôn lại kiến thức đã học
.....................................................................................................................
Ngày giảng:....../....../ 2012.
Tiết 66: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học về: Hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt, các nhóm thực vật, vai trò của thực vật? Nấm vi khuẩn, địa y
- Rèn kỹ năng so sánh,phân tích,phân biệt, tổng hợp.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
 II. Chuẩn bị tài liệu thiết bị dạy học:
 GV: Hệ thống câu hỏi và hướng dẫn ôn tập
 HS: Hệ thống toàn bộ kiến thức 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 6A 6B
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản, sinh dưỡng của cây thông.
? Tại sao lại gọi cây thông là cây hạt trần.
? Hạt kín có đặc điểm gì.
? Phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
? Phân loại thực vật là gì.
? Giới thực vật phát triển như thế nào.
? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu.?
? Thực vật có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống sinh vật.
? Nấm có hình dạng, cấu tạo, vai trò như thế nào
? Vi khuẩn có hình dạng , kích thước, cấu tạo như thế nào.
? Vi khuẩn có vai trò gì.
? Địa y có cấu tạo và vai trò như thế nào.
? Tại sao vi khuẩn và nấm cùng có lối sống dị dưỡng.
?Phân biệt lối sống kí sinh và hoại sinh.
?Tác hại của lối sống kí sinh của vi khuẩn nấm đối với đéng vËt vµ con ng­êi.
I.C¸c nhãm thùc vËt:
- H¹t trÇn- c©y th«ng
- H¹t kÝn- §Æc điÓm chung cña thùc vËt h¹t kÝn
- Líp hai l¸ mÇm vµ líp mét l¸ mÇm
-Kh¸i niÖm s¬ l­îc vÒ ph©n lo¹i thùc vËt
- Sù ph¸t triÓn cña giíi thùc vËt
- Nguån gèc cña thùc vËt
II. Vai trß cña thùc vËt:
Thùc vËt gãp phÇn điÒu hßa khÝ hËu
Thùc vËt b¶o vÖ đÊt vµ nguån n­íc
Vai trß đèi víi đéng vËt vµ con ng­êi
III. NÊm vi khuÈn đÞa y:
NÊm
Vi khuÈn
§Þa y
4.Củng cố - luyện tập:
-GV hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
5.Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
-Ôn tập toàn bộ kiến thức.
-Chuẩn bị KT học kỳ II.
 DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 34
 Tổ trưởng
Ngày giảng:....../....../ 2012.
Tiết 67: KIỂM TRA HỌC KÌ II
 I.Mục tiêu:
1.KiÕn thøc:
-HS n¾m ®­îc kÕn th­c c¬ b¶n träng t©m cña c¶ n¨m häc vÒ c¸c lo¹i qu¶ vµ h¹t ,c¸c nhãm thùc vËt, vai trß cña c¸c nhãm thùc vËt.ThÊy ®­îc vai trß cña vi khuÈn ,nÊm vµ t¸c h¹i cña chóng.
-VËn dông kiÕn thøc ®· häc vµo tr¶ lêi c¸c c©u hái.
2.Kü n¨ng:
 RÌn kü n¨ng t­ duy ®éc lËp, lµm bµi nghiªm tóc.
3.Th¸i ®é;
 Gi¸o dôc ý thøc tù gi¸c trung thùc trong häc tËp.
II .ChuÈn bÞ tµi liÖu thiÕt d¹y häc:
 GV: ChuÈn bÞ ®Ò thi ®¸p ¸n thang ®iÓm.
 HS: ChuÈn bÞ kiÕn thøc ®· «n t©p.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 6A 6B
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy học bài mới:
A. MA TRẬN ĐỀ:
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
TỔNG
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
CHƯƠNG VI
1 (0,25)
1 (0,25)
1 (2,0)
3 (2,50)
CHƯƠNG VII
1 (0,25)
2 (0,50)
2 (0,50)
5 (1,25)
CHƯƠNG VIII
3 (0,75)
1 (0,25)
1 (2,5)
5 (3,50)
CHƯƠNG IX
1 (0,25)
1 (2,5)
2 (2,75)
CHƯƠNG X
TỔNG
3 (0,75)
6 (1,50)
1 (2,00)
3 (0,75)
2(5,00)
15 (10,00)
B. ĐỀ THI:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hạt lạc (đậu phộng) có cấu tạo:
A. Gồm vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.	C. Gồm vỏ hạt và phôi.
B. Gồm phôi và lá mầm.	D. Gồm lá mầm và phôi nhũ.
Câu 2. Để phân chia hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, người ta dựa vào:
A. Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.	C. Hình dạng và màu sắc của hoa.
B. Cách xếp hoa trên cây.	D. Câu A và B đúng.
Câu 3. Cây thông được gọi là cây Hạt trần vì:
A. Thân có mạch dẫn phát triển.	C. Có giá trị kinh tế cao.
B. Lá có dạng hình kim.	D. Hạt nằm trên lá noãn hở.
Câu 4. Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm thành:
A. Tế bào sinh dục đực. 	C. Cơ quan sinh sản.
B. Ống phấn.	 	D. Quả và hạt.
Câu 5. Các loại quả thịt được phân chia thành những nhóm nào?
A. Quả khô và quả thịt.	C. Quả mọng và quả hạch.
B. Quả thịt và quả mọng.	D. Quả khô và quả hạch.	
Câu 6. Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả hạch?
A. Chanh, cà chua, lê-ki-ma.	C. Lê, táo tây, nho, nhãn.
B. Xoài, táo ta, cóc, mơ.	D. Đậu xanh, bồ kết, đậu bắp.
Câu 7. Đa dạng thực vật là:
A. Sự phong phú về số loài.	C. Sự đa dạng về môi trường sống.
B. Sự phong phú về số cá thể trong loài.	D. Câu A, B, C đúng.
Câu 8. Sau khi thụ tinh, noãn sẽ biến đổi thành:
A. Chất dự trữ.	B. Hạt. 	 C. Phôi nhũ.	D. Quả.
Câu 9. Giới Thực vật ngày nay được phân chia theo trật tự sau:
A. Loài – Ngành – Lớp – Chi – Họ - Bộ.	C. Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.
B. Lớp – Ngành – Chi – Họ - Bộ.	D. Loài – Chi – Họ - Bộ - Ngành – Lớp.
Câu 10. Tảo thuộc nhóm Thực vật bậc thấp vì:
A. Có rễ, thân, lá.	C. Chưa có rễ, thân, lá.	
B. Sống ở nước.	D. Có dạng đơn bào và đa bào.
Câu 11. Các cây sống nơi ẩm ướt, râm mát thường có đặc điểm:
A. Thân thấp, phân cành nhiều.	C. Cây có rễ chống.
B. Thân cao, cành tập trung ở ngọn.	D. Thân mọng nước, lá biến thành gai.
Câu 12. Cây dương xỉ tiến hóa hơn cây rêu ở chổ:
A. Có mạch dẫn.	 B. Có rễ thật. C. Câu A và B đúng.	 D. Câu A và B sai
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Thực vật có vai trò như thế nào trong việc điều hòa khí hậu?(2,5 điểm)
Câu 2. So sánh đặc điểm cấu tạo và cơ quan sinh sản của Rêu với Dương xỉ?	(2 điểm)
Câu 3. Trình bày những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?	(2,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
C
A
D
B
C
B
D
B
C
C
B
C
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Vai trò của thực vật trong việc điều hòa khí hậu:
Cân bằng lượng khí cácbôníc và khí ôxi.	0,5 đ
Cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.	0,5 đ
Làm tăng lượng mưa.	0,5 đ
Ngăn bụi, diệt khuẩn.	0,5 đ
Giảm ô nhiễm môi trường.	0,5 đ
Câu 2: So sánh Rêu với Dương xỉ:
RÊU
DƯƠNG XỈ
Có thân, lá và rễ giả.
Có thân, lá và rễ thật.
0,5 đ
Chưa có mạch dẫn.
Có mạch dẫn.
0,5 đ
Chưa có hoa, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Chưa có hoa, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
0,5 đ
Sinh sản bằng bào tử.
Sinh sản bằng bào tử.
0,5 đ
Bào tử nảy mầm thành cây rêu con.
Bào tử nảy mầm thành nguyên tản ® cây dương xỉ con.
0,5 đ
Câu 3: Những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt.	0,5 đ
Tràng hoa dài.	0,5 đ
Hạt phấn to, có gai.	0,5 đ
Đầu nhụy có chất dính.	0,5 đ
4.Củng cố - luyện tập:
-GV hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
5.Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
-Ôn tập toàn bộ kiến thức.
......................................................................................................
Ngày giảng:....../....../ 2012.
Tiết 68, 69, 70: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu: 
- Xác định được nơi sống của một số thực vật, sự phân bố của các nhóm thực vật chính. Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật hạt kín như: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín( Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm).Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường.
- Rèn kĩ năng quan sát thực hành, kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
	Hoạt động nhóm, Đàm thoại, Nghiên cứu tìm tòi.
II. Chuẩn bị tài liệu thiết bị dạy học:
 GV: - Địa điểm.
 - Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
 HS: - Ôn tập kiến thức có liên quan.
 - Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm.
 + Dụng cụ đào đất.
 + Túi nilông trắng.
 + kéo cắt cây.
 + Kẹp ép tiêu bản.
 + Panh, kính lúp.
 + Nhãn ghi tên cây(theo mẫu)
 - Kẻ sẵn bảng theo mẫu sgk (tr173).
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Dạy học bài mới::
	Phần mở bài trong sách giáo khoa
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Giáo viên nêu yêu cầu hoạt động theo nhóm 
- Nội dung quan sát :
+ Quan sat hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chúng thành nhóm.
+ Thu thập vật mẫu.
- Ghi chép ngoài thiên nhiên : GV chỉ dẫn các yêu cầu phải ghi chép .
- Cách thực hiện 
+ quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả.
+ Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: cạn, nước .
+ Lấy mẫu cho vào túi ni lon : lưu ý học sinh khi lấy mẫu gồm các bộ phận :
 * Hoa hoặc quả :
 * Cành nhỏ( đối với cây )
 * Cây ( đối với cây nhỏ )
( buộc nhãn tên cây để tránh nhầm lẫn và giáo viên nhắc nhở học sinh chỉ lấy mẫu ở cây mọc dại ) .
- GV yêu cầu học sinh xác định tên một số cây quen thuộc.
- Xác định vị trí phân loại : 
+ Tới lớp : đối với thực vật hạt kín .
+ Tới ngành : đối với các ngành rêu, dương xỉ , hạt trần 
- GV yêu cầu HS ghi chép ngay những điều quan sát được và thống kê vào bảng kẻ sẵn .
H§ 2:
- Gv yêu cầu HS có thể quan sát theo một trong 3 nội dung.
+ Quan sát biến dạng của rể, thân, lá.
+ Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thức vật và giữa thực vật với động vật.
+ Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan.
- Thực hiện:
GV phân công các nhóm lựa chon nội dung quan sát.
 VD: Quan sát mối quan hệ , nghiên cứu các vấn đề sau :
+ Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột
+ Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, cây đa, cây đề mọc trên cây gỗ to.
+ Qs TV sống ký sinh: tầm gửi , dây tơ hồng.
+ Qs hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ TV với TV và TV với ĐV.
H§ 3:
- GV tập trung lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được. Nhóm khác bổ sung.
- GV giải đáp các thắc mắc của HS.
- GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK .
1. Quan sát ngoài thiên nhiên.
Quan sát hình thái một số thực vật.
b. Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm .
Ghi chép - kết luận :
2. Quan sát nội dung tự chọn
3. Thảo luận toàn lớp.
4. Củng cố – Luyện tập:	
 - GV nhận xét tinh thần, ý thức tham gia buỏi thực hành.
 - GV nhận xét đánh giá các nhóm, tuyên dương các nhóm có kết quả tốt .
5.Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
	 - Nhắc nhở HS hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
 - Tập làm mẫu cây khô theo hướng dẫn SGK
 DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 35
 Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 6(TI_T 13 - 70).doc