Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
SOANSINH7KI2Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp lưỡng cư Bài 35: ếch đồng I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Đồ dùng dạy và học - Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 114. - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng. - Mẫu: ếch nuôi trong lồng nuôi. - HS: chuẩn bị theo nhóm. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Cho những VD nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá? - Vai trò của cá đối với đời sống con người? 3. Bài mới Hoạt động 1: Đời sống Mục tiêu: - HS nắm được đặc điểm đời sống của ếch đồng. - Giải thích được một số tập tính của ếch đồng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận: - Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng? - GV cho HS giải thích một số hiện tượng: - Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm? - Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì? (con mồi ở cạn và ở nước nên ếch có đời sống vừa cạn vừa nước). - HS tự thu nhận thông tin trong SGK trang 113 và rút ra nhận xét. - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung. - HS trình bày ý kiến. Kết luận: - ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn (nửa nước, nửa cạn). - Kiếm ăn vào ban đêm. - Có hiện tượng trú đông. - Là động vật biến nhiệt. Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển Mục tiêu: HS giải thích được những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. - HS nêu được cách di chuyển của ếch khi ở nước và khi ở cạn. a. Di chuyển - GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi và hình 35.2 SGK, mô tả động tác di chuyển trên cạn. + Quan sát cách di chuyển trong nước của ếch và hình 35.3 SGK, mô tả động tác di chuyển trong nước. - HS quan sát, mô tả được: + Trên cạn: khi ngồi chi sau gấp chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng " nhảy cóc. + Dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái. Kết luận: - ếch có 2 cách di chuyển; + Nhảy cóc (trên cạn) + Bơi (dưới nước). b. Cấu tạo ngoài - GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 35.1, 2, 3 và hoàn chỉnh bảng trang 114. - Thảo luận và trả lời câu hỏi: - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?-- Những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước? - GV treo bảng phụ ghi nội dung các đặc điểm thích nghi, yêu cầu HS giải thích ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm. - GV chốt lại bảng chuẩn. - HS dựa vào kết quả quan sát và tự hoàn thành bảng 1. - HS thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến. + Đặc điểm ở cạn: 2, 4, 5 + Đặc điểm ở nước: 1, 3, 6 - HS giải thích ý nghĩa thích nghi, lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận: - ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước (các đặc điểm như bảng trang 114). Các đặc điểm thích nghi đời sống của ếch Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ý nghĩa thích nghi - Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về trước. - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi, vừa thở). - Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí. - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. " Giảm sức cản của nước khi bơi. " Khi bơi vừa thở vừa quan sát. " Giúp hô hấp trong nước. " Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thành trên cạn. " Thuận lợi cho việc di chuyển. " Tạo thành chân bơi để đẩy nước. Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch. - GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: - Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch? - Trứng ếch có đặc điểm gì? - Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá? - GV treo tranh hình 35.4 SGK và yêu cầu HS trình bày sự phát triển của ếch? - So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch với cá? - GV mở rộng: trong quá trình phát triển, nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá chứng tỏ về nguồn gốc của ếch. - HS tự thu nhận thông tin trong SGk trang 114 và nêu được các đặc điểm sinh sản: + Thụ tinh ngoài + Có tập tính ếch đực ôm lưng ếch cái. - HS giải thích. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Kết luận: - Sinh sản: + Sinh sản vào cuói mùa xuân + Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước. + Thụ tinh ngoài, để trứng. - Phát triển: Trứng " nòng nọc " ếch (phát triển có biến thái). 4. Củng cố Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch? - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống ở cạn? - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: ếch đồng Tiết 38 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. - Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. Đồ dùng dạy và học - Mẫu mổ ếch đủ cho các nhóm. - Mẫu mổ sọ hoặc mô hình não ếch. - Bộ xương ếch. - Tranh cấu tạo trong của ếch. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn? 3. Bài mới Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch - GV hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 SGK và nhận biết các xương trong bộ xương ếch. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch, đối chiếu hình 36.1 xác định các xương trên mẫu. - GV gọi HS lên chỉ trên mẫu tên xương. - GV yêu cầu HS thảo luận: - Bộ xương ếch có chức năng gì? - GV chốt lại kiến thức. - HS tự thu nhận thông tin và ghi nhớ vị trí, tên xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai và xương chi. - 1 HS lên bảng chỉ. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Bộ xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai (đai vai và đai hông), xương chi (chi trước và chi sau). - Chức năng: + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể. + Là nơi bám của cơ " di chuyển. + Toạ thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan. Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ a. Quan sát da - GV hướng dẫn HS: + Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt bên trong da và nhận xét. - GV cho HS thảo luận và nêu vai trò của da. - HS thực hiện theo hướng dẫn: + Nhận xét: da ếch ẩm ướt, mặt bên trong có hệ mạch máu dưới da. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. Kết luận: - ếch có da trần (trơn, ẩm ướt) mặt trong có nhiều mạch máu giúp trao đổi khí. b. Quan sát nội quan - GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 đối chiếu với mẫu mổ và xác định các cơ quan của ếch (SGK). - GV đến từng nhóm yêu cầu HS chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ. - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch trang 118, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì khác so với cá? - Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? - Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch? - Yêu cầu HS quan sát mô hình bộ não ếch, xác định các bộ phận của não. - GV chốt lại kiến thức. - GV cho HS thảo luận: - Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? - HS quan sát hình, đối chiếu với mẫu mổ và xác định vị trí các hệ cơ quan. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. GV và cả lớp bổ sung, uốn nắn sai sót. - HS thảo luận, thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: + Hệ tiêu hoá: lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan mật lớn, có tuyến tuỵ. + Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu. + Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. - HS thảo luận xác định được các hệ cơ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn thể hiện sự thích nghi với đời sống chuyển lên trên cạn. Kết luận: - Cấu tạo trong của ếch: Bảng đặc điểm cấu tạo trong trang 118 SGK. 4. Củng cố - GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành. - Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm. - Cho HS thu dọn vệ sinh. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và hoàn thành thu hoạch theo mẫu SGK trang 119. Tuần 20 Tiết 39 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính. - Hiểu rõ được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên. - Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Đồ dùng dạy và học - Tranh ảnh 1 số loài lưỡng cư. - Bảng phụ ghi nội dung: Tên bộ lưỡng cư Đặc điểm phân biệt Hình dạng Đuôi Kích thước chi sau Có đuôi Không đuôi Không chân - Các mảnh giấy rời ghi câu trả lời lựa chọn. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS nộp bản thu hoạch giờ trước. 3. Bài mới Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài Mục tiêu: - HS nêu được các đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ lưỡng cư. Từ đó thấy được môi trường sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của từng bộ. - GV yêu cầu HS quan sát hình 37.1 SGK, đọc thông tin và làm bài tập bảng sau: Tên bộ lưỡng cư Đặc điểm phân biệt Hình dạng Đuôi Kích thước chi sau Có đuôi Không đuôi Không chân - Thông qua bảng, GV phân tích mức độ gắn bó với môi trường nước khác nhau " ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài từng bộ. - HS tự rút ra kết luận. - Cá nhân tự thu nhận thông tin về đặc điểm 3 bộ lưỡng cư, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu nêu được: các đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt 3 bộ: căn cứ vào đuôi và chân. - HS trình bày ý kiến. Kết luận: - Lưỡng cư có 4000 loài chia làm 3 bộ: + Bộ lưỡng cư có đuôi + Bộ lưỡng cư không đuôi + Bộ lưỡng cư không chân. Hoạt động 2: Đa dạng về môi trường và tập tính Mục tiêu: HS nắm được sự ảnh hưởng của môi trường tới tập tính và hoạt động của lưỡng cư. - GV yêu cầu HS quan sát hình 37 (1-5) đọc chú thích và lựa chọn câu trả lời điền vào bảng trang 121 GSK. - GV treo bảng phụ, HS các nhóm chữa bài bằng cách dán các mảnh giấy ghi câu trả lời. - GV thông báo kết quả đúng để HS theo dõi. - Cá nhân HS tự thu nhận thông tin qua hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. - Đại diện các nhóm lên chọn câu trả lời dán vào bảng phụ. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung nếu cần. Kết luận: Một số đặc điểm sinh học của lưỡng cư Tên loài Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ Cá cóc Tam Đả ... ệt chủng của động vật quý hiếm. Kết luận: - Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm: + Bảo vệ môi trường sống + Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép động vật quý hiếm. + Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ. + Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên. 4. Củng cố - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là động vật quý hiếm? + Phải bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương. Tiết 64 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng ở địa phương (tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tế sản xuất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - HS: Sưu tầm thông tin về một số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương. - GV: Hướng dẫn viết báo cáo. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? 3. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thu thập thông tin - GV yêu cầu: + Hoạt động theo nhóm 6 người. + Xếp lại nội dung các thông tin cho phù hợp với yêu cầu. a. Tên loài động vật cụ thể VD: Tôm, cá, gà, lợn, bò, tằm, cá sấu b. Địa điểm Chăn nuôi tại gia đình hay địa phương nào.. - Điều kiện sống của loài động vật đó bao gồm: khí hậu và nguồn thức ăn. - Điều kiện sống khác đặc trưng của loài: VD: - Bò cần bãi chăn thả - Tôm cá cần mặt nước rộng. c. Cách nuôi - Làm chuồng trại : + Đủ ấm về mùa đông + Thoáng mát về mùa hè - Số lượng loài, cá thể (có thể nuôi chung các gia súc, gia cầm) - Cách chăn sóc: + Lượng thức ăn, loại thức ăn + Cách chế biến: phơi khô, lên men, nấu chín + Thời gian ăn: - Thời kì vỗ béo - Thời kì sinh sản - Nuôi dưỡng con non + Vệ sinh chuồng trại: giá trị tăng trọng + Số kg trong 1 tháng VD: Lợn 20 kg/tháng Gà 2 kg/tháng 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài - Nhận xét, đánh giá phần thực hành. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung phần tiếp theo. Tuần 33 Tiết 65 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng ở địa phương (tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tế sản xuất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức theo chủ đề. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - HS: Sưu tầm thông tin về một số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương. - GV: Hướng dẫn viết báo cáo. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Thu thập thông tin (tiếp theo) d. Giá trị kinh tế - Gia đình: + Thu thập từng loài + Tổng thu nhập xuất chuồng. + Giá trị VNĐ/năm - Địa phương + Tăng nguồn thu nhập kinh tế địa phương nhờ chăn nuôi động vật. + Ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương + Đối với quốc gia GV chú ý: + Đối với HS ở khu công nghiệp hay làng nghề, HS phải trình bày chi tiết quy trình nuôi, giá trị kinh tế cụ thể. + Đối với HS ở thành phố lớn không có điều kiện tham quan cụ thể thì chủ yếu dựa vào các thông tin trên sách, báo và chương trình phổ biến kiến thức trên ti vi. Hoạt động 2: Báo cáo của học sinh - GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài - Đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm. - Đánh giá giờ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn lại chương trình đã học. - Kẻ bảng 1, 2, trang 200, 201 vào vở. Tiết 66 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 63: ÔN tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nêu được sự tiến hoá của giới động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. - Học sinh thấy rõ được đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống. - Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới động vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II. Đồ dùng dạy và học - Tranh ảnh về động vật đã học. - Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Sự tiến hoá của giới động vật Mục tiêu: HS thấy được sự tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp của giới động vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1 “Sự tiến hoá của giới động vật” - GV kẻ sẵn bảng 1 trên bảng phụ cho HS chữa bài. - GV cho HS ghi kết quả của nhóm. - GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm. - Cho HS quan sát bảng đáp án. - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 200, thu thập kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời - Yêu cầu nêu được: + Tên ngành + Đặc điểm tiến hoá phải liên tục từ thấp đến cao. + Con đại diện phải điển hình. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Các nhóm sửa chữa nếu cần. Đặc điểm Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Đối xứng toả tròn Đối xứng hai bên Cơ thể mềm Cơ thể mềm, có vỏ đá vôi Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin Cơ thể có bộ xương trong Ngành Động vật nguyên sinh Ruột khoang Các ngành giun Thân mềm Chân khớp Động vật có xương sống Đại diện Trùng roi Tuỷ tức Giun đũa, giun đất Trai sông Châu chấu Cá chép, ếch, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ - GV yêu cầu HS theo dõi bảng 1, trả lời câu hỏi: - Sự tiến hoá của giới động vật được thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Sự thích nghi của động vật với môi trường sống thể hiện như thế nào? - Thế nào là hiện tượng thứ sinh? Cho ví dụ cụ thể? - GV cho các nhóm trao đổi đáp án - Hãy tìm trong các loài bò sát, chim có loài nào quay trở lại môi trường nước? - Cho HS rút ra kết luận. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. - Yêu cầu nêu được; + Sự tiến hoá thể hiện sự phức tạp về tổ chức cơ thể, bộ phận nâng đỡ - Cá nhân nhớ lại các nhóm động vật đã học và môi trường sống của chúng, thảo luận nhóm. Yêu cầu nêu được: + Sự thích nghi của động vật: có loài sống bay lượn trên không (có cánh), loài sống ở nước (có vây), sống nơi khô cằn (dự trữ nước). + Hiện tượng thứ sinh: quay lại sống ở môi trường của tổ tiên. VD: Cá voi sống ở nước. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Giới động vật đã tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp. - Động vật thích nghi với môi trường sống. - Một số có hiện tượng thích nghi thứ sinh. Hoạt động 2: Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật Mục tiêu: HS chỉ rõ những mặt lợi của động vật đối với tự nhiên và đời sống con người, tác hại nhất định của động vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2 “Những động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn” - GV kẻ bảng 2 để HS chữa bài. - GV nên gọi nhiều nhóm chữa bài để có điều kiện đánh giá hoạt động của nhóm. - Cá nhân nghiên cứu nội dung trong bảng 2, trao đổi nhóm tìm tên động vật cho phù hợp với nội dung. - Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tầm quan trọng thực tiễn Tên bài Động vật không xương sống Động vật có xương sống Động vật có ích - Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản) - Dược liệu - Công nghiệp - Nông nghiêp - Làm cảnh - Trong tự nhiên - Tôm, cua, rươi, . - Mực - San hô - Giun đất - Trai ngọc - Nhện, ong - Cá, chim, thú - Gấu, khỉ, rắn - Bò, cầy, công - Trâu, bò, gà - Vẹt - Cá, chim Động vật có hại - Đối với nông nghiệp - Đối với đời sống con người - Đối với sức khoẻ con người - Châu chấu, sâu, gai, bọ rùa - Ruồi, muỗi - Giun đũa, sán - Chuột - Rắn độc - Động vật có vai trò gì? - Động vật gây nên những tác hại như thế nào? - HS dựa vào nội dung bảng 2 để trả lời. Kết luận: - Đa số động vật có lợi cho tự nhiên và cho đời sống con người. - Một số động vật gây hại. 4. Củng cố - GV cho HS trả lời câu hỏi: + Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hoá của giới động vật? + Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Chuẩn bị cho bài tham quan thiên nhiên. + Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép, kẽ sẵn bảng trang 205 SGK, vượt bắt bướm. Tiết 67 Kiểm tra học kì II Tuần 34 Tiết 68 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 64: Tham quan thiên nhiên I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật. - HS sẽ được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật. - Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích. II. Đồ dùng dạy và học - HS: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sãn bảng như SGK trang 205, vợt bướm. - GV: Vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu. * Địa điểm thực hành III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới VB: GV thông báo: Tiết 67: Học trên lớp Tiết 68, 69 + Quan sát thu thập mẫu + Báo cáo của các nhóm Tiến hành Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu sơ lược địa điểm tham quan - Đặc điểm: có những môi trường nào? - Độ sâu của môi trường nước - Một số loại loại thực vật và động vật có thể gặp. Hoạt động 2: Giới thiệu trang bị dụng cụ của cá nhân và nhóm - Trang bị trên người: mũ, giày, dép quai hậu gọn gàng. - Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa: + Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay + Bút, sổ ghi chép, áo mưa, ống nhòm. - Dụng cụ chung cả nhóm: + Vợt bướm, vợt thuỷ tinh, kẹp mẫu, chổi lông. + Kim nhọn, khay đựng mẫu + Lọ bắt thuỷ tức, hộp chứa mẫu sống. Hoạt động 3: Giáo viên giới thiệu cách sử dụng dụng cụ - Với động vật dưới nước: dùng vợt thuỷ tinh vớt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chưa nước) - Với động vật ở cạn hay trên cây; trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt rồi cho vào túi nilông. - Với động vật ở đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gặp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ). - Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch nhái, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi đem cho vào hộp chứa mẫu. Hoạt động 4: Giáo viên giới thiệu cách ghi chép - Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK. - Mỗi nhóm cử một HS ghi chép ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất. - Cuối giờ giáo viên cho HS nhắc lại các thao tác sử dụng các dụng cụ cần thiết. 4. Củng cố 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Chuẩn bị nội dung giờ tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: