Giáo án sinh học 8 năm học 2009 - 2010

Giáo án sinh học 8 năm học 2009 - 2010

. Mục tiêu bài học.

- Trình bày được vai trò của Vitamin & MK.

- Vận dụng những hiểu biết về Vitamin & MK trong việc XD khẩu phần ăn hợp lý & chế biến thức ăn.

- Rèn kỹ năng p.tích, so sánh, kỹ năng v.dụng kiến thức vào đ/s.* Giáo dục ý thức VS thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến Thức ăn khoa học.

 

doc 70 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh học 8 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 37: Vitamin và muối khoáng.
I. Mục tiêu bài học.
- Trình bày được vai trò của Vitamin & MK.
- Vận dụng những hiểu biết về Vitamin & MK trong việc XD khẩu phần ăn hợp lý & chế biến thức ăn.
- Rèn kỹ năng p.tích, so sánh, kỹ năng v.dụng kiến thức vào đ/s.* Giáo dục ý thức VS thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến Thức ăn khoa học.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh ảnh một số nhóm T/ă chứa Vitamin & MK.
- Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitaminD, bướu cổ do thiếu Iốt.
III Tiến trình bài học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của vitamin đối với đời sống.
- GV y/c HS n.cứu TT1, SGK hoàn thành bài tập mục .
- GV y/c HS n.cứu tieeps TT2 SGK & bảng 34.1
 trả lời câu hỏi.
? Em hiểu vitamin là gì?
? Vitamin có vai trò gì với cơ thể.
? Thực đơn trong bữa ăn cần đượpc phối hợp ntn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể?
- GV tổng kết lại nội dung đã thảo luận.
- Lưu ý: + Vitamin xếp vào 2 nhóm.
+ vitamin tan trong dầu mỡ.
+ vitamin tan trong nước.
- HS đọc TT dựa vào hiểu biết làm BT.
- 1 HS đọc kq bài tập. Lớp bổ sung để có đáp án đúng.
- HS n.cứu TT2 & bảng 34.1 thảo luận nhóm.
+ Vitamin là h/c hoá học đơn giản
+ T/gia cấu trúc hiều thế hệ enzim, thiéu vitamin dẫn đến rối loạn h/đ của cơ thể.
+ Thực đơn cần phối hợp T/ă có nguồn gốc ĐV & TV.
* KL: - Vitamin là h/c hoá học đơn giản, là TP cấu trúc của nhiều enzim đảm bảo sự h/đ sinh lý bình thường của cơ thể.
- con người k tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ T/ă.
- cần phối hợp cân đói các loại T/ă để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK và bảng 34.2 trả lời câu hỏi.
? vì sao nếu thiếu vitamin D trẻ sẽ mắc bẹnh còi xương?
? Vì sao Nhà nước vận động dùng mối iốt?
? Vì sao người dân ở những vùng núi cao tỷ lệ người mắc bệnh biếu cổ cao?
? Trong hẩu phần hàng ngày cần phải làm như thế nào để đủ vta min và muối khoáng.
? Em hiểu thế nà về muối khoáng?
Học sinh nghiên cứu TT, bảng 34.2, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời:
+ Vì sao cơ thể chỉ hấp thụ được Canxi khi có mặt của Vita min D. 
+Cần sử dụng muối iốt để phòng tránh biếu cổ.
+ Vì người dân ở đây thiếu muối iốt.
* Kết luận
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào khi tam gia vào nhiều thế hệ Enlim, đảm bảo quy tắc TĐC và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần 
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn động vật và thực vật.
+ Sử dụng muối iốt hàng ngày.
+ Chế biến thức ăn hợp lý để chống mất vitamin.
+ Trẻ em nên tăg cường muối canxi.
4- Củng cố- đánh giá.
? Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể?
? Kể những điều em biết về vitamin và các laọi vitamin đó?
? Vì sao cần bổ sung thức ăn giầu chất sắtcho các bà mẹ khi mang thai?
5- Hướng dẫn VN:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc mục "Em có biết"
- Tìm hiểu chế độ ăn dinh dưỡng của người Việt Nam và của gia đình 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 38: Tiêu chuẩn ăn uống.
Nguyên tắc lập khẩu phần.
I. Mục tiêu bài học.
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích, rèn luyện kỹ năng vận dụg kiến thức vào cuộc sống.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.
II. Phương pháp dạy học.
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.
- Tranh tháp dinh dưỡng.
- Bảng phụ lục giá tri dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn.
III. Tiến trình học bài.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể?
Hs2: Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống nhau.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và bảng "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN" (120) Trả lời câu hỏi.
? Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào?
? Vì sao có sự khác nhau đó?
? Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào?
- GV tổng kết lại những nội dung thảo luận.
? Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao?
- HS tự thu nhận thông tin thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em >người già.
Vì :+Cơ thể trẻ em cần tích luỹ cho cơ thể phát triển còn ở người già sự vận động của cơ thể ít nên nhu cầu dinh dưỡng thấp.
+ Phụ thuộc: lứa tuổi, giới tính, lao động.....
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ ở các nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK, quan sát tranh các nhóm TP và bảng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn hoàn thành phiếu học tập.
? Loại thực phẩm giàu ghixit?
? Thực phẩm giàu ghixit?
? Thực phẩm giàu PR?
? Thực phẩm giàu Li?
? Nhiều vitamin và muối khoáng.
? Sự phối hợp thức ăn có ý nghĩa gì?
=>GV chốt lại kiến thức.
- HS nghiên cứu TT. SGK, quan sát bảng trang 121- thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng 
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ gạo, ngô, khoai, sắn......
+ thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ.....
+ mỡ động vật, dầu thực vật.
+ rau quả tươi, m/c....
* Kết luận
: giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở:
+ thành phần các chất.
+ năng lượng chứa trong nó.
+ cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.
 Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK 
trả lời câu hỏi:
? Khẩu phần là gì?
-> GV yêu cầu HS thảo luận.
? Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác với người bình thường?
? Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau, quả tươi?
? Để xây dựng khẩu phần hợp lý cần dựa vào những căn cứ nào?
? Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- HS nghiên cứu TT SGK trả lời câu hỏi:
+ Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
+ Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ.
+ Tăng cường vitamin, tăng cường chất xơ 
dễ tiêu hoá.
+ Nguyên tắc (SGK)
+ Họ dùng sản phẩm từ thực vật: đậu, vừng, lạc chứa nhiều Pr.
4. Củng cố - đánh giá.
- làm bài tập trắc nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc mục "em có biết"
- Xem bảng 37.1, kẻ bảng 37.1; 37.3 SGK. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 39: Thực hành
Phân tích một khẩu phần cho trước.
I. Mục tiêu bài học:
* Biết cách lập khẩu phần.
- Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu.
- Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân.
* Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán.
* Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng, béo phì.
II. Phương tiện dạy học.
- GV: bảng 37.1; 37.3 (kèm đáp án)
- HS: kẻ bảng 37.1; 37.3.
III Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần:
- GV giới thiệu lần lượt các bước tiến hành:
- GV hướng dẫn nội dung bảng 37.1.
- GV phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo 2v bước như SGK.
- Lượng cung cấp: A.
- Lượng thải bỏ: A1.
- Lượng thực phẩm ăn được A2.
- GV dùng bảng 37.2. lấy 1 VD để nêu cách tính.
+ Thành phần dinh dưỡng.
+ Năng lượng.
+ Muối khoáng, vitamin.
+ Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu(37.1)
+ Bước 2:- Điền tên T/p & số lượng cung cấp A
 - Xđ lượng thải bỏ A1.
 - XĐ lượng TP ăn được A2
 A2 = A - A1
+ Bước 3: Tính giá trị từng loại TP đã kê trong bảng.
+ B4: - Cộng các số liệu đã liệt kê.
 - Đối chiếu với bảng " Nhu cầu dd"
- Khuyến nghị cho người VN (trang 12)
 có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.
=> Chú ý: - Hệ số hấp thụ của cơ thể với Pr là 60%.
- Lượng vitamin thất thoát là 50%.
* Hoạt động 2. Tập đánh giá một khẩu phần.
- GV y/c HS n.cứu bảng 37.2 để lập bảng số liệu.
- GV y/c HS lên chữa bài.
- Gv công đáp án đúng.
- GV y/c HS tự thay đổi một vài loại T/ă rồi tính toán lại số liệu cho phù hợp.
- HS nghiên cứu kỹ bảng 37.2
-> Tính toán số liệu điền vào ô (?)
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng trên bảng, các nhóm khác n.xét bổ sung.
- Từ bảng 37.2 đã tính toán mức đáp ứng nhu cầu & điền vào bảng đánh giá 37.3.
- Hs tập XĐ một số thay đổi về loại t/ă & khối lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tín lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu.
4. Nhận xét - Đánh giá:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành.
- Kq bảng 37.2, 37.3 đ.giá 1 số nhóm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- XD 1 khẩu phần ăn cho bản thân.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~`
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương VII: Bài tiết
Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết 
nước tiểu
I. Mục tiêu bài học:
* Hiểu rõ khái niệm bài tiết & vai trò của nó với cơ thể sống, các h/đ bài tiết của cơ thể.
- XĐ được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) & biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
* Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng h/đ nhóm.
* Giáo dục ý thức gĩư gìn VS cq bài tiết.
II. Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh: Sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
III. Tiến trình bài học:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
 Hoạt động1: Tìm hiểu bài tiết.
-GV y/c Hs n. cứu TT SGK Thảo luận nhóm
? Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
? Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?
- GV y/c cả lớp thảo luận.
? Bài tiết đóng vai trò quan trọng nht với cơ thể?
- HS n.cứ TT SGK & xử lý thông tin.
 Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến.
+ Phát sinh từ h/đ TĐC của TB & cơ thể.
+ Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
 Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung dưới sự điều chỉnh cảu GV.
* Kết luận: - Bài tiết gíp cơ thể thải các chất độc hại ra MT.
- Nhờ hđ bài tiết mà t/c MT trong luôn ổn định tạo đk thuận lợi cho h/đ TĐC diễn ra bình thường.
* Hoạt động2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- GV y/c HS quan sát H38.1 (123) đọc kỹ chú thích tự thu nhận thông tin.
-GV y/c các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập mục .
- GV y/c HS trình bày trên tranh(mô hình) cấu tạo cq bài tiết nước tiểu.
* Kết luận chung: SGK
- HS qsát H38.1 ghi nhớ cấu tạo:
 cq bài tiết nước tiểu.
 Thận.
- HS thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm trình bày đ.A Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bọng đái, ống đái.
- Thận gômg 2 triệu đơ vị c/năng để lọc mú & h.thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị c/năng gômg: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
4. Củng cố - Đánh giá.
? Bài tiết có vai trò quan trọng ntn đối với cơ thể sống.
? ...  có biện pháp tuyên truyền giáo dục ở năm học tới.
- HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Hs trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- HS trao đổi nhóm dựa trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng.
+ Không sinh con quá sớm ( trước 20 tuổi )
+ không đẻ dày, đẻ nhiều.
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Mỗi người phải tự giác nhận thức thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khac nhận xét bổ sung.
* Kết luận: ý nghĩa của việc tránh thai:
- Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
- Đối với HS không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần.
Hoạt động 2 : Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên.
- GV y/c 
? Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?
- Gv cho HS thảo luận toàn lớp.
- Lưu ý: HS ngại bày tỏ vấn đề này, nên GV phải động viên khuyến khích các em kể cả những em trai.
- Gv có thể đưa thêm thông tin trong báo để giáo dục HS.
- GV cần khẳng định cả HS nam và nữ đều phải nhận thức về vấn đề này, phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền đề cho cuộc sống sau này.
- HS nghiên cứu thông tin SGK
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận: Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- GV nêu y/c:
? Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
? cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai?
- GV cho HS thảo luận toàn lớp.
- Sau khi thảo luận thống nhất các nguyên tắc tránh thai, Gv nên cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách: cho HS quan sát bao cao su, thuốc, vòng tránh thai....
- GV cho 1, 2 em đọc to tên nguyên tắc và 1,2 em đọc phương tiện sử dụng.
- Sau khi thảo luận GV y/c mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và y/c một vài em trình bày trước lớp.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời:
+ Mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của tiết 65 và hiểu biết của mình thông uqa đài báo.
+ Tránh trứng gặp tinh trùng.
+ Ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển thành thai.
- Đại diện nhoma trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận: Nguyên tắc tránh thai
- Ngăn trứng chín và dụng
- Tránh không để tinh trùng gặp trứng
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
	Phương tiện tránh thai
- Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai...
4 - Kiểm tra - Đánh giá
- GV y/c HS trả lời câu hỏi 1 cuối bài.
- Hoàn thành bảng 63 trang198
5 - Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục " Em có biết "
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: /4/2010
Ngày giảng: /4/2010
Tiết 67: Các bệnh lây truyền qua đường
sinh dục (bệnh tình dục)
I- Mục tiêu:
* HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (Lậu, giang mai, HIV/AIDS).
- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và vi rút gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.
- Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh.
ơ
* Rèn các kỹ năng: Tổng hợp khái quát hoá kiến thức
- Thu nhập thông tin tìm ra kiến thức. Hoạt động nhóm.
* Giáo dục ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh.
II – Phương tiện dạy học
Tranh phóng to hình 64 SGK.
Tư liệu về bệnh tình dục.
III – Hoạt động dạy – học
1- Tổ chức
2 – Kiểm tra:
3 – Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác nhân gây bệnh và
triệu chứng biểu hiện của bệnh.
- GV nêu yêu cầu:
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK và bảng 64.1, 64.2 tr.200, 201.
+ Cho biết tác nhân gây bệnh lậu và giang mai ?
+ Bệnh lậu và giang mai có triệu chứng như thế nào ?
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- GV ghi ý kiến của nhóm lên bảng.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét (HS có thể trình bày các giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai bằng sơ đồ).
+ Xét nghiệm máu và bệnh phẩm để phát hiện bệnh.
+ ở cả 2 bệnh này đều nguy hiểm ở điểm: Người bệnh không có biểu hiện gì bên ngoài nhưng đã có khả năng truyền vi khuẩn gây bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của bệnh lậu và giang mai
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi:
- HS tiếp tục nghiên cứu SGK đ trả lời câu hỏi đ HS khác bổ sung.
+ Bệnh lậu và giang mai gây tác hại như thế nào ?
Yêu cầu: Nêu rõ tác hại của bệnh này ở cả nam và nữ.
- ở bệnh này GV cần giảng thêm về hiện tượng phụ nữ bị lậu khi sinh con (bình thường) rất dễ bị mù loà vì vi khuẩn lậu ở âm đạo xâm nhập vào mắt gây mù.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các con đường lây truyền
và cách phòng tránh bệnh
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV nêu câu hỏi:
+ Cho biết con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai ?
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK và thông tin do GV cung cấp đ ghi nhớ kiến thức.
+ Cần có những cách nào để phòng tránh bệnh lậu và giang mai ?
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời. Yêu cầu:
+ Chủ yếu đề ra biện pháp phòng tránh bệnh.
- Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung.
+ Theo em làm thế nào để giảm bớt tỷ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay ?
đ Học sinh rút ra kết luận
- HS có thể thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời.
- GV hướng dẫn HS vào hoạt động có tính chất cộng đồng như là tuyên truyền, giúp đỡ...
4 – Củng cố – Đánh giá.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Bệnh lậu và bệnh giang mai do tác nhân nào gây nên và biểu hiện như thế nào ?
Cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh tình dục ?
5 – Hướng dẫn về nhà.
Học bài trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục "Em có bết?".
Sưu tầm tư liệu về AIDS
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: /4/2010
Ngày giảng: /4/2010
Tiết 68 : ôn tập học kì 2
[
I- Mục tiêu:
Hệ thống hoá kiến thức đã học trong năm.
Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình Sinh học lớp 8.
* Rèn kỹ năng:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức.
- Tư duy tổng hợp khái quát hoá. Hoạt động nhóm.
*Giáo dục ý thức học tập. ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật.
II- Phương tiện dạy - học.
Tranh một số hệ cơ quan - cơ chế điều hoà bằng thần kinh, thể dịch.
Tranh tế bào (có điều kiện dùng máy chiếu).
III – Hoạt động dạy – học
1- Tổ chức
2 – Kiểm tra:
3 – Bài mới:
Hoạt động 1: ôn tập kiến thức học kỳ II
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV cho các nhóm hoàn thành bảng từ 66.1 --> 66.8 mỗi nhóm 2 bảng.
- Các nhóm trao đổi hoàn thành nội dung của mình.
- GV cho các nhóm bổ sung hoàn chỉnh luôn kiến thức ở từng bảng (như sách GV) (Nếu có máy chiếu: sau khi HS thảo luận xong. GV chiếu lại toàn bộ nội dung ôn tập để HS có hệ thống kiến thức).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả theo thứ tự nhóm SGK, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS có thể đọc lại nội dung của từng bảng kiến thức.
Hoạt động 2: Ôn tập phần trắc nghiệm.
- GV y/c HS ôn tập phần trắc nghiệm từ tuần 19 đến tuần 33.
4 – Củng cố - Đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS trong năm.
- GV nhắc nhở kiến thức cơ bản chương trình sinh học đã học.
5 – Hướng dẫn về nhà.
Ôn tập theo nội dung đã cho chuẩn bị cho sinh học 9.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 69 : Kiểm tra học kì 2
( Kiểm tra theo đề của phòng giáo dục.)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 70 : Đại dịch AIDS
Thảm hoạ của loài người
I- Mục tiêu:
HS trình bày rõ được tác hại của bệnh AIDS.
- Nêu được những đặc điểm sống vi rút gây bệnh AIDS.
- Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS.
Rèn luyện kỹ năng:
Tổng hợp phát hiện kiến thức từ thông tin đã có.
- Hoạt động nhóm.
* Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh AIDS.
II- Đồ dùng dạy - học.
Tranh phóng to hình 65 SGK, tranh quá trình xâm nhập của vi rút HIV và cơ thể người.
Tranh tuyên truyền về AIDS.
Bảng 65 tr.203.
III – Hoạt động dạy – học
Tổ chức
2 – Kiểm tra:
3 – Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về HIV/AIDS
Mục tiêu: HS chỉ ra tác hại của AIDS do khả năng sống và phá huỷ 
của vi rút HIV.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV nêu vấn đề:
+ Em hiểu gì AIDS ?
- Học sinh trả lời những hiểu biết của mình về AIDS qua báo, ti vi.
- GV lưu ý sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau.
- GV nhận xét các ý kiến HS nếu nhưng chưa đánh giá
- Học sinh khác bổ sung
- GV yêu cầu: Hoàn thành bảng 65.
- Mỗi cá nhân nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của mình đ trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về các nội dung ở bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 để HS chữa bài.
- Đại diện các nhóm lên ghi quả vào bảng 65.
- GV đánh giá kết quả của nhóm giúp HS hoàn chỉnh bảng 65.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV giảng giải thêm về quá trình xâm nhập, phá huỷ cơ thể của vi rút HIV bằng tranh để HS hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS.
- HS tự sửa chữa hoàn thành bài.
Bảng 65 - Tác hại của HIV/AIDS
Phương thức lây truyền HIV/AIDS
Tác hại của HIV/AIDS
- Qua đường máu (tiêm chích truyền máu, dùng chung kim tiêm)
- Qua quan hệ tình dục không an toàn
- Qua nhau thai (từ mẹ sang con)
- Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong.
Hoạt động 2: Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người
ơ
Mục tiêu: Chỉ ra những mức độ nguy hiểm của AIDS dẫn đến trở thành
thảm hoạ cho loài người.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người ?
- HS tự nghiên cứu SGK kết hợp mục "Em có biết?"
đ thu nhận nhận thức.
- Trao đổi nhóm đ thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
+ Đại dịch vì lây lan nhanh.
+ Bị nhiễm HIV là tử vong.
+ Vấn đề toàn cầu.
- GV nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của nhóm đ hướng HS đi đến kết luận những vấn đề chính.
- Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Người bị AIDS không có ý thức phòng tránh cho người khác, đặc biệt là gái mại dâm.
Hoạt động 3: Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS
Mục tiêu: Đưa ra các biện pháp phòng ngừa AIDS.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV nêu vấn đề:
- Cá nhân dựa vào kiến thức mục 1. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu:
+ Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS ?
+ An toàn truyền máu, tiêm.
+ Mẹ bị AIDS không sinh con
+ Sống lành mạnh, nghiêm cấm hoạt động mại dâm.
- Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung.
- GV hỏi thêm:
- HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Em cho rằng đưa người mắc HIV/AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai, vì sao ?
+ Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS ?
+ HS phải làm gì để không bị mắc AIDS ?
+ Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ ?
4 – Củng cố - Đánh giá.
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm. Đánh dấu vào câu trả lời đúng.
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức sinh học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 8(2).doc