. Kiến thức
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
- Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 15/8/2011 Dạy ngày: 16/8/2011 Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. - Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to các hình SGK trong bài. - Bảng phụ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào? ( Kể đủ các ngành theo sự tiến hoá) - Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất? (Lớp thú – bộ khỉ tiến hoá nhất) 3. Bài mới Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh. Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK. - Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên? - Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập s SGK. - Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì? - Đọc thông tin, trao đổi nhóm và rút ra kết luận. - Cá nhân nghiên cứu bài tập. - Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ. - Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận. Kết luận: - Người có những đặc điểm giống thú " Người thuộc lớp thú. - Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 1, 2, 3, 5, 7, 8 – SGK). - Sự khác biệt giữa người và thú chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích " Làm chủ thiên nhiên. Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu: HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học, đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể, chỉ ra mối liên quan giữa môn học với khoa học khác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời : - Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì? - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời: - Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? - Cá nhân nghiên cứu £ trao đổi nhóm. - Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - Quan sát tranh + thực tế " trao đỏi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác. Tiểu kết: - Bộ môn sinh học 8 cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lí, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể " Bảo vệ cơ thể. - Kiến thức cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến khoa học khác: y học, tâm lí học, hội hoạ, thể thao... Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu: HS chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn đó là học qua quan sát mô hình, tranh, thí nghiệm, mẫu vật ... Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu £ mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời: - Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? - Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp. - Cho 1 HS đọc kết luận SGK. - Cá nhân tự nghiên cứu £, trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - HS lấy VD cho từng phương pháp. Kết luận: - Quan sát mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật thật ... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái. - Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan. - Vận dụng kiến htức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể. 4. Kiểm tra, đánh giá ? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì? ? Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Kẻ bảng 2 vào vở. - Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú. Tiết 2 Ngày soạn:17/8/2011 Ngày dạy: 20/8/2011 CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan. - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức. - Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK). C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên. - Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh” 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? - Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? -Dưới da là cơ quan nào? - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng? (GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan) - Cho 1 HS đọc to £ SGK và trả lời:-? Thế nào là một hệ cơ quan? - Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập. - GV thông báo đáp án đúng. - Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác? - So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể. - 1 HS trả lời . Rút ra kết luận. - Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan. - Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận: - 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình. - Các nhóm khác nhận xét. - Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết. - Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan. Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan - Hệ vận động - Hệ tiêu hoá - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh - Cơ và xương - Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. - Tim và hệ mạch - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. - Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. - Vận động cơ thể - Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể. - Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. - Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. - Bài tiết nước tiểu. - Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan. Kết luận: 1. Các phần cơ thể - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. - Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. - Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động). - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. 2. Các hệ cơ quan - Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời : - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào? - Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích. - Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK. - Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì? - GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. - Cá nhân nghiên cứu £ phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy. - Trao đổi nhóm để tìm VD khác. Đại diện nhóm trình bày. - Trao đổi nhóm: + Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan. + Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch. - 1 HS đọc kết luận SGK. Kết luận: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. 4. Kiểm tra, đánh giá HS trả lời câu hỏi: - Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan? Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng: 1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là: a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau. c. Lấn át nhau d. 2 ý a và b đúng. 2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác. a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp. c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết. d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật. Tuần 2 Tiết 3 Ngày soạn: 23/8/2011 Ngày dạy: 25/8/2011 Bài 3: TẾ BÀO A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - HS trình bày được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào. - Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào. - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức. - Rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to hình 3.1; 4.1; 4.4 SGK - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 3.1; 3.2 C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các hệ cơ quan và chức năng của mỗi hệ cơ quan trong cơ thể? - Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất? Sự thống nhất của cơ thể do đâu? cho 1 VD chứng minh? 3. Bài mới VB: Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ tế bào. - GV treo H 4.1 đến 4.4 phóng to, giới thiệu các loại tế bào cơ thể. ? Nhận xét về hình dạng, kích thước, chức năng của các loại tế bào? - GV: Tế bào khác nhau ở các bộ phận nhưng đều có đặc điểm giống nhau. Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào Mục tiêu: HS nắm được các thành phần chính của tế bào: màng, chất nguyên sinh, nhân. Hoạt động của GV Hoạt động của ... tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai. B. CHUẨN BỊ. - Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm. - 1 số dụng cụ tránh thai như: bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai Điều kiện để có sự thụ tinh, thụ thai? - Hiện tượng kinh nguyệt? 3. Bài mới VB: Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số đó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có trường hợp 15 tuổi đã có con. Tuy nhiên, khoa học đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp tránh thai hữu hiệu nhằm giúp gia đình và xã hội phát triển ngày càng bền vững. Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc tránh thai Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu câu hỏi: - Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình? - GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng: - GV hỏi: - Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? - Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào? - Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học? - Ý nghĩa của việc tránh thai? - GV cần lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục. - HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và nêu được: + Không sinh con quá sớm (trước 20) + Không đẻ dày, đẻ nhiều. + Đảm bảo chất lượng cuộc sống. + Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện. + Ảnh hưỏng xấu đến sức khoẻ và tinh thần, kết quả học tập... - HS nêu ý kiến của mình. Kết luận: - Ý nghĩa của việc tránh thai: + Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống. + Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần. Hoạt động 2: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS đọc thông tin mục “Em có biết” phần i (tr 199) để hiểu: Tuổi vị thành niên là gì? một số thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam. - HS nghiên cứu thông tin mục II SGK để trả lời câu hỏi: - Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì? - GV nhắc nhở HS: cần phải nhận thức về vấn đề này ở cả nam và nữ, phải giữ gìn bản thân, đó là tiền đồ cho cuộc sống sau này. - Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo thai ở tuổi vị thành niên. - Một HS đọc to thông tin SGK. - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được: + Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì: - Dễ xảy thai, đẻ non. - Con nếu đẻ thường nhẹ cân khó nuôi, dễ tử vong. - Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp. Kết luận: - Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu. Hoạt động 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh và sự thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai? - Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện pháp nào? - GV nhận xét, cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách cho quan sát các dụng cụ tránh thai. - Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu trình bày trước lớp. - HS dựa vào điều kiện cần cho sự thụ tinh, thụ thai (bài 62) , trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung - HS phải nêu được: + Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và hạnh phúc trong tương lai. Kết luận: - Muốn tránh thai cân fnắm vững các nguyên tắc: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. - Phương tiện sử dụng tránh thai: + Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai. + Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng. 4. Kiểm tra- đánh giá - GV yêu cầu Hẩutả lời câuhỏi 1 9trang 198). - Hoàn thành bảng 63. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục. Tuần 34 Tiết 67 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 64: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SÌNH DỤC (BỆNH TÌNH DỤC) A. MỤC TIÊU. - HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV, AIDS) - Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virut gây ra AIDS) và triệu trứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều. - Xác đinh rõ con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh. TỰ GIÁC PHÒNG TRÁNH, SỐNG LÀNH MẠNH, QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to H 64 SGK. - Tư liệu về bệnh tình dục. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên? - Các nguyên tắc tránh thai? 3. Bài mới Hoạt động 1: Bệnh lậu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Yêu cầu HS quan sát, đọc nộidung bảng 64.1. - Yêu cầu HS thảo luận để trả lời: - Tác nhận gây bệnh? - Triệu trứng của bệnh? - Tác hại của bệnh? - GV nhận xét. - HS đọc thông tin SGK, nội dung bảng 64.1, thảo luận và trả lời câu hỏi: - 1HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung. - Lắng nghe hướng dẫn của GV. Kết luận: - Do song cầu khuẩn gây nên. - Triệu chứng: + Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ. + Nữ: khó phát hiện. - Tác hại: + Gây vô sinh + Có nguy cơ chửa ngoài dạ con. + Con sinh ra có thể bị mù loà. Hoạt động 2: Bệnh giang mai Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời - Bệnh giang mai có tác nhận gây bệnh là gì? - Triệu trứng của bệnh như thế nào? - Bệnh có tác hại gì? - HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời: - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Rút ra kết luận. Kết luận: - Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra. - Triệu chứng: + Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất. + Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa. + Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh. - Tác hại: + Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh. + Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh. Hoạt động 3: Các con đường lây truyền và cách phòng tránh Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin do GV cung cấp và ghi nhớ kiến thức. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời: - Con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai là gì? - Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay? - Ngoài 2 bệnh trên em còn biết bệnh nào liên quan đến hoạt động tình dục? - HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm, thống nhất ý iến trả lời: - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức: + Quan hệ tình dục bừa bãi. + Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn. + HIV. Kết luận: a. Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu... b. Cách phòng tránh: - Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục. - Sống lành mạnh. - Quan hệ tình dục an toàn. 4. Kiểm tra- đánh giá - GV củng cố nội dụng bài. - Yêu cầu HS nhắc lại tác hại và cách phòng tránh các bệnh tình dục. - GV đánh giá giờ. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” SGK. - Đọc trước bài: Đại dịch ATDS – thảm hoạ của loài người. TIẾT 68 ÔN TẬP HỌC KÌ II (NỘI DUNG BÀI 66) TIẾT 69 KIỂM TRA HỌC KÌ II Tiết 70 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI A. MỤC TIÊU. Khi học xong bài này, HS: - Trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS. - Nêu được đặc điểm sống của virut gây bệnh AIDS. - Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS. - Có kĩ năng phát hiện kiến thức từ thông tinđã có. - Có ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh AIDS. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to H 65, tranh quá trình xâm nhập của virut HIV vào cơ thể người. - Tranh tuyên truyền về AIDS. - Bảng trang 203. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày con đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu, giang mai? 3. Bài mới Hoạt động 1: AIDS là gì? HIV là gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi: - Em hiểu gì về AIDS? HIV? - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65. - GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài. - HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi: + AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - 1 HS lên bảng chữa, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Kết luận: - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. - Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65). Hoạt động 2: Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: - Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người? - GV nhận xét. - GV lưu ý HS: Số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện rất nhiều. - HS đọc thông tin và mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: + Vì: AIDS lây lan nhanh, nhiễm HIV là tử vong và HIV là vấn đề toàn cầu. - HS tiếp thu nội dung. Kết luận: - AIDS là thảm hoạ của loài người vì: + Tỉ lệ tử vong rất cao. + Không có văcxin phòng và thuốc chữa. + Lây lan nhanh. Hoạt động 3: Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu vấn đề: + Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS? + HS phải làm gì để không mắc AIDS? + Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS? + Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ? + An toàn truyền máu. + Mẹ bị AIDS không nên sinh con. + Sống lành mạnh. - HS thảo luận và trả lời. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS: + Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. + Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. + Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con. 4. Kiểm tra- đánh giá - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS nhắc lại: nguy cơ lây nhiễm, tác hại và cách phòng tránh AIDS. - Đánh giá giờ. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung ôn tập.
Tài liệu đính kèm: