A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết khái niệm thực đơn và nguyên tắc xây dựng thực đơn.
2. Kĩ năng.
- Xây dựng được thực đơn cho bữa ăn thường và bữa ăn liên hoan
3. Thái độ.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV:
2. HS:
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
H: muốn tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần thực hiện theo nguyên tắc nào?
2. Giới thiệu bài:
Để cơ thể khoẻ mạnh, dễ hấp thụ thức ăn cần phải quan tâm đến tổ chức bữa ăn trong ngày. Trước hết cần phải xậy dựng thực đơn cho phù hợp. Tiết học này sẽ giúp các em biết khái niệm thực đơn và nguyên tắc xây dựng thực đơn. Tù đó có thể bước đầu xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan.
Ngày soạn: 16.03.10 Ngày giảng: 17.03.10(6a) 19.03.10(6b) Tiết 54 – Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (t1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết khái niệm thực đơn và nguyên tắc xây dựng thực đơn. 2. Kĩ năng. - Xây dựng được thực đơn cho bữa ăn thường và bữa ăn liên hoan 3. Thái độ. - Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: muốn tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần thực hiện theo nguyên tắc nào? 2. Giới thiệu bài: Để cơ thể khoẻ mạnh, dễ hấp thụ thức ăn cần phải quan tâm đến tổ chức bữa ăn trong ngày. Trước hết cần phải xậy dựng thực đơn cho phù hợp. Tiết học này sẽ giúp các em biết khái niệm thực đơn và nguyên tắc xây dựng thực đơn. Tù đó có thể bước đầu xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu khái niệm thực đơn (15 phút) - Mục tiêu: Biết thực đơn là gì? - Đồ dùng: - GV: giới thiệu bài theo SGK H: Nêu các bước để trình bày một bữa ăn chu đáo? - HS: trả lời: Xây dựng thực đơn -> Chọn thực phẩm -> Trình bày và thu dọn sau khi ăn. - GVH: Trong các bước trên bước nào là quan trọng nhất? Vì sao? - HS: trả lời được xây dựng thực đơn là quan trọng nhất vì nó quyết định đến mọi việc về sau - GV: yêu cầu HS quan sát hình ảnh bày các món ăn trong SGK. H: Em hãy liệt kê các món ăn ở hình vừa quan sát? - HS: quan sát, liệt kê. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: phân tích cấu tạo các món ăn trên hình và rút ra kết luận: Những món ăn vừa được liệt kê được ghi thành bảng. Bảng ghi những món ăn dự định sẽ được phục vụ trong bữa cỗ, bữa tiệc hay bữa thường ngày chính là thực đơn. H: Vậy theo em thực đơn là gì? - HS: lắng nghe và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét, kết luận. - GV: yêu cầu HS quan sát bảng phụ "Thực đơn mẫu" và giới thiệu thực đơn: Trình tự sắp xếp các món ăn phần nào phản ánh phong tục, tập quán, thể hiện sự phong phú, dồi dào về thực phẩm. Có thể nhìn vào thực đơn ta sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn trong lĩnh vực ăn uống. H: Theo em mục đích của việc xây dựng thực đơn là gì? - HS: lắng nghe, tiếp thu, cá nhân trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng thực đơn (33 phút) - Mục tiêu: Biết nguyên tắc xây dựng thực đơn - Đồ dùng: - GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 2 SGK H: Để xây dựng thực đơn cần thực hiện nguyên tắc nào? - HS: đọc nội dung yêu cầu và cá nhân đựa vào SGK trẩ lời. HS khác nhận xét. - GV: cùng HS thực hiện phân tích từng nguyên tắc trong SGK. - HS: cùng GV tìm hiểu nguyên tắc xây dựng thực đơn. - GVH: Thực đơn phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn là như thế nào? - HS: Mỗi loại bữa ăn có tính chất khác nhau do đó thực đơn phải phù hợp với tính chất của bữa ăn. - GV: kết luận - GVH: Nêu cách tổ chức bữa ăn thường ngày và bữa cỗ? - HS: dựa vào SGK trả lời. Cá nhân khác bổ sung. - GVH: Cơ cấu của bữa ăn thường ngày và bữa cỗ như thế nào? - HS: Bữa ăn thường ngày thì đơn giản, bữa cỗ thì phức tạp hơn có nhiều món ăn hơn. - GVH: Tại sao thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế? Muốn thực hiện điều này ta phải làm như thế nào? - HS: Vì như vậy mới đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn. Muốn làm như vậy phải biết vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng đã học và biết hạch toán kinh tế. - GV: kết luận I. Xây dựng thực đơn. 1. Thực đơn là gì? - Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn sẽ phục vụ trong bữa ăn. - Thực đơn phần nào phản ánh phong tục, tập quán của từng vùng. - Mục đích của xây dựng thực đơn là sẽ thực hiện bữa ăn tiến hành trôi chảy, khoa học. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn. - Thực đơn phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. - Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn. - Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK- Tr 107 H: Thế nào là thực đơn? Trình bày nguyên tắc khi xây dựng thức đơn? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học ghi nhớ SGK. - Đọc trước bài 22 phần II: lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. Ngày soạn: 23.03.10 Ngày giảng:24.03.10(6a) 02.04.10(6b) Tiết 55 – Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan, chiêu đãi. 2. Kĩ năng. - Chọn được thực phẩm phù hợp với bữa ăn và số người dự bữa ăn. 3. Thái độ. - Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, tiết kiệm nguyên liệu. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Thế nào là thực đơn? Lấy ví dụ thực đơn cho bữa ăn thường ngày? H: Trình bày nguyên tắc khi xây dựng thức đơn? 2. Giới thiệu bài: Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của thực đơn. Khi lựa chọn thực phẩm cần lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với bữa ăn và số nguời tham dự bữa ăn để tránh lẵng phí nguyên liệu. Trong tiết học này chúng ta cùng lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan, chiêu đãi. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày. (20 phút) - Mục tiêu: Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày. - Đồ dùng: - GVH: khi đi chợ mua thực phẩm em thường lựa chọn thực phẩm (rau, thịt, trứng..) như thế nào? - HS: cá nhân phát biểu. HS khác bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận. - GVH: Em hãy liên hệ với những kiến thức đã học để lấy ví dụ về cách chọn thực phẩm phù hợp với bữa ăn gia đình? - HS: cá nhân trả lời. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét. - GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK. H: Đối với thực đơn thường ngày cần chọn thực phẩm như thế nào? - HS: đọc nội dung và cá nhân trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận. - GV: yêu cầu HS nhắc lại 4 nhóm thức ăn? - HS: cá nhân trả lời. HS khác nhận xét. - GVH: Tại sao phải đảm bảo yêu cầu đó? Nếu không đảm bảo sẽ có ảnh hưởng gì đối với người sử dụng bữa ăn đó? - HS: đưa ra ý kiến. HS khác bổ sung. - GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức. HĐ2.2: Tìm hiểu cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn bữa liên hoan. (15 phút) - Mục tiêu: Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn bữa liên hoan. - Đồ dùng: - GV: lấy ví dụ về lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn có ít người nhưng nhiều thực phẩm và bữa ăn có ít thực phẩm nhưng có nhiều người. Yêu cầu HS nhận xét sự lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn đó có hợp lí không? vì sao? - HS: cá nhân đưa ra ý kiến. HS khác nhận xét. - GVH: Theo em khi tổ chức bữa liên hoan, chiêu đãi cần quan tâm đến những vấn đề gì? - HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét và kết luận. - GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu phân tích các dữ liệu dựa trên cơ sở như trên và định hướng được các loại thực phẩm cần có cho thực đơn (mua và tự sản xuất ra) làm bài tập sau: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn liên hoan ở gia đình em nhân ngày tết tháng 2. - HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét và tích hợp môi trường: Lựa chọn số lượng thực phẩm cho thực đơn phù hợp với số nguời ăn để tránh lãng phí nguyên liệu. GV nhắc lại kiến thức HS cần nhớ. II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. - Khi chọn thực phẩm cho thực đơn cần chú ý: +. Mua thực phẩm tươi ngon. +. Số thực phẩm vừa đủ dùng (kể cả gia vị) 1. Đối với thực đơn thường ngày. - Chọn đủ thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày (gồm đủ các nhóm thức ăn) - Khi chuẩn bị thực đơn phải quan tâm đến các thành viên trong gia đình (tuổi tác, sức khoẻ, sở thích, công việc...) - Không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho ăn uống. 2. Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi. - Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có, tính chất của bữa ăn. - Lựa chọn thực phẩm phù hợp, cân đối với số người dự. - Không nên quá cầu kì, tiêu pha lãng phí. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ý 2 của ghi nhớ SGK- Tr 112. H: Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày cần quan tâm đến vấn đề gì? H: Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn cho bữa liên hoan, chiêu đãi cần quan tâm đến vấn đề gì? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ý 2 ghi nhớ SGK – Tr 112. - Đọc trước bài 22 phần III, IV. Ngày soạn: 23.03.10 Ngày giảng:24.03.10(6a) 02.04.10(6b) Tiết 56 – Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (t3) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết kĩ thuật chế biến món ăn và bày bàn, thu dọn bàn sau khi ăn. 2. Kĩ năng. - Lựa chọn đúng kĩ thuật chế biến món ăn phù hợp với thực đơn. Bày bàn và thu dọn bàn sau khi ăn phù hợp với tính chất bữa ăn. 3. Thái độ. - Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, làm việc theo quy trình, vệ sinh và lịch sự trong ăn uống. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan, chiêu đãi cần quan tâm đến vấn đề gì? 2. Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu một phần của quy trình tổ chức bữa ăn: Xây dựng thực đơn, lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. Nhưng chế biến món ăn, bày bàn và thu dọn bàn sau khi ăn là yếu tố quyết định đến thành công của việc tổ chức bữa ăn. Tiết học này các em sẽ biết kĩ thuật chế biến món ăn và bày bàn, thu dọn bàn sau khi ăn. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ3.1: Tìm hiểu về kĩ thuật chế biến món ăn (18 phút) - Mục tiêu: Biết kĩ thuật chế biến món ăn - Đồ dùng: - GV: giới thiệu kĩ thuật chế biến món ăn theo các đề mục trong mục III SGK- Tr. 111 H: Theo em sơ chế thực phẩm là gì? - HS: lắng nghe và cá nhân trả lời. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét, bổ xung, kết luận. - GVH: Em hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? - HS: loại bỏ phần không ăn, làm sạch, cắt, thái - GV: nhận xét, bổ xung và hướng dẫn thêm công việc sơ chế. H: Em hãy cho biết có những phương pháp chế biến món ăn? Phương pháp đó cần có yêu cầu kĩ thuật như thế nào? - HS: nhắc lại kiến thức. HS bổ xung. - GV: nhận xét, củng cố lại kiến thức và kết luận. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 3. 25 H: Theo em tại sao phải trình bày món ăn? - HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét, kết luận và giải thích chú ý để HS tiếp thu. GV tích hợp môi trường: Sắp xếp quá trình thực hành hợp lí để tiết kiệm năng lượng. HĐ3.2: Tìm hiểu cách trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn (15 phút) - Mục tiêu: Biết cách trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn - Đồ dùng: - GVH: ở gia đình em chuẩn bị dụng cụ cần quan tâm đến vấn đề gì? - HS: cá nhân phát biểu. HS khác bổ sung. - GV: nhận xét và kết luận. - GVH: Bày bàn ăn cần quan tâm đến vấn đề gì? - HS: cá nhân trả lời. HS khác bổ xung. - GV: kết luận và gọi HS đọc lại SGK. - HS: lắng nghe và đọc bài. - GV tích hợp môi trường: trang trí món ăn và bày bàn ăn lịch sự, đẹp mắt góp phần làm đẹp môi trường nơi ăn uống. - GVH: để tạo bữa ăn chu đáo. lịch sự, người phục vụ cần có thái độ như thế nào? - HS: cá nhân đưa ý kiến. HS khác bổ xung. - GV: nhận xét, kết luận. - GV tích hợp môi trường: thu dọn và vệ sinh sạch sẽ để giữ nôi ăn uống luôn gọn gàng, sạch sẽ. II. Chế biến món ăn. * Tiến hành qua các khâu: 1. Sơ chế thực phẩm. - Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến. 2. Chế biến món ăn. - Chọn phương pháp chế biến và thực hiện phù hợp với thực đơn. 3. Trình bày món ăn. - Nhằm đảm bảo món ăn có tính thẩm mĩ trông ngon miệng IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn. 1. Chuẩn bị dụng cụ - Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất của bữa ăn. 2. Bày bàn ăn (SGK) 3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn. - Người phục vụ cần vui vẻ, lịch sự, chu đáo. - Chỉ thu dọn khi mọi người đã nghỉ ăn, xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK- Tr 112. H: Kĩ thuật chế biến món ăn được tiến hành qua các khâu nào? H: Trình bày cách sắp xếp bàn ăn và cách phục vụ trong các bữa tiệc, liên hoan? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK – Tr 112. - Đọc trước bài 23.
Tài liệu đính kèm: