Giáo án sinh học lớp 8

Giáo án sinh học lớp 8

1- Kiến thức:

 - Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

 - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện tim mạch.

 2- Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn tư duy so sánh, khái quát hóa, liên hệ thực tế.

 

doc 59 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:19
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài:18 Vận chuyển máu qua hệ mạch
 Vệ sinh hệ tuần hoàn
I. Mục tiêu:
	1- Kiến thức:
	- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
	- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và 	rèn luyện tim mạch.
	2- Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn tư duy so sánh, khái quát hóa, liên hệ thực tế.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm.
	3- Giáo dục: Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức 	rèn luyện tim mạch.
 II: Chuẩn bị:
	1.Giáo viên:
 	- Giáo án.
 	 - Phương tiện hỗ trợ:H 18.1,2. phóng to.
	2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước.
III. Tiến trình:
	1. ổn định tổ chức: 
 	 Kiểm diện..........
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	 ? Học sinh 1 Câu 2/57 hoàn thành sơ đồ cấu tạo tim ?
 	? Học sinh 2 Câu 3/57 hoàn thành bảng 17.2.
	3. Bài mới:
 Vào bài:Chúng ta vừa nghiên cứu thành phần cấu tạo của tim.Vậy, các thành phần cấu tạo đó đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1.Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
? Các nhóm nghiên cứu c và h 18.1,2.
? Quan sát đoạn CD sau (50 s)- nội dung tuần hoàn máu.
? Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ tuần hoàn được tạo ra từ đâu ? 
- Sự co bóp của tâm thất..
- Thảo luận nhóm:
? Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị tình trạng sức khoẻ ?
- Là áp lực của máu lên thành mạch
? Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu ?
 Các nhóm báo cáo kết quả đ hoàn thiện kiến thức.
GV Chính sự vận chuyển máu qua hệ 
mạch là cơ sở để rèn luyện bảo vệ tim mạch đ chuyển phần tiếp theo.
Hoạt động 2. tìm hiểu về vệ sinh tim mạch
? Các nhóm nghiên cứu Ê
? Hãy nêu các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?
? Trong thực tế em đã gặp người bị bệnh tim mạch chưa ? Người ta bị như thế nào ?
? Theo em cần bảo vệ tim mạch như thế nào ?
? Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch ?
? Bản thân em đã rèn luyện tim mạch 
chưa? Em đã rèn luyện như thế nào ?
? Nếu chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì ?
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: Sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc của máu .
- Huyết áp : Là áp lực của máu lên thành mạch ( do tâm thất co và dãn đ có huyết áp tốiđa và huyết áp tối thiểu )
- ở động mạch vận tốc của máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
- ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ:
+ Co bóp của các cơ quan thành mạch.
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
+ Sức hút của tam nhĩ khi dãn ra.
+ Van một chiều.
II. Vệ sinh tim mạch.
a. Các tác nhân có hại cho hệ tim mạch.
- Khuyết tật tim, phổi xơ.
- Sốc mạnh, mất nhiều máu, sốt cao
- Chất kích thích mạnh, ăn nhiều mỡ động vật.
- Do luyện tập TDTT quá sức.
- Do một số loại vi rut gây nên.
b. Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch.
- Tránh các tác nhân gay hại.
- Tạo cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải mái
- Lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện phù hợp.
- Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể.
	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
	 - Đọc ghi nhớ SGK
	 - Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ tuần hoàn được tạo ra từ đâu ?
	 - Nêu những biện pháp rèn luyện tim mạch ? 
 	 - Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2/60.
	5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau:
	- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi
	- Trả lời các câu hỏi SGK
	- Đọc $ em có biết. 
	- Mỗi nhóm:
	+ Băng: 1 cuộn
	+Gạc : 2 miếng
	+ Bông : 1 cuộn nhỏ
	+Dây cao su hoặc dây vải
	+Một miếng vải mềm (10 x30 cm)
IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết:20
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 19 thực hành : 
 sơ cứu cầm máu
 I. Mục tiêu:
	1- Kiến thức:
	- Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch , tĩnh mạch , mao mạch.
	2- Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng băng bó vết thương.
	- Biết cách ga rô và nắm được những quy định khi đặt ga rô.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm.
	3- Giáo dục: Tinh thần , thái độ học tập , tạo sự đam mê ở Học sinh .
 II: Chuẩn bị:
	1.Giáo viên:
	 - Giáo án.
	 - Phương tiện hỗ trợ: Băng , gạc, bông, dây cao su mỏng, vải mềm sạch.
	2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước.
III. Tiến trình:
	1. ổn định tổ chức: 
	 Kiểm diện...................................................................................................
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	 ? Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
	3. Bài mới:
	Vào bài: Chúng ta đã biết vận tốc máu ở mỗi loại mạch là khác nhau, vậy khi bị tổn thương chúng ta phải xử lý như thế nào ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1.Tìm hiểu về các dạng chảy máu.
? GV thông báo về các dạng chảy máu là:
- Chảy máu mao mạch.
- Chảy máu tĩnh mạch.
- Chảy máu động mạch.
? Biểu hiện của các dạng chảy máu trên ?
Hoạt động 2.Tập băng bó vết thương:
? Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
Học sinh : 
- Dùng ngón tay cái bịt kín vết thương trong vài phút ( cho tới khi máu không còn chảy ra nữa)
- Sát trùng vết thương bằng cồn iốt.
- Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng y tế dán.
- Khi vết thương lớn cho miếng bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng bịt chặt lại.
GV quan sát các nhóm làm việc đ giúp đỡ nhóm yếu.
- Các nhóm đánh giá kết quả cảu nhau:Mẫu gọn, đẹp, không gây đau cho nạn nhân.
? Khi bị thương chảy máu ở động mạch cần băng bó như thế nào ?
Học sinh :
- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
- Buộc ga rô: Dùng dây cao su hoặc dây vải sạch buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương( về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
- Sát trùng vết thương ( nếu có điều kiện) đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
GV quan sát các nhóm làm việc đ giúp đỡ nhóm yếu.
- Các nhóm đánh giá kết quả của nhau:Mẫu gọn , đẹp, không gây đau cho nạn nhân.
I, các dạng chảy máu.
Có 3 dạng chảy máu:
- Chảy máu mao mạch: Máu chảy ít, chậm.
- Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy nhiều hơn , mạnh hơn.
- Chảy máu động mạch:Máu chảy nhiều hơn, thành tia.
II. Tập băng bó vết thương.
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay( chảy máu mao mạch và tĩnh mạch).
* Các bước tiến hành:
- Dùng ngón tay cái bịt kín vết thương 
trong vài phút ( cho tới khi máu không còn chảy ra nữa)
- Sát trùng vết thương bằng cồn iốt.
- Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng y tế dán.
- Khi vết thương lớn cho miếng bông vào giữa 2 miến gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng bịt chặt lại.
* Lưu ý:
- Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu đ đưa nạn nhân đến bệnh viện 
. 
b. Băng bó vết thương ở cổ tay (chảy máu ở động mạch).
* Các bước tiến hành: 
- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
- Buộc ga rô: Dùng dây cao su hoặc dây vải sạch buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương(về phía tim),với lực ép đủ làm cầm máu.
- Sát trùng vết thương ( nếu có điều kiện) đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
* Lưu ý:
- Chảy máu động mạch tay, chân mới buộc dây ga rô.
- Cứ 15 phút nới dây ga rô và buộc lại.
- Vết thương ở vị trí khác, ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim.
	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
	- Đánh giá về tinh thần chuẩn bị và thái độ thực hành.
	- Kết quả làm việc của cá nhân và của mỗi nhóm, có khen, có nêu khuyết điểm.
	5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau:
	- Về nhà mỗi Học sinh vết thu hoạch theo mấu Bảng 19SGK/63.
	- Xem lại các bài 2, 13,16.
	- Kẻ bảng 20.
IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11
chương iv hô hấp
Tiết: 21
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 20 hô hấp và các cơ quan hô hấp
 I. Mục tiêu:
	1- Kiến thức:
	- Học sinh trình bày được khái niện hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống.
	- Xác định được trên hình vẽ (mô hình) các cơ quan hô hấp ở người và nêu được chức năng của chúng.
	2- Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để phát hiện kiến thức .
	- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm.
	3- Giáo dục: 
	- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
	- Giải thích một số hiện tượng thông thường liên quan đến hô hấp.
 II: Chuẩn bị:
	1.Giáo viên:
	 - Giáo án.
	 - Phương tiện hỗ trợ:
	- Tranh 20.1 đ 3.
	- Mô hình hệ hô hấp người.
	- Mẫu vật – cơ quan hô hấp của thỏ ngâm trong phoocmon.
	- Câu hỏi thảo luận 2/65
	- Bảng 20/66
	- Phiếu học tập: Bảng hoàn thành cấu tạo và chức năng cơ quan hô hấp ( cột chức năng để trống) và đáp án.
	- Bảng: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở người.
Các cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Đường dẫn khí
Mũi
-Giữ bụi bảo vệ phổi.
-Làm ẩm , làm ấm không khí đi vào phổi.
Họng
-Tiết kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm phổi.
Thanh quản
-Làm cho thức ăn không lọt vào đường hô hấp khi nuốt.
-Là cơ quan phát âm.
Khí quản
-Làm cho đường hô hấp có hình dạng ổn định, không bị chèn ép và biến dạng khi nuốt thức ăn , quay cổ.
- Quét bụi ra khỏi ddờng hô hấp, bảo vệ phổi.
Phế quản
Hai lá phổi
Lá phổi phải có 3 thuỳ, lá phổi trái có 2 thuỳ
-Làm tăng bề mặt diện tích trao đổi khí giữa mao mạch phổi với môi trường ngoài.
	- Câu hỏi kiểm tra.
	- Máy chiếu.
	2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước.
III. Tiến trình:
	1. ổn định tổ chức: 
	 Kiểm diện....................................................................................................
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	Kiểm tra xen kẽ bài mới.
	3. Bài mới:
	Vào bài: ở người bình thường có thể nhịn ăn được một thời gian dài nhưng không thể nhịn thở quá 2 phút.
	Để xác định tại sao , chúng ta nghiên cứu sang chương mới : 
Chương Hô hấp.
 Hô hấp có ý nghĩa gì trong đời sống? Cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới :
	Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
 ... . Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau:
	- Học bài theo nội dung vở ghi
	- Trả lời các câu hỏi SGK
	- Ôn tập tốt để kiểm tra học kỳ I. 
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết:35
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Kiểm tra học kỳ i.
	I, mục tiêu của bài học
	1- Kiến thức:
	- Nhằm kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của hs trong học kỳ I.
	- Đánh giá sự hình thành kỹ năng học tập.
	2- Kỹ năng:
	- Kiểm tra các kỹ năng học tập cơ bản.
	3- Giáo dục: Giáo dục thái độ học tập Sinh học cho học sinh
	 II: Chuẩn bị:
	1.Giáo viên:
	- Giáo án.
 - Phương tiện hỗ trợ:
	2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước.
	III. Tiến trình:
	1. ổn định tổ chức: 
	Kiểm diện......................................................................................................
	2. Câu hỏi kiểm tra :
	Câu 1. Hãy đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng(2điểm):
1. Cơ thể được cấu tạo từ:
ă a. Tế bào.
ă b .Nhân tế bào.
ă c. Tế bào và chất vô cơ.
2.Tim hoạt động bền bỉ, lâu dài, suốt đời nhờ:
ă a.Tim cấu tạo bằng cơ tim.
ă b. Chu kỳ hoạt động gồm 3 pha trong đó có một pha giãn chung.
ă c.Hạch thần kinh tự động.
ă d. Cả a,b,c.
3.Phổi là cơ quan :
ă a. Trao đổi khí.
ă b. Dẫn khí.
ă c. Cơ quan phát âm.
4. Loại thức ăn được biến đổi hoá học ở dạ dày là :
ă a.Lipit.
ă b. Gluxit.
ă c.Protein.
	Câu 2. Hãy chứng minh rằng “tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống”?(3 điểm).
	Câu 3. Hãy bố trí thí nghiệm xác định thành phần cấu tạo hoá học của xương? Nêu kết luận (3điểm)
	Câu 4.Hãy giải thích các câu sau(2điểm):
a. Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” ?
B. Khi tức giận mặt lại đỏ, nóng người lên.
C. Khi đến nơi có nhiều bụi nhỏ, khói thường có hiện tượng “hắt xì hơi”.
D. Học sinh hay bị vẹo cột sống.
	4 .Thu bài và chấm bài kiểm tra.
	Câu1.1-a,2-d,3-a,4-c.
	Câu 2. a. Tế bào là đơn vị cấu trúc:
	- Mọi cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào
	- Ví dụ : Tế bào xương,
	b. Tế bào là đơn vị chức năng:
	- Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan:
	- Vídụ:
	+ Hoạt động của các tế bào cơđcơ co , dãn..
	+Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim co bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch..
	+ Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hoá để biến đổi thức ăn về mặt hoá học.
	Câu 3.Trình bày thí nghiệm SGK/28.
	Câu 4.A,B dựa vào Bài Thân nhiệt 
	C dựa vào Bài Cơ quan hô hấp.
	D dựa vào Bài Vệ sinh hệ vận động.
	5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau:
	- Đọc bài 34 Vitamin và muối khoáng.
	- Kẻ bảng 34.1,2.
IV. Rút kinh nghiệm:	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết:36
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 33 thân nhiêt
 I. Mục tiêu:
	1- Kiến thức:
	- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
	- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng đượcvào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh và đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
	2- Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm.
	3- Giáo dục: Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.
 II: Chuẩn bị:
	1.Giáo viên:
	- Giáo án.
	- Phương tiện hỗ trợ:Tư liệu về sự trao đổi chất, thân nhiệt , sự thay đổi của môi trường sống.
	2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước.
III. Tiến trình:
	1. ổn định tổ chức: 
	Kiểm diện......................................................................................................
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Chuyển hoá là gì ? Chuyển hoá gồm những quá trình nào ?
	? Phân biệt đông hoá và dị hoá ?
	? Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ?
	3. Bài mới:
	Vào bài: Các em đã nghe nói đến thân nhiệt chưa ?Vậy thân nhiệt là gì ? Cơ chế điều hoà thân nhiệt diễn ra như thế nào? Con người đã chủ động trong việc điều hoà thân nhiệt như thế nào?Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1.Tìm hiểu thân nhiệt là gì 
? Thân nhiệt là gì ? 
? Người ta đo thân nhiệt bằng cách nào ?
? ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh?( không phụ thuộcvào sự thay đổi nhiệt độ môi trường do cơ chế điều hoà )
Hoạt động 2.Tìm hiểu cơ chế điều hoà thân nhiệt.
? Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt ?(da và hệ thần kinh)
? Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào ?
Gợi ý :
? Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì ? 
Thoát ra ngoài đ hạ nhiệt 
? Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào ?
Toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng; mạch máu co, dãn khi nóng lạnh.
? Vì sao về mùa hè da hồng hào còn mùa đông da tái hay sởn gai ốc ?
? Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió( oi bức) cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào ?
GV lưu ý:Liên quan thực tế đ trời rét và trời lạnh.
Giải thích về cấu tạo lông mao liên quan đến hiện tượng sởn gai ốc.
? Tại sao khi tức giận mặt lại đỏ, nóng người lên ?
Hoạt động 3. Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
? Chế độ ăn uống về mùa hề và mùa đông khác nhau như thế nào ?
? Chúng ta phải làm gì để chống nóng, lạnh ?
? Vì sai rèn luyện thân thể cũng là biện pháp chống nóng lạnh ?
? Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng không ? Vì sao ?
? Em đã có hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể ?
? Giải thích “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói” ?
? Tại sao mùa rét càng đói càng rét ?
I. Thân nhiệt .
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
II. Sự điều hoà thân nhiệt.
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt 
- Cơ chế :
+ Khi trời nóng lao động nặng : mao mạch co ở da dãn đ toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: mao mạch co lại đ cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt (run sinh nhiệt)
- Mọi điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh.
- Rèn luyện thân thể( rèn luyện da) tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và mùa lạnh .
- Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động.
- Mùa đông: giữ ấm chân , cổ , ngực. Thức ăn nóng, nhiều mỡ.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
	- Đọc ghi nhớ SGK.
	- Thân nhiệt là gì ? Vì sao thân nhiệt luôn ổn định ?
	- Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, khi trời lạnh ?
	5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau:
	- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi
	- Trả lời các câu hỏi SGK
	- Đọc $ em có biết.
	- Chuẩn bị kiến thức ôn tập. Các nhóm chuẩn bị nội dung của nhóm mình (mỗi nhóm hoàn thành một bảng – Bài 35).
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
đề kiểm tra học kì I môn sinh học 8
(thời gian làm bài 45 phút)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Hãy đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng(2điểm):
1. Cơ thể được cấu tạo từ:
ă a. Tế bào.
ă b .Nhân tế bào.
ă c. Tế bào và chất vô cơ.
2.Tim hoạt động bền bỉ, lâu dài, suốt đời nhờ:
ă a.Tim cấu tạo bằng cơ tim.
ă b. Chu kỳ hoạt động gồm 3 pha trong đó có một pha giãn chung.
ă c.Hạch thần kinh tự động.
ă d. Cả a,b,c.
3.Phổi là cơ quan :
ă a. Trao đổi khí.
ă b. Dẫn khí.
ă c. Cơ quan phát âm.
4. Loại thức ăn được biến đổi hoá học ở dạ dày là :
ă a.Lipit.
ă b. Gluxit.
ă c.Protein.
Phần tự luận
Câu 1. Hãy chứng minh rằng “tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống”?(3 điểm).
Câu 2. Hãy bố trí thí nghiệm xác định thành phần cấu tạo hoá học của xương? Nêu kết luận (3điểm)
Câu 3.Hãy giải thích các câu sau(2điểm):
a. Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” ?
B. Khi tức giận mặt lại đỏ, nóng người lên.
C. Khi đến nơi có nhiều bụi nhỏ, khói thường có hiện tượng “hắt xì hơi”.
D. Học sinh hay bị vẹo cột sống.
bài làm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 9(12).doc