Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Tiến hóa (3 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Tiến hóa (3 tiết) - Năm học 2021-2022

a) Mục tiêu: - Học thuyết tiến hoá của Lamac và Khái niệm tiến hóa

- Học thuyết tiến hoá của Đacuyn: Chọn lọc nhân tạo; Chọn lọc tự nhiên; Cơ chế tiến hoá

- Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

 

doc 8 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Tiến hóa (3 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 3/2022 Ngày giáng: .. 4/2022
Chủ đề: TIẾN HÓA (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học thuyết tiến hoá của Lamac và Khái niệm tiến hóa
- Học thuyết tiến hoá của Đacuyn: Chọn lọc nhân tạo; Chọn lọc tự nhiên; Cơ chế tiến hoá
- Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.
2. Năng lực
*Năng lực chung: phát hiện vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, sử dụng CNTT và TT
*Năng lực chuyên biệt: kiến thức sinh học, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
B1: GV đặt câu hỏi: Sự sống trên trái đất được hình thành như thế nào?.
B2,3: HS theo dõi, tiếp nhận thông tin, suy nghĩ, thảo luận
B4: GV nêu quan niệm về nguồn gốc của các loài, nguyên nhân và cơ chế hình thành theo quan niệm tôn giáo, quan niệm Lamac. Sau đó giới thiệu quan niệm của Đacuyn.
Gv giới thiệu: Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Những đặc tính này là sự biểu hiện của các gen được truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua quá trình sinh sản
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
a) Mục tiêu: - Học thuyết tiến hoá của Lamac và Khái niệm tiến hóa
- Học thuyết tiến hoá của Đacuyn: Chọn lọc nhân tạo; Chọn lọc tự nhiên; Cơ chế tiến hoá
- Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
I . HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMAC
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
GV giải thích về quan niệm duy tâm siêu hình và duy vật biện chứng về sinh giới, phân tích sự khác nhau giữa biến đổi và tiến hóa.
GV hỏi :nguyên nhân nào gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật?
GV: Mọi biến đổi trên cơ thể đều di truyền có đúng không? vì sao?
GV:Lamac đã giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của SV như thế nào? Ông giải thích như vậy đúng chưa? vì sao?
GV: Quan niệm như vậy có chính xác chưa? Vì sao?
Gv: Lamac đã cống hiến như thế nào cho xã hội?
-Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể SV
HS: Ngoại cảnh thay đổi theo không gian và thời gian
-Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật
HS: Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp ,SV thích nghi lịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
HS: Lamac là người đầu tiên đã xây dựng hệ thống tiến hóa của sinh giới. 
Đã đề cập đến vai trò của ngoại cảnh 
Công nhận loài có biến đổi (theo Lamac: tiến hóa không đơn thuần là biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ dơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện)
HS: - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị.
- Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của chọn lọc tự nhiên
Lamac (1744- 1829)là nhà tự nhiên học người Pháp.
KL: Lamac đã thấy được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những biến đổi đó lại không có cơ sở khoa học.
- Nguyên nhân phát sinh loài mới là sự thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường-
- Cơ chế biến đổi thành loài mới: các loài chủ động thay đổi các tạp quán hoạt động 1 cách chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường
- Những đặc điểm thích nghi được hình thành do tương tác của sinh vật với môi trường được di truyền cho các thế hệ sau
II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN
Giáo viên cho học sinh nghiên cưú mục II và quan sát hình 25.1.
?.Thuyết tiến hoá của S.Đacuyn  gồm những vấn đề nào ? 
?. Đacuyn  là người đầu tiên nêu ra khái niệm biến dị ? 
?. Biến dị là gì ? Theo Đacuyn  có những loại biến dị nào ? Trong đó biến dị nào có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống ? 
?. Giáo viên dùng tranh phân li tính trạng của cải để phân tích nội dung, động lực, cơ sở, vai trò và kết quả của CLNT qua hệ thống câu hỏi: 
?. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi nào ? Do ai tiến hành ? Dựa trên cơ sở nào ? Động lực nào thúc đẩy ? Nội dung và kết quả của quá trình này ? 
?.CLNT bao gồm những mặt nào ?. Quá trình diễn ra như thế nào ? 
?. CLTN và CLNT có những điểm giống và khác nhau như thế nào ? 
?. “ Nguồn gốc các loài”của Đacuyn  đánh gục tư tưởng duy tâm và duy vật thô sơ ? 
- Biến dị: Biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị ) chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
- CLNT là một quá trình gồm 2 mặt song song: tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị không có lợi cho nhu cầu con người 
- Động lực: Nhu cầu nhiều mặt của con người.
- Cơ sở: Biến dị – Di truyền 
- Vai trò: Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
- Kết quả: Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng đa dạng từ 1 nguồn gốc chung, khác xa so với tổ tiên chúng 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trả lời 
    1. Biến dị: Biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị ) chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
   2. Chọn lọc nhân tạo: 
- CLNT là một quá trình gồm 2 mặt song song: tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị không có lợi cho nhu cầu con người 
- Động lực: Nhu cầu nhiều mặt của con người.
- Cơ sở: Biến dị – Di truyền 
- Vai trò: Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
- Kết quả: Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng đa dạng từ 1 nguồn gốc chung, khác xa so với tổ tiên chúng 
3. Chọn lọc tự nhiên: 
- CLTN là quá trình gồm 2 mặt song song: tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật và là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.
- Động lực: đấu tranh sinh tồn 
- Cơ sở: biến dị - di truyền 
- Vai trò: tích luỹ những biến dị ban đầu còn nhỏ nhặt trở thành những biến dị sâu sắc trong quần thể ⭢  thúc đẩy quá trình tiến hoá của sinh giới.
- Kết quả: Hình thành nên những nhóm sinh vật khác nhau và khác xa so với tổ tiên chúng theo con đường phân li tính trạng.
4. Sự hình thành đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài mới.
- CLTN là nhân tố chính tác động lên sinh vật thông qua tính Di truyền –Biến dị của sinh vật, thúc đẩy sự hình thành đặc điểm thích nghi.
- Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian theo con đường phân li tính trạng dưới tác động của CLTN. 
5. Đánh giá học thuyết Đacuyn : 
- Thành công trong việc giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật, nguồn gốc chung của sinh giới.
-Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời, Đacuyn  chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 
III. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI 
(?) Thuyết tiến hóa tổng hợp hình thành dựa trên những thành tựu nào?
(?) Những ai là đại diện đầu tiên cho thuyết tiến hóa tổng hợp? Trong đó, mỗi người đã đóng góp những gì?
   Thuyết tiến hóa tổng hợp đã tiếp tục được bổ sung nhờ sinh học phân tử.
(?) Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện được chia thành mấy mức độ?
- Thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên: phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, di truyền học quần thể
- Học sinh xem SGK, rút ra công lao của Dobsanxki, Mayơ, Sim son.
 Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp:
   Dựa trên thành tựu của nhiều lĩnh vực sinh học. 3 người đại diện đầu tiên là:
- Dobsanxki: biến đổi di truyền liên quan đến tiến hóa, chủ yếu là biến dị nhỏ tuân theo các qui luật Menđen
- Mayơ: đề cập các khái niệm: sinh học về loài, sự hình thành loài khác khu.
- Simson: tiến hóa là sự tích lũy dần các gen đột biến nhỏ trong quần thể.
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
- Nội dung PHT
Vấn đề
Tiến hóa nhỏ
Tiến hóa lớn
Nội dung
Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới
Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Qui mô, thời gian
Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn
Qui mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài
Phương thức nghiên cứu
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
Thường nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng
IV. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.
B1. GV 
-Nguồn gốc phát sinh sự sống trên Trái Đất ?
-Quan điểm hiện đại về bản chất và nguồn gốc sự sống như thế nào?
- Các cơ thể sống (vk, TV, ĐV,) khác với vật vô cơ ra sao?
-Theo quan điểm hiện đại các giai đoạn phát sinh sự song theo trình tự nào?
->Giảng tính tương đối trong việc phân chia các giai đoạn.
-Tóm tắt sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ?
-Trong đk hiện nay của Trái Đất, các chất hữu cơ được hình thành theo con đường nào?
B1: GV
-Sự hình thành phân tử tự nhân đôi có ý nghĩa như thế nào?
-Chứng minh giả thuyết phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN?
-Những dấu hiệu sơ khai của sự sống ở giai đoạn này?
-Giọt coaxecva được tạo ra qua thực nghiệm nhằm chứng minh điều gì?
Tại sao ngày nay các cơ thể sống không có khả năng hình thành bằng con đường vô cơ?
B2-HS suy nghĩ trả lời
B3
->HS tái hiện, nệ được những điểm khác biệt ->dấu hiệu của sự sống (không có ở giới vô cơ)
- tiến hóa hóa học -> tiền sinh học ->sinh học
->các chất vô cơ -> hợp chất hữu cơ đơn giản 2->3 nguyên tố C, H, O ->4 nguyên tố 
->CHC được tổng hợp trong cơ thể sống. Nếu có được TH ngoài cơ thể ->bị oxi hóa, bị vk phân hủy,
->duy trì các đặc điểm có được
-HS suy nghĩ dựa vào thong tin sgk
->TĐC, ST, SS,
->+ĐK tự nhiên khác khí quyển nguyên thủy
+Nếu có được Th ngoài cơ thể cũng không tồn tại được
1.TIẾN HÓA HÓA HỌC: 
Gồm quá trình hình thành các đại phân tử tự nhân đôi: chất vô cơ -> CHC đơn giản ->đại phân tử ->đại phân tử tự nhân đôi
1.1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
-Trong khí quyển nguyên thủy chứa: CO, NH3, hơi H2O, ít N2, không có O2.
-Nguồn NL tự nhiên (bức xạ nhiệt của Mặt Trời, sự phóng điện trong khí quyển, hđ núi lửa,) các chất vô cơ -> hợp chất hữu cơ đơn giản 2 nguyên tố C, H (cacbonhidro)->3 nguyên tố C, H, O (lipit, Sacarit,) -> 4 nguyên tố C, H, O, N (aa, nucleotit)
*TN chứng minh sự hình thành CHC từ CVC 
Trình bày thí nghiệm của Mile về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ.
- Năm 1953. Mile (Miller) và Urây đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ trong một bình thuý tinh 5 lít.
- Hỗn hợp khí CH4, NH3, và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần. Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin.
- Sau thí nghiệm của Mile - Urây, nhiều nhà khoa học khác đã lặp lại thí nghiệm này với thành phần các chất vô cơ có thay đổi chút ít và họ đều nhận được các hợp chất hữu cơ đơn giản khác nhau.
1.2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ:
- Hợp chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương -> cô đọng trên nền đáy bùn sét của đại dương ->protêin, axit nuclêic.
- ARN, ADN có khả năng tự nhân đôi
-Protein: enzim xúc tác
- Giả thiết hiện nay, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN
2. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC: 
-Sự sống chỉ thể hiện khi có sự tương tác của các đại phân tử trong tổ chức tb
-Xuất hiện tế bào đầu tiên từ  tập hợp các đại phân tử trong hệ thống mở, có màng lipoprotêin bao bọc ngăn cách với môi trường, có sự tương tác với môi trường 
3. TIẾN HÓA SINH HỌC: 
Từ tế bào nguyên thủy CLTN tb nhân sơ ->cơ thể đơn bào nhân thực ->cơ thể đa bào nhân thực ->sinh giới đa dạng hiện nay.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:
A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.
Đáp án: B
Câu 2: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ kết hợp với nhau hình thành nên các chất hữu cơ đôn giản rồi từ đó hình thành các chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,).
(2) Thực chất của tiến hóa hóa học là quá trình phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
(3) Quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ bằng con đường hóa học.
(4) Năm 1950, Fox và cộng sự đã chứng minh được các protein nhiệt có thể tự hình thành các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.
A. 1        B. 2 C. 3        D. 4
Đáp án: C
Câu 3: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?
(1) Sự xuất hiện các enzim.
(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.
(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.
(5) Sự xuất hiện màng sinh học.
(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.
A. (2), (4) và (6)
B. (2), (5) và (6)
C. (3), (4) và (6)
D. (1), (5) và (6)
Đáp án: C
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?
A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.
C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.
D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.
Đáp án: D
Câu 5: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là
A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.
C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.
Đáp án: A
Câu 6: Động lực thúc đẩy CLTN theo học thuyết Đacuyn là: 
đấu tranh sinh tồn
nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người
C. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài
D. sự không thống nhất của điều kiện môi trường
Câu 7: Những nội dung nào dưới đây là những nội dung mà thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển dựa trên cơ sở về CLTN của Đacuyn?
CLTN không tác động tới từng gen riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ kiểu gen.
CLTN không chỉ tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ quần thể..
CLTN dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.4
.Làm rõ vai trò của CLTN theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
A. (1), (3) và (4) B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3) D. (1), (2) và (4) 
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Câu 1: Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Câu 2: Giả sử ở một nơi nào đó trên Trái Đất hiện nay các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ trong tự nhiên thì liệu từ các chất này có thể tiến hoá hình thành nên các tế bào sơ khai như đã từng xảy ra trong quá khứ? Giải thích.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
* Đáp án: 
Câu1
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN
- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người.
Câu 2: Không vì điều kiện hiện này trên trái đất rất nhiều. Ngay cả khi các chất hữu cơ có thể được hình thành bằng con đường hoá học ở một nơi nào đó trên Trái Đấi như hiện nay thì những chất này cũng rất dễ bị các sinh vật khác phân giải.
Vẽ sơ đồ tư duy
4. Dặn dò 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_chu_de_tien_hoa_3_tiet_nam_hoc_2021_2.doc