TIẾT 62: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm.
- Biết vận dụng quy tắc vào giải bài tập.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ |?2|
2.Học sinh: Vở ghi, học bài, đọc trước bài nhân 2 số cùng dấu.
III. Tiến trình dạy học
Ngày soạn Ngày giảng Tiết 62: nhân hai số nguyên cùng dấu I. Mục tiêu - Học sinh hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm. - Biết vận dụng quy tắc vào giải bài tập. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng phụ |?2| 2.Học sinh: Vở ghi, học bài, đọc trước bài nhân 2 số cùng dấu. III. Tiến trình dạy học HĐ 1. Kiểm tra bài cũ - Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu? Vận dụng giải 77(89)SGK. ĐVĐ: Nhân 2 số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào? Trả lời: Quy tắc: SGK(88) 77(89)SGK: a) x = 3 => 250 . x = 250 . 3 = 750 dm = 75 m b) x = -2 => 250 .(-2) = - 500 dm = - 50m Vậy nếu 1 bộ tăng 3 dm => 250 bộ tăng 75 m Nếu 1 bộ tăng - 2 dm => 250 bộ tăng - 50 m (hay giảm 50 m) HĐ 2. Nhân hai số nguyên dương - Gv: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0 Gv cho Hs thực hiện | ?1| Vậy khi nhân hai số nguyên dươngtích là một số ntn? - Gv: Tự lấy ví dụ về hai số nguyên dương và thực hiện phép tính tích - Hs: làm |?1| a) 12 . 3 = 36 b) 5. 120 = 600 - Hs: Tích hai số nguyên dương là một số nguyên dương. - Hs: Lấy hai ví dụ về nhân hai số nguyên dương. HĐ 3. Nhân hai số nguyên âm Giáo viên đưa bảng phụ |?2| cho cả lớp quan sát? Hãy quan sát kết quả => dự đoán kết quả của 2 tích cuối? (kết quả phép tính sau so với phép tính trước sẽ tăng lên 4 đơn vị?) => (-1) . (-4) = ? (4) (-2) . (-4) =? (8) 1 học sinh nhắc lại quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu? Vận dụng quy tắc tính: (-4) . (-25) =? Có nhận xét gì về tích của 2 số nguyên âm? áp dụng tính 5 . 17 =? (-15) . (-6) =? - Muốn nhân hai só nguyên dương ( âm) ta làm thế nào? a. Ví dụ: a. (- 4) = -12 2. (- 8) = -8 1. (- 4) = -4 0. (- 4) = 0 (-1) . (- 4) =? (-2) .(- 4) =? b. Quy tắc: Muốn nhân 2 số nguyên âm ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng. c. áp dụng: (-4) .(-25) = 4 . 25 = 100 d. Nhận xét: Tích 2 số nguyên âm là 1 số nguyên dương. áp dụng: *) 5 . 17 = 85 *) (-15) .(-6) = 90 - Hs trả lời HĐ 4. Kết luận - Gv yêu cầu Hs làm bài số 7 trang 91SGK Thêm f) (- 45) . 0 = ? - Gv: Hãy rút ra quy tắc: \ Nhân một số với số 0? \ Nhân hai số nguyên cùng dấu? \ Nhân hai số nguyên khác dấu? - Kết luận: a . 0 = 0 \ Nếu a, b cùng dấu: a. b = |a| . |b| \ Nếu a, b khác dấu: a. b = - |a| . |b| - Gv cho Hs hoạt động nhóm bài 79 SGK. Từ đó rút ra nhận xét: \ quy tắc dấu của tích \ Khi đổi dấu một ( hai) thừa số của tích thì tích như thế nào? - Gv nêu lại phần chú ý - Gv cho Hs làm | ?4| - Hs làm bài 7 trang 91 SGK a) (+3) . (+9) = 27 b) (-3) . 7 = - 21 c) 13 . (-5) = - 65 d) (- 150) . (- 4) = 600 e) 7 . (- 5) = - 35 f) (- 45) . 0 = 0 - Hs rút ra quy tắc. - Hs hoạt động nhóm bài 79 SGK. 27 . (- 5) = - 135 27 . 5 = 135 ( - 27) . 5 = - 135 ( - 27) . (- 5) = 135 Rút ra nhận xét như phần chú ý SGK - Hs làm | ?4| a) b là số nguyên dương b) b là số nguyên âm. HĐ5. Củng cố toàn bài: Gv: Nêu quy tắc nhân hai số nguyên? So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng. Cho Hs làm bài 82 - SGK - Hs phát biểu quy tắc và so sánh. Hs làm bài 82 HĐ 6. Hướng dẫn về nhà Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên. Chú ý: ( - ) . ( - ) = ( +) Làm bài: 83; 84 SGK; 120 --> 125 SBT Chuẩn bị tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: