Giáo án Tập làm văn 9 - Tuần 25

Giáo án Tập làm văn 9 - Tuần 25

TUẦN : 25

Tiết 121-122 Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Thái độ:

- Biết cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án chuẩn-STK-SGK.

- Học sinh: Bài soạn

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nghị luận về tư tưởng đạo lí là gì?

- Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 9 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 25
Tiết 121-122 Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Thái độ:
- Biết cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án chuẩn-STK-SGK.
- Học sinh: Bài soạn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí là gì?
- Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
H: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó?
H: Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
HS thảo luận nhóm
Mỗi nhóm đọc phần 1,2,3 SGK trang52-53
Mỗi nhóm phát biểu rút ra phương pháp làm bài.
Hoạt động 3: Tổng kết ghi nhớ SGK trang 54
HS đọc ghi nhớ- GV chốt lại bài học
Hoạt động 4: Luyện tập
Đề 7 SGK
GV gợi ý
HS thảo luận nhóm tìm ý và lập dàn ý
Mỗi nhóm phát biểu từng phần.
GV chốt lại dàn bài chung.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
1.Đề bài: 10 đề SGK trang 52
a. So sánh các đề bài:
- Giống nhau: Các đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Khác nhau: 
+ Dạng đề có mệnh lệnh: 1,3,10
+ Dạng đề không có mệnh lệnh: 2,4,5,6,7,8,9
b. Một số đề tương tự:
- Bàn về chữ hiếu.
- Bệnh dối trá.
- Phê phán thói đố kị,ghen ăn ghét ở.
II. Cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
* Đề: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”
1. Tìm hiểu đề:
- Tính chất của đề: Nghị luận vấn đề về tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
- Tri thức cần có:
+ Hiểu biết về tục ngữ VN
+ Vận dụng các tri thức về đời sống
- Tìm ý:
+ Tìm nghĩa câu tục ngữ( giải thích nghĩa đen nghĩa bóng)
+ Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?
+ Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ.
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ.
+ Phân tích mặt đúng, sai lợi hại.( Đặt câu hỏi: tại sao?)
+ Nêu thái độ đúng cần phải có đối với vấn đề.( Đặt câu hỏi: Làm như thế nào?)
- Mở rộng vấn đề: uống nước nhớ nguồn.
c. Kết bài:
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩ câu tục ngữ với ngày hôm nay.
3. Viết bài: HS đọc trong SGK trang 53
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ SGK trang 54
III. Luyện tập
* Lập dàn bài cho đề văn: Tinh thần tự học
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tự học: Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.
2. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm “học” và “tinh thần tự học”
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức:
+ Học dười sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tự học: dựa trên cơ sở của những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng. Hình thức học này không có giới hạn về thời giam nghĩa là học suốt đời.
- Tinh thần tự học là: 
+ Có ý thức tự học, ý thức ấy trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập.
+ Có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.
+ Có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống và các điều kiện vật chất cụ thể.
+ Luôn khiêm tốn học ở bạn bè và những người khác.
b. Một số tấm gương tự học tiêu biểu
- Các tấm gương qua sách báo.
- Các tấm gương trong trường lớp
c. Bản thân em làm gì qua vấn đề trên?
3. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề: tinh thần tự học trong tình hình hiện nay.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
- Hãy nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Dặn dò:
- Về nhà viết hoành chỉnh đề bài: Uống nước nhớ nguồn
- Viết mở bài và kết bài đề : Tinh thần tự học.
- Chuẩn bị bài: Xem lại nghị luận về vấn đề sự việc hiệc tượng xã hội.
TIẾT 123 Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Nắm rõ yêu cầu của đề bài từ đó đối chiếu nhận ra ưu khuyết điểm trong bài văn của mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận.
- Rèn kĩ năng sử dụng tốt Tv trong khi nói và viết.
3. Thái độ: 
- Suy nghĩ sáng tạo trong bài viết.
- Học hỏi những bài văn hay, rút khinh nghiệm bài sau tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án- bài trả cho HS
- Học sinh: Ôn lại bài
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu yêu cầu của đề bài
GV ghi đề lên bảng
Đề: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.ãy đặt một nhan đề gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Hoạt động 2: GV cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
Hoạt động 3: Lập dàn bài chung
I. Yêu cầu chung:
1. Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội.
2. Nội dung: Hiện tượng vứt rác bừa bãi, ô nhiểm môi trường.
Trên cơ sở nội dung nghị luận giúp HS nhận rõ bản chất vấn đề: về thái độ sống tích cực của mỗi con người, đem lại cách nhìn cách nghĩ có ý thức hơn làm đẹp và giữ gìn môi trường sống.
3. Sắp xếp lí lẽ một cách hợp lí, linh hoạt, chặt chẽ, thuyết phục.
4. Bố cục: ba phần rõ ràng> Các luận điểm sáng rõ, diễn đạt mạch lạc dễ hiểu. Không mắc các lỗi: ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ
5. Nhan đề: Hãy bảo vệ môi trường,Nỗi đau vì môi trường bị ô nhiểm..
II. DÀN BÀI
1. Mở bài: (1.5đ)
- Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tượng vứt rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường.
- Con người cần phải bảo vệ môi trường sống.
2. Thân bài: (7đ)
a. Ý thức bảo vệ môi trường của con người trong thực tế hiện nay.
Hiện tượng vứt rác bùa bãi vẫn còn xảy ra nhiều ở các thành phố lớn.
b. Tác hại của những hành động trên:
- Làm hại đến sự sống của muôn loài: cây cối, chim chóc
- Làm hủy hoại bầu không khí trong lành của con người.
- Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, làm mất vẻ đẹp đường phố.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nhiều dịch bệnh.
- Gây nên hiện tượng ngẹt cống rãnh, ngập lụt ở một số đường phố.
c.Đánh giá: Nêu suy nghĩ của mình về các hành vi gây ô nhiểm môi trường của con người:
- Con người thiếu ý thức với vấn đề bảo vệ môi trường.
- Chưa có trách nhiệm cao với cộng đồng.
- Khả năng nhận thức của con người quá thấp.
- Lên án và phê phán những biểu hiện không tốt của con người làm ô nhiểm môi trường.
d. Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:
- Đối với bản thân: 
+ Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi mọi lúc. Cụ thể là xả rác đúng nơi qui định.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện để môi trường xung quanh chúng ta: xanh, sạch, đẹp.
- Đối với địa phương: Nên có hình thức xử phạt nặng đối với những ai vứt rác bừa bãi.
3. Kết bài: (1.5đ)
- BVMT, không có hiện tượng vứt rác bừa bãi là vấn đề cấp bách của xã hội.
- Mọi người cần quyết tâm thực hiện tốt việc BVMT.
Hoạt động 4: Nhận xét tình hình làm bài của HS
1. Ưu điểm: 
- Nắm được kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống qua các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Một số bài dã biết cách tìm hiểu vấn đề sự việc hiện tượng, biết phân tích mặt đúng mặt sai, lợi hại của sự việc hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân bày tỏ thái độ ý kiến nhận định của mình.
- Bài viết bố cục hoàn chỉnh.
- Diễn đạt mạch lạc rõ ràng.
2. Khuyết điểm:
- Một số bài chưa có hệ thống luận điểm rành mạch, thân bài chưa biết ngắt đoạn rõ ràng.
- Bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Diễn đạt còn dài dòng thiếu sinh động, sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
Hoạt động 5:Trả bài, sửa chữa, đọc bài mẫu, rút kinh nghiệm.
- Đọc bài khá: Hương, Đạt, Hân. Thư, Lộc Trí
- Đọc bài kém: Phát Như, Tài, Tú, Chung, Phú.
- Phát bài – HS tự sửa lỗi sai của mình
- Ghi điểm
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
Ôn tập củng cố kĩ năng làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng.
2. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_9_tuan_25.doc