I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào đơn xin cấp thể đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho hs )
- Vở bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, luyện tập thực hành.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. MỞ ĐẦU:
Tập làm văn lớp 3 tiếp tục giúp các con rèn luyện các kĩ năng nói năng, nói, nghe, viết,để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp.
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
Tiếp theo bài tập đọc hôm trước - bài Đơn xin vào Đội, trong tiết tập làm văn hôm nay, các con sẽ nói những điều con đã biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào mẫu in sẵn- Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
tập làm văn: Thứ 6 / 8 / 9 / 2006 Tiết 1: nói về đội thiếu niên tiền phong I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào đơn xin cấp thể đọc sách. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho hs ) - Vở bài tập. III. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. Mở đầu: Tập làm văn lớp 3 tiếp tục giúp các con rèn luyện các kĩ năng nói năng, nói, nghe, viết,để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiếp theo bài tập đọc hôm trước - bài Đơn xin vào Đội, trong tiết tập làm văn hôm nay, các con sẽ nói những điều con đã biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào mẫu in sẵn- Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. Hướng dẫn bài tập: a. Bài tập 1: - Gv: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng(5-9) tuổi sinh hoạt trong các sao nhi đồng lẫn thiếu niên(9-14) tuổi sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. - Đội thành lập ngày nào ở đâu? - Những đội viên đầu tiên của đội là ai? - Một hs đọc y/c của bài- lớp đọc thầm. - hs trao đổi nhóm để trả lời các CH. - Đội được thành lập ngày 15/ 5/ 1941 tại Pác Bó, Cao bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc. - Lúc đầu đội chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền ( bí danh Kim Đồng ). Bốn đội viên khác là: Nông văn chàn( bí danh Cao Sơn ), Lý văn Tịnh( bí danh Thanh Minh) - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? - Nói những điều em biết về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát, các phong trào của Đội. b. Bài tập 2: - Gv nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ (cộng hoà...Độc lập ...) + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên đơn + Địa chỉ gửi đơn + Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn + Nguyện vọng và lời hứa + Tên và chữ ký của người viết đơn - Gv đi kiểm tra uốn nắn hs viết đúng vào chỗ chấm của mỗi dòng trong đơn - Gv tuyên dương 1 số bài làm đúng, trình bày đẹp cho cả lớp cùng xem. Lý Thị Mì ( bí danh Thuỷ Tiên ), Lý thị Xậu ( bí danh Thanh Thuỷ ) - Về những lần đổi tên của đội: Tên gọi lúc đầu là " Đội nhi đồng cứu quốc ( 15/5/1941), đội thiếu nhi tháng tám ( 15/5/1951), đội thiếu niên tiền phong ( 2/1956 ), đội thiếu niên tiền phong HCM ( 30/1/ 1970) - Huy hiệu đội: vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ tổ quốc. - Bài hát của đội là "đội ca" do nhạc sĩ phong nhã sáng tác. khăn quàng màu đỏ. - Các phong trào là : công tác Trần quốc Toản( phát động năm 1947). kế hoạch nhỏ( 1960 ), thiết nhi làm nghìn việc tốt( 1981 ) - Đại diện nhóm thi nói về t/c đội. - Cả lớp và gv nhận xét bổ sung bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên. - 1 hs đọc y/c của bài, lớp đọc thầm. - Hs làm bài vào vở bài tập. - Vài hs đọc bài viết. - Cả lớp và gv nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhấn mạnh điều mới biết: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. - Y/c hs nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện. Thứ 6 / 15 / 9 / 2006 Tiết 2: Viết đơn I. Mục đích, yêu cầu: - Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc" đơn xin vào đội ", mỗi hs viết được một lá đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM. II. Đồ dùng dạy- học: - Mẫu đơn xin vào đội - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra vở của 5 đến 5 hs viết đơn xin cấp thẻ đọc sách - Kiểm tra 1 hoặc 2 hs làm lại bài tập 1: nói những điều em biết về đội thiếu niên tiền phong HCM. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Trong những tiết tập đọc và tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào đội, nói những điều em biết về đội thiếu niên tiền phong HCM. Trong tiết tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào đội của chính mình. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Gv giúp hs nắm vững trên y/c: Các em cần viết đơn vào đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu. * Câu hỏi: - Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu. - 1 hs đọc yêu cầu của bài. - Lá đơn phải trình bày theo mẫu: + Mở đầu đơn phải viết tên đội. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên của đơn: Đơn xin ........ + Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. - Phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu? vì sao? - Gv chốt lại, lấy ví dụ về lí do, nguyện vọng, lời hứa khi viết đơn vào đội. - Gv đi kiển tra uốn nắn. - Gv nhận xét ghi điểm, khen ngợi những hs viết được các lá đơn đúng là của mình. + Họ, tên và ngày tháng năm sinh của người viết đơn, người viết là hs của trường nào? + Trình bày lý do viết đơn + Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. + Chữ ký và họ, tên của người viết đơn. - Phần lí do viết đơn, trình bày nguyện vọng, lời hứa là nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do nguyện vọng và lời hứa riêng. Hs được tự do thoải mái viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện được đủ những ý cần thiết. - Hs viết đơn vào vở bài tập. - 1 số hs đọc đơn. - Cả lớp và gv nhận xét theo các tiêt chí: + Đơn viết có đúng mẫu không? + Cách diễn đạt trong lá đơn( dùng từ, câu ). + Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào đội hay không? 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhấn mạnh: Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bàng đơn. - Y/c hs ghi nhớ một mẫu đơn, những hs nào viết chưa được về sửa lại. Tiết 3: Thứ 6 / 22 / 9 / 2006 Kể về gia đình I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen. 2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. II. Đồ dùng dạy- học: - Mẫu đơn xin nghỉ học. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 hs đọc lại đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM. - Nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn hs làm bài: a, Bài tập 1: ( làm miệng ) - Gv giúp hs nắm vững thêm: kể về gia đình mình cho người bạn mới ( mới đến lớp, mới quen) chỉ cần nói 5- 7 câu giới thiệu về gia đình của em. VD: gia đình em có những ai, tính tình như thế nào, làm công việc gì? - Hoạt động nhóm đôi: b, Bài tập 2: - Gv nêu yêu cầu của bài. - 1 hs đọc yêu cầu của bài. - Hs kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ. - Đại diện mỗi nhóm thi kể: VD: nhà tớ chỉ có 4 người : bố mẹ tớ, tớ và cu thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm. bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng, những lúc nhàn rỗi mẹ khâu và vá quần áo. gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ. - Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát chân thật. - 1 hs đọc mẫu đơn, sau đó nói về trình tự của mẫu đơn: + Quốc hiệu và tiêu ngữ - Gọi hs nêu trình tự mẫu đơn. - Cho hs làm miệng: - Gv đi kiểm tráh làm bài. - Gv chấm điểm vài bài và nêu nhận xét. + Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn. + Tên của đơn. + Tên của người nhận đơn. + Họ, tên người viết đơn, người viết là hs lớp nào? + Lí do viết đơn + Lí do nghỉ học + Lời hứa của người viết đơn + ý kiến và chữ ký của gia đình hs. - 2, 3 hs làm miệng bài tập (lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật). - Hs viết đơn vào vở bài tập. 3. Củng cố dặn dò: - Hs nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần. Tiết 4: Thứ 6 / 29 / 9 / 2006 nghe - kể: dại gì mà đổi I. Mục đích yêu cầu : 1. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên. 2. Rèn kĩ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ dại gì mà đổi - Bảng lớp viết 3 câu hỏi sgk làm điểm tựa để hs kể. - Mẫu điện báo. - Vở bài tập. II. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề, luyện tập thực hành. III. Các hoạt đong dạy học: A. Ôn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - 1 hs kể về gia đình của mình với một người bạn mới quen. - 1 hs đọc đơn xin phép nghỉ học. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học, ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn hs làm bài tập: a. Bài tập 1: - Gv kể chuyện lần 1. + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? - Gv kể lần 2: - Gv hỏi những hs vừa thi kể: Truyện này buồn cười ở điểm nào? Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo. - Gv hỏi: + Tình huống cần viết điện báo là gì? + Yêu cầu của bài là gì? - Gv hướng dẫn hs điền đúng nội dung vào điện báo và giải thích rõ các phần: + Họ tên, địa chỉ người nhận: Cần viết chính xác cụ thể phải có để bưu điện biết là chuyển tin cho ai. + Nội dung: Ghi vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận được hiểu vì bưu điện tính chữ để lấy tiền. + Họ tên địa chỉ người gửi: Phần này không tính tiền cước nhưng cũng phải ghi đủ nếu gặp khó khăn bưu điện tiện liên hệ. 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân. - Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần thiết. - Nhận xét tiết học. - Hát - 1 hs lên trình bày kể về gia đình của mình với người bạn mới quen. - 1 hs đọc đơn xin phép nghỉ học. - Hs lắng nghe. - 1 hs đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý. - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong sgk, đọc thầm các câu gợi ý. - Hs lắng nghe. - Vì cậu rất nghịch. - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu! - Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm - Hs chăm chú nghe. - Hs dựa vào câu hỏi trên bảng tập kể lại nội dung câu chuyện theo các bước: + Lần 1: 1 hs khá giỏi kể- hs nhận xét + Lần 2: 5, 6 hs thi kể. - Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm. - Cả lớp và hs bình chọn những bạn kể chuyện đúng hay và hiểu chuyện nhất. - 1 hs đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo. - Cả lớp đọc thầm theo. - Em được đi chơi xa ( đến nhà cô, chú ở tỉnh khác,...).Trước khi em đi, ông bà bố mẹ lo lắng, nhắc em đến nơi phải gửi điện về ngay. Đến nơi, em gửi điện báo tin cho gia đình biết để mọi người ở nhà yên tâm - Dựa vào mẫu điện báo trong sgk , em chỉ viết vào vở họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. - Hs theo dõi - 2 hs nhìn mẫu điện báo sgk làm miệng - Cả lớp và giáo viên nhận xét - Cả lớp làm bài vào vở bài tập Tiết 5: Thứ 6 / 6 / 10 / 2006 tập tổ chức cuộc họp I. Mục đích yêu cầu: Học sinh biết tổ chức một cuộc họp tổ. Cụ thể: - Xác định được rõ nội dung cuộc họp. - Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp ghi: + Gợi ý về nội dung cuộc họp( theo sgk). + Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. III. ... GV cho 3 đến 4 hs trả lời: + Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường? + Em đã làm việc tốt đó ở đâu? Vào khi nào? + Em đã tiến hành công việc đó ra sao? + Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó? - Gv yêu cầu 2 hs ngồi cạnh kể cho nhau nghe về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - Gọi một số hs kể trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm hs. Bài 2 - GV gọi Hs đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc hs viết bài một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng. - GV nhận xét và cho điểm hs. Hoạt động học - 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu của gv. - Nghe gv giới thiệu bài. - Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường. - 2 hs lần lượt đọc trước lớp, cả lớp cùng theo dõi. - Hs tiếp nối nhau trả lời: + Dọn vệ sinh sân trường. + Nhặt cỏ, bắt sâu, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. + Nhặt rác trên đường phố, đường làng bỏ vào nơi quy định. + Tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm. + Nhắc nhở các hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. + Giữ sạch nhà, lớp học - Nghe GV định hướng và trả lời từng câu hỏi định hướng: + Em đã tham gia vệ sinh đường phố cùng các bác trong tổ dân phố./ Em đã chăm sóc bồn hoa trước lơp cùng các bạn trong tổ./ Em đã nhắc nhở, ngăn chặn các bạn không được bẻ cành, hái hoa./.. + Em làm việc tốt đó ở tổ dân phố nơi gia đình em ở vào chiều thứ bảy tuần trước./ Em đã làm việc tốt đó ngay tại trường vào ngày chủ nhật vừa qua./ Em đã làm việc tốt đó ở công viên Thủ Lệ khi được đi chơi cùng bố mẹ vào sáng chủ nhật tuần trước./ + Khi vừa đến giờ dọn vệ sinh của khu phố em đã có mặt ngay. Em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch đường phố. Trước khi quét chúng em vẩy nước cho đỡ bụi. Chúng em đã quét rất cẩn thận, vừa làm việc chúng em vừa có thể trò chuyện nên rất vui mà công việc vẫn hoàn thành nhanh + Em cảm thấy rất vui - Hs làm việc theo cặp. - 2 hs lần lượt đọc trước lớp. - Hs làm bài, sau đó một số hs đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc những hs chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những hs chưa chú ý học bài. - Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau. Bài viết để GV tham khảo: Chủ nhật vừa qua, khu phố em tổ chức tổng vệ sinh làm sạch môi trường. Bố mẹ đi vắng nên em thay mặt cả nhà tham gia cùng các bác trong tổ dân phố. Đúng lúc 5 giờ, vừa nghe tiếng bác tổ trưởng ở đầu phố, mọi người đã tập tủng lại ngay. Trên tay mỗi người đều cầm một dụng cụ dọn vệ sinh. Người thì cầm xô múc nước, người thì cầm chổi, người thì cầm hót rác, người lại mang xẻng, cuốc. Em cùng mấy bạn nhỏ được phân công nhổ cỏ ở các gốc cây. Các bác phụ nữ dùng chổi cán dài quét sạch đường phố. Mấy bác nam giới thì khơi thông cống rãnh. Vừa làm việc, mọi người vừa nói chuyện vui vẻ. Chẳng mấy chốc công việc đã xong. Nhìn dãy phố sạch bong không còn chút rác, cống được làm sạch, không còn mùi khó chịu, ai cũng hả hê, sung sướng. Thứ .ngày..tháng.. năm 200 tuần 33 Tập làm văn ( 1 tiết ) I. mục tiêu: - Rèn kỹ năng đọc - hiểu: Đọc bài báo A lô, Đô - rê - mon Thần thông đây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê - mon - Rèn Kỹ năng viết: Ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê - mon vào sổ tay. II. Đồ dùng dạy - học. - GV và Hs cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài. - Một cuốn truyện tranh Đô - rê - mon, một vài tờ báo Nhi đồng có mục A lô, Đô - rê - mon Thần thông đây! - Mỗi hs chuẩn bị một cuốn sổ tay nhỏ ( có thể tự đóng ). III. Các hoạt động dạy- học chủ yêú. Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - Nhận xét và cho điểm hs. 2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài - GV hỏi: Trong lớp ta bạn nào đã biết đến đô - rê - mon? Hãy kể đôi điều về nhân vật này. - GV cho hs quan sát quyển truyện tranh Đô - rê - mon, sau đó giở báo Nhi đồng đến mục Alô, Đô - rê - mon Thần thông đây! và giới thiệu: Trong giờ tập làm văn này các em sẽ cùng đọc 1 bài báo trong mục Alô, Đô - rê - mon Thần thông đây! của báo Nhi đồng và ghi lại những ý chính của báo vào sổ tay. 2.2 Hướng dẫn làm bài Bài 1 - Gv gọi hs đọc yêu cầu của bài. - GV gọi 2 hs đọc bài trước lớp, 1 hs đóng vai người hỏi, 1 hs đóng vai Đô - rê - mon. - yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ hai. - Cho hs cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được. Bài 2 - GV gọi hs đọc yêu cầu của bài. - GV gọi hs đọc lại phần a của bài báo. - GV hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô - rê - mon điều gì? - Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của đô - rê - mon. - Gv yêu cầu hs tự làm tiếp phần b. - Gv nhận xét, chữa bài và cho điểm hs. - 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - HS: đô - rê - mon là chú mèo máy trong bộ tranh truyện Đô - rê - mon. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 hs đọc trước lớp. - 2 hs đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Đọc bài - 2 hs lần lượt đọc trước lớp. - 1 hs đọc trước lớp. - Bạn nhỏ hỏi Đô - rê -mon: " Sách đỏ là gì ?". - Hs tự ghi, sau đó lại phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. - Hs cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 hs đọc bài làm trước lớp, cả lớp cùng nhận xét. b. các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng: - Việt Nam: + động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác + Thực vật: trầm hương, trắc, Kơ - nia, sâm ngọc linh, tam thất, - Trên thế giới: động vật: chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc những hs chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những hs chưa chú ý học bài. - Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ .ngày..tháng.. năm 200 tuần 34 Tập làm văn ( 1 tiết ) I. mục tiêu: - Rèn kỹ năng đọc - kể: Nghe GV đọc, nói lại được nội dung chính từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. - Rèn Kỹ năng viết: Ghi được những ý chính trong bài Vươn tới các vì sao vào sổ tay.. II. Đồ dùng dạy - học. - Các hình minh họa bài Vươn tới các vì sao ( phóng to, nếu có điều kiện ). - Mỗi hs chuẩn bị một quyển sổ tay nhỏ ( có thể tự đóng ). III. Các hoạt động dạy- học chủ yêú. Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu đọc phần ghi các ý chính trong bài báo Alô, Đô - rê - mon Thần thông đây! của tiết tập làm văn tuần 33. - Nhận xét và cho điểm hs. 2. Dạy - Học bài mới 2.1 Giới thiệu bài - Trong bài giờ tập làm văn này, các em sẽ nghe cô đọc và kể lại bài vươn tới các vì ao. Bài sẽ cho các em những thông tin thú vị về những nhà du hành vũ trụ, về hành trình chinh phục vũ trụ của loài người. 2.2 Hướng dẫn làm bài Bài 1 - GV gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu hs đọc SGK và hỏi: Bài Vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung? - GV yêu cầu hs lắng nghe bài, ghi ra nháp những nội dung chính, sau đó đọc nội dung bài Vươn tới các vì sao ( đọc 2 lần ). Chú ý đọc với giọng chậm rãi, thể hiện lòng ngưỡng mộ, tự hào với các thành tích của loài người trong hành trình chinh phục vũ trụ. - Gv đặt câu hỏi để hs tái hiện từng nội dung của bài. + Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì? quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này? Họ đã phóng nó vào ngày tháng năm nào? + Ai là người đã bay trên con tàu đó? + Con tàu đã mấy vòng quanh trái đất? + Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày nào? + Am - xtơ - rông đặt chân lên mặt trăng vào ngày nào? + Con tàu nào đã đưa Am - xtơ - rông lên mặt trăng? + Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? + Chuyến bay nào đã đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ? - GV đọc lại bài viết lần thứ 3, nhắc hs theo dõi và bổ sung các thông tin chưa ghi được ra nháp. - Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về nội dung bài. - Gọi một số hs nói lại từng mục trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm các hs kể tốt. Bài 2 - GV gọi hs đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS chỉ ghi thông tin chính, dễ nhớ, ấn tượng như tên nhà du hành vũ trụ, tên tàu vũ trụ, năm bay vào vũ trụ - Gọi một số HS đọc bài trước lớp. Nhận xét và cho điểm những hs có bài ngắn gọn, đủ ý. - 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu của gv. - Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. - Bài gồm 3 nội dung: a. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. - Nghe Gv đọc bài và ghi lại các ý chính của từng mục. - Nghe và trả lời câu hỏi của GV: + Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương đông I của Liên Xô. Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12.4.1961. + Nhà du hành vũ trụ Ga - ga - rin. + Con tàu đã bay 1 vòng quanh trái đất. + Nhà du hành vũ trụ người Mĩ, Am - xtơ - rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. + Ngày 21.7.1969. + Tàu A - pô - lô. + Đó là anh hùng Phạm Tuân. + Chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980. - Theo dõi bài đọc của GV để bổ sung thông tin còn thiếu. - Hs làm việc theo cặp. - Một số Hs nói trước lớp, mỗi hs chỉ nói về một mục, cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung. - Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên. - Hs thực hành ghi sổ tay. - Theo dõi bài làm của bạn, nghe GV chữa bài để rút kinh nghiệm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc những hs chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo cáo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay. - Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau. Nội dung bài: Vươn tới các vì sao a. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ: Ngày 12.4.1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1, đưa nhà du hành vũ trụ Ga - ga - rin bay một vòng quanh trái đất. Đây là chuyến bay đầu tiên của con người vào khoảng không bao la. Để kỉ niệm sự kiện này, người ta đã lấy ngày 12 tháng 4 làm ngày Quốc tế du hành vũ trụ. b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng Người đầu tiên thực hiện mơ ước lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am - xtơ - rông, người Mĩ. Ngày Am - xtơ - rông được tàu du hành vũ trụ A - pô - lô đưa lên mặt trăng là ngày 21 - 7 - 1969. c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Đó là anh hùng Phạm Tuân. Ông vốn là một phi công có nhiều thành tích chiến đấu. Trong một trận đánh năm 1972 để bảo vệ thủ đô Hà Nội, ông đã lập công bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của Mĩ. Năm 1980, ông tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô. Sách giáo viên Tiếng Việt 3, tập 2 Thuần
Tài liệu đính kèm: