Giáo án Tiết 48: Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 9 - Thời gian: 45 phút

Giáo án Tiết 48: Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 9 - Thời gian: 45 phút

. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình học kì II về lịch sử Việt Nam để hoàn thành bài kiểm tra học kì. Đánh giá kết quả học tập trong học kì II của học sinh.

2. Kĩ năng:

Phân tích, đánh gía, suy luận về các sự kiện lịch sử đã học.

3. Tư tưởng:

Giáo dục ý thức tự lực, chủ động, tự tin làm bài kiểm tra.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiết 48: Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 9 - Thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.04.2008
Ngày giảng: 22.04.2008
Tiết 48
kiểm tra học kì II
Môn: Lịch sử - Thời gian: 45 phút.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình học kì II về lịch sử Việt Nam để hoàn thành bài kiểm tra học kì. Đánh giá kết quả học tập trong học kì II của học sinh.
2. Kĩ năng:
Phân tích, đánh gía, suy luận về các sự kiện lịch sử đã học.
3. Tư tưởng:
Giáo dục ý thức tự lực, chủ động, tự tin làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề và đáp án chấm.
HS: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới:
GV phát đề cho học sinh: 
I. Phần trắc nghiệm ( 3đ ):
Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông nổ ra năm nào?
ă 1945 ă 1946 ă 1947 ă 1948
Câu 2: Sau thất bại ở Việt Bắc, Thực dân Pháp tăng cường chính sách gì?
ă Đàm phán, chấm dứt chiến tranh bằng con đường ngoại giao.
ă Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
ă Đánh nhanh, thắng nhanh, mở rộng phạm vi chiếm đóng.
ă Kế hoạch Rơ-ve.
Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra ở đâu?
ă Chiêm Hoá - Tuyên Quang ă Ba Đình – Hà Nội
ă Cao Bằng ă Lạng Sơn
Câu 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ được diễn ra mấy đợt?
ă 1 đợt ă 2 đợt ă 3 đợt
Câu 5: Nối các sự kiện lịch sử với mốc thời gian sao cho phù hợp?
1952: Pháp tấn công thị xã Hoà Bình.
1953: Hiệp định Giơ-ne về Đông Dương được kí kết.
1954: Chủ Tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về việc đình chiến của Pháp
Câu 6: Hoàn thiện bảng thống kê các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
Năm
Tên sự kiện
Lực lượng
1965 – 1968
1969 - 1973
Chiến tranh đặc biệt
Chiến tranh cục bộ
Mĩ chỉ huy quân đội tay sai
Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
II. Phần tự luận ( 7đ ):
Câu 1 ( 2,5đ ): Trình bày tóm tắt nội dung hiệp định Giơnevơ 1954?
Câu 2 ( 4,5đ ): Trình bày cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với ba chiến dịch lớn như thế nào?
đáp án chấm và biểu điểm
Môn: Lịch sử - Thời gian: 45 phút.
I. Phần trắc nghiệm ( 3đ ):
Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông nổ ra năm nào?
ă 1945 ă 1946 X1947 ă 1948
Câu 2: Sau thất bại ở Việt Bắc, Thực dân Pháp tăng cường chính sách gì?
ă Đàm phán, chấm dứt chiến tranh bằng con đường ngoại giao.
X Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.X
ă Đánh nhanh, thắng nhanh, mở rộng phạm vi chiếm đóng.
ă Kế hoạch Rơ-ve.
Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra ở đâu?
X Chiêm Hoá - Tuyên Quang ă Ba Đình – Hà Nội
ă Cao Bằng ă Lạng Sơn
Câu 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ được diễn ra mấy đợt?
ă 1 đợt ă 2 đợt X 3 đợt
Câu 5: Nối các sự kiện lịch sử với mốc thời gian sao cho phù hợp?
1952: Pháp tấn công thị xã Hoà Bình.
1953: Hiệp định Giơ-ne về Đông Dương được kí kết.
1954: Chủ Tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về việc đình chiến của Pháp
Câu 6: Hoàn thiện bảng thống kê các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
Năm
Tên sự kiện
Lực lượng
1961 – 1965
1965 – 1968
1969 - 1973
Chiến tranh đặc biệt
Chiến tranh cục bộ
Chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh
Mĩ chỉ huy quân đội tay sai
Quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội
 Sài Gòn
Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
II. Phần tự luận ( 7đ ):
Câu 1 ( 2,5đ ): Trình bày tóm tắt nội dung hiệp định Giơnevơ 1954?
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước.
Câu 2 ( 4,5đ ): Trình bày cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với ba chiến dịch lớn như thế nào?
Thực hiện kế hoạch giải phóng miền nam, ta tập trung lực lượng với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn:
* Chiến dịch Tây Nguyên:
10.3.1975 mở màn trận Buôn Ma Thuật. Ta đã nhanh chóng giành thắng lợi.
12.3.1975 địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuật nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ ở Tây Nguyên của địch bị rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
14.3.1975 địch rút toàn bộ khỏi Tây Nguyên, trên đường rút chạy chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.
24.3.1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng:
21.3.1975 quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hoàn thành thế bao vây địch trong thành phố.
25.3.1975 quân ta tiến vào cố đô Huế. 26.3.1975 giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
Cùng lúc, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Laitạo thêm một uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
Sáng 29.3 quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố. Đến 3 giờ chiều toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
* Chiến dịch giải phóng Sài Gòn ( Chiến dịch Hồ Chí Minh):
5 giờ chiều chiến dịch bắt đầu. 5 cánh quân cùng một lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
10giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ chính phủ trung ương Sài Gòn.
11 giờ 30 phút cùng ngày, chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắn lợi. 
4. Củng cố:
GV nhận xét giờ kiểm tra, đánh giá ý thức làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn học bài:
Ôn lại nội dung đã học trong cả năm học.
Kiểm tra lại kết quả làm bài của mình.
Ngày soạn: 22.04.2008
Ngày giảng: 24.04.2008
Tiết 154 – 155
kiểm tra học kì II
Môn: Ngữ văn - Thời gian: 90 phút.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Kết hợp các kiến thức của ba phân môn để hoàn thành các câu hỏi trong bài kiểm tra. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì II.
2. Kĩ năng:
Phân tích, nghị luận, nhận xét.
3. Tư tưởng:
Giáo dục tình thần tự giác, nghiêm túc trong vuiệc làm bài kiẻm tra.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề và đáp án.
HS: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài giảng.
1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới:
GV phát đề cho học sinh.
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm ( 3đ ):
Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “ Con cò” là sáng tác của tác gỉa nào?
ă Chế Lan Viên ă Tố Hữu ă Thanh Hải ă Y Phương
Câu 2: Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương có câu:
Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời(2) trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời(2) là hình ảnh như thế nào?
ă Hình ảnh thực của thiên nhiên, tạo hoá.
ă Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
ă Hình ảnh thể hiện sự hoà quện của thuiên nhiên với con người.
Câu 3: Câu nào thể hiện hàm ý trong đoạn đối thoại sau:
A hỏi: Tối mai bạn đi xem ca nhạc với tớ nhé!(1).
B trả lời: Tối mai mẹ mình về quê(2).
A : Đành vậy(3).
ă Câu 1 ă Câu 2 ă Câu 3 
Câu 4: Xếp các từ sau đây vào cột thích hợp: Ba, tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ, những, ấy, đâu, đã, mới, đang, ở, của, nhưng, chỉ, trời ơi.
Số Từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Qhtừ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
Câu 5: Sắp xếp phần tóm tắt nội dung từng bài thơ cho phù hợp với tên bài:
Tên bài thơ
Tóm tắt nội dung
Con cò
a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện trân thành góp mùa xuân nhỏ của mình vào cuộc đời chung.
Mùa xuân nho nhỏ
b. Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
Viếng lăng Bác
c. Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ mùa hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Sang thu
d. Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nma ra viếng lăng Bác.
Nói với con
e. Từ hình tượng con cò trong những bài hát ru , ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
II. Phần tự luận ( 7đ ):
Câu 1 ( 2,5đ ): Chép lại theo trí nhớ khổ thơ đầu trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương? Nêu cảm xúc của mình đối với khổ thơ đó?
Câu 2 ( 4,5đ ): Viết bài văn nghị luận về bài thơ “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm(các ý đúng):
Câu1: ý 1 Câu 2: ý 2 Câu 3: ý 2 Câu 4: Lần lượt Câu 5: 1- e, 2- a, 3- ý d, 
 4- ý c, 5- ý b.
Điền từ theo thứ tự từ trái sang phải.
* Phần tự luận:
 Câu 1: Câu 1: Chép lại theo trí nhớ khổ thơ đầu trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương? Nêu cảm xúc của mình đối với khổ thơ đó?
Yêu cầu chép lại bài thơ chính xác theo đúng trình tự của bài.
Viết đúng khổ thơ đầu: 1đ. ( đúng chính tả, đúng cấu trúc câu thơ).
Nêu cảm xúc trân thực, rõ ràng: 1,25đ.
Trình bày đẹp, khoa học, sạch sẽ: 0,25đ.
Câu 2: Viết bài văn nghị luận về bài thơ “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh?
Học sinh phải nêu lên được suy nghĩ của nhà thơ, suy nghĩ của mình đối với bài thơ
Yêu cầu: Có đủ 3 phần, rõ ràng, rành mạnh, thể hiện được cảm xúc thật của người viết.
Các vấn đề được nghị luận trong bài làm phải giàu hình ảnh, đậm chất nghệ thuật.
4.Củng cố
GV nhận xét đánh giá về ý thức của học sinh trong giờ trả bàikiểm tra.
5. Hướng dẫn học bài
Ôn lại những kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA HOC KI II.doc