I. Lý do chọn đề tài:
Cho dù ở thời đại nào thì vấn đề cốt lõi của việc dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông vẫn là giúp các em học sinh vươn tới những gí trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn, hướng học sinh tới những hành động cao cả và những ước mơ đẹp. Chính vì vậy, việc dạy tác phẩm trong nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng.
Tuy vậy, việc cảm thụ văn chương của học sinh phổ thông hiện nay còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam, trong những năm gần đây, chất lượng học văn của học sinh THPT ở nước ta thể hiện qua các hoạt động như sự tư duy lôgíc, tính liên tưởng và thông qua các lời phát biểu trên lớp trong giờ học tác phẩm tỏ ra ngày càng giảm sút. Điều này đã dẫn tới một yêu cầu tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học văn.
Đã có nhiều cuộc hội thảo, khảo sát về đổi mới phương pháp dạy học vưn được tổ chức ở các cấp. Hàng loạt các phương pháp dạy học được đề xuất thử nghiệm. Trong số các phương pháp được đề ra và áp dụng rộng rãi gần đây, phương pháp dạy học nêu vấn đề đang tỏ ra có hiệu quả hơn cả. Mặc dù nó không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác và quá trình sử dụng người dạy vẫn phải kết hợp nó với một số phương pháp khác như: thuyết trình, đàm thoại vv nhưng dạy học nêu vấn đề vẫn là phương pháp tỏ rõ hiệu quả tối ưu trong giảng dạy văn học ở trung học phổ thông.
Là một giáo viên dạy văn học, hướng tới mục tiêu “dạy tốt – học tốt”, tôi thiết nghĩ dạy học nêu vấn đề là phương pháp cần được phát huy và áp dụng phug hợp ở các tiết dạy. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu năng lực văn học của học sinh từ những lời phát biểu trên lớp trong giờ học tác phẩm”.
A - phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Cho dù ở thời đại nào thì vấn đề cốt lõi của việc dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông vẫn là giúp các em học sinh vươn tới những gí trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn, hướng học sinh tới những hành động cao cả và những ước mơ đẹp. Chính vì vậy, việc dạy tác phẩm trong nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy vậy, việc cảm thụ văn chương của học sinh phổ thông hiện nay còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam, trong những năm gần đây, chất lượng học văn của học sinh THPT ở nước ta thể hiện qua các hoạt động như sự tư duy lôgíc, tính liên tưởng và thông qua các lời phát biểu trên lớp trong giờ học tác phẩm tỏ ra ngày càng giảm sút. Điều này đã dẫn tới một yêu cầu tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học văn. Đã có nhiều cuộc hội thảo, khảo sát về đổi mới phương pháp dạy học vưn được tổ chức ở các cấp. Hàng loạt các phương pháp dạy học được đề xuất thử nghiệm. Trong số các phương pháp được đề ra và áp dụng rộng rãi gần đây, phương pháp dạy học nêu vấn đề đang tỏ ra có hiệu quả hơn cả. Mặc dù nó không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác và quá trình sử dụng người dạy vẫn phải kết hợp nó với một số phương pháp khác như: thuyết trình, đàm thoạivvnhưng dạy học nêu vấn đề vẫn là phương pháp tỏ rõ hiệu quả tối ưu trong giảng dạy văn học ở trung học phổ thông. Là một giáo viên dạy văn học, hướng tới mục tiêu “dạy tốt – học tốt”, tôi thiết nghĩ dạy học nêu vấn đề là phương pháp cần được phát huy và áp dụng phug hợp ở các tiết dạy. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu năng lực văn học của học sinh từ những lời phát biểu trên lớp trong giờ học tác phẩm”. II. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài trên, tôi muốn tìm hiểu năng lực cảm thụ văn học của học sinh ra sao? Tình trạng học văn, vốn kiến thức về văn học của học sinh khi chuyển từ bậc học THCS lên THPT như thế nào? Nhằm giải quyết những vướng mắc tồn tại, giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của bộ môn văn học, từ đó giúp các em học tốt hơn, khuyến khích, gợi mở cho các em tìm hiểu tác phẩm, tích cực tham gia phát biểu trên lớp nhằm tạo không khí học tập sôi nổi, nâng cao chất lượng giờ dạy văn. Hiện nay, trong giờ học văn, tình trạng học sinh không chịu vận động suy nghĩ, không chịu phát biểu, phát biểu sai, phát biểu thụ đọng theo tài liệu tham khảo còn rất phổ biến. Phần lớn giờ dạy học tác phẩm trên lớp do giáo viên làm việc. Vậy làm sao cho những lời phát biểu trên lớp có hiệu quả và qua đó nâng cao chất lượng giờ học văn trên lớp? Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài này. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Được phân công giảng dạy môn văn học ở khối lớp 10 nên đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi chính là các em học sinh lớp 10 trường THPT Với yêu cầu và quy định của một đề tài nghiên cứu khoa học dành cho giáo sinh thực tập sư phạm nên phạm vi khảo sát đề tài của tôi chỉ bó hẹp trong phạm vi hai bài giảng văn là: “Độc Tiểu Thanh Kí” (thơ chữ Hán) và “ Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” (trích Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm ra, thấy được vai trò của phương pháp dạy học nêu vấn đề, khẳng định tính ưu việt của dạy học nêu vấn đề trong tình hình dạy văn học thực tế hiện nay. Huy động toàn bộ những kiến thức, năng lực của giáo viên để giúp học sinh có được giờ học tốt. Thấy được sự tiến triển của phương pháp dạy học nêu vấn đề, làm sao cho học sinh phát huy một cách chủ động, tích cực tư duy sáng tạo trong giờ học qua đó thấy được khó khăn và biện pháp khắc phục thông qua lời phát biểu của học sinh trên lớp. V. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là khảo sát từ thực tiễn giảng dạy văn ở trên lớp nói chung và đặc biệt là qua hai tiết dạy được chọn để khảo sát nói riêng. Qua việc học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên đặt ra ở trên lớp, giáo viên sẽ thống kê số phần trăm các câu hỏi mà học sinh trả lời được từ đó biết được tầm hiểu biết, tình yêu văn chương của các em sau đó trao đổi với các em về phương pháp học và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. * * * B – Phần nội dung Chương I. Cơ sở lí luận chung Việc học và cảm thụ sâu sắc một tác phẩm văn chương từ phía học sinh chính là vấn đề quan trọng của một giờ dạy văn. Để đạt được kết quả cao trong công tác giảng dạy, tôi thiết nghĩ, giáo viên cần định hướng cho học sinh hiểu tác phẩm một cách nhanh nhất (nắm được nội dung tác phẩm), từ đó giáo viên mới hướng cho các em tìm hiểu tác phẩm. Vậy để tiếp cận tác phẩm trước hết người giáo viên phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung, kiến thức trọng tâm của bài dạy từ đó có định hướng về vấn đề sẽ giảng dạy. Vấn đề được đặt ra trong bài một cách khá quan trọng thể hiện qua những câu hỏi của giáo viên qua quá trình lên lớp. Người thầy giáo là người định hướng cho học sinh đi vào thâm nhập và nghiên cứu tác phẩm. Qua những lời phát biểu và những ý kiến thắc mắc của học sinh, giáo viên có thể hiểu được năng lực và trình độ cảm thụ tác phẩm văn chương của học sinh trong giờ học. Mỗi bài dạy phải có một hệ thống câu hỏi cụ thể. Vì vậy khi soạn bài, giáo viên cần đặt câu hỏi sao cho dễ hiểu và có lôgíc theo trình độ của học sinh và nội dung bài dạy. Trong giờ day văn, người giáo viên là người dẫn dắt, điều khiển quá trình dạy học. Với hệ thống câu hỏi, giáo viên có thể đưa ra ý kiến gợi mở, giúp các em liên tưởng tư duy, tạo cho các em thói quen tự làm việc để học sinh dần say mê và ngày càng dầy dạn trong việc cảm thụ văn chương. Để có được những điều đó, hệ thống câu hỏi của giáo viên phải phù hợp, giáo viên không nên đưa ra những câu hỏi khó hiểu, đơn giản hóa cách hỏi là điều cần thiết trong khi đặt câu hỏi. Trau dồi năng lực của của học sinh là điều cần thiết và đó cũng là một điều còn nan giải. Muốn học tốt được văn thì thầy giáo và học sinh phải nỗ lực trong công tác dạy và học. Thầy giáo phải hướng dẫn các em cảm thụ tác phẩm, chiếm lĩnh tác phẩm, mở rộng kiến thức để các em có khả năng tư duy và phát triển xa, hiểu xa, hiểu rộng vấn đề. Phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, vì vậy những lời phát biểu của các em ở trên lớp là rất cần thiết. Nếu như cứ áp dụng phương pháp cũ (thuyết giảng) thì học sinh chỉlà người thụ đọng ghi chép, các em không có tính sáng tạo, không tự chủ phát huy được khả năng kiến thức của mình mà luôn luôn bị động trước kiến thức mà giáo viên truyền đạt trong giờ. Vậy trong giờ học tác phẩm, việc đưa ra những câu hỏi phù hợp rất có ích cho học sinh. Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong 45phút của tiết dạy cần thiết thực, phù hợp với trình độ hiểu biết và khả năng kiến thức của học sinh. Không nên đưa ra những câu hỏi quá khó khiến học sinh khó tiếp nhận, khó trả lời. Có rất nhiều dạng năng lực của các em được phát huy khi giáo viên đặt câu hỏi cho các em trả lời, nhưng chủ yếu và phổ biến hơn cả vẫn là hai dạng câu hỏi cơ bản, đó là loại câu hỏi giúp các em có sự sáng tạo và liên tưởng được tốt và loại câu hỏi tái hiện. Tuy nhiên ,giáo viên nên đưa ra những câu hỏi sáng tạo thì tốt hơn. Sự tiếp nhận kiến thức văn chương của học sinh bao giờ cũng mang tính chủ quan. Và tác phẩm văn chương bao giờ cũng tạo ra những tiền đề cho việc mở rộng đại lượng nghệ thuật mới trong tiếp nhận của bạn đọc. Đó là quy luật của văn chương. Nhưng trong nhà trường phổ thông, sự vận động cảu tác phẩm văn chương cũng có quy luật, nguyên lí riêng. Trong môi trường sư phạm, đời sống cũng như cơ chế vận hành của tác phẩm không còn giữ nguyên cho nên không thể đồng nhất tác phẩm văn học ngoài nhà trường với những tác phẩm văn chương được giảng dạy trong nhà trường. Không thể đồng nhất bạn đọc ngoài nhà trường với bạn đọc là học sinh bởi bạn đọc ngoài nhà trường đọc tác phẩm với nhiều mục đích khác nhau, còn bạn đọc là học sinh đọc tác phẩm với với một mục đích duy nhất là học, tìm hiểu giá trị, tư tưởng của tác phẩm văn chương ấy từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mình. Cũng không thể đồng nhất hiệu quả chức năng của tác phẩm văn chương ngoài nhà trường với hiệu quả trong nhà trường. Tiếp nhận văn chương trong giờ giảng văn không phải hoàn toàn như vậy. Tác phẩm văn học lớn nào cũng là tác phẩm chứa đựng những nội dung nhân sinh, nhân văn sâu sắc, đa dạng và phong phú. Giáo viên biết nắm được những câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đón nhận của học sinh theo dự báo, theo điều tra của giáo viênđể học sinh trao đổi. Qua đó, giúp học sinh có dịp bộc lộ sự cảm nhận chân thành về những vấn đề mà giáo viên đưa ra. Mặt khác, qua những giờ học như vậy, giáo viên cũng có cơ hội để nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh với những mặt mạnh, mặt yếu của họ để biểu dương, phát huy, điều chỉnh. Những giờ học như thế, mỗi học sinh là một chủ thể nhiều mặt. Kinh nghiệm dạy học văn thành công của nhiều giáo viên cho thấy, trong giờ học phát vấn câu hỏi học sinh được tự do biểu thị thái độ riêng của mình trước những vấn đề do nhà văn, tác phẩm đặt ra. Để tổ chức một giờ học đói thoại có kết quả, giáo viên phải sử lí nhiều quan hệ phức tạp trong quá trình giảng dạy. Trong giờ học theo kiểu cũ (chỉ thiên về thuyết giảng) giáo viên chỉ yêu cầu học sinh hiểu tác phẩm là đủ. Công việc chủ yếu của giáo viên ở trên lớp là trình bày sự hiểu biết của mình về tác phẩm một cách trôi chảy, sao cho hấp dẫn học sinh. Trong giờ nêu vấn đề, giáo viên không những phải nắm vững tác phẩm mà còn phải dự đoán những tình huống xảy ra sự tiếp nhận của học sinh. Giáo viên không chỉ thuyết trình mà con phải biết tổ chức cho học sinh tham gia đối thoại sao cho trật tự kiến thức trong bài diễn ra lôgíc, có định hướng mà vẫn đảm bảo giờ giấc quy định của tiết học. Có không khí cởi mở của một giờ văn chương. Giờ học đối thoại chỉ có thể tiến hành khi giáo viên đã phát hiện và đạt được những vấn đề có tình huống vừa không thoát lời tác phẩm, vừa phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh lại đảm bảo theo yêu cầu quỹ thời gian dạy học cho phép. * Bản chất dạy học nêu vấn đề: Bản chất của dạy học nêu vấn đề là chuyển những nội dung tri thức, lẽ ra thầy giáo thông báo truyền đạt thành một hệ thống câu hỏi chứa vấn đề để học sinh suy nghĩ, tự tìm giải pháp trả lời, tự tiếp nhận tri thức, giáo viên chỉ trên cơ sở kiến thức học sinh trả lời mà củng cố, đính chính, sửa lại ở những chỗ mà giáo viên thấy chưa đạt yêu cầu. Nhà tâm lý học người Nga: Rubimstêin đã viết trong một công trình nghiên cứu của mình: “Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề đặt ra chủ thể. Coi như vấn đề đó không cần thiết. Muốn cho vấn đề được các chủ thể tiếp nhận thì ta phải tạo ra được mối liên hệ, mối quan hệ giữa vấn đề chủ thể của học sinh” Bí quyết dạy học nêu vấn đề trong giáo viên không phải tìm ra vấn đề, tạo ra khó khăn, tạo ra mâu thuẫn mà là khai thác được năng lực văn học cho học sinh ... hỏi này. * Nhận xét: Qua việc thống kê một số câu hỏi tôi áp dụng trong bài dạy tôi thấy: - Với loại câu hỏi trực tiếp hoặc câu hỏi cần sự sáng tạo, các em cần nắm chắc bài thơ thì mới có thể trả lời chính xác và khoa học được. - Với loại câu hỏi gián tiếp đòi hỏi sự tư duy liên tưởng, từ nội dung của bài, học sinh phải biết liên tưởng đến những điều mà tác giả muốn nói đằng sau bài thơ. - Về kiểu câu hỏi, những câu hỏi, khoảng 60% các em trả lời được câu hỏi trực tiếp. 40% trả lời được câu hỏi gián tiếp. - Qua hệ thống câu hỏi, tôi thấy hứng thú học văn, thơ ở các em được nâng lên rõ rệt. * bài: thúc sinh từ biệt thuý kiều (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du Trước hết tôi đưa ra những câu hỏi khái quát giúp học sinh hình dung, định hướng vấ đề cần quan tâm trong bài thơ. + Câu hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn cho biết vị trí và nội dung của đoạn trích? - Khoảng 60% các em trả lời được trọn vẹn các ý của câu hỏi: - Vị trí: + Thuộc phần 2 “Gia biến và lưu lạc” (sau khi Kiều về làm vợ lẽ Thúc Sinh và trước cảnh Thúc Sinh gặp vợ cả là Hoạn Thư ở Vô Tích) + Trích từ câu 1519 đến câu 1526 trong Truyện Kiều. - Nội dung: Tả cảnh Thuý Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về Vô Tích thăm vợ cả là Hoạn Thư để thu xếp chuyện “Vườn mới thêm hoa”. Để giúp các em hiểu và hình dung ra bối cảnh của cuộc chia tay và nội dung đoạn trích tôi đua ra một số câu hỏi sau: + Câu hỏi: Theo em đoạn trích có thể chia ra làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? Khoảng 60% các em chia đoạn trích thành 2 phần, 10% chia thành 4 phần, một số em cho rằng không nên chia đoạn trích này. - Gồm 2 phần: + Phần 1: Cảnh ly biệt (4 câu đầu). + Phần 2: Tình lý biệt (4 câu cuối). + Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh? - Cuộc chia tay đầy lưu luyến bịn rịn qua các từ “lên ngựa”, “chia bào” Khoảng 80% các em trả lời được câu hỏi này. + Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của câu thơ? - Nhịp thơ 3/3, câu thơ như được cắt ra làm hai phần: phần kẻ ở - phần của người đi. Khoảng 40% các em trả lời được. + Câu hỏi: Cảnh được nhìn trong mắt của ai? Trong cảnh có gì? - Cảnh được nhìn dưới con mắt Thuý Kiều - Cảnh có: Rừng phong mùa thu đỏ rực, núi non, cửa ải, dặm hòng, ngàn dâu xanh. Khoảng 90% các em trả lời được. + Câu hỏi: Màu quan san ở đây là màu gì? - Là màu chia li, cách trở, màu được nhìn qua tâm trạng của Thuý Kiều. + Câu hỏi: Qua 4 câu thơ đầu em có nhận xét gì? - Bằng 4 câu thơ, tác giả đã diễn tả một cách tài tình cảnh biệt ly giữa hai người. Cảnh tuy đẹp nhưng buồn. Nỗi buồn của con người phủ lên cảnh vật. - Với câu hỏi đòi hỏi sự tư duy tổng hợp kiểu này chỉ có khoảng 40% các em trả lời tương đối chính xác. + Câu hỏi: Sau cuộc chia ly là sự đơn lẻ của hai người. Sự đơn lẻ đó ra sao? - Kiều (người về) thao thức mối canh thâu: chăn đơn gối chiếc. - Thúc Sinh (người đi) đơn đọc trên con đường thăm thẳm. + Câu hỏi: Em có nhận xét gì về không gian ở đây? - Không gian chia cách: Kiều và Thúc Sinh ngày càng xa nhau. Khoảng 60% học sinh trả lời được + Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong các câu thơ? - Người về > < một mình Tạo sự đối lập giữa cái hữu hạn (con người) với cái vô hạn (không gian, thời gian) tạo cảm giác lẻ loi, đơn chiếc. Khoảng 50% các em tìm ra câu trả lời. + Câu hỏi: “Vầng trăng xẻ nửa” là một tứ thơ quen thuộc trong ca dao. Em hãy đưa ra một ví dụ? “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng” Khôn gem học sinh nào trả lời được. + Câu hỏi: Theo em cuộc chia ly này có đơn thuần là chia ly kẻ ở người đi hay không? - Không phải cuộc chia ly bình thường mà là cuộc chia ly vĩnh viễn với hạnh phúc của mình bằng tâm trạng phức tạp, giằng xé. Khoảng 50% học sinh trả lời được. + Câu hỏi: Sauk hi học xong đoạn trích em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật? - Nội dung: Nói lên sự cô đơn, nuối tiếc, sự giằng xé trong trái tim Kiều khi phải chia tay với hạnh phúc (Thúc Sinh). Đoạn trích cũng thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người nói chung. - Nghệ thuật: + Bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh đan xen tình. + Thủ pháp đối, đối ngẫu gợi sự liên tưởng. + Chất liệu ca dao được sử dụng thể hiện sự chia cắt. * Nhận xét: - Cũng như bài trước học sinh trả lời tốt hơn ở các câu hỏi trực tiếp và trả lời kém hơn ở các câu hỏi gián tiếp, cần sự liên tưởng, tư duy sáng tạo. - Các câu hỏi về nghệ thuật, về tổng hợp các em cần có sự gợi mở và giải quyết dần theo từng bước. - Hứng thú học bài rất cao, mỗi khi đưa ra câu hỏi các em hăng hái phát biểu. * Nhận xét chung sau quá trình khảo sát: Qua quá trình tìm hiểu năng lực học văn của học sinh thông qua việc các em trả lời các câu hỏi trong giờ học tác phẩm tôi nhận thấy giờ học diễn ra tốt hơn. Phương pháp dạy học nêu vấn đề với vai trò trung tâm của giờ dạy đã giúp cho các em học sinh phát huy năng lực văn chương của mình. Các em nắm chắc kiến thức cơ bản về nội dung của bài học, đó là mục đích mà giờ giảng văn cần vươn tới. Ngoài ra, với phương pháp này, các em còn nâng cao được khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Điều này rất quan trọng bởi trong giờ giảng văn nếu thiếu sự tưởng tượng và sáng tạo thì giờ học chỉ là khuôn mẫu mà thôi, khi đó giờ văn là giờ để giáo viên sử dụng sách vở và các kiến thức của mình về tác phẩm. Thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh còn rèn luyện được khả năng trau dồi ngôn ngữ, khả năng diễn đạt và them bình một tác phẩm văn chương. Các em còn có dịp bộc lộ nhiều năng lực khác của mình. Ngoài tác dụng với học sinh, việc sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng còn có tác dụng rất lớn tới giờ học. Trước hết điều dễ nhận thấy nhất là không khí học tập sôi nổi, các em có thể thoải mái tranh luận bảo vệ ý kiến của mình để rút ra được ý kiến hay, xác đáng nhất. Không khí lớp học cũng là yếu tố khá quan trọng để đi đến thành công của giờ dạy. Không khí lớp học sôi nổi cũng là điều kiện thuận lợi cho giáo viên có được niềm tin, sự phấn khởi giảng dạy. Giáo viên có thêm sức mạnh để truyền tải kiến thức của mình cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cũng cần lưu ý tới một số khó khăn gặp phải khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Nếu giáo viên không sắp xếp thời gian hợp lý và điều khiển được quá trình tranh luận của học sinh thì sẽ bị cháy giáo án, bài giảng sẽ không thành công. Mặt khác, nếu giáo viên lạm dụng nhiều việc gợi mở sẽ gây khoảng trống trong tiết học. Không khí lớp học sẽ bị trùng xuống. Giờ dạy sẽ kém chất lượng. Như vậy phương pháp đặt câu hỏi là phương pháp phát huy đầy đủ năng lực , trí tuệ của học sinh trong giờ dạy tác hẩm. Nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu của giáo viên vì nó ảnh hưởng đến hệ thống bài dạy. Nói tóm lại, qua thực tiễn giảng dạy tác phẩm. Giáo viên cần biết phát huy phù hợp phương pháp này. Chương III: Giải pháp Muốn xây dung năng lực cảm thụ văn của học sinh, trước hết giáo viên phải hướng cho học sinh thấy yêu môn văn và thấy được vị trí của môn văn trong đời sống hiện nay. Hiểu dược những vấn đề đó, các em mới yêu thích môn văn và có ý thức học văn. Khi học các em sẽ phát huy được sự liên tưởng, tư duy sáng tạo từ đó hiểu bài và hiểu cả những vấn đề phức tạp của cuộc sống được gửi trong tác phẩm. Vậy để có được giờ văn tốt, theo tôi người giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc: Soạn giáo án kỹ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, hết lòng vì học sinh. Người giáo viên phải lựa chọntừ ngữ sao cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu mà cụ thể ở phương pháp này câu hỏi phải phù hợp với đối tượng. Phương pháp vấn đáp là một nghệ thuật. Giáo viên phải biết nhấn, biết lướt để học sinh có hướng trả lời đúng Ngoài ra còn phải sửa lỗi diễn đạt cho học sinh, cách thức trả lời câu hỏi cho học sinh, và khơi dậy ở các em cảm hứng học tập. Qua thực tiễn giảng dạy ở lớp, tôi thấy giờ học muốn tốt còn cần sự chuẩn bị kỹ càng của học sinh. Trước khi đến lớp, các em cần đọc trước tác phẩm, tìm hiểu trước tác phẩm, soạn bài thật kỹ, có điều gì không hiểu cần hỏi giáo viên. Trong giờ học, học sinh cần nhiệt tình, hăng hái phát biểu bài, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trên lớp. Nếu có sự chuẩn bị kỹ cho giờ dạy, học văn của cả thầy và trò, nếu ngọn lửa đam mê tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn chương được thổi bùng ở cả giáo viên và học sinh, giờ dạy sẽ có kết quả cao. C – phần kết luận Tiến trình tổ chức một giờ dạy tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông theo tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề đang được xem xét rất kĩ. Đề tài này đang được nhiều nơi đề cập và thể nghiệm. Trên cơ sở kết quả thể nghiệm, dựa vào phương pháp dạy học văn, dựa vào thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn chọn đề tài này và kiểm nghiệm nó bằng các tiết dạy cụ thể. Qua những vấn đề mà tôi thu được trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng dạy học nêu vấn đề với hệ thống câu hỏi phù hợp tuy không phải là phương pháp tối ưu nhưng nó có thể coi là phương pháp giảng dạy cơ bản đem lại thành công cho tiết dạy. Những lời phát biểu của các em là những đóng góp to lớn cho sự thành công của bài dạy. Việc phát vấn phu hợp với trình độ học sinh sẽ tạo cho các em hứng thú học văn. Với việc chuẩn bị bài kỹ lưỡng, khi giáo viên hỏi đến phần nào học sinh có thể hiểu nhanh vấn đề và trả lời tốt. Các em cần hình thành phong cách làm việc chủ động, sáng tạo. Tuy vậy, do điều kiện thời gian có hạn và sự giới hạn của đề tài nên đề tài mới chỉ dừng lại ở mức khảo sát thử nghiệm ở hai bài dạy. Mặc dù đề tài này đã nhận được sự góp ý, chỉ bảo nhiệt tình của các đồng nghiệp và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, song vẫn không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các đồng nghiệpđể đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mê Linh, ngày tháng năm 2009 Người thực hiện Các tài liệu tham khảo 1 – Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận (NXB: GD, 1997) 2 - Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận (NXB: ĐHQG HN, 1997) 3 – Tác giả văn học (Tập 2) – Nguyễn Đăng Mạnh (NXB: GD, 1992) 4 – Tác gia Nguyễn Du (NXB: GD, 1998) 5 – Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hãn (Chủ biên, NXB: GD, 2000) 6 - Để học tốt văn 10 – Văn học VN – Nguyễn Đăng Mạnh (NXB: GD, 1999) 7 – Văn học 10 – Văn học VN – Nguyễn Đăng Mạnh (NXB: GD, 2001) 8 – Văn học 10 (SGV- NXB: GD, 2001) Mục lục Trang A. Phần mở đầu: 01 I. Lí do chọn đề tài: 01 II. Mục đích nghiên cứu:... 01 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:. 02 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:. 02 V. Phương pháp nghiên cứu: 02 B. Phần nội dung: 03 Chương I. Cơ sở lí luận chung:. 03 Chương II. Kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn: 06 Chương III. Giải pháp:.. 11 C. Kết luận:... 12 Các tài liệu tham khảo:. 14 Mục lục: 15
Tài liệu đính kèm: