Giáo án Toán Lớp 9 - Chủ đề: Thu thập và tổ chức dữ liệu (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 9 - Chủ đề: Thu thập và tổ chức dữ liệu (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- So sánh các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

- Lí giải và thực hiện được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

*Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực giao tiếp toán học: HS hiểu được vấn đề cần giải quyết trong mỗi bài tập, thực hiện được việc trình bày, diễn đạt nội dung các bài tập, sử dụng tốt ngôn ngữ toán học để diễn đạt; thể hiện sự tự tin khi trình bày bài tập trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS sử dụng các kiến thức, kĩ năng chuyển đổi dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS biết quan sát tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt; biết khẳng định kết quả của việc quan sát.

- Năng lực mô hình hóa toán học: HS biết sử dụng các phép toán; giải quyết được bài toán; thể hiện được lời giải toán học;

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: HS biết sử dụng bút màu, compa, thước thẳng, máy tính cầm tay.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

 

docx 11 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 9 - Chủ đề: Thu thập và tổ chức dữ liệu (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THU THẬP VÀ TỔ CHỨC DỮ LIỆU (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- So sánh các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
- Lí giải và thực hiện được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác. 
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
*Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS hiểu được vấn đề cần giải quyết trong mỗi bài tập, thực hiện được việc trình bày, diễn đạt nội dung các bài tập, sử dụng tốt ngôn ngữ toán học để diễn đạt; thể hiện sự tự tin khi trình bày bài tập trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS sử dụng các kiến thức, kĩ năng chuyển đổi dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS biết quan sát tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt; biết khẳng định kết quả của việc quan sát.
- Năng lực mô hình hóa toán học: HS biết sử dụng các phép toán; giải quyết được bài toán; thể hiện được lời giải toán học;
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: HS biết sử dụng bút màu, compa, thước thẳng, máy tính cầm tay.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên:
SGK, sách tham khảo, các tài nguyên trên mạng internet, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, các phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm, chuẩn bị bài ở nhà; 1 laptop/nhóm.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS đồng thời củng cố kiến thức về biểu đồ. 
* Nội dung, phương thức tổ chức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát; đọc và xử lý số liệu trên các biểu đồ theo yêu cầu bài toán.
Bài toán 1: Cho biểu đồ hình 1 và hình 2 biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 9A có sở thích chơi các môn thể thao: bóng đá, bóng rổ, bơi. Biết rằng: trong 3 môn thể thao trên, mỗi học sinh của lớp 9A đều thích ít nhất 1 môn nhưng chỉ nêu tên một môn thể thao yêu thích nhất. Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết: 
Môn thể thao nào có nhiều học sinh thích nhất?
Tính số học sinh nam, tổng số học sinh lớp 9A?
Môn yêu thích
Số học sinh
Môn yêu thích
Số học sinh
Hình 1. Biểu đồ hình cột
Bóng đá
Bóng rổ
Bơi
Hình 2. Biểu đồ tranh
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi
- Báo cáo thảo luận: GV gọi đại diện 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, chất vấn, bổ sung.
- Đánh giá nhận xét: GV thống nhất cách tính và câu trả lời.
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:
a) Môn thể thao có nhiều học sinh thích nhất là bóng đá.
Giải thích:
Cách 1: (Dựa vào biểu đồ) Trong 3 môn thể thao, môn bóng đá được nhiều học sinh nam thích nhất và cũng được nhiều học sinh nữ thích nhất. 
Cách 2: (Tính số học sinh thích từng môn và so sánh)
 Số học sinh thích bóng đá là: 12+9=21 (học sinh)
 Số học sinh thích bóng rổ là: 5+4=9 (học sinh)
 Số học sinh thích bơi là: 6+5=11 (học sinh)
 b) - Số học sinh nam là: 12+5+6=23 (học sinh)
 - Tổng số học sinh lớp 9A là: 41 (học sinh)
(Cách 1: Số học sinh nữ là: 9+4+5=18 (học sinh) 
 Tổng số học sinh lớp 9A là: 23+18=41 (học sinh) 
Cách 2: Tổng số học sinh lớp 9A là: 21+9+11=41 (học sinh))
Trên cơ sở câu trả lời của HS, giáo viên ĐVĐ vào bài: Với cùng một dữ liệu, ta có thể biểu diễn dưới dạng các biểu đồ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi dạng biểu đồ đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Các em suy nghĩ xem với dữ liệu trên, ta còn có thể biểu diễn dưới dạng biểu đồ nào khác và cách nào hợp lí nhất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15’)
* Mục tiêu: Biết cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác và so sánh được các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
* Nội dung, phương thức tổ chức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi ĐVĐ ở phần khởi động.
 Bài toán 1: 
c) Có thể dùng biểu đồ hình quạt, biểu đồ cột kép để biểu diễn dữ liệu trên hay không? Hãy lựa chọn một dạng biểu đồ và vẽ biểu đồ đó? 
d) Nêu nhận xét khi sử dụng mỗi dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu.
- Thực hiện nhiệm vụ c: HS hoạt động nhóm và hoàn thành vào phiếu học tập.
- Báo cáo thảo luận: các nhóm báo cáo, các nhóm khác xét, bổ sung.
- Đánh giá nhận xét: Trên cơ sở câu trả lời của HS, giáo viên chốt lại dùng biểu đồ cột kép là hợp lí (Hình 3).
* Sản phẩm 1: Các nhóm chọn và vẽ biểu đồ cột kép.
Môn yêu thích
Số học sinh
Số học sinh
Hình 3. Biểu đồ cột kép
Chất vấn: Tại sao không lựa chọn biểu đồ hình quạt?
Lí giải: Nếu vẽ biểu đồ hình quạt thì ta phải tiến hành các bước sau:
+ Lập bảng số liệu:
 Môn thể thao
Số học sinh
Bóng đá
Bóng rổ
Bơi
Nam
12
5
6
Nữ
9
4
5
Cả lớp
21
9
11
+ Tính tỉ lệ %: Số HS thích bóng đá chiếm 21/41.100% ≈ 51%; 
	 Số HS thích bóng rổ chiếm 9/41.100% ≈ 22%;
	 Số HS thích bơi chiếm 11/41.100% ≈ 27%;
+ Chuyển đổi từ % sang số đo độ: 1% tương ứng với 3,6o.
+ Vẽ các hình quạt tròn có góc ở tâm với các số đo tương ứng.
Hình 4
- Thực hiện nhiệm vụ d: HS thảo luận nhóm.
- Báo cáo thảo luận: các nhóm báo cáo, các nhóm khác xét, bổ sung.
- Đánh giá nhận xét: GV chốt vấn đề.
* Sản phẩm 2: 
HS nêu được nhận xét:
+ Hình 1: Dễ đọc dữ liệu nhưng phải cần đến 2 biểu đồ, khó so sánh các dữ liệu cùng loại.
+ Hình 2: Biểu đồ tranh có tính trực quan sinh động, dễ hiểu nhưng phải đếm số liệu mất thời gian.
+ Hình 3: Dễ đọc dữ liệu, bên cạnh việc tính toán số liệu có thể phân tích số liệu như trong ví dụ: nhìn thấy độ chênh lệch giữa học sinh nam, học sinh nữ trong một lớp (GV tích hợp dân số, giới tính).
+ Hình 4: Biểu diễn dưới dạng biểu đồ hình quạt khá khó khăn khi tính tỉ lệ phần trăm và vẽ đúng tỉ lệ dựa vào số đo góc ở tâm nhưng dễ dàng so sánh tỉ lệ yêu thích các môn thể thao với nhau và so với cả lớp.
GV: Như vậy, việc lựa chọn biểu diễn biểu đồ dạng nào tùy thuộc vào dữ liệu hay yêu cầu của bài toán.
+ Sử dụng biểu đồ hình cột thường được dùng để chỉ sự khác biệt về qui mô, khối lượng, số lượng hay sự thay đổi, phát triển của một hay một số đối tượng hoặc sử dụng để so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. Người ta thường ghép hai biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.
+ Sử dụng biểu đồ hình quạt thường được dùng để vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung (số liệu các thành phần khi tính toán phải có tổng bằng 100%) 
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (15’)
* Mục tiêu: Luyện kĩ năng đọc và so sánh các dạng biểu đồ; vẽ và chuyển đổi các dạng biểu đồ.
* Nội dung, phương thức tổ chức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ 1: Làm bài toán 2
Bài toán 2: Độ mặn lớn nhất (đơn vị gam/lít) tại một số trạm quan trắc trên sông Vàm Cỏ vào tháng 3 trong năm 2015 và 2016 được ghi lại trong bảng sau:
Trạm Cầu Nối
Trạm Bến Lức
Năm 2015
15,6
3,1
Năm 2016
20,3
9,7
 (Theo Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia)
Để so sánh số liệu trong hai năm 2015 và 2016 trực quan hơn, bạn Nam đã vẽ biểu đồ cột kép như hình 5a; bạn Hà vẽ biểu đồ cột kép như hình 5b. Theo em, cách vẽ nào giúp việc so sánh số liệu trong hai năm tại mỗi trạm thuận lợi, dễ dàng hơn? 
Hình 5a Hình 5b
- Thực hiện: GV chiếu bài toán 2, HS trả lời miệng. GV tích hợp về môi trường, khí hậu, 
- Chuyển giao nhiệm vụ 2: Làm bài toán 3
Bài toán 3: Cho hình 6a, hình 6b biểu diễn số huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam và Đoàn thể thao Thái Lan tại Sea Game 30.
a) Hãy tính tổng số huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam tại Sea Game 30.
b) Hãy thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác để dễ dàng so sánh số huy chương mỗi loại của hai đoàn thể thao.
Hình 6a.
Hình 6b.
- Thực hiện: GV chiếu bài toán 3, HS hoạt động cá nhân.
- Báo cáo thảo luận: GV chụp và chiếu bài làm của một số cá nhân cho cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá nhận xét: Trên cơ sở câu trả lời của HS giáo viên chốt lại 
* Sản phẩm: HS vẽ biểu đồ cột kép.
- Chuyển giao nhiệm vụ 3: Làm bài toán 4
Bài toán 4: Ba bạn Lan, Bình, An là ba ứng cử viên trong một cuộc bầu cử chủ tịch hội học sinh. Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ lệ ủng hộ giữa ba ứng cử viên. Biết Bình nhận được 36 phiếu bầu thì cuộc bầu cử có tất cả bao nhiêu phiếu bầu và vẽ biểu đồ tranh hoặc biểu đồ cột thể hiện thông tin trên.
- Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu bài toán 4, HS thảo luận nhóm và hoàn thành vào phiếu học tập.
- Báo cáo thảo luận: Các nhóm đổi chéo phiếu học tập, chấm điểm theo đáp án của GV.
- Đánh giá nhận xét: Giáo viên nhận xét chung và rút kinh nghiệm. 
* Sản phẩm: Bài làm của các nhóm
Tổng số phiếu bầu của cuộc bầu cử đó là: 
 36: 30% = 120 (phiếu) 2 điểm
Số phiếu bầu bạn An là: 
 120 . 45% = 54 (phiếu) 1 điểm
Số phiếu bầu bạn Lan là: 
 120 – (36 + 54) = 30 (phiếu) 1 điểm
Vẽ biểu đồ 6 điểm
+ Nếu vẽ biểu đồ tranh thì nên chọn biểu tượng để chỉ 6 phiếu vì ƯCLN(36;54;30)=6
Lan 
Bình
An
Học sinh
Số phiếu
 54
 36
4. Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (8’)
4.1. Tìm hiểu cách vẽ biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt trong Excel
 Cách vẽ biểu đồ cột trong Excel:
Bước 1: Mở file Excel có số liệu cần vẽ biểu đồ cột, chọn (bôi đen) bảng dữ liệu cần vẽ sau đó chọn Insert ->Recommended Charts.
 Bước 2: Xuất hiện Insert Chart, chọn thẻ All Charts, tại đây ta lựa chọn các dạng biểu đồ cột dọc trong phần Collumn, biểu đồ cột ngang trong phần Bar. Ta nhấn chọn vào biểu đồ cột mà mình muốn vẽ sau đó nhấn OK.
Bước 3: Chỉnh sửa biểu đồ cột
3.1. Di chuyển và thay đổi kích thước cho biểu đồ cột.
- Để di chuyển biểu đồ cột, ta nhấn giữ con trỏ chuột vào biaaur đồ và kéo đến vị trí muốn di chuyển sau đó thả con trỏ chuột.
- Để thay đổi kích thước cho biểu đồ cột, ta nhấn chọn biểu đồ, tiếp theo đặt con trỏ chuột vào các nút nằm tại bốn góc và giữa bốn cạnh của biểu đồ, sau đó giữ kéo chuột để chỉnh sửa kích thước cho biểu đồ.
3.2. Thêm tiêu đề cho biểu đồ cột
Nhấn đúp chuột vào Chart Title và nhập tên tiêu đề cho biểu đồ.
3.3. Hiện/Ẩn một số thành phần trong biểu đồ cột
Nhấn chuột chọn biểu tượng dấu + bên cạnh biểu đồ cột sẽ thấy một số thành phần có thể hiển thị hoặc ẩn đi. Muốn hiển thị thành phần nào thì ta đánh dấu tích chọn ô vuông trước tên thành phần đó, nếu muốn ẩn thì bỏ dấu tích đi. Nếu muốn thay đổi tùy chỉnh các thành phần, ta chọn biểu tượng tam giác màu đen bên cạnh tên thành phần và thiết lập tùy chỉnh 
3.4. Thay đổi kiểu biểu đồ cột
Chọn biểu đồ, trên thanh Menu xuất hiện Chart Tool chứa thẻ Design và Format, chọn Design -> chọn kiểu biểu đồ trong phần Chart Styles. Chọn biểu tượng More để có thêm kiểu chọn biểu đồ cột.
3.5. Thay đổi bố cục biểu đồ cột
Chọn biểu đồ -> Design -> Quik Layourt -> chọn kiểu bố cục cho biểu đồ của mình.
3.6. Thay đổi màu sắc cho biểu đồ cột
Chọn biểu đồ -> Design -> Change Colors -> chọn bộ màu sắc cho các hình cột trong biểu đồ của mình.
3.7. Định dạng cỡ chữ, kiểu chữ
Chọn biểu đồ -> Home -> chỉnh sửa Font chữ, cỡ chữ, màu chữ,  trong phần Font. 
3.9. Thay đổi dữ liệu cho biểu đồ cột
Chọn biểu đồ -> Design -> Selec Data.
Tại Selec Data Source, tat hay đổi dữ liệu tùy ý.
3.10. Di chuyển biểu đồ tới Sheet khác
 Chọn biểu đồ -> Design -> Move Chart.
Trong hộp thoại Move Chart, chọn vị trí cần di chuyển biểu đồ:
New sheet: di chuyển biểu đồ đến một sheet mới, đặt tên sheet mới trong ô trắng bên cạnh.
Object in: di chuyển đến một sheet có sẵn trong file Excel, ta lựa chọn sheet trong ô bên cạnh.
Sau đó nhấn OK để di chuyển biểu đồ.
Cách vẽ biểu đồ hình quạt trong Excel
Bước 1: Bôi đen dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
Bước 2: Vào INSERT -> chọn biểu tượng của biểu đồ hình tròn -> lựa chọn kiểu biểu đồ cần vẽ, ở ví dụ này chọn biểu đồ hình tròn 2 – D Pie.
Bước 3: Sau khi lựa chọn xong kiểu biểu đồ được biểu đồ hình tròn.
4.2. Tìm hiểu một số dạng biểu đồ khác
- Biểu đồ ô vuông.
- Biểu đồ đường gấp khúc.
- Biểu đồ miền.
* Hướng dẫn tự học ở nhà (2’)
- Xem lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Làm bài tập 5; 6 vào vở bài tập (GV phát PHT có các bài tập cho từng HS).
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 5: Biểu đồ ở hình 6 thống kê số lượng Tivi bán được của 3 cửa hàng trong tháng 5 và tháng 6
So sánh số lượng tivi bán được của mỗi cửa hàng trong tháng 5, tháng 6?
Cửa hàng 3 bán được nhiều tivi nhất. Em có thể đưa ra một lí do phù hợp nhất để giải thích cho kết quả này được không. Em đồng ý với nhận xét nào sau đây:
+ Cửa hàng 3 bán tivi với giá rẻ nhất.
+ Cửa hàng 3 có nhiều loại ti vi để khách hàng lựa chọn.
+ Của hàng 3 ở vị trí thuận lợi cho người mua hàng.
Số lượng ti vi bán được trong tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là bao nhiêu chiếc. Em có biết giải bóng đá nào diễn ra trong tháng 6 không, sự kiện đó có liên quan đến việc cử hàng bán được nhiều tivi không?
Nếu 20 năm sau em có một cửa hàng ti vi thì em sẽ làm gì để số lượng ti vi được bán nhiều nhất?
Bài 3: Mỗi nhóm thu thập dữ liệu về một lĩnh vực nào đó (chủ đề tự chọn). Hãy mô tả dữ liệu đó bằng bảng, biểu đồ và phân tích diễn giải số liệu đó.
Gợi ý: Tìm hiểu về ước mơ về công việc trong tương lai của các bạn trong lớp (Các nhóm có thể điều tra độc lập và chia sẻ dữ liệu cho nhau)
Bước 1: Thu thập số liệu: dùng phiếu hỏi
Bước 2: Lập bảng thống kê.
Bước 3: Vẽ biểu đồ (nhiều loại)
Bước 4: Phân tích dữ liệu: 
+ Công việc nào được nhiều bạn lựa chọn nhất? Công việc nào được nhiều bạn nam lựa chọn nhất? Công việc nào được nhiều bạn nữ lựa chọn nhất?
+ Các bạn nam có xu hướng chọn những công việc nào?
+ Các bạn nam có xu hướng chọn những công việc nào?
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_9_chu_de_thu_thap_va_to_chuc_du_lieu_tiet_2.docx