Giáo án Toán Lớp 9 - Chương II: Hàm số bậc nhất

Giáo án Toán Lớp 9 - Chương II: Hàm số bậc nhất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được các khái niệm về “hàm số“, “biến số”; hàm số có thể cho bằng bảng, bằng công thức. Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x); y = g(x), Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, được kí hiệu là f(x0), f(x1), Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp điểm tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.

2. Kĩ năng: + Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R. HS tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x; y) trên mặt phẳng toạ độ; biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của HS.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học. NL tư duy: NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ

- Năng lực chuyên biệt: NL cho ví dụ về hàm số, đồ thị của hàm số, kí hiệu hàm số, xác định được hàm số đồng biến, nghịch biến.

 

doc 28 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 9 - Chương II: Hàm số bậc nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT
§1. NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu được các khái niệm về “hàm số“, “biến số”; hàm số có thể cho bằng bảng, bằng công thức. Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x); y = g(x),  Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1,  được kí hiệu là f(x0), f(x1),  Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp điểm tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.
2. Kĩ năng: + Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R. HS tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x; y) trên mặt phẳng toạ độ; biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của HS.
4. Định hướng phát triển năng lực:	
- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học.. NL tư duy: NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ	
- Năng lực chuyên biệt: NL cho ví dụ về hàm số, đồ thị của hàm số, kí hiệu hàm số, xác định được hàm số đồng biến, nghịch biến.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao
(M4)
Nhắc lại, bổ sung khái niệm hàm số.
Khái niệm hàm số, đồ thị hàm số
Hiểu được tính biến thiên của một hàm số
Giải thích được những ví dụ cụ thể về hàm số
Xác định được những hàm số cụ thể đồng biến hay nghịch biến
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
- Mục tiêu: Hs nắm qua sơ lượt nội dung chương II từ đó hình thành ý thức học tập tìm tòi kiến thức mới.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.
GV giới thiệu: Lớp 7 chúng ta đã được làm quen với khái niệm hàm số, một số khái niệm hàm số, khái niệm mặt phẳng toạ độ; đồ thị hàm số y = ax. Ở lớp 9, ngoài ôn tập lại các kiến thức trên ta còn bổ sung thêm một số khái niệm: hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến; đường thẳng song song và xét kĩ một hàm số cụ thể y= ax + b (). Tiết học này ta sẽ nhắc lại và bổ sung các khái niệm hàm số
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu khái niệm hàm số.
- Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm hàm số.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Nêu được khái niêm hàm số. Tính được giá trị của hàm số 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv cho Hs ôn lại các khái niệm về hàm số bằng cách trả lời các câu hỏi? 
- Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x? 
- Hàm số có thể được cho bằng những cách nào? 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1a; 1b/sgk.tr42
Ví dụ la: Em hãy giải thích vì sao y là hàm số của x? Ví dụ 1b: Em hãy giải thích vì sao công thức y = 2x là một hàm số?
GV: Các công thức khác ở b) tương tự
Gv nhận xét, chốt lại kiến thức đưa ra khái niệm hàm số và cho Hs xét một số ví dụ về một vài hàm số cụ thể
GV: Trong bảng sau ghi các giá trị tương ứng của x và y. Bảng này có xác định y là hàm số của x không? Vì sao?
x
3
4
3
5
8
y
6
8
4
8
16
GV: Qua ví dụ trên ta thấy hàm số có thể được cho bằng bảng nhưng ngược lại không phải bảng nào ghi các giá trị tương ứng của x và y cũng cho ta một hàm số y của x.
Nếu hàm số được cho bằng công thức y = f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định
Ví dụ 1b, biểu thức 2x xác định với mọi giá trị của x, nên hàm số y = 2x, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý. 
GV: Hướng dẫn HS xét các công thức còn lại
GV: Ở hàm số y = 2x + 3, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý, vì sao?Ở hàm số , biến số x có thể lấy giá trị nào? Vì sao?
GV: Giới thiệu cách viết hàm số
GV: Khi x thay đổi mà y luôn nhận 1 giá trị thì y có là hàm số không?
GV yêu cầu HS làm ?1
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1. Khái niệm hàm số.
* Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số
* Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức 
Ví dụ:(sgk.tr42)
* Khi y là hàm số của x ta có thể viết: y = f(x); y =g(x)
* Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu khái niệm đồ thị hàm số.
- Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm đồ thị hàm số.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Hs vẽ được đồ thị hàm số, biểu diễn các điểm thuộc đồ thị trên MP tọa độ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv tổ chức cho Hs làm ?2 từ đó rút ra khái niệm về đồ thị của hàm số.
GV: Yêu cầu HS làm ?2. Kẻ sẵn 2 hệ tọa độ Oxy lên bảng (bảng có sẵn lưới ô vuông) 
GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm bài ?2 vào vở
GV và HS cùng kiểm tra bài của bạn trên bảng.
Gv chốt lại vấn đề.
GV: Thế nào là đồ thị của hàm số y = f(x)?
GV: Đánh giá, chốt lại
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1
A
B
C
D
E
F
0
2
5
y
1
2
3
4
5
6
x
3
4
6
-1
-1
2. Đồ thị của hàm số.
? 2 a)
y
x
1
2
-1
-2
1
-1
-2
2
A
b) Với x = 1 thì y = 2 ta có A(1;2)
*Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x)
HOẠT ĐỘNG 4. Hàm số đồng biến, nghịch biến
- Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Xác định được một hàm số đồng biến hoặc nghịch biến.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm làm ?3 tính các giá trị của hàm số từ đó xây dựng khái niệm về tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.
GV Cho HS làm ?3 theo 3 nhóm trong thời gian 3 phút
GV: Biểu thức 2x + 1 xác định với những giá trị nào của x?
GV: Hãy nhận xét: khi x tăng dần các giá trị tương ứng của y = 2x + 1 thế nào?
GV: Xét hàm số y = -2x + 1 tương tự
GV: Đưa khái niệm (sgk.tr44) lên bảng
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
3. Hàm số đồng biến, nghịch biến. 
Môt cách tổng quát:
Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi x thuộc R. Với mọi x1, x2 bất kì thuộc R
*Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R 
*Nếu x1 f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 1a sgk
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
a) Ta có:
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
+ Nắm vững khái niệm hàm số, đồ thị hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến.
+ BTVN: 1; 2; 3/sgk.tr44
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu khái niệm hàm số? Thế nào là hàm hằng? (M1); 
Câu 2: Nêu cách tính giá trị của hàm số? (M2) 
Câu 3: Bài tập 1.2.3 sgk (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Củng cố các khái niệm: “hàm số”, “biến số”, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên R.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính giá trị của hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị hàm số, kĩ năng “đọc” đồ thị.
3. Thái độ: Tư duy, quan sát dự đoán rút ra quy luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác. NL sử dụng ngôn ngữ toán học, khả năng suy diễn, lập luận toán học, làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: : NL sử dụng kí hiệu, NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao
(M4)
Nhắc lại, bổ sung khái niệm hàm số.
Khái niệm hàm số, đồ thị hàm số,
Hiểu được tính biến thiên của một hàm số
Giải thích được những ví dụ cụ thể về hàm số
Xác định được những hàm số cụ thể đồng biến hay nghịch biến
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hs được tái hiện các kiến thức cơ bản ở tiết trước.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Hs nêu được khái niệm hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất
Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện nhiệm vụ học tập
-: Nêu khái niệm về hàm số. 
Cho hàm số y = f(x) = x + 3. Tính f(0), f(2), f()	
- Phát biểu tổng quát về hàm số đồng biến, nghịch biến? Hàm số y = 2x là hàm số đồng biến hay nghịch biến. Giải thích?
* Khái niệm hàm số (sgk) 	
f(0) = 3, f(2) = 4, f() = 
* Hàm số đồng biến, nghịch biến (sgk)
 Hàm số y = 2x là hàm số đồng biến vì với mọi x1; x2 R; x1 < x2 ta có 2x1 < 2x2
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Hs giải được các bài toán liên quan đến đồ thị hàm số y = ax + b
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv cho Hs hoạt động nhóm trong 3p điền vào bảng phụ câu a. Từ kết quả đó đưa ra nhận xét cho câu b.
H: Khi x tăng lên thì y thế nào? Kết luận gì về hàm số này?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Bài tập 2/sgk.tr45:
a) Bảng phụ
b) Khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên giá trị tương ứng của hàm số lại giảm đi. Vậy hàm số đã cho nghịch biến trê ...  điểm cho trước (M2) 
Câu 3: Bài tập 27.28 sgk (M3.M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b ( a0). Củng cố, khắc sâu mối quan hệ giữa hệ số a và (góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a0) với trục Ox) 
2. Kỹ năng : Biết cách tính góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a0) với trục Ox, cách xác định hàm số khi biết một số điều kiện để giải bài tập liên quan. Rèn kỹ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ( a0), xác định hệ số a, xác định hàm số y = ax + b ( a0), tính góc , tính chu vi và diện tích tam giác trên mặt phẳng toạ độ
3. Thái độ: Linh hoạt, tập trung.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác. NLlàm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: : NL giải các bài toán liên quan đến đồ thị hàm số y = ax + b 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao 
(M4)
Luyện Tập
Củng cố khái niệm hệ số góc
Củng cố hai đường thẳng cắt nhau, song song dựa vào hệ số góc
Xác định được các hệ số a, b trong T.H cụ thể.
Tính chu vi và diện tích của tam giác
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hs được củng cố lại các kiến thức liên quan
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Hs xác định được các hệ số của đồ thị hàm số y = ax + b
Nội dung
Đáp án
Điểm
HS1: Làm bài tập 1
Bài 1: Cho hàm số y = 2x - 2
a) Hãy xác định hệ số a, b của hàm số trên.
b) Vẽ đồ thị của hàm số trên.
HS 2: Làm bài tập 2
Bài 2: Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b biết:
a) Đồ thị của hàm số đi qua điểm 
A( - 1; 2) và có hệ số góc bằng 1,5
b) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = x và đi qua điểm B( -1; - 3)
Bài 1: 
a) a = 2, b = -2
b) Vẽ đúng đồ thị 
Bài 2:
a) Vì đồ thị của hàm số đi qua điểm 
A( -1; 2) và có hệ số góc bằng 1,5
Nên a = 1,5, x = -1, y = 2
Thay a = 1,5, x = -1, y = 2
Vào pt hàm số y= ax +b ta được: b = 3,5
Vậy hàm số có dạng: y = 1,5x - 3,5 
b) y = x + 2- 3
5
5
5
5
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Biết vẽ đồ thị và tính góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a0) với trục Ox, cách xác định hàm số khi biết một số điều kiện để giải bài tập liên quan, tính chu vi, diện tích tam giác.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv tổ chức cho HS làm bài tập 28/58 SGK và bài tập 29, 30/59 SGK 
 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện dưới vở, theo dõi, nhận xét, bổ sung.
GV uốn nắn, chốt lại
Gợi ý: Dựa theo cách làm ở ví dụ 2 trong bài học
-3 HS lên bảng cùng lúc làm các câu của bài tập 29/59 SGK 
GV dẫn dắt cùng HS cả lớp từng bước sửa cả ba câu a), b), c)
? Đồ thị hàm số đi qua điểm (2; 2) có nghĩa là gì?
? Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = ta suy ra được điều gì?
- HS hoạt động nhóm làm bài tập 30/59 SGK
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
Gợi ý : Áp dụng định lý Pitago để tính các cạnh AC, BC
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Bài 28/58: (sgk) y = -2x + 3
a) x = 0 y = 3 C (0; 3)
y = 0 x = 1,5 D(1,5; 0)
Vậy: Đồ thị của hàm số y = -2x + 3 là đường thẳng CD
b) Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 3 và trục Ox là , và góc 
kề bù với là , ta có : tg = 2 63026’
Vậy : = 180 0 - 63026’ = 116034’
Bài 29/59: (sgk) y = ax + b 
a) Với a= 2, đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 nên x = 1,5 ; y = 0
Thay a = 2; x = 1,5 ; y = 0 vào công thức hàm số 
y = ax + b, ta được: 0 = 2.1,5 + b b = -3
 Vậy: hàm số cần xác định là y = 2x - 3
b) Với a = 3 và đồ thị hàm số đi qua điểm 
(2; 2) nên x = 2 ; y = 2.
Thay a = 3; x = 2; y = 2 vào công thức hàm số 
y = ax + b, ta được: 2 = 3.2 + b b = - 4 
 Vậy : hàm số cần xác định là y = 3x - 4
c) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng 
y = và đi qua điểm B(1; ) nên : a = ; x = 1; y = . 
Thay a = ; x = 1; y = vào công thức hàm số y = ax + b, ta được: = .1 + b b = 5
 Vậy: hàm số cần xác định là y =x + 5 
Bài 30/ 59: (SGK) 
a)Vẽ đồ thị hàm số:
x = 0 y = 2 C (0; 2)
y = 0 x = -4 A(-4; 0)
x = 0 y = 2 C (0; 2)
y = 0 x = 2 B(2; 0)
b) A(-4; 0); B(2; 0); C(0; 2)
c) Gọi chu vi, diện tích của tam giác ABC theo thứ tự là P, S. Áp dụng định lý Pitago đối với các tam giác vuông OAC và OBC, ta có:
Lại có : AB = OA + OB = 4 + 2 = 6 (cm)
Vậy: P = AB + OB + BC = 6 + +(cm)
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các bài tập đã giải. Làm thêm bài tập 28, 27 trang 60, 61 SBT
-Soạn phần “Ôn tập chương II”trang 59, 60, 61 SGK
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: thế nào là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (M1)
Câu 2: Nêu cách xác đinh hệ số góc của đường thẳng y = ax + b đi qua điểm cho trước (M2) 
Câu 3: Bài tập 27.28 sgk (M3.M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương giúp HS hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về các khái niệm hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, khái niệm của hàm số bậc nhất y = ax + b, tính đồng biến, tính nghịch biến của hàm số bậc nhất. Giúp HS nhớ lại các điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau, vuông góc với nhau.
2. Kĩ năng: Giúp HS vẽ thành thạo đồ thị của hàm số bậc nhất, xác định được hệ số góc đường thẳng y = ax + b và trục Ox, xác định hàm số y = ax + b thoả mãn đề bài.
3. Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định điểm và vẽ đồ thị.	
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác. NL sử dụng ngôn ngữ toán học, khả năng suy diễn, lập luận toán học, làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao 
(M4)
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Củng cố khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến, khái niệm hệ số góc
Củng cố hai đường thẳng cắt nhau, song song dựa vào hệ số góc
Xác định được các hệ số a, b trong T.H cụ thể.
Chứng minh hai đường thẳng vuông góc
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (trong các hoạt động)
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương. 
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Học sinh nhớ lại kiến thức đã học của chương II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.GV.Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
1/ Nêu định nghĩa hàm số? Hàm số được cho bằng những cách nào? Cho ví dụ.
2/ Đồ thị hàm số y = f (x) là gì ?
3/ Thế nào là HSBN ? cho ví dụ. Nêu tính chất của hàm số y = ax + b
4/ Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox được xác định ntn ?
5/ Vì sao người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b ?
6/ Khi nào hai đường thẳng (d) y = ax +b () và (d’) y = a’x +b’ () : cắt nhau, song song, trùng nhau ?
* GV bổ sung : 
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
A. Ôn tập lý thuyết :
* Tóm tắt các kiến thức cần nhớ : (SGK)
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn các khái niệm hàm số, biến số , đồ thị của hàm số, khái niệm h/ s bậc nhất y = ax + b, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhấtể.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Hs vẽ được đồ thị và khắc sâu điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song , trùng nhau, 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
GV.Cho HS hoạt động nhóm làm các bài tập 32; 33; 34; 35 tr61 SGK
 Nửa lớp làm bài 32; 33. 
 Nửa lớp làm bài 34; 35.
 Sau khi các nhóm hoạt động khoảng 7’ thì dừng lại
GV Kiểm tra bài làm của các nhóm
GV . Gọi HS trả lời miệng bài 36 SGK
GV. Gọi hai HS lần lượt xác định toạ độ giao điểm của mỗi đường thẳng với hai trục toạ độ 
GV. Vẽ nhanh hai đường thẳng
GV. Gọi HS xác định toạ độ các điểm A, B, C
H. Để xác định toạ độ điểm C ta làm tn ? 
GV. Hướng dẫn HS viết phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng. 
GV. Gọi HS đứng tại chỗ giải pt 
H. Có được x =1,2, làm thế nào để tính y? 
GV. Gọi HS đứng tại chỗ tính AB
GV. Làm thế nào để tính AB và AC ?
Gv. Gọi một HS đứng tại chỗ trình bày
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
B. Bài tập :
Bài 32 : (sgk) 
a) Hàm số y = (m -1)x +3 đồng biến 
b) Hàm số y = (5 – k )x +1 nghịch biến
Bài 33 : (sgk) Hai h/s y = 2x + (3 + m) và y = 3x + ( 5 - m ) đều là hàm số bậc nhất,
Đã có a a’ ( 2 3 ). Do đó đồ thị của chúng cắt nhau tại một điểm trên trục tung 
Bài 34 : (sgk) .Hai đường thẳng y = (a – 1)x +2 (a 1) và y = (3 –a )x +1 (a 3) đã có tung độ gốc b b’ (2 1) . Do đó hai đường thẳng song song với nhau 
Bài 35 : (sgk ) 
Hai đường thẳng y = kx + (m - 2) (k 0) và
 y = (5 – k)x + (4 - m ) (k 5) trùng nhau 
Bài 37 : ( sgk ) 
 * Đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 là đường thẳng cắt trục tung tại điểm A (0 ; 2) và cắt trục hoành tại điểm B (-4 ; 0). 
 * Đồ thị hàm số y = 5 – 2x là đường thẳng cắt trục tung tại điểm C (0 ; 5) và cắt trục hoành tại điểm D (2,5 ; 0)
b) A ( -4 ; 0 ) và B ( 2,5 ; 0 )
Vì hai đường thẳng cắt nhau nên ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng là : 0,5x +2 = -2x +5 2,5 x = 3 x = 1,2 
Thay x = 1,2 vào hàm số y =0,5 x + 2 
Ta có y = 0,5 . 1,2 +2 = 2,6
Vậy toạ độ điểm C là C ( 1,2 ; 2,6 )
c) Ta có AB = AO + OB = 4 + 2,5 = 6,5 ( cm ) 
Gọi F là hình chiếu của điểm C trên Ox
Áp dụng định lí Py–ta-go 
AC=5,18
BC= 
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn tập lí thuyết và bài tập . Chuẩn bị các bài tập ở phần ôn tập chương tiết sau kiểm tra 1 tiết.
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Kiểm tra thông qua kết quả bài làm kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_9_chuong_ii_ham_so_bac_nhat.doc