Giáo án Toán Lớp 9 - Tiết 43 đến 64 - Chương IV: Hàm số y=ax² (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 9 - Tiết 43 đến 64 - Chương IV: Hàm số y=ax² (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn - Năm học 2021-2022

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giải một số dạng phương trình quy về phương trình bậc hai như: phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, một vài dạng phương trình bậc cao có thể đưa về phương trình tích hoặc giải được nhờ đặt ẩn phụ

2. Năng lực

- Biết cách giải phương trình trùng phương.

- Nhớ rằng khi giải pt chứa ẩn thức ở mẫu, trước hết phải tìm điều kiện của ẩn và sau khi tìm được giá trị của ẩn thì phải kiểm tra chọn giá trị thỏa mãn điều kiện ấy.

- HS giải tốt phương trình tích và rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử

3. Phẩm chất: HS có trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu

 

doc 53 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 9 - Tiết 43 đến 64 - Chương IV: Hàm số y=ax² (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 26/12/2021
Ngày giảng
9A: /12/2021
9B: /1/2022
KD..........................................................
KD..........................................................
TIẾT 43. TIẾT CHƯƠNG IV HÀM SỐ y = ax2 - PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
§1-§2. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax2 ( a ¹ 0)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0), các tính chất hàm số y = ax2
2- Năng lực	
- Năng lực chung: Tự lực và Tự học, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: - Hiểu được hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0), các tính chất hàm số y = ax2
- Biết cách tính giá trị hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số.
3- Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: Bước đầu hình thành cho hs ý thức học tập SẢN PHẨM SỰ KIẾN chương.
b) Nội dung: phụ lục chương IV SGK
c) Sản phẩm: Các kiến thức trọng tâm của chương
d) Tổ chức thực hiện: 
Gv giới thiệu chương trình chương IV về những kiến thức kĩ năng cơ bản mà Hs cần đạt được
Hs lắng nghe và chú ý các SẢN PHẨM SỰ KIẾN quan trọng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM SỰ KIẾN
Hoạt động 1: Ví dụ mở đầu – Cá nhân
a) Mục đích: Hs nêu được khái niệm về hàm số y = ax2.
b) Nội dung: HS làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Khái niệm sgk
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
Gv tổ chức cho hs tìm hiểu vd
+ Nhìn vào bảng trên, em hãy cho biết s1 = 5 được tính như thế nào?
+ Trong công thức s = 5t2, nếu thay s bởi y, thay t bởi x, thay 5 bởi a ta có công thức nào? (y = ax2)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Quan sát bảng, trả lời các câu hỏi của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Trong thực tế còn nhiều cặp đại lượng cũng được liên hệ bởi công thức dạng y = ax2 như diện tích hình vụông S = a2 , diện tích hình tròn S = R2. Hàm số y = ax2 là dạng đơn giản nhất. 
Gv Chốt lại khái niệm hàm số y = ax2.
1. Ví dụ mở đầu: (sgk)
- Quãng đường chuyển động rơi tự do được biểu diễn bởi công thức : s = 5t2 .
t là thời gian tính bằng giấy (s), S tính bằng mét (m), mỗi giá trị của t xác định giá trị tương ứng duy nhất của s .

t
1
2
3
4
S
5
20
45
80
S1= 5.12 = 5 ; S4 = 5.42 = 80
- Công thức S = 5t2 biểu thị một hàm số dạng y = ax2 với a ¹ 0 
Hoạt động 2: Tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) 
a) Mục tiêu: Hs nêu được tính chất của hàm số y = ax2 từ ví dụ cụ thể
b) Nội dung: HS thực hiện ?1; ?2; ?3; ?4 SGK, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Tính chất của hàm số y = ax2
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
Gv tổ chức cho hs tìm hiểu tính chất của hàm số y = ax2 (a ¹ 0)
+ Xác định hệ số a ở hai hàm số y = 2x2 và y = - 2x2?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?1, ?2
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện đứng tại chỗ để trả lời 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại, ghi bảng
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV dẫn dắt HS suy nghĩ cá nhân phát biểu tổng quát về tính chất của hàm số y = ax2(a ¹ 0).
GV nhấn mạnh tính xác định của hàm số y = ax2(a ¹ 0). Lưu ý HS đến hệ số a > 0 và a < 0 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện ?3; ?4
+ Phát biểu nhận xét
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu của GV
+ Phát biểu nhận xét SGK
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày, các nhóm khác tham gia nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại, ghi bảng
2. Tính chất của hàm số y = ax2 (a ¹ 0) 
?1. SGK
?2. SGK
* Đối với hàm số y = 2x2
– Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị tương ứng của y giảm
- Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y tăng
 * Đối với hàm số y = - 2x2
–Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị tương ứng của y tăng
-Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y giảm
TÍNH CHẤT: (sgk)
?3 
* Xét hàm số : y = 2x2
Vì 2x2 luôn luôn dương với mọi x ¹ 0 nên khi x ¹ 0 thì y > 0. Khi x = 0 thì y = 0 
* Xét hàm số : y = - 2x2 
Vì -2x2 luôn luôn âm với mọi x ¹ 0 nên khi x ¹ 0 thì y < 0. Khi x = 0 thì y = 0 
*Nhận xét:(sgk)
?4 SGK
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.
b) Nội dung: Bài tập phần tổ chức
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HS có khả năng nhận biết được hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0) và biết được tính chất của hàm số này thông qua dấu của hệ số a bên cạnh đó có khả năng phân tích và chứng minh được cực trị của hàm số thông qua một số hàm số GV nêu ra để củng cố kiến thức trọng tâm và vận dụng ngay tại lớp.
STT
Hàm số
Hệ số a và dấu của nó
Tính chất
1
Lấy 4 HS y = ax2 (a ¹ 0)
....
Lấy 4 HS bậc nhất
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b. Nội dung: VD1; VD2 phần tổ chức
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức : A = 3x2 – 3,5x + 2 với x = 4,13
HS thực hiện tính bằng máy CASIO như SGK, tr32
Ví dụ 2: Tính diện tích của một hình tròn có bkính R ( S = R2 ) với R = 0,61; 1,53 ; 2,49
 HS thực hiện tính bằng máy CASIO như SGK, tr32
 *. Hướng dẫn về nhà
Bài tập về nhà số 2; 3 tr 31 SGK ; bài 1 , 2 tr 36 SBT.
- GV: Hướng dẫn bài 3 SGK : Công thức F = av2
- Xem trước bài “đồ thị hàm số y = ax2”
Ngày giảng : 02/1/2022
Ngày giảng
9A: /1/2022
9B: /1/2022
KD..........................................................
KD..........................................................
TIẾT 44. 
§1-§2. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax2 ( a ¹ 0) (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Dạng của đồ thị hàm số y = ax2 (a ¹ 0). 
2- Năng lực	
- Năng lực chung: Tự lực và Tự học, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: 
- Hiểu được hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0), các tính chất hàm số y = ax2 . 
- Biết được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 (a ¹ 0). Vẽ được đồ thị y = ax2 
- Hiểu được t/c của đồ thị và liên hệ được t/c của đồ thị với tính chất hàm số 
3- Phẩm chất
- HS có trách nhiệm trong việc vẽ đồ thị chính xác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục đích: Bước đầu hs nắm được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 và cách vẽ.
Tổ chức thực hiện:
Gv nêu câu hỏi phần nội dung
Nội dung
- Nêu tính chất của hàm số y = ax2 và nhận xét
- Để vẽ đồ thị hàm số y = ax + b có dạng là một đường thẳng thì ta chỉ cần tìm hai điểm trên mp tọa độ. Vậy đồ thị hàm số y = ax2 có dạng như thế nào và ta cần tối thiểu là bao nhiêu điểm?
HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm:Tính chất của hàm số y= ax2
- Nếu a > 0 thì hàm số y= ax2 nghịch biến khi x 0;
y > 0 với mọi x ≠ 0, y = 0 khi x = 0, y = 0 là giá trị nhỏ nhất của hàm số
- Nếu a 0, đồng biến khi x < 0;
y < 0 với mọi x ≠ 0; y = 0 khi x = 0, y = 0 là giá trị lớn nhất của hàm số
Hs nêu dự đoán: đồ thị hàm số y = ax2 là đường cong palabon
 Thảo luận và kết luận: HS lên bảng trả lời câu 1; HS khác nhận xét
 Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu 2
 GV chốt kiến thức đi vào nội dung bài mới 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM SỰ KIẾN
Hoạt động 1: Tìm hiểu dạng đồ thị hàm số y = ax2 thông qua ví dụ 1
a) Mục tiêu: Hs nêu được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 là một đường cong đi qua gốc tọa độ.
b) Nội dung: xác định dạng của đồ thị hàm số y = ax2 qua ví dụ và ?1 SGK
c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ 1 SGK
Lấy bảng giá trị trang 33 sgk, vẽ đồ thị hàm số y = 2x2. Trên mặt phẳng toạ độ lấy các điểm 
A(-3,18); B(-2;8), C(-1;2), O(0;0); C’(1;2), B’(2;8), A’(3;18)
+ Nhận xét dạng đồ thị qua bài ?1
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Theo dõi, quan sát khi GV vẽ đường cong đi qua các điểm đó.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức
GV giới thiệu cho HS tên gọi của đồ thị là 
1. Ví dụ 1.
Đồ thị của hàm số y = 2x2 (a = 2 > 0)
* Bảng giá trị (sgk.tr33)
- Đồ thị của hàm số y = 2x2 nằm phía
trên trục hoành, nhận Oy làm trục 
đối xứng và điểm O(0; 0) làm cực tiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 thông qua ví dụ 2
a) Mục tiêu: Hs vẽ được đồ thị hàm số y = ax2
b) Nội dung: vẽ được đồ thị hàm số y = ax2 qua ví dụ 2; ví dụ 3 và ?2 SGK
c) Sản phẩm: đồ thị của một số hàm số y = ax2 cụ thể
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV: Cho HS lên bảng lấy các điểm trên mặt phẳng tọa độ và vẽ đồ thị của hàm số y = -x2 
+ Sau khi HS vẽ cho HS làm ?2 
Nhận xét một vài đặc điểm của đồ thị và rút ra nhận xét?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Vẽ đồ thị hàm số, trả lời các câu hỏi
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo 3 nhóm làm ?3 trong thời gian 7 phút 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện yêu cầu của GV 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Gọi HS đại diện nhóm trả lời
+ Nhóm khác nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV: Giới thiệu chú ý
Gv chốt lại vấn đề và giảng giải cho HS chú ý SGK.
Nhấn mạnh cách dựa vào tính đối xứng của đồ thị để lập bảng, vẽ đồ thị thuận tiện và dễ dàng hơn, tính đồng biến và nghịch biến thể hiện trên đường cong của đồ thị 
2. Ví dụ 2.
 Đồ thị của hàm số y = -x2 (a = -< 0)
* Bảng giá trị (sgk.tr34)
- Đồ thị của hàm số y = -x2 nằm phía dưới trục hoành, nhận Oy làm trục đối xứng và điểm O(0; 0) làm cực đại
* Nhận xét (sgk.tr35)
?3 Cho hàm số : y = x2
a) Cách 1:
Với x = 3, 
ta có: y = .32 = 4,5
* Cách 2:
-So sánh hai kết quả ta đều 
được : y = 4,5
b) 
- Có hai điểm: 
Ước lượng: 
x- 3,16 và 
x 3,16 
* Chú ý: (sgk.tr35) 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.
b. Nội dung: Làm các bài tập phần tổ chức
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Dãy 1: a) Điền vào những ô trống các giá trị của y trong bảng sau : 
x
–3
–2
–1
0
1
2
3
y = 2x2
18
8
2
0
2
8
18
b) Hãy nêu các tính chất của h ...  lập pt.
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Hãy nêu các bước giải toán bằng cách lập pt? Các dạng toán về giải toán bằng cách lập pt?
Hs trả lời
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM SỰ KIẾN
a) Mục tiêu: Hs áp dụng được các bước giải toán bằng cách lập pt và các kiến thức liên quan để giải bài tập
b) Nội dung: giải bài toán bằng cách lập phương trình
c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV: Cho HS đọc đề bài và làm các bài tập:
Bài 52 trang 60 SGK; Bài 49 trang 59 SGK 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Hoạt động nhóm thực hiện các yêu cầu của GV
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
Bài 52 trang 60 SGK
Hướng dẫn 
Gọi vận tốc của canô trong nước yên lặng là: x (km/h), x >3.
Vận tốc khi xuôi dòng là: x + 3 (km/h)
Vận tốc khi ngược dòng là: x - 3 (km/h)
Thời gian xuôi dòng là: (giờ)
Thời gian ngược dòng là: (giờ)
Nghỉ lại 40 phút hay 2/3 giờ ở B
Theo bài ra ta có phương trình:
Giải phương trình ta có: x1 = 12; x2 = -3/4 (loại)
Trả lời : Vận tốc canô trong nước yên lặng là 12 km/h
Bài 49 trang 59 SGK 
Hướng dẫn 
Gọi Thời gian đội 1 làm một mình hoàn thành công việc là x ( ngày) ( x > 0)
Thì thời gian đội 2 làm một mình hoàn thành công việc là x+ 6 (ngày)
Năng suất một ngày của đội 1 là công việc
Năng suất một ngày của đội là (CV)
Theo bài ta có phương trình 
x1=6 (TMÑK) ; x2 = - 4 (KTMÑK)
Vậy đội 1 làm một mình hoàn thành công viêc trong 6 ngày 
Ñội 2 làm một mình hoàn thành công việc trong 6 + 6 =12 (ngày)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Nêu cách giải bài toán bằng cách lập phương trình (M1)
- GV chốt lại SẢN PHẨM SỰ KIẾN tiết học về các dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài tập đã giải
- Làm tiếp các bài tập còn lại SGK
+ Đọc kỹ phần tóm tắt các kiến thức cần nhớ
Ngày giảng : 20/3/2022
Ngày giảng
Tiết 63
9A: 21/3/2022
9B: /3/2022
KD..........................................................
KD..........................................................
Ngày giảng
Tiết 64
9A: 20/3/2022
9B: /3/2022
KD..........................................................
KD..........................................................
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
(Thời lượng 02 tiêt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thông qua việc giải bài tập HS củng cố lại các kiến thức đã học trong chương IV 
2. Năng lực	
- Năng lực chung: Tự lực và tự học, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : Nhớ lại các kiến thức đã học trong chương IV để giải quyết các bài tập về giải phương trình bậc hai.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục đích: Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học thông qua việc trả lời câu hỏi.
b) Nội dung: HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở chương IV
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV: Cho HS nhớ lại kiến thức mà các em đã học từ đầu chương đến nay trong vòng 3’
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Có thể viết ra giấy nháp điều mà các em suy nghĩ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV chốt lại kiến thức
I. Lý thuyết:
Cho phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a0)
1/ Công thức nghiệm tổng quát: 
 Đặt = b2 – 4ac
Nếu < 0 Phương trình vô nghiệm
Nếu = 0 Phương trình có nghiệm kép 
x1 = x2 = 
Nếu > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1 = ; x2 = 
2/ Công thức nghiệm thu gọn: 
Đặt ’= 2 – ac
Nếu ’ < 0 Phương trình vô nghiệm
Nếu ’ = 0 Phương trình có nghiệm kép 
x1 = x2 = 
Nếu ’> 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1 = ; x2 = 
3/ Hệ thức Viét:
Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a0). Có hai nghiệm x1, x2 thì tổng và tích hai nghiệm đó là
4/Nhẩm nghiệm theo hệ số a,b,c:
a) Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm x1 = 1, x2 = 
b)Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm x1 = -1, x2 = - 
5/ Minh họa nghiệm bằng đồ thị:
Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a0) ax2 = -bx – c
Đặt y = ax2 (P) và y = -bx – c (d)
Vẽ đồ thị hàm số trên cùng một hệ trục tọa độ. 
Nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 chính là hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số (P) và (d) .
- Nếu (P) không cắt (d) thì phương trình vô nghiệm.
- Nếu (P) tiếp xúc với (d) thì phương trình có nghiệm kép.
- Nếu (P) cắt (d) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM SỰ KIẾN
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
 GV gợi ý, hướng dẫn HS nắm được hướng giải của bài tập. Cả lớp làm trên giấy nháp bài 55
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
GV gợi ý:
? Nhận xét về dạng của phương trình? Có thể suy ngay ra nghiệm của phương trình không?
? Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 và y = ax + b ?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ 1HS lên bảng. Cả lớp theo dõi, tham gia bổ sung, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV uốn nắn, sửa sai, chốt lại
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn cả lớp làm phiếu học tập bài tập 62/64 SGK
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ 1 HS lên bảng thực hiện 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
-GV thu một vài phiếu học tập nhận xét
- Dẫn dắt HS sửa bài trên bảng cùng bài trong phiếu học tập. Chốt lại
Luyện tập Bài 55/63:
a) x2 - x – 2 = 0
Phương trình có dạng : a - b + c 
= 1 – (-1) + 2 = 0 nên có hai nghiệm:
 x1 = ; x2 = -1
b) Vẽ đồ thị: 
c) Dựa vào đồ thị ta thấy 2 giao điểm của hai đồ thị là A và B có hoành độ lần lượt là 2 và -1 chính là hai nghiệm tìm được của phương trình x2 – x – 2 trong câu a)
Bài 62/64: 7x2 +2(m - 1)x – m2 = 0
a) Để phương trình có nghiệm thì 0 
’=(m – 1) 2 – 7(-m2) = 8m2 +2m +1 > 0 với mọi giá trị của m 
Vậy với mọi giá trị của m phương trình luôn có nghiệm 
b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ta có: 
x12 + x2 2 =(x1 + x2 )2 – 2x1 -2x2
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập
1. Bài tập 56: (Sgk - 63)
2. Bài tập 57: (Sgk - 64)
3. Bài tập 60: (Sgk - 64)
4. Bài tập 61: (Sgk - 64)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV chốt lại kiến thức
2. Bài tập 56: (Sgk - 63) 
 Giải phương trình:
a) (1) 
Đặt x2 = t (Đ/K: t ³ 0) 
 Ta có phương trình: 
(2)(a = 3; b = -12; c = 9) 
Vì : a + b + c = 3 + (-12) + 9 = 0 
Nên phương trình (2) có hai nghiệm là:
t1 = 1; t2 = 3
+) Với t1 = 1 x2 = 1 x = 
 +) Với t2 = 3 x2 = 3 x = 
Vậy phương trình (1) có 4 nghiệm là: 
 x1 = -1; x2 = 1; 
3. Bài tập 57: (Sgk - 64) 
 Giải phương trình:
b) 
 6x2 - 20x = 5 (x + 5 ) 
 6x2 - 25x - 25 = 0 
(a = 6; b = - 25; c = - 25) 
Ta có D = ( -25)2 - 4.6.(-25) = 25. 49 > 0 
Vậy phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là: 
x1 = 
c) (1) 
 - ĐKXĐ: x ¹ 0 và x ¹ 2 
- Ta có phương trình (1) 
 (2) 
 x2 + 2x - 10 = 0 (3) 
(a = 1; b' = 1; c = -10)
Ta có : D' = 12 - 1. (-10) = 11 > 0 phương trình (3) có hai nghiệm phân biệt là: 
- Đối chiếu điều kiện ta thấy hai nghiệm trên đều thoả mãn phương trình (1) phương trình (1) có hai nghiệm là: 
4. Bài tập 60: (Sgk - 64) 
a) pt 12x2 - 8x + 1 = 0 có nghiệm x1 = 
Theo Vi - ét ta có: x1.x2 =
 x2 = 
Vậy phương trình có hai nghiệm là: 
c) Phương trình có nghiệm 
x1 = theo Vi - ét ta có: 
x1.x2 = 
 x2 = x2 = 
5. Bài tập 61: (Sgk - 64) 
a) Vì u + v = 12 và u.v = 28 nên theo
 Vi - ét ta có u, v là nghiệm của phương trình: x2 - 12 x + 28 = 0 
Ta có D' = (- 6)2 - 1.28 = 36 - 28 = 8 > 0
 Phương trình có hai nghiệm 
x1 = ; 
 Do u > v ta có
u = x1 = 
b) Theo bài ra ta có u + v = 3 ; u.v = - 3 
nên theo Vi - ét thì u , v là nghiệm của phương trình bậc hai : x2 - 3x - 3 = 0 
Có D = (-3)2 - 4.1.(-3) = 9 + 12 = 21 > 0 
 Phương trình có 2 nghiệm:
Vậy ta có hai số u; v là: 
(u, v) = 
Nhiệm vụ 4:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS hoạt động nhóm bài tập 65/64 SGK
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày
- GV các nhóm khác tham gia nhận xét, bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại
Bài 65/64:
Gọi vận tốc xe lửa thứ nhất là x(km/h), x > 0
Khi đó vận tốc xe lửa thứ hai là x + 5(km/h)
Thời gian xe lửa thứ nhất đi từ Hà Nội đến chỗ gặp nhau là (giờ)
Thời gian xe lửa thứ hai đi từ Bình Sơn đến chỗ gặp nhau là : (giờ)
Vì xe lửa thứ hai đi sau 1 giờ, nghĩa là thời gian đi đến chỗ gặp nhau ít hơn xe thứ nhất 1 giờ. Do đó, ta có phương trình: 
Giải phương trình ta được: 
x1= 45; x2 = -50 (loại)
Vậy: Vận tốc của xe lửa thứ nhất là 45km/h
 Vận tốc của xe lửa thứ hai là 50km/h
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b. Nội dung: Dạng tính vận tốc bài 60/sgk trang 64
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Vận dụng cách giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm, cách giải các phương trình trùng phương, hệ thức Viét, giải bài toán bằng cách lập phương trình; Giải các bài toán bằng cách lập phương trình 
* Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập còn lại ( Sgk trang 63, 64) 
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về căn bậc hai và căn bậc ba, làm các bài tập phần ôn tập ập cuối năm trong sgk trang 131, 132 ( bài tập từ 1 đến 5)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_9_tiet_43_den_64_chuong_iv_ham_so_yax_a_0_p.doc