Giáo án trọn bộ môn Ngữ văn 9

Giáo án trọn bộ môn Ngữ văn 9

Tiết : 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

I- Mục tiêu :

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.

3. Thái độ : Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II- Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Sơ đồ khái quát tổng kết bài học.

2. Học sinh : Đọc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn. Sưu tầm tranh ảnh về Bác.

III- Tiến trình dạy và học :

1. Ổn định tổ chức : (1)

Lớp 9A:.

Lớp 9B:.

2. Kiểm tra : (4) Đọc một bài thơ của Bác ? (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Không ngủ được, Tức cảnh Pác Bó .)

 

doc 433 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 
Lớp 9...........2010
Lớp 9...........2010
Tiết : 1
phong cách hồ chí minh
 Lê Anh Trà
I- Mục tiêu :	
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.
3. Thái độ : Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
II- Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Sơ đồ khái quát tổng kết bài học.
2. Học sinh : Đọc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn. Sưu tầm tranh ảnh về Bác.
III- Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : (1’)
Lớp 9A :..................
Lớp 9B :...................
2. Kiểm tra : (4’) Đọc một bài thơ của Bác ? (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Không ngủ được, Tức cảnh Pác Bó ...)	
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung 
- HS đọc văn bản ?	
- GV giới thiệu về văn bản : 
 Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà (Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam)
- Giải nghĩa từ “phong cách” ? Bài văn đã khẳng định nét nổi bật trong phong cách của Hồ Chí Minh là gì ?
 + Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử ... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó
 + Bài văn chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của người. Cốt lõi của P/c HCM là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với tinh hoa văn hóa dân tộc.
- Từ những hiểu biết qua giới thiệu của cô giáo và sự chuẩn bị bài em hãy giới thiệu sơ lược văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
 + Tác giả, bài viết
 + Nội dung chính của bài.
- Đây là bài văn nghị luận, để làm sáng tỏ nội dung tác giả đã có một hệ thống lập luận chặt chẽ em hãy xác định bố cục văn bản ?
 + Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách HCM.
 + Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách HCM.
- HS đọc lại văn bản theo từng phần để nhấn mạnh 2 ý chính. GV chốt lại : 
 Bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hòa của các yếu tố : dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu Luận điểm 1 
- GV đọc phần1. ý khái quát đầu tiên của đoạn này ở câu văn nào ?
 + “Trong cuộc đời .... phương Tây”.
- Bác Hồ đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng cách nào Tìm các ví dụ có tính chất luận cứ chứng minh cho luận điểm đã nêu ở đầu đoạn ?
 + Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước, sống dài ngày ở Pháp ở Anh, học nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật của các nước đến mức uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán cái dở cái tiêu cực ...
 - Từ viện dẫn các luận cứ có tính chứng minh đó tác giả đưa ra luận cứ có tính chất giải thích kết luận nào? Kết luận đó có hợp lý không ? 
 + “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Hồ Chí Minh ...”
 + “Nhưng điều kỳ lạ .... rất mới, rất hiện đại”.
 + Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả, kết luận được đưa ra sau nhằm khẳng định những luận cứ đã đưa ra trước đó.
- GV nâng cao :
 Câu văn cuối “Nhưng .... rất hiện đại” là lập luận quan trọng nhất nhằm làm sáng tỏ LĐ chính “Sự kết hợp hài hòa văn hoá nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh”. Trong thực tế các yếu tố “dân tộc” và “nhân loại”, “truyền thống” và “hiện đại” luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kỳ diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó. 
(20’)
(15’)
I- Đọc – Tìm hiểu chung :
1- Đọc :
2- Tìm hiểu chú thích
- Nội dung cơ bản :
Đó là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và giản dị.
- Bố cục :
2 phần
II- Tìm hiểu văn bản 
1- Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh
 - Lý giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại trong phong cách Hồ Chí Minh.
+ Viện dẫn các luận cứ nhằm chứng minh 
+ Đưa ra luận cứ có tính giải thích kết luận
-> Hồ Chí Minh một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
4- Củng cố : (3’) Suy nghĩ của em về phong cách của người học sinh ?
5- Hướng dẫn về nhà : (2’) Bác đi nhiều, học rộng ... nhưng điều quan trọng để tạo nên phong cách của Bác lại chính là sự tiếp thu có chọn lọc ? Suy nghĩ của em.
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau bài dạy :
Ngày giảng : 
Lớp 9 : / / 09
Tiết : 2
phong cách hồ chí minh
 Lê Anh Trà
I- Mục tiêu :	
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.
3. Thái độ :Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
	(Đã 
II- Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Sơ đồ khái quát tổng kết bài học.
2. Học sinh : Đọc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn. Sưu tầm tranh ảnh về Bác.
III- Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : (1’)
2- Kiểm tra : (4’) Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà đề cập trong bài viết là gì ? Điều gì đã tạo nên vẻ đẹp phong cách đó ?
	(Nội dung thuyết trình vào bài- HĐ1)
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới 
- GV thuyết trình vào bài :
 Vốn tri thức văn hóa sâu rộng mà Bác có được qua các con đường : lao động, học hỏi ... không phải chỉ dừng ở đó mà Bác còn tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Vì vậy mà ta khẳng định Phong cách Hồ Chí Minh là :
- Đoạn văn 1 theo em được lập luận theo cách quy nạp hay diễn dịch ? (Quy nạp kết hợp giải thích).
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu Luận điểm 2 
- HS đọc đoạn 2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh được nhà văn dẫn tới từ đâu ?
 + Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến : đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp từng đi vào thơ ca như huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là các em thiếu nhi ...
- HS đọc một số câu thơ, bài văn, mẩu chuyện, ảnh cũng nói tới các chi tiết trên ?
 + Bài hát “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về ...”. ảnh tư liệu : “Bác Hồ với chiến dịch Biên giới, Lán Nà Lừa, nhà sàn ...”
- Nhận xét cách đưa dẫn chứng của tác giả ?
 + Dẫn chứng sống động, thủ pháp liệt kê không gây nhàm chán đơn điệu mà có tác dụng thuyết phục. Đều giới thiệu ngôi nhà sàn ... nhưng Lê Anh Trà khác về cách diễn đạt giới thiệu có sự so sánh giữa vị tiên và con người.
- Từ việc đưa ra các dẫn chứng để ca ngợi lối sống giản dị của Bác tác giả đưa người đọc đến luận cứ có tính giải thích khẳng định “Tôi dám chắc ..... cho tâm hồn và thể xác”. ý cần khẳng định là gì ? 
 + Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, khác người.
 + Đây là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
 - Giáo viên chốt lại nâng cao :
 Phần cuối bài tác giả đã khiến cho bài viết sâu sắc bằng cách kết nối quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác, liên hệ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị hiền triết của non sông đất Việt. Dẫu sự so sánh không thật tương đồng bởi Bác một chiến sĩ cách mạng, là chủ tịch nước còn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài.
- Em đọc một bài thơ của Bác cũng nói thú điền viên 
(Cảnh rừng Việt Bắc, tức cảnh Pác Bó,Đi thuyền trên sông Đáy ) ....
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc 
- Bài văn nghị luận thành công ở điểm nào ?
 + Cách nêu luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 + Đan xen giữa lời kể là lời bình luận tự nhiên “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM...” “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích ...”
 + Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt “siêu phàm, tiết chế, ... gợi sự gần gũi giữa Bác với các vị hiền triết.
 + Sử dụng nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam)
* Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức toàn bài 
- GV cùng HS hệ thống hóa kiến thức theo bảng tổng kết.
(2’)
(15’)
(15’)
(5’)
Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
2- Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách Hồ Chí Minh
- ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị 
+ Nơi ở, làm việc đơn sơ
+ Trang phục giản dị
+ Ăn uống đạm bạc
-> dẫn chứng sống động, thủ pháp liệt kê, lối so sánh 
 - Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao trang trọng. Bởi đó là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
3- Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu :
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
- Dẫn thơ, dùng từ Hán Việt
- Nghệ thuật đối lập
III- Tổng kết 
- Nội dung chính
- Nghệ thuật tiêu biểu
4- Củng cố : hoạt động 4
5- Hướng dẫn về nhà : (3’) Liên hệ lối sống cá nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
 Tìm hiểu bài “Phương châm hội thoại”
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau bài dạy :
Ngày giảng : 
Lớp 9D : / / 09
Tiết : 3
phương châm hội thoại
I- Mục tiêu :
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được thế nào là phương châm hội thoại. Có mấy loại phương châm hội thoại. Tại sao phải tuân thủ phương châm hội thoại. Tìm hiểu sâu phương châm h ... Định. Trước cách mạng tháng Tám 1945 Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới qua tập thơ Điêu tàn (1937). Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỷ XX. Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài thơ Con cò được sáng tác 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên.
Câu 2 : (2 điểm)
	* Có 4 thành phần biệt lập :
	- Thành phần tình thái
	- Thành phần cảm thán
	- Thành phần phụ chú
	- Thành phần gọi đáp
	* “Kể cả anh” là thành phần phụ chú
Câu 3 : 
1- Mở bài :
	- Mùa thu vào thơ ca tự nhiên, gần gũi
	- Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu
	- Hữu Thỉnh góp vào mùa thu một góc quê hương sang thu
	- Dẫn đoạn thơ
2- Thân bài :
	- Đoạn thơ thể hiện hương vị ấm nồng của chớm thu miền quê nhỏ
	+ Tín hiệu đầu tiên : Hương ổi trong gió, sương
	+ Từ ngữ : chùng chình, hình như
	- Sự biến đổi của đất trời sang thu
	- Tâm trạng ngỡ ngàng, bối rối của nhà thơ
	- Sự vận động của mùa được cụ thể hóa bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật.
	+ Sự dềnh dàng của dòng sông
	+ Bắt đầu vội vã của cánh chim
	+ Lối diễn đạt độc đáo đám mây mang theo hai mùa.
	- Tác dụng của cách dùng hình ảnh vận động, từ ngữ diễn tả cảm giác trạng thái : nét đặc thù của sự giao mùa, thể hiện sự đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang thay đổi.
	- Tóm tắt nội dung hai đoạn thơ :
	+ Bức tranh mùa thu nồng đượm hơi ấm quê nhà.
	+ Hình ảnh thu thân quen, giản dị, tươi tắn, sống động.
	+ Từ ngữ lấp láy
	+ Giọng thơ ngỡ ngàng, vui sướng.
3- Kết luận :
	- Hữu Thỉnh đưa về miền quê ấm áp
	- Sang thu một hình ảnh quê hương.
ánh trăng
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung 
- HS đọc bài thơ. GV đọc 1 lần.
- Giới thiệu về nhà thơ và bài thơ ?
 + Thuộc nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
 + Phong cách thơ : giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. (Tre VN “Tre xanh xanh ... tre ơi”, cũng là nói tới tình mẫu tử thôi nhưng trong Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết “Ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”).
 + Nguyễn Duy cũng như thế hệ của ông đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh của nhân dân, đồng đội, từng gắn bó với thiên nhiên, núi rừng. Nhưng khi sống giữa hòa bình không phải ai cũng nhớ những gian nan, kỷ niệm nghĩa tình đó. Bài thơ là một lần “giật mình” trước các điều vô tình dễ có ấy. N.Duy viết 1978 tại TP Hồ Chí Minh. Bài thơ được xem như là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về nguồn và ý thức trước lẽ sống thủy chung.
- Tìm hiểu bố cục ? Thể thơ ? Trình tự sự việc ?
 + Bài viết theo thể thơ 5 chữ, có sự kết hợp chặt chẽ giữa tự sự và trữ tình, giống như một câu chuyện kể, mỗi khổ thơ là một sự việc. Vì thế chỉ viết hoa chữ đầu câu của mỗi khổ trong khi viết thơ cứ xuống dòng là phải viết hoa.
 + Khổ thơ 1 + 2 
 + Khổ thơ 3 
 + Khổ thơ 4 + 5 
 + Khổ thơ 6 
- Nhận xét bố cục ?
 + Bố cục bài thơ theo dòng diễn biến của sự việc (từ quá khứ đến hiện tại, gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người : hồi nhỏ, hồi chiến tranh, hồi về thành phố ...)
 + Sự việc bất thường ở khổ thơ 4 là bước ngoặt để bộc lộ cảm xúc và là chủ đề.
 -> Có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và tự sự, giữa tính cụ thể và khái quát của hình ảnh thơ.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu hai khổ thơ đầu 
- Đọc hai khổ thơ đầu ? Vầng trăng ở đây có nghĩa là gì ? Quan hệ giữa vầng trăng và nhân vật trữ tình ? Từ ngữ nào diễn tả mối quan hệ đó ?
 (Vầng trăng là thiên nhiên, con người và thiên nhiên hài hòa trong mối kết giao tri kỉ, thủy chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khó sống với rừng bao giờ trăng cũng gần gũi thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên với trăng là mối quan hệ chung sống quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao (Chính Hữu cũng từng viết Đầu súng trăng treo ...)
+ Vầng trăng của thiên nhiên bởi trăng gắn với đồng, sông, biển, rừng đi suốt tuổi thơ và đời người lính, trở thành tri kỷ.
 + Trăng tình nghĩa với người : sống giản dị, hồn nhiên, gắn bó tưởng chừng không bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa”. Bởi trăng không chỉ là bạn tri kỉ tâm đầu ý hợp, trăng còn là con người tình nghĩa
 + Nhịp thơ trôi chảy, bình thường như nhịp đập của con tim, tạo cho ta cảm giác tự tin đương nhiên là như vậy không điều gì thay đổi.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu khổ thơ 3 
- Nhưng sự thực đã không như vậy khi chiến tranh qua đi ? Kể lại đoạn thơ ?
 + Sống giữa tiện nghi hiện đại, quen ánh điện, cửa gương -> con người cũng quên vầng trăng, tới mức tàn nhẫn như “người dưng”.
- Giải nghĩa từ “người dưng” ? Thời gian khác nhau dẫn tới tình cảm khác nhau sự khác nhau đó thể hiện qua sự đối lập của từ ngữ nào ? (tri kỷ >< người dưng). 
(Con người luôn thích nghi với hoàn cảnh, sống giữa hòa bình điều kiện tiện nghi hiện đại, quen là điều dễ hiểu. Nhưng quen tới mức quên và coi như người dưng thì thật là tàn nhẫn). (được chim bẻ ná được cá quăng nơm)
- Việc nhắc lại “Từ hồi về thành phố ... có phải để tự hào không ?
 + Không phải để tự hào mà nói một thực tế hiện nay, đã quên cái thời tình nghĩa. Việc lí giải cũng hết sức giản đơn : Quên vì “quen” tiện nghi hiện đại, vẻ đẹp hào nhoáng, không thực đối lập vẻ bình dị xưa. Nên cũng xót xa tự nhận : vầng trăng như người dưng đối lập với vầng trăng tri kỉ trước kia. Sự việc chưa dừng lại ở đó mà vẫn tiếp diễn khổ 4,5
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu khổ thơ 4,5 
- Tình huống đột ngột xảy ra làm cho nhân vật trữ tình phải bối rối ?
 + Một loại sự việc xảy ra mất điện, phòng tối, mở cửa, vầng trăng tròn -> tình huống bất ngờ, đột ngột vầng trăng làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc. 
- Câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” diễn tả điều gì? Những cảm xúc ùa về ra sao?
 + Người và trăng đối diện với nhau, khoảnh khắc đó khiến người “rưng rưng” cảm xúc, những kỷ niệm được sống dậy. Vầng trăng ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, quê hương đất nước
Vầng trăng tròn đâu phải khi đèn điện tắt mới có, cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng sông bể rừng không hề mất đi chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Vì vậy đây là khổ thơ quan trọng tạo bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề.
- Từ sự phân tích ở trên ta thấy trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên đất nước mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỷ niệm thời thơ ấu, nghĩa tình thời chiến tranh. Vậy “vầng trăng” có ý nghĩa biểu tượng nào ? Gợi ý : con người thay đổi, trăng không thay đổi ?
- Nhận xét giọng điệu khổ thơ 4, 5 ? 
 + Nhịp thơ từ trôi chảy bình thường như nhịp đập của con tim ở khổ thơ 1,2, “Thuở nhỏ ... tình nghĩa” sang giọng thơ nhỏ nhẹ, lạnh lùng thản nhiên ở khổ thơ 3 “Từ hồi .... qua đường” đến đột ngột, sửng sốt khổ thơ 4 “thình lình ... trăng tròn” và trầm tư lắng đọng ở khổ thơ 5 “Ngửa mặt ... rừng” Vầng trăng như người bị phụ bạc soi vào người phụ bạc và cảnh tỉnh họ.
 + Đoạn kể xen lẫn cảm xúc coi như lời tự thú với mình về sự không chung thủy với quá khứ.
* Hoạt động 5 : Tìm hiểu khổ thơ 6 
- Khổ thơ cuối tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng ?
 + “Trăng cứ” -> trước sau không đổi
 + “Tròn vành vạnh” -> tình nghĩa vẹn toàn, trong sáng
 + “kể chi người ...” -> bất chấp sự vô tình, lãng quên của người.
 + “im phăng phắc” -> vị tha, cao thượng, nghiêm trang mà nhắc nhở.
 + “giật mình” -> chuyển nghĩa từ hành động sinh lí sang hành động tự trừng phạt nội tâm. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng điều quan trọng là phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình.
* Hoạt động 6 : Chủ đề và ý nghĩa khái quát 
- “Vầng trăng” là hình tượng đa nghĩa, nêu các nghĩa mà “vầng trăng” biểu đạt trong bài ?
 + Là hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát.
 + Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Câu chuyện riêng của nhà thơ nhưng như lời nhắc nhở chung? Chủ đề của bài thơ ?
 + Với những người đã trải qua chiến tranh. Với nhiều thế hệ, nhiều thời đại
 + Nó đặt ra vấn đề : với người xung quanh
 với quá khứ
 Thái độ với người đã khuất
 với chính mình
(Bài thơ giống như 1 câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực đời sống. Tuy thế bài thơ không 1 chút đao to búa lớn, cũng làm gì có roi vọt mà sao khi đọc ta thấy như có ai đang quất vào người mình đau đớn. Phong cách thơ : giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư của Nguyễn Duy là như vậy.)
- Mạch cảm xúc của bài thơ đã nói lên đạo lý sống thủy chung của dân tộc câu tục ngữ diễn tả?
“ánh trăng” của Nguyễn Duy mang sức sống nói liền quá khứ – hiện tại, là tấm gương trăng để soi lòng”
(10’)
(5’)
(5’)
(8’)
(5’)
(6’)
I- Đọc – Tìm hiểu chung
1- Đọc :
2- Tác giả, bài thơ : 
- Nguyễn Duy (Nguyễn Duy Nhuệ).
- Năm 1978
3- Bố cục 
- Xưa, vầng trăng là tri kỷ.
- Nay, vầng trăng là người dưng qua đường.
- Trăng nhắc nhở con người vô tình ấy.
- Trăng vẫn tình nghĩa, nên người phải “giật mình”.
- Như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, dòng cảm xúc cũng men theo tự sự mà bộc lộ.
II- Tìm hiểu nội dung 
1- Xưa, vầng trăng là tri kỉ 
- “Vầng trăng ... tri kỉ”
- Nhân hóa : trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là bạn tri kỉ của người.
- “Trần trụi ...
hồn nhiên ...
Ngỡ ... trăng tình nghĩa”.
2- Nay, vầng trăng như người dưng qua đường 
- “... quen ... gương”
-“Vầng trăng ... người dưng
Từ tri kỉ > thái độ tàn nhẫn.
3- Trăng, nhắc nhở con người vô tình ấy 
- “Thình lình, vội, đột ngột
-> Sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của trăng
- “rưng rưng” -> cảm xúc thiết tha, thành kính.
- “Như là... đồng, bể điệp
 như là sông, rừng” từ
-> Trăng là quá khứ gian lao, là hình ảnh của thiên nhiên đất nước hiền hậu, bình dị
* Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
4- Trăng vẫn tình nghĩa nên người phải “giật mình”
- “... cứ tròn vành vạnh
kể chi ... 
.... phăng phắc 
... giật mình”
-> nhân hóa -> Trăng như người bạn rất nghĩa tình nhưng nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng quên quá khứ
5- Chủ đề và ý nghĩa khái quát bài thơ 
- “Vầng trăng” -> có ý nghĩa biểu tượng phong phú và sâu sắc : thiên nhiên hồn nhiên, tình nghĩa vẹn tròn, bất diệt, biểu tượng của quá khứ hi sinh, cội nguồn cao đẹp.
- Bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị.
- Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
4- Củng cố : Nằm trong mục (5).
5- Hướng dẫn về nhà : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tron_bo_mon_ngu_van_9.doc