CHỦ ĐỀ I
Từ loại – cụm từ – câu trong tiếng Việt
A. CHUẨN BỊ:
I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh nắm được một số kiến thức và kĩ năng sau:
- Khái quát về từ loại gồm : các đặc điểm của từ Tiếng Việt. Hiểu sâu hơn khả năng kết hợp của từ loại với các từ ngữ khác để tạo thành cụm từ . Nắm được đặc điểm của các kiểu câu trong Tiếng Việt
- Rèn kĩ năng nhận diện các lớp từ trong câu và hiểu chức năng của chúng và cách sử dụng chúng.
II. Ý NGHĨA:
Trong thực tiễn, học sinh còn lúng túng trong việc phát hiện và nhận diện lớp thực từ và hư từ. Vì vậy, việc nắm bắt chắc chắn các từ loại và cụm từ, câu trong Tiếng Biệt là không thể thiếu trong quá trình phân tích cấu trúc, chức năng của chúng trong các văn bản, để từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu được rõ nghĩa .
Chủ đê này sẽ tập hợp một số các từ loại, cụm từ một số kiểu câu cơ bản và có tác dụng mở rộng về kết hợp thực hành giải quyết các bài tập rèn kĩ năng để học sinh nắm bắt cụ thể, sâu sắc hơn về chức năng, công dụng của chúng khi sử dụng.
III. TÀI LIỆU:
- Tài liệu về từ – cụm từ – câu trong Tiếng Việt (đã chọn lọc)
- Các bài tập trong tài liệu
- Các từ loại , cụm từ, câu đã học ở lớp 6,7.8 và các tác phẩm văn học thơ trong SGK Ngữ văn.
chủ đề i Từ loại – cụm từ – câu trong tiếng Việt A. Chuẩn bị: I. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được một số kiến thức và kĩ năng sau: - Khái quát về từ loại gồm : các đặc điểm của từ Tiếng Việt. Hiểu sâu hơn khả năng kết hợp của từ loại với các từ ngữ khác để tạo thành cụm từ . Nắm được đặc điểm của các kiểu câu trong Tiếng Việt - Rèn kĩ năng nhận diện các lớp từ trong câu và hiểu chức năng của chúng và cách sử dụng chúng. II. ý nghĩa: Trong thực tiễn, học sinh còn lúng túng trong việc phát hiện và nhận diện lớp thực từ và hư từ. Vì vậy, việc nắm bắt chắc chắn các từ loại và cụm từ, câu trong Tiếng Biệt là không thể thiếu trong quá trình phân tích cấu trúc, chức năng của chúng trong các văn bản, để từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu được rõ nghĩa . Chủ đê này sẽ tập hợp một số các từ loại, cụm từ một số kiểu câu cơ bản và có tác dụng mở rộng về kết hợp thực hành giải quyết các bài tập rèn kĩ năng để học sinh nắm bắt cụ thể, sâu sắc hơn về chức năng, công dụng của chúng khi sử dụng. III. Tài liệu: - Tài liệu về từ – cụm từ – câu trong Tiếng Việt (đã chọn lọc) - Các bài tập trong tài liệu - Các từ loại , cụm từ, câu đã học ở lớp 6,7.8 và các tác phẩm văn học thơ trong SGK Ngữ văn. IV. Thời lượng: 6 Tiết - Tiết 1: Ôn lại kiến thức cơ bản về từ loại và cụm từ đã học. - Tiết 2: Làm bài tập thực hành. Bước 1- 2 - Tiết 3: Ôn lại kiến thức cơ bản về câu đã học. - Tiết 4: Làm bài tập thực hành. Bước 3 - Tiết 5: Làm bài tập thực hành. - Tiết 6: Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Bước 4 B. Nội dung. I. Phần mở đầu. Trong quá trình nhận diện, phân tích về các từ loại, cụm từ và câu trong Tiếng Việt, thực tế cho thấy học sinh còn nhiều lúng túng, chưa xác định chắc chắn được từ đó thuộc từ loại nào; cụm động từ hay ... . Đặc biệt là các kiểu câu. Vậy chuyên đê này phần nào sẽ giúp các em củng cố, khắc sâu hơn kiến thức về Tiếng Việt. II. Tổ chức các hoạt động học tập. *. Bước 1: Ôn lại kiến thức cơ bản về từ loại, cụm từ trong Tiếng Việt. Đọc và tìm hiểu các câu hỏi ở tài liệu: Câu 1. Em đã học những những từ loại nào? Gợi ý: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, mạo từ, phó từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ .. Câu 2. Trong các từ loại trên,những từ loại nào được coi là thực từ? Tại sao lại gọi chúng là thực từ? Gợi ý: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ (là những từ có ý nghĩa từ vựng: gọi tên SV, chỉ hoạt động, trạng thái tính chất... Có khả năng làm thành tố chính trong các cụm từ chính phụ và có khả năng làm các thành tố chính trong câu) Câu 3. Nêu khái niệm của các từ loại? Gợi ý: Xem lại các phần ghi nhớ về Tiếng việt trong SGK lớp 6-7-8. Câu 4. Nêu những đặc điểm của các cụm từ đã học? Gợi ý: Xem phần ghi nhớ về các bài cụm từ tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 6. Câu 5. Vẽ sơ đồ cấu tạo của các cụm từ ? Gợi ý: Xem phần ghi nhớ về cấu tạo của cụm từ tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 6. 2. Bước 2: Luyện tập Bài tập 1. Xác định từ loại: danh từ, động từ, tính từ và đại từ trong đoạn văn sau: “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nachs tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủơ còn sung sức...” Gợi ý: Vận dụng các đặc điểm của các từ loại để xác định. Ví dụ: danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng khái niệm. ... Bài tập 2. Xác định các cụm: danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung sức...” Gợi ý: Chú ý đến khả năng kết hợp của các từ loại để tạo thành cụm từ. Ví dụ. Động từ có khả năng kết hợp với các phó từ để tạo thành cụm động từ... 3. Bước 3: 1. Ôn lại kiến thức cơ bản về câu đã học. Câu 1. Em đã học những những loại câu nào trong Tiếng Việt? Gợi ý: Câu đơn, câu ghép, câu mở rộng. Câu theo mục đích nói: câu trần thuật, câu phủ định, câu nghi vấn, câu cảm thán... Câu 2. Nêu khái niệm về các loại câu? Cho ví dụ? Gợi ý: Xem lại các phần ghi nhớ về câu trong Tiếng việt trong SGK lớp 6-7-8. 2. Luyện tập. Xác định các kiểu câu trong các câu sau đây. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm (câu trần thuật). - Trời hôm nay không nắng, tôi chẳng yên lòng ngắm một nhành hoa. (câu trần thuật bác bỏ). - Lúc ông lên 5, mẹ đi chợ có mua quà gì không? (câu nghi vấn với mục đích hỏi) - Em là ai cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi?.. Câu nghi vấn không cần trả lời - Ai ơi bưng bát cơm đầy? - Tiến lên chiến sĩ đồng bào! Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn. - Cấm đi học muộn. Câu cầu khiến - Chúc mừng sinh nhật vui vẻ! - Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. - ... Chúng nó kia kìa, có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ. (Hỏi nhưng thực hiện hành động cầu khiến) 4. Bước 4: Tổng kết - đánh giá - rút kinh nghiệm . a, Tổng kết: Câu hỏi: Kể tên các từ loại, cụm từ, câu trong Tiếng Việt? Gợi ý. Nhớ lần lượt từ các từ loại đến cụm từ và câu b, Rút kinh nghiệm. Câu hỏi: Làm thế nào để xác định đung được các từ loại, các cụm từ, các kiểu câu? Gợi ý: Khi phân tích văn bản nghệ thuật cần chỉ rõ các biện pháp tu từ để phân tích, vai trò tác dụng của chúng rồi suy ra nội dung, tư tưởng của văn bản. Không nên diễn nôm văn bản.
Tài liệu đính kèm: