Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề III: Mấy vấn đề sơ lược về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề III: Mấy vấn đề sơ lược về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

A. CHUẨN BỊ:

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh nắm được thời gian và ý nghĩa của sự hình thành nền văn học Việt Nam, nắm được các thành phần của dòng văn học viết và đặc điểm tính chất của nó.

Nắm được tiến trình phát triển của dòng văn học viết với những nét, đặc điểm của lich sử văn học với các tác gia, tác giả của từng giai đoạn.

II. Ý NGHĨA.

Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, đặc biệt là trong chương trình Ngữ văn hiện nay sách không biên soạn theo tiến trình văn học sử mà chia thành kiểu văn bản. Vì lẽ đó, việc xác định tác phẩm đó nằm trong thời gian nào? Có đặc điểm gì? Rất khó khăn. Từ đó, đẫn đến hạn chế là: không khai thác được triệt để tư tưởng của tác giảvà không gắn với bối cảnh của lịch sử. Để phần nào khắc phục được khó khăn đó, chuyên đề này sẽ tóm tắt lại các giai đoạn văn học cùng với các đặc điểm của từng giai đoạn đó.

III. TÀI LIỆU.

- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X -> XIX

- Các bài tập trong tài liệu.

- Các văn bản văn học Trung đại trong SGK Ngữ văn 7,8,9.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề III: Mấy vấn đề sơ lược về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề III
mấy vấn đề sơ lược về văn học việt nam 
từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
 vai trò của việc tìm hiểu nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội trong việc phân tích đánh giá một tác phẩm văn học
A. Chuẩn bị:
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh nắm được thời gian và ý nghĩa của sự hình thành nền văn học Việt Nam, nắm được các thành phần của dòng văn học viết và đặc điểm tính chất của nó.
Nắm được tiến trình phát triển của dòng văn học viết với những nét, đặc điểm của lich sử văn học với các tác gia, tác giả của từng giai đoạn.
II. ý nghĩa.
Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, đặc biệt là trong chương trình Ngữ văn hiện nay sách không biên soạn theo tiến trình văn học sử mà chia thành kiểu văn bản. Vì lẽ đó, việc xác định tác phẩm đó nằm trong thời gian nào? Có đặc điểm gì? Rất khó khăn. Từ đó, đẫn đến hạn chế là: không khai thác được triệt để tư tưởng của tác giảvà không gắn với bối cảnh của lịch sử. Để phần nào khắc phục được khó khăn đó, chuyên đề này sẽ tóm tắt lại các giai đoạn văn học cùng với các đặc điểm của từng giai đoạn đó.
III. Tài liệu.
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X -> XIX
- Các bài tập trong tài liệu.
- Các văn bản văn học Trung đại trong SGK Ngữ văn 7,8,9.
IV. Thời lượng. 6 tiết 
B. tiến trình lên lớp.
I. Phần mở đầu.
Giáo viên nêu lại ý nghĩa của chuyên đề.
II. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Bước 1: Ôn tập một số tác phẩm văn học trung đại.
Câu 1. 
Trước thế kỉ X, văn học nước ta tồn tại dòng văn học nào? Do đâu mà có dòng văn học viết?
Gợi ý: - Trước thế kỉ thứ X, văn học nước ta có nề văn học dân gian.
 - Văn học viết ra đời -> bước nhảy vọt, hoàn chỉnh diện mạo nền văn học nước nhà.
Câu 2: Tại sao văn học được viết bằng chữ Hán mà vẫn được coi là văn học dân tộc?
Gợi ý: Vì nó phản ánh tâm tư tình cảm ....., thiên nhiên, đời sống con người Việt nam.
Câu 3: Kể tên các tác phẩm văn học đã học đợc viết từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XIX ?
Gợi ý : Có: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn; Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi; Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường; ...
Câu 4: Theo em, hoàn cảnh lich sử có tác động như thế nào đến nội dung của các tác phẩm văn học? ( Giáo viên cung cấp tư liệu)
Gợi ý: Hoàn cảnh lịch sử tác động sâu sắc đến nội dung của tác phẩm, nó chi phối tư tưởng, quan điểm sáng tác qua mỗi giai đoạn lịch sử. 
Bước 2: Một số vấn đề về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
 (Giáo viên cung cấp tư liệu - học sinh đọc)
Câu 1. 
Vì sao mỗi giai đoạn lịch sử lại có những nội dung khác nhau trong một tác phẩm văn học của giai đoạn đó?
Gợi ý: 
Ví dụ: Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XV có nội dung chủ đạo là yêu nước chống xâm lăng. Vì giai đoạn đó các triều đại phong kiến đang phát triển nhưng vẫn phải đấu tranh chống ngoại xâm.
Thế kỉ thứ XVIII đến nửa đầu thế kỉ thứ XIX, văn học có nội dung chủ đạo là tinh thần nhân đạo - tố cáo xã hội phong kiến và đề cao quyền sống của con người... Giai đoạn này, tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, liên tục. Đời sống nhân dân khổ cực nên đã tác động sâu sắc tới nội dung của văn học.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao văn học chữ Hán mà vẫn được coi là văn học dân tộc? Vì sao văn học viết bằng chữ Nôm lại có tính dân tộc cao hơn? 
Gợi ý: Văn học viết bằng chữ Hán được coi là văn hoc dan tộc vì nó phản ánh thiên nhiên. đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Văn học chữ Nôm có tính dân tộc hơn là vì chữ Nôm do ông cha ta sáng lập ra (bản thân nó đã mang tâm hồn của dân tộc - niềm tự hào dân tộc)
Thực hành: Học sinh trao đổi, thảo luận các bài tập sau:
Bài 1: Tại sao nói thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học viết?
Gợi ý : Sáng tác văn học được viết bằng chữ Hán xuất hiện -> Ghi lại tâm tư tình cảm, đời sống của con người - > đánh dấu bước ngoặt lớn, hoàn chỉnh về diện mạo cho nền văn học Việt Nam.
Bài 2: Sau khi dòng văn học viết ra đời, văn học dân gian còn phát triển nữa không?
Gợi ý: VHDG vẫn tiếp tục phát triển qua từng giai đoạn lịch sử.
Ví dụ: - Từ ngày Tự Đức lên ngôi
 Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri.
 - Bao giờ hết cỏ(nước Nam) Tháp Mười
 Thì dân ta mới hết người đánh tây.
Bài 3: Phân tích nội dung yêu nước, tự hào dân tộc qua hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Phò giá hoàn kinh sư ?
Gợi ý : Bài Nam quốc sơn hà -> Tự hào, tự tôn về chủ quyền của dân tộc và quyết tâm đảnh đuổi kẻ thù để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Bài Phò giá hoàn kinh sư như được tiếp nối tư tưởng của bài trước. Bài thơ thể hiện sâu sắc được sức mạnh của dân tộc trong việc bảo vệ bờ cõi và ước mơ, khát vọng độc lập, hoà bình của dân ta.
Bài 4: Phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua đoạn trích "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng nguyện vui lòng"
Gợi ý: Tác giả sử dụng những động từ mạnh, thành ngữ, biện pháp nói quá và lối văn biền ngẫu -> diễn tả sâu sắc nỗi đau đớn và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Từ đó muốn xả thân đánh đuổi kẻ thù ...
Tổng kết - Rút kinh nghiệm:
- Nhắc lại nội dung chính của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
- Đọc thuộc lòng một bài thơ và nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ đó?
- Qua chuyên đề này giúp em có những hiểu biết gì khi tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại?
- Kiểm tra đánh giá:

Tài liệu đính kèm:

  • docMAY VAN DE SO LUOC VE VH VN TU TKX-TKXIX.doc