Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Trần Thị Huyền Sương

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Trần Thị Huyền Sương

Văn bản Tự sự và văn bản Nghị luận là hai kiểu văn bản không thể thiếu và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Qua thực tiễn giảng dạy môn học ngữ văn trung học cơ sở, thực tế cuộc sống, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc hình thành những hiểu biết, kĩ năng tạo lập, sử dụng hai kiểu văn bản trên cho học sinh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, yếu tố mà việc tiếp cận hai kiểu văn bản trên đối với học sinh trung học cơ sở gặp một số khó khăn (đặc biệt là đối với học sinh yếu). Một số những nguyên nhân, yếu tố đó là: Thời lượng dành cho hai kiểu văn bản trên ở trong phân môn tập làm văn là hạn chế; phân phối rãi ra ở các lợp học làm cho học sinh khó nắm bắt một cách hệ thống.

Vì vậy, tổ Văn-Công Dân trường T.H.C.S Sùng Nhơn mạnh dạn hệ thống các đơn vị kiến thức, xây dựng thành 2 chuyên đề và đưa vào giảng dạy hai kiểu văn bản trên trong chương trình dạy học tự chọn Ngữ Văn 9. Với mục đích giúp học sinh:

- Thấy được vai trò của văn bản tự sự và văn bản nghị luận trong đời sống xã hội.

- Hệ thống những nội dung, kiến thức về hai kiểu văn bản.

- Nắm rõ những vấn đề cần giải quyết về hai kiểu văn bản trên trong chương trình trung học cơ sở.

 

doc 57 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Trần Thị Huyền Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG TRUNG HOÏC CÔ SÔÛ ĐỒNG RÙM
TOÅ: XÃ HỘI
GIAÙO AÙN TÖÏ CHOÏN 
MOÂN NGÖÕ VAÊN 9
 GIAÙO VIEÂN: Trần Thị Huyền Sương
NAÊM HOÏC: 2010 – 2011
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TỰ CHỌN MÔN NGỮ VĂN 9
Giáo viên: Ngô Lộc
Năm học: 2007 – 2008
A. Đặt vấn đề: 
Văn bản Tự sự và văn bản Nghị luận là hai kiểu văn bản không thể thiếu và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Qua thực tiễn giảng dạy môn học ngữ văn trung học cơ sở, thực tế cuộc sống, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc hình thành những hiểu biết, kĩ năng tạo lập, sử dụng hai kiểu văn bản trên cho học sinh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, yếu tố mà việc tiếp cận hai kiểu văn bản trên đối với học sinh trung học cơ sở gặp một số khó khăn (đặc biệt là đối với học sinh yếu). Một số những nguyên nhân, yếu tố đó là: Thời lượng dành cho hai kiểu văn bản trên ở trong phân môn tập làm văn là hạn chế; phân phối rãi ra ở các lợp học làm cho học sinh khó nắm bắt một cách hệ thống.
Vì vậy, tổ Văn-Công Dân trường T.H.C.S Sùng Nhơn mạnh dạn hệ thống các đơn vị kiến thức, xây dựng thành 2 chuyên đề và đưa vào giảng dạy hai kiểu văn bản trên trong chương trình dạy học tự chọn Ngữ Văn 9. Với mục đích giúp học sinh:
Thấy được vai trò của văn bản tự sự và văn bản nghị luận trong đời sống xã hội.
Hệ thống những nội dung, kiến thức về hai kiểu văn bản.
Nắm rõ những vấn đề cần giải quyết về hai kiểu văn bản trên trong chương trình trung học cơ sở.
B. Hướng giải quyết:
	I. Yêu cầu về nội dung, phương pháp:
Bám sát các bài học liên quan đến văn bản tự sự và nghị luận ở chương trình Ngữ Văn 9.
Không nặng về cung cấp lí thuyết mà chú trong luyện tập, thực hành.
Căn cứ đặc điểm của từng lớp, từng thời điểm mà có sự điều chỉnh hợp lí về giáo án.
Hầu hết các tiết học đều bám sát chương trình Ngữ Văn 9, nặng về lặp lại để khắc sâu, ít chú trọng nâng cao.
Tài liệu: Các văn bản tự sự và nghị luận trong sách giáo khoa Ngữ Văn từ 6-9
II. Phân phối các tiết dạy:
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN BẢN TỰ SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN.
Tiết 1,2,3	: Ôn tập những kiến thức cơ bản về văn tự sự.
Tiết 4	: Tóm tắt văn bản tự sự.
Tiết 5	: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Tiết 6	: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Tiết 7	: Nghị luận trong văn bản tự sự.
Tiết 8	: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sự dụng yếu tố nghị luận.
Tiết 9	: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Tiết 10	: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Tiết 11	: Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Tiết 12	: Thực hành viết đoạn văn tự sự.
CHUYÊN ĐỀ 2.VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Tiết 1,2,3	: Ôn tập những kiến thức nghị luận ở các lớp dưới.
Tiết 4	: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 5	: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 6 	: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Tiết 7 	: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Tiết 8	: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Tiết 9	: Cách làm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Tiết 10	: Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tiết 11	: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Tiết 12	: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Ghi chú: 	Chuyên đề 1: Dạy trong học kì I ở 3 lớp.
	Chuyên đề 2: Dạy trong học kì II ở 3 lớp.
	Mỗi chuyên đề trong một học kì có thể bổ sung các tiết luyện tập, thực hành.
Ở cả hai chuyên đề, các tiết từ 4 à 12 hoàn toàn bám sát chương trình Ngữ Văn lớp 9 cho nên cần hết sức linh hoạt trong giáo án (chỉ nói qua về lí thuyết, chú trọng thực hành; hoặc cân bằng hai phần nếu thấy cần thiết).
 CHUYÊN ĐỀ I
VĂN BẢN TỰ SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Tiết 1
Dạy: 6/10/2010
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
(Đã học ở các lớp dưới)
1.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS ôn tập, hệ thống các kiến thức về văn bản tự sự đã được học
Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, tạo lập văn bản tự sự qua thực hành
 - GDHD:ý thức về vai trò, đặc điểm của phương thức tự sự trong văn tự sự.
2. CHUẨN BỊ: HS xem lại các kiến thức về văn bản tự sự ở lớp 6
3. PHƯƠNG PHÁP: PP hệ thống; PP thực hành.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 4.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV giới thiệu nội dung ôn tập
 4.2:KTBC:
 4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: GV-HS ôn tập về đặc điểm và phương thức tự sự
Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
GV: Hằng ngày các em thường nghe kể chuyện ( hoặc mình kể ) về các chuyện như: Chuyện cổ tích, chuyện đời thường... theo em, kể chuyện để làm gì? Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì?
HS:-kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, khen chê...
GV: - Em hãy trả lời các ý sau về chuyện Thánh Gióng: Chuyện kể ai? Thời nào? Làm việc gì? Diễn biến sự việc chính, kết quả, ý nghĩa?
HS: - Truyện kể về Thánh Gióng, đời Hùng Vương thứ 6, Thánh Gióng dẹp giặc Ân.
- Diễn biến: Thánh Gióng ra đờià Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặcà Thánh Gióng lớn như thổi à Thánh Gióng trở thành tráng sĩ à Thánh Gióng đánh tan giặc Ân à Thánh Gióng bay về trời à Vua lập đền thờ à Những dấu tích còn lại
- Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, thể hiện ước mơ...
GV: Chốt lại đặc điểm, ý nghĩa của văn bản tự sự
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự việc, nhân vật trong VB tự sự:
GV:- Em hãy sắp xếp các sự việc chính trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
HS: - Vua Hùng kén rể à Hai vị thần đến cầu hôn à 
Vua Hùng ra điều kiện à Sơn Tinh đến trước, cưới được Mị Nương à Thuỷ Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh à Hai bên giao chiến, cuối cùng Thuỷ Tinh thua trận, rút về à Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
GV:- Trong truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng?
- Ai là nhân vật phụ? Có cần thiết không?
- Nhân vât65 được kể dưới những phương diện nào?
HS: - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là nhân vật chính ( được kể ra dưới nhiều phương diện )
- Vua Hùng, Mị nương, Lạc Hầu là những nhân vật phụ, giúp nhân vật chính hoạt động.
GV: Chốt lại các ý chính về nhân vật và sự việc trong VB tự sự.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
BT1: HS đọc câu chuyện “ Ông già và Thần Chết ”/ SGK Ngữ văn 6 tập I/28.
BT2: Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” đã làm.
A/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
I./ Ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự:
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc liền lạc, móc nối, dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.
II/ Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự:
- Sự việc: Được trình bày một cách cụ thể, sắp xếp theo một trật tự sao cho biểu đạt được tư tưởng ngưòi kể mong muốn.
- Nhân vật: Thực hiện các sự việc, là kẻ được thể hiện trong văn bản.
+ Nhân vật chính, nhân vật phụ.
+ Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.
B/ LUYỆN TẬP:
BT1: Truyện kể diễn biến tư tưởng của một cụ già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
BT2: Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” đã thực hiện:
+ Vua Hùng: ...
+ Sơn Tinh: ...
+ Thuỷ Tinh: ...
4.4: CỦNG CỐ
- HS: Nhắc lại phần lí thuyết.
- HS: Kể một mẩu chuyện ngắn.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Nắm lại bài.
	 - Chuẩn bị nội dung: Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự, lời văn, đoạn văn tự sự
 5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Dạy:6/10/2010 HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ (TT)
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Như tiết 1
2. CHUẨN BỊ: GV khái nội dung ôn tập
 HS xem lại kiến thức: Chủ đề, dàn bài, lời văn, đoạn văn tự sự
3. PHƯƠNG PHÁP:Như tiết 1
4.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 4.1.Ôn đinh lớp:
	4.2. KTBài cũ: 	- Ý nghĩa,đặc điểm chung của phương thức tự sự?
	- Nhân vật và sự việc trong văn tự sự?
	4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:Tìm hiểu chủ đề và dàn bài bài văn tự sự:
GV: Nhắc lại khái niệm về chủ đề, dàn bài trong bài văn tự sự.
+ chủh đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trong văn bản.
+ Dàn bài bài văn tự sự:
Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
Kết bài: Kể kết cục sự việc.
*Hoạt động 2: Lời văn – Đoạn văn tự sự.
GV: Nhắc lại kn lời văn, đoạn văn tự sự.
Lời văn:
+ Lời văn giới thiệu nhân vật: Giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
+ Lời văn kể việc: Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do hành động đem lại.
Đoạn văn: 
+ Câu chủ đề: Câu diễn đạt ý chính của đoạn.
+ Các câu khác: Diễn đạt ý phụ, giải thích ... cho ý chính, làm nổi bật ý chính.
*HĐ3: LUYỆN TẬP:
BT1: HS đọc truyện “ Phần Thưởng” SGK Văn 6 tậpI/ 45,46 và trả lời các câu hỏi:
a.Chủ đề truyện nhằm biểu dương và chế diễu điều gì? Sự vịêc nào tâp trung thể hiện chủ đề?
b. Hãy chỉ rõ ranh giới giữa các phần?
 c.So sánh với truỵên “Tuệ Tĩnh”, truyện “Phần Thưởng” có gì giống và khác nhau về bố cục và cách nêu chủ đề.
BT2: HS viết đoạn văn giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ ...
BT3: HS viết đoạn văn kể việc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giao chiến.
A.NỘI DUNG ÔN TẬP:
III/Chủ đề và dàn bài bài văn tự sự:
Chủ đề: Vấn đề chủ yếu.
Dàn bài:
a.Mở bài
b.Thân bài.
c.Kết bài.
IV/ Lời văn đoạn văn tự sự:
Lời văn:
+ Kể người
+ Kể việc
đoạn văn:
+ Câu chủ đề.
+ Các câu khác trong đoạn 
B. LUYỆN TẬP:
BT1:
a. Tố cáo tên cận thần tham lam ( Bằng cách chơi khăm hắn một vố) – Chủ đề được thể hiện tập trung ở sự việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị 
chia đều phần thưởng.
 b. + Mở bài: câu 1
+ Thân bài: Ông ta tìm đến ... hai mươi nhăm roi.
+Kết bài: Câu cuối
c. +Ở truyện “Tuệ Tĩnh”, chủ đề được nêu ngay phần mở bài; ở truyện “Phần Thưởng”, mở bài chỉ giới thiệu tình huống.
 + Kết bài ở truyện “ Tuệ Tĩnh” có sức gợi, bài hết và thầy thuốc bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới; Kết bài truyện “Phần Thưởng” là tên quan bị đuổi, người nông dân được thưởng.
 + Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính (Truyện “Tuệ Tĩnh” kịch tính nằm ở phần đầu; Truyện “Phần Thưởng” kịch tính nằm ở phần cuối).
BT2,3: HS tự viết đoạn văn
 4.4: CỦNG CỐ , LUYỆN TẬP
Củng cố: HS đọc đoạn văn vừa viết, GV sửa chữa.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 + Nắm lại bài.
 + Chuẩn bị: Xem lại ngôi kể, lời kể, thứ tự kể trong VB tự sự
 5.Rút kinh nghiệm:
Tiết: 3,4 HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ (TT)
Dạy : 13/10/2010
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Như tiết 1
II. CHUẨN BỊ: HS xem lai các kiến thức về ngôi kể, thứ tự kể trong văn bản tự sự.
III.PHƯƠNG PHÁP:
 PP hệ thống; PPthực hành.
IV. LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
2.KTBC:	KTsự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu ngôi kể và lời kể trong văn bản tự sự.
GV: Em hãy nhắc lại kn ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự.
HS:- Ngôi là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện:
+ Ngôi kể thứ  ... Hạc:
+ Người cha rất mực thương con, hy sinh cho con.
+ Người nông dân giàu lòng tự trọng: “Chết trong hơn sống đục”
4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
	HS nhắc lại: Thế nào là nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
 - Nắm đặc trưng kiểu bài; Hoàn thành bài viết bài tập 1 (ở nhà)
 - Nắm lại các điểm cơ bản của kiểu bài.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 19,20: Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
V.RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
Tiết 9
CÁCH LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
- Biết cách viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. CHUẨN BỊ: - HS xem trước lí thuyết tiết 9; Tìm hiểu trước các đề bài sgk văn 9 II/64,65
C. LÊN LỚP:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các đề bài sgk/64,65.
HS: Chỉ ra được:
- Dạng có mệnh lệnh hoặc dạng mở.
+ Mệnh lệnh thường gặp: Suy nghĩ, cảm nhận...
- Đối tượng nghị luận: Có thể là nhân vật, tư tưởng, chủ đề tác phẩm...
- Yêu cầu về tri thức và kĩ năng.
* Tìm hiểu cách làm bài:
GV: Nêu đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý giúp HS tìm hiểu đề và tìm hiểu ý: + Yêu cầu của đề bài? Đối tượng, phạm vi nghị luận? Nét nổi bật nhất ở n.v ông Hai? Tình yêu làng, nước thể hiện rõ nhất trong tình huống nào?...
+ Bố cục thông thường một bài văn nghị luận? Nhiệm vụ từng phần? Theo yêu cầu đề trên, sẽ làm gì trong từng phần?...
+ Em có nhận xét gì về ông Hai? Em chọn những luận cứ, luận chứng nào để minh hoạ, p. tích...
HS: Lần lượt nêu ý kiến của bản thân.
GV: Chốt lại bài học.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
Bài 1: Trên cơ sở tìm hiểu đề bài và các ý đã tìm được, hãy lập dàn bài cho đề bài: : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Bài 2: Viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài cho đề bài ở bài tập 1
A. TÌM HIỂU BÀI:
I/ Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Có mệnh lệnh: Suy nghĩ, cảm nhận...
- Không có mệnh lệnh (dạng mở).
- Đối tượng, phạm vi nghị luận:
- Tri thức, kĩ năng cần có:
II Cách làm bài:
1.Tìm hiểu đề, ý:
- Thể loại.
- Đối tượng.
- Phạm vi.
- Đặt câu hỏi tìm ý.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát.
b. Thân bài: 
- Luận điểm 1: + Luận cứ...
- Luận điểm 2: + Luận cứ...
c. Kết bài: Kết luận chung...
3.Viết bài.
4. Đọc, sửa chữa bài viết.
III/ Ghi nhớ: sgk văn 9 II/68
B. LUYỆN TẬP: HS làm bài tập 1, nếu còn thời gian thì thực hiện một khâu ở bài tập 2
HĐ4:CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	1.Củng cố:	- HS nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	2. Dặn dò:	- Nắm lại các điểm cơ bản của kiểu bài.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 10: Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
Tiết 10
LUYỆN TẬP
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
	- Củng cố tri thức về: Yêu cầu, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, tạo lập văn bản viết. 
B. CHUẨN BỊ: 
	- HS ôn lại lí thuyết tiết 9; Tìm hiểu trước đề bài tiết luyện tập sgk văn 9 II/68.
	- Đọc lại truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
C. LÊN LỚP:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: TIẾN HÀNH KUYỆN TẬP.
	Đề bài:	Cảm nhận của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng 	
	Hãy lập dàn ý chi tiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HS CẦN ĐẠT ĐƯỢC
I LẬP DÀN Ý:
a. Mở bài:
GV: Đối với đề bài này, em sẽ viết gì ở phần mở bài? ( Tác giả; Tác phẩm; Bối cảnh lịch sử; Vị trí đoạn trích...)
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
b. Thân bài:
GV: Ở bài này, em sẽ đưa ra những luận điểm chính nào? Mỗi luận điểm đó em dự định em đưa ra những luận cứ nào.
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
GV: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn ở chỗ nào?. (Cốt truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật...)
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
c. Kết bài:
GV: Em hãy nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
II. VIẾT BÀI VĂN :
- Trên cơ sở dàn ý đã lập được, HS viết phần Mở bài; Kết bài; hoặc một đoạn trong phần Thân bài.
I. LẬP DÀN Ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích “Chiếc lược ngà”.
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Tình cảm cha con sâu nặng.
+ Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách (dẫn chứng: thái độ tình cảm của ông Sáu lúc ghé thăm nhà; của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha).
+ Luận cứ 2: Ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện một cách sâu sắc nhất (dẫn chứng: Tâm trạng ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông Sáu...).
+ Luận cứ 3: Hành trình của chiếc lược ngà sau khi ông Sáu hi sinh (dành cho học sinh khá, giỏi đã đọc hết truyện).
- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện.
+ Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
+ Miêu tả diễn biến tâm lí chính xác, tinh tế (đặc biệt là nhân vật trẻ con).
+ Ngôn ngữ tự nhiên, dẫn truyện hấp dẫn.
c. Kết bài: 
- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện...
II. VIẾT BÀI VĂN
HĐ3: CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	1.Củng cố:	- HS nêu những kinh nghiệm của bản thân qua tiết luyện tập.
	2. Dặn dò:	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 11: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tiết 11 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. 
B. CHUẨN BỊ: - HS ôn lại lí thuyết; xem lại văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
C. LÊN LỚP:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ ở các điểm sau:
- Vấn đề nghị luận của bài văn.
- Những luận điểm, luận cứ đã đưa ra.
- Cách lập luận.
- Diễn đạt.
- Bố cục.
HS: Trình bày ý kiến về những vấn đề trên.
GV: Nhận xét, bổ sungàChốt lại bài học 
HĐ3: LUYỆN TẬP:
Bài 1: Tìm hiểu cách nghị luận ở văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
Câu hỏi gợi ý:
- Vấn đề nghị luận của văn bản.
- Văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”đã nêu lên những luận điểm nào về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?Người viết đã sử dụng những luận cứ gì để làm sáng tỏ các luận điểm?
- Xác định và nhận xét bố cục văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
- Nhận xét về cách di6ẽn đạt trong văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
A. TÌM HIỂU BÀI:
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
II/ Ghi nhớ: sgk văn 9 II/78
B. LUYỆN TẬP
Bài 1:
1.Vấn đề nghị luận ở văn bản: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
2. Các luận điểm, luận cứ:
- Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh nào cũng đẹp, cũng thật đáng yêu.
- Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+Luụân cứ: Một loạt hình ảnh: Dòng sông, bông hoa tím, âm thanh, ngôn từ, cảm xúc...
- Luận điểm 3: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
+ Luận cứ: Cảm xúc, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật, kết cấu của bài thơ.
3. Bố cục:
a. Mở bài: Từ đấuà “đáng trân trọng”
b. Thân bài:Tiếp đóà “...h.ảnh ấy của m.xuân”
c. Kết bài: Phần còn lại.
* Nhận xét: Giữa các phần có sự kết hợp rất tự nhiên.
4. Cách diễn đạt trong văn bản:
- Thái độ tin yêu, tình cảm tha thiết, trìu mến.
- Lời văn toát lên những rung động, đồng cảm cùng nhà thơ Thanh Hải.
HĐ3: CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	1.Củng cố:	- Em rút ra được điều gì qua tiết học?
	2. Dặn dò:	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 12: Cách làm bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Tiêt 12
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
- Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. – Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước làm bài; Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
B. CHUẨN BỊ: - HS ôn lại lí thuyết; Lập dàn ý cho đề bài: P.tích khổ thơ đầu bài “Sang thu”
C. LÊN LỚP:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
GV giới thiệu khái quát về đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
* Tìm hiểu cách làm bài:
GV hướng dẫn các bước làm bài:
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
A. TÌM HIỂU BÀI:
I/ Tìm hiểu đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Dạng đã có định hướng tương đối rõ.
- Dạng không có định hướng
II/ Cách làm bài:
1. Tìm hiểu đề, tìm hiểu ý.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Thường nêu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận.
b. Thân bài: Triển khai hợp lí các luận điểm, luận cứ, sự phân tích, bình giảng... về n.dung, n.thuật
c. Kết bài: Khái quát lại toàn bài một cách cô đọng.
III/ Ghi nhớ: sgk Văn 9 II/83
B. LUYỆN TẬP
Bài 1: 
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đánh giá khái quát nội dung bài thơ.
- Nêu vị trí khổ thơ đầu.
b. Thân bài:
- Cảnh sang thu của đất trời:
+ Tín hiệu: Hương ổi chín thơm “phả” vào trong gió se – Sương “chùng chình” qua ngõ (Phân tích cái hay ở các từ “phả”, “chùng chình”).
- cảm xúc của thi sĩ:
+ Bằng sự cảm nhận của tất cả các giác quan, rất cụ thể, rất tinh tế.
+ Sự đột ngột, bất ngờ, ngỡ ngàng trước cảnh thu sang (“hình như”, “bỗng”).
+ Cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu (hương thu, gió thu, sương thu).
- Tâm hồn thi sĩ giao hoà cùng với sự chuyển biến đất trời lúc giao mùa từ Hạ sang Thu.
c. Kết bài:
- Ý nghĩa của khổ thơ trong m.q.h toàn bộ bài thơ.
- Cảm nhận của bản thân.
HĐ4:CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV tổng kết tiết dạy và tổng kết CHUYÊN ĐỀ II.
- GV hệ thống một cách khái quát, ngắn gọn các kiểu bài nghị luận đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_ngu_van_9_giao_vien_tran_thi_huyen_suong.doc