Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Học kì I

Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Học kì I

A. Mục tiêu cần đạt: HS cần nắm:

-GV giới thiệu chương trình dạy học tự chọn trong năm để Hs nắm, đồng thời xây dựng kế hoạch học tập cho mình.

-Gv giúp Hs củng cố lại chương trình đang học, vận dụng kiến thức đã học để làm bài cũ hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập.

B. Chuẩn bị: GV: Kế hoạch dạy học tự chọn.

 HS: Tự trang bị sách tham khảo.

C.Kiểm tra:

D.Các hoạt động:

HĐ1: GV giới thiệu chung chương trình (theo kế hoạch của tổ)

 

doc 45 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2087Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP 
 HỌC TẬP CÁC CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
S:
G:
A. Mục tiêu cần đạt: HS cần nắm: 
-GV giới thiệu chương trình dạy học tự chọn trong năm để Hs nắm, đồng thời xây dựng kế hoạch học tập cho mình.
-Gv giúp Hs củng cố lại chương trình đang học, vận dụng kiến thức đã học để làm bài cũ hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
B. Chuẩn bị: GV: Kế hoạch dạy học tự chọn.
 HS: Tự trang bị sách tham khảo.
C.Kiểm tra:
D.Các hoạt động:
HĐ1: GV giới thiệu chung chương trình (theo kế hoạch của tổ)
HĐ2: Tìm hiểu phương pháp học tập: 
GV: Muốn học tập tốt phai làm gì?
Hăng say vượt khó:
-Học bài phải thuộc,làm bài phải đầy đủ, phấn đấu không bao giờ bị điểm kém.
-Cần phải chống : Học tập cá nhân, tinh thần ngại khó,t ư tuởng quân bình. 
- Giải pháp cụ thể :
 +Tranh thủ thời gian ,chăm học,tự giải quyết tốt và đày đủ nhiệm vụ học tập,dù khó khăn đến đâucũng phải hoàn thành.
 +Phải phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trong sinh hoạt để đi học đều học bài làm bài đầy đủ , chu đáo.
2.Độc lập suy nghĩ:
-Tự mình đào sâu suy nghĩ,tìm tịi,học hỏi trong học tập.
-Nắm vững kiến thức lin quan từng bi.
3.Học tập phải có kế hoạch:
-Sắp xếp giờ nghỉ, giờ chơi thích hợp và khoa học.
-Học bài phải thuộc, phải hiểu một cách thấu đáo.
-Học phải biết ghi chép theo sự hiểu biết của mình.
-Học tới đâu ôn tới đó: Học chương mới, ôn chương cũ, học bài mới ôn bài cũ.
HĐ3: Các chủ đề năm học: Có 6chủ đề (Theo kế hoạch của tổ)
GV: Nêu các chủ đề và yêu cầu về tài liệu học tập các chủ đề (theo qui định của tổ CM)
I.PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP:
1.Hăng say vượt khó khăn:
2.Độc lập suy nghĩ:
3.Học tập phải có kế hoạch:
II.CÁC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC:
(Theo kế hoạch tự chọn của tổ)
CĐ 1: Phương pháp xây dựng đoạn văn trong thực hành viết văn bản
CĐ 2: Kĩ năng viết văn bản tự sự
CĐ 3: Tổng kết từ vựng
CĐ 4: Luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
CĐ 5: Phương pháp xây dựng văn bản Nghị luận xã hội.
CĐ 6: Phương pháp xây dựng văn bản Nghị luận văn học
CĐ 7: Tổng kết ngữ pháp
 E.Dăn dò: 
-Nắm vững chương trình, kế hoạch học tập, có động cơ học tập đúng đắn.
- Tiết 2: Chủ đề 1: Các cách xây dựng đoạn văn trong thực hành viết văn bản.
Tiết 2 + 3
Chủ đề 1: 
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
S:
G:
Tên chủ đề: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 
 TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
	Môn: Ngữ văn.
	Khối lớp: 9
	1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn văn thường gặp trong việc tạo lập văn bản.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn.
2. THỜI GIAN: 6 tiết
3. TÀI LIỆU:
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
	- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
	- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
3. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP:
Tiết 1,2 (của chủ đề) 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn.
Giáo viên cho học sinh đọc bất kì một đoạn văn nào trong phần văn bản và trả lời câu hỏi
GV: Qua việc đọc các đoạn văn đã cho, em thử cho biết: Về mặt hình thức, các đoạn văn có gì giống nhau?
HS: Trả lời
GV: Chốt và cho HS ghi
GV: Về mặt nội dung, các em thấy các đoạn văn đó có chức được một ý trọn vẹn hay chưa?
HS: Trả lời
GV Chốt
GV: Giảng: Câu mang ý chính, khái quát của đoạn văn thì gọi là câu chủ đề (còn gọi là câu chốt). Vậy, có phải là đoạn văn nào cũng có câu chốt hay không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Chỉnh sửa và chốt ý 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiẻu các cách xây dựng đoạn văn.
@ Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn diễn dịch.
HS: Đọc đoạn văn1
GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của nó so với những câu khác trong đoạn.
HS: Câu (1) là câu mang ý khái quát của cả đoạn văn. Nó đứng ở đầu đoạn văn.
GV: Các câu còn lại trong đoạn văn có yêu cầu gì?
HS: Các câu còn lại trong đoạn làm sáng tỏ thêm ý cho câu 1
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch, còn gọi là đoạn diễn dịch.
GV: Vậy, cách trình bày diễn dịch là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 1 có thể biểu diễn như sau:
 (1)Câu chốt
 (2.a) (2.b) (2.c) (2.d)
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
@ Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn quy nạp.
HS: Đọc đoạn văn 2. 
GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của nó so với những câu khác trong đoạn.
HS: Ở đoạn văn 2, câu mang ý khái quát là câu số (2). Câu này nắm ở cuối đoạn văn.
GV: Vai trò của các câu ở trên làm gì trong đoạn đó?
HS: TRả lời.
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, còn gọi là đoạn quy nạp.
GV: Vậy, cách trình bày quy nạp là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 2 có thể biểu diễn như sau:
 (1.a) (1.b) (1.c ) 
 (2) Câu chốt
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách quy nạp có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
@ Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn móc xích.
HS: Đọc đoạn văn 3.
GV: Trong đoạn văn trên, các câu có mối liên hệ như thế nào với nhau?
HS: Trong đoạn văn 3, ý của câu sau được lấy lại một phần đã có ở ý câu trước
GV: Em hãy chỉ ra sự lặp lại đó.
HS: Trả lời
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách móc xích còn gọi là đoạn móc xích.
GV: Vậy, cách trình bày móc xích là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 3 có thể biểu diễn như sau:
(1) 
 (2) 
 (3) 
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách móc xích có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách móc xích có câu chốt hay không?
HS: Phát biểu 
GV: Chốt: Đoạn văn móc xích có thể có hoặc không có câu chốt.
I. Đoạn văn: 
- Về hình thức: Đoạn văn được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Đoạn văn có thể có câu chốt hoặc không có câu chốt.
II. Các cách xây dựng đoạn văn:
1. Trình bày đoạn văn theo cách diến dịch:
- Diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể, làm sáng tỏ ý chung, khái quát đó. Câu mang ý chung, khái quát đứng trước đoạn văn và có tư cách là câu chốt của đoạn văn.
- Ví dụ: Đoạn 1
- Mô hình: 
 (1) Câu chốt
 (2) (3)... (n)
2. Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp:
- Quy nạp là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể , rút ra ý chung, khái quát. Theo đó câu mang ý chung đứng sau câu kia và nó có tư cách là câu chốt của đoạn văn đó.
- Ví dụ: Đoạn 2.
- Mô hình:
 (1) (2) (n-1) 
 (n) Câu chốt
3. Trình bày đoạn văn theo cách móc xích:
- Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc nối vào ý trước ( qua những từ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trứơc
- Ví dụ: Đoạn 3
- Mô hình:
(1) 
 (2) 
 ... (n) 
- Đoạn văn trình bày theo cách móc xích có thể có hoặc không có câu chốt. 
Tiết 4+5
Chủ đề 1: (tt)
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
S:
G:
Tiết 3+4 (của chủ đề)
1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn song hành, đoạn tổng-phân-hợp.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn.
2. TÀI LIỆU:
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
	- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
	- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
	3. BÀI CŨ:
- Thế nào là đoạn diễn dịch, đoạn qui nạp? Vẽ lượt đồ.
4. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP:
@ Bước 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn song hành
HS: Đọc đoạn văn 4
GV: Đoạn văn trên có câu nào mang ý chung, khái quát của toàn đoạn văn không? Có chi tiết nào ở câu trước được lặp lại ở câu tiếp theo không?
HS: Trả lời: Đoạn văn tren không có câu nào mang ý chung, khái quát.
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách song hành còn gọi là đoạn song hành.
GV: Vậy, cách trình bày song hành là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho thêm ví dụ
GV: Mô hình của đoạn văn 4 có thể biểu diễn như sau:
 (1) (2) (3) (4) (5) (6)
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách song hành có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách song hành có câu chốt hay không?
HS: Phát biểu 
GV: Chốt: Đoạn văn song hành không có câu chốt.
@ Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn tổng - phân -hợp.
HS: Đọc đoạn văn 5
GV: Em hãy cho biết trong đoạn văn đó, có câu nào mang ý chúng, khái quát của đoạn văn hay không?
HS: Câu đầu và câu cuối đều là câu mang ý chung, khái quát.
GV: Em hãy xét vị trí các câu còn lại so với 2 câu đó.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét: Các câu còn lại làm sáng tỏ thêm cho ý của câu đầu và câu cuối đoạn.
GV: Kiểu xây dựng đoạn văn trên là sự kết hợp của cách xây dựng đoạn diễn dịch và quy nạp. Đó là đoạn văn tổng - phân - hợp.
GV: Vậy, cách trình bày tổng - phân - hợp là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho thêm ví dụ
HS: Phân tích ví dụ.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách này câu chốt nằm ở vị trí nào trong đoạn văn?
HS: Phát biểu 
GV: Chốt: Đoạn văn tông - phân - hợp có 2 câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn văn.
GV: Mô hình của đoạn văn 5 có thể biểu diễn như sau:
(1) Câu chốt 1
(2) (3) (4)
 (5) Câu chốt 2
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày tổng - phân - hợp có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
@ Bước 6: Hướng dẫn lưu ý.
GV: Có phải khi trình bày một đoạn văn chúng ta chỉ được pháep dùng một trong các cách trên hay không?
HS: Trả lời.
GV: Lưu ý. Khi viết đoạn văn có thể kết hợp nhiều cách trình bày nội dung trong cùng một đoạn văn, chứ không nhất thiết là mỗi đoạn văn có một cách trình bày riêng lẽ.
4. Trình bày đoạn văn theo cách song hành.
- Song hành là cách trình bày đoạn văn sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc nối vào ý kia.
- Ví dụ: đoạn 4
- Mô hình: 
 (1) (2) ... (n)
- Đoạn song hành không có câu chốt.
5. Trình bày đoạn văn tổng - phân - hợp:
- Đ ... cũ: Yêu cầu hs nêu lại dàn bài NL về đoạn thơ - bài thơ.
D.Tổ chức các hoạt động:
HĐ1: Gv vào bài trực tiếp.
ÔN TẬP CÁCH LÀM VỀ ĐỌAN THƠ-BÀI THƠ
*Bước1:GV: Yêu cầu hs nêu các bước làm bài.
HS: Nêu (4 bước)
GV: Yêu cầu hs: Nêu việc tìm hiểu đề về đoạn thơ – bài thơ.
HS: Trả lời (Đề có lệnh, đề không có lệnh)
*Bước 2: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Yêu cầu:
-Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn bài cho các đề.
- Viết từng phần theo luận điểm
Bài 1: Đề: Phân tích ý nghĩa sâu sắc của đoạn thơ:
 Dù ở gần con 
 Dù ở xa con
 Lên rừng xuống biển
 Cò sẽ tìm con
 Cò mãi yêu con
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
 (Chế Lan Viên)
HS: Đọc trước lớp
GV: Nhận xét bổ sung.
Bài 2: Đề: Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo.
HS:Làm bài – đọc trước lớp.
GV: Nhận xét bổ sung.
I.Cách làm bài NL về đoạn- thơ bài thơ.
1.Tìm hiểu đề: sgk
2.Dàn bài: sgk
II.Luyện tập:
Bà i1: HS phân tích.
Bài 2: HS phân tích.
E.Dặn dò: Ôn lại PP cách làm về đoạn thơ bài thơ.
 Tiết31: Luyện tập xây dựng văn bản NL văn học.
Tiết 31
Chủ đề 6: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (tt)
S:
G:
A.Mục tiêu can đạt: gv giúp hs:
Củng cố lại kiến thức xây dựng văn bản nghị luận văn học.
-Rèn kỹ năng dựng đoạn văn ,tạo lập văn bản.
B.Chuẩn bị: GV: Tài liệu
 HS: vở ghi.
C.Bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
D.Các hoạt động dạy-học:
HĐ1:Kiểm tra 15 phút.
I.Đề: Phân tích đoạn thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
 ( Hữu Thỉnh)
II.Đáp án:
- Thời điểm giao mùa hạ-thu.
- Hình ảnh ẩn dụ hai câu cuối
- Xây dựng luận điểm – lập luận chặt chẽ.
Vào bài: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
HĐ2: Ôn lý thuyết.
H: Nêu dàn bài về tác phẩm truyện
HS: Trả lời.
H: Nêu dàn bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn hs luyện tập.
Đề 1: Phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giắc ngủ bình yên
Giữa một vần trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
 (Viễn Phương)
Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
I.Ôn lý thuyết:
1.Dàn bài: sgk
2.Xây dựng văn bản.
II.Luyện tập:
GV hướng dẫn hs viết
GV kiểm tra, nhận xét.
E.Dặn dò: Ôn lại dàn bài 
 Tiết 32: Tổng kết ngữ pháp.
Tiết 32
Chủ đề 7: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
S:
G:
Tên chủ đề: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
	Môn: Ngữ văn.
	Khối lớp: 9
	1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức về ngữ pháp đã học.
- Nhận diện các loại từ, cụm, câu và vận dụng vào việc xây dựng văn bản.
2. THỜI GIAN: 4 tiết
3. TÀI LIỆU:
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
	- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
	- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
3. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP:
Tiết 1,2 (của chủ đề) 
* Hoạt động 1: Ôn tập vè từ loại
GV: hệ thống từ loại tiếng Việt gồm những gì?
HS: Nêu lại
HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Chốt ý
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho HS nhắc lại khái niệm các từ loại và cho ví dụ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Xác định từ loại cho các từ in đậm trong các đoạn trích sau:
a. Bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
b. Đó là một nét tính cách rất Huế
c. Tôi đã báo cáo cho lớp trưởng rồi.
Bài tập 2: xác định từ loại trong câu sau:
Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
Bài tập 3: Tìm các từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào?
I. Từ loại:
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- số từ
- Đại từ
- lượng từ
- Chỉ từ
- Phó từ
- quan hệ từ
- Trợ từ
- tình thái từ
- Thán từ
II. Bài tập:
	4. Dặn dò: 
- Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
- Hoàn thiện các bài tập
- Tiết sau: Ôn tập về cụm từ.
Tiết 33
Chủ đề 7: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
(tt)
S:
G:
1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức về ngữ pháp đã học.
- Nhận diện các loại từ, cụm, câu và vận dụng vào việc xây dựng văn bản.
2. THỜI GIAN: 4 tiết
3. TÀI LIỆU:
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
	- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
	- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
* Hoạt động 1: Ôn tập về cụm từ
GV: Thế nào là cụm từ
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
GV: Có những loại cụm từ nào thường gặp?
HS: Trả lời
GV: Nêu cấu trúc đầy đủ của một cụm từ.
HS: lên bảng ghi
GV: Nhận xét, chốt ý
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Cho các đoạn trích sau:
Chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ
Cả mười dầu ngón tay đang bấu chặt vào bậc cửa sổ.
Một cánh tay gầy guộc
Đang khẩn thiết ra hiệu
Ông cụ già háng xóm hốt hoảng!
Yêu cầu: 
Xác định đoạn trích nào là cụm từ.
Phân tích cấu tạo cụm từ chính-phụ đã xác định.
Bài 2: Cho các cụm từ:
đang bị dồn vào thế bí
vẻ mặt xúc động ấy
rất dễ sợ
một ngày mưa rừng
bỗng vui sướng một cách lạ thường
Yêu cầu: 
Cụm từ nào có cấu trúc đầy đủ 3 phần?
Phân loại các cụm từ chính – phụ trên.
Bài 3: Phân tích cấu tạo và phân loại các cụm từ in đậm trong đoạn trích sau:
	Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. Tôi bỗng nãy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại. chúng tôi cần về đúng ngày nhận lệnh để kịp chuẩn bị. Thế là đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó. 
( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
Bài 4: Xác định các cụm tính từ có trong đoạn trích:
	Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên khuôn mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong và không bao giờ chớp, đôi mắt như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. 
( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
I. Cụm từ:
- Khái niệm:
- cấu trúc:
Phụ trước + T.T+ Phụ sau
- các loại cụm từ: Cụm danh, cụm động, cụm tính
II. Luyện tập: 
4. Dặn dò: 
- Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
- Hoàn thiện các bài tập
- Tiết sau: Các loại câu
Tiết 34
Chủ đề 7: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
(tt)
S:
G:
1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức về ngữ pháp đã học.
- Nhận diện các loại từ, cụm, câu và vận dụng vào việc xây dựng văn bản.
2. THỜI GIAN: 4 tiết
3. TÀI LIỆU:
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
	- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
	- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
Hoạt động 1: Ôn tập về các loại câu và thành phần câu.
Bài 5: Đọc đoạn trích sau: 
	Sát bên bờ của dãi đất lỡ dốc dứng bên này, một đám đông khách đợi đó đứng nhìn sang. Người đi bộ. Người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi xáo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn mãi đám khách những vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả. 
(Nguyễn Minh Châu – Bến quê)
1. Đoạn trích trên có:
	A. Một câu ghép
	B. Hai câu ghép
	C. Ba câu ghép
2. Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép ?
	A. Quan nhệ mục đích
	B. Quan hệ đồng thời
	C. Quan hệ nguyên nhân
3. Phân tích kết cấu chủ vị của các câu trong đoạn trích trên.
Bài 6: Đọc đoạn trích sau:
	Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng trên phản. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ.
- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – cháu Huệ có gởi lại chìa khóa cho cụ.
- Hôm nay ông Nĩ có vẻ khỏe nhỉ?
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua.
(Nguyễn Minh Châu – Bến quê)
1. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích
2. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích
I. Các loại câu và thành phần câu.
II. Bài tập: 
4. Dặn dò: 
- Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
- Hoàn thiện các bài tập
- Tiết sau: Ôn tập tổng hợp
Tiết 35
Chủ đề 7: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
(tt)
S:
G:
1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức về ngữ pháp đã học.
- Nhận diện các loại từ, cụm, câu và vận dụng vào việc xây dựng văn bản.
2. THỜI GIAN: 4 tiết
3. TÀI LIỆU:
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
	- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
	- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
Bài 7: Đọc các đoạn trích sau:
Đoạn 1: Này bác Voi! Chúng tôi là những người biết mình, biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi không sợ. Chúng tôi không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.
Đoạn 2: Nếu Kiều là một người yếu đuối, thì Từ là kẻ hùng mạnh. Nếu Kiều là người sống tủi nhục, thì Từ là kẻ vinh quang. Ở cuộc sống, Nếu mỗi bước chân Kiều đều vấp phải bất trắc, thì trên quãng đời ngang dọc từ không hề gặp khó khăn.
1. Xác định câu ghép và phương tiện liên kết của các vế trong các câu ghép trên.
2. Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép tìm được.
Bài 8: Đọc đoạn trích sau: 
	Mẹ hồi hộp, thì thầm vào tai tôi :
- Con có nhận ra con không?
	Tôi sững sờ, chẳng hiểu sao tôi phải bám chặc lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hảnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: Anh trai tôi. Vậy mà dưới mắt tôi thì
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
	Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá 
1. Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích. Dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn trên là gì?
2. Trong các câu nghi vấn trên, câu nào được sử dụng theo lối trực tiếp, câu nào được sử dụng theo lối gián tiếp?
Bài 9: Đọc đoạn trích sau:
	Lúc ông cụ Mếch nói, mọi người đều im bặt. Ông nói ra như lệnh, sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ào ào, dội vang lồng ngực:
- Cấp chỉ huy cho về mấy đêm?... một đêm à, được! Cho một đêm về một đêm, cho hai đêm về hai đêm, phải chấp hành cho đúng. Đêm nay mày ở nhà tao.
1. Hai câu cuối của đoạn trích trên là kiểu câu nào?
	A. Câu cảm thán
	B, Câu trần thuật
	C. Câu cầu khiến
2. Mục đích nói của 2 câu trên:
	A. Thông báo, trình bày.
	B. Yêu cầu, đề nghị.
	C. Bộc lộ cảm xúc.
4. Dặn dò: 
- Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
- Hoàn thiện các bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon HKII cuc hay.doc