Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra Tiếng Việt

II. Đề:

Trắc nghiệm: 4 điểm

 Trả lời băng cách khoanh tròn vào đáp án đúng

1.Khởi ngữ là gì?

 A. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

 B. Thành phần câu dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

 C. Thành phần câu được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

 D. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ

2. Câu văn nào sau đây có thành phần khởi ngữ?

 A. Nam rất thông minh nhưng cẩu thả.

 B. Trí thông minh, Nam có thừa

 C. Nam là một học sinh rất thông minh

 D. Học sinh thông minh nhất lớp là Nam

3. Phần in đậm trong câu “ Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu “ ( Kim Lân – Làng)

 A. Khởi ngữ B. Tình thái

 C. Cảm thán D. Phụ chú

4. Phần in đậm trong “ Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ”.( Kim Lân – Làng)

 A. Tình thái B. Cảm thán

 C. Gọi – đáp D. Phụ chú

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 157 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NS:20/4/10
ND: 22/4/10
.Phần I: Ma trận đề
 Mức độ	 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ
C1
C2
C3
3
Các thành phần biệt lập
C4
C5
C6
C8
4
Nghĩa tường minh và hám ý
C1
1
Liên kết câu
C7
C2
C3
1
2
Tổng cộng
1
(0.5)
7
(3.5)
2
(5.0)
1
(1.0)
8
(4.0)
3
(6.0)
II. Đề:
Trắc nghiệm: 4 điểm
 Trả lời băng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1.Khởi ngữ là gì?
 A. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
 B. Thành phần câu dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
 C. Thành phần câu được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
 D. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ
2. Câu văn nào sau đây có thành phần khởi ngữ?
 A. Nam rất thông minh nhưng cẩu thả.
 B. Trí thông minh, Nam có thừa
 C. Nam là một học sinh rất thông minh
 D. Học sinh thông minh nhất lớp là Nam
3. Phần in đậm trong câu “ Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu “ ( Kim Lân – Làng)
 A. Khởi ngữ	B. Tình thái
 C. Cảm thán	D. Phụ chú
4. Phần in đậm trong “ Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ”.( Kim Lân – Làng)
 A. Tình thái	B. Cảm thán
 C. Gọi – đáp	D. Phụ chú
5.Phần in đậm trong đoạn trích “ Tim tôi đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ”( Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
 A. Khởi ngữ	B. Tình thái
 C. Cảm thán	D. Phụ chú.
6.Phần in đậm trong câu văn sau đây là thành phần gì?
 Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to – theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy dồng bạc. ( Nguyễn Minh Châu - Bến quê)
 A. Khởi ngữ	B. Gọi – đáp
 C. Phụ chú	D. Tình thái
7. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằ ng phép liên kết nào?
 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trong của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. ( Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)
 A. Phép trái nghĩa	B. Phép lặp
 C. Phép thế	D. Phép nối
8. Câu nào sau đây có chứa thành phần cảm thán?
 A. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân – Làng)
 B. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. ( Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)
 C.Trong giời phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc câu lược.( Nguyễn Quang Sáng- Chiếc lược ngà)
 D. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được ( Kim Lân – Làng)
II. Tự luận: 6 điểm
Nêu hàm ý trong câu ca dao sau:( 1 điểm)
 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
2.Chỉ ra phương tiện dùng để liên kết câu trong các đoạn trích sau và cho biết thuộc phép liên kết nào?( 4 điểm)
a. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi cảm thấy đau, ướt ở má ( Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
b.Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hành xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ? ( Nguyễn Minh Châu - Bến quê)
3. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần phụ chú.( 1 điểm)
III.Đáp án:
Trắc nghiệm: 4 điểm
Trả lời đúng mỗi câu được 0.5 điểm
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
A
B
A
C
B
C
D
B
Tự luận: 6 điểm
Hàm ý trong câu ca dao:( 1.0 điểm)
 	 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
 ->Chuyện ngược đời đó sẽ không xảy ra nghĩa là ta sẽ không lấy mình ( nên vợ nên chồng)
2. Chỉ ra phương tiện dùng để liên kết câu trong các đoạn trích sau và cho biết thuộc phép liên kết nào?( 4 điểm)
a. Các từ dùng để liên kết:
- Nhưng, nhưng, và ( quan hệ từ)
- Thuộc phép liên kết: phép nối
Học sinh chỉ ra đúng mỗi từ dùng để liên kết câu được 0.5 điểm. Xác định đúng phép liên kết được 0.5 điểm
b.Các từ dùng để liên kết:
- Cô bé – cô bé ( phép lặp)
- Cô bé – nó ( phép thế)
Học sinh chỉ ra đúng mỗi từ dùng để liên kết câu được 0.5 điểm.Xác định đúng phép liên kết được 1.0 điểm
3. Học sinh viết đoạn văn có sử dụng phần phụ chú (1.0 điểm)
- Viết đoạn văn thể hiện chủ đề rõ ràng (0.5 điểm)
- Có sử dụng phần phụ chú (0.5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA TIENG VIET 157(1).doc