Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 28

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 28

A. Mục tiêu cần đạt:

 - HS nắm lại các phương châm hội thoại. Từ đó có cách sử dụng tốt trong giao tiếp.

 - Tăng cường luyện tập để nắm vững cách sử dụng.

B. Chuẩn bị

 - GV tìm các dạng bài tập cho Hs luyện

 - Chuẩn bị bảng phụ

C. Tiến trình giờ dạy

 

doc 22 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 19-2-2008 
Tiết 7-> 12 : Chuyên đề 2: Phương châm hội thoại
Tiết 1 + 2: Phương châm về chất và phương châm về lượng
A. Mục tiêu cần đạt:
 - HS nắm lại các phương châm hội thoại. Từ đó có cách sử dụng tốt trong giao tiếp.
 - Tăng cường luyện tập để nắm vững cách sử dụng.
B. Chuẩn bị
 - GV tìm các dạng bài tập cho Hs luyện
 - Chuẩn bị bảng phụ 
C. Tiến trình giờ dạy
Hoạt động của thầy và trò
- Hs nhắc lại khái niệm về PC về lượng
- GV cho HS lấy ví dụ
Nội dung cần đạt
I- Khái niệm về phương châm về lượng
 - Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
II- Phương châm về chất
- Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực
C- Luyện tập
* Bài tập
1- Trong các câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm về lượng và chất
Bị dị tật ở tay từ nhỏ bạn tôi phải tập viết bằng chân.
Ăn nhiều rau xanh sẽ chữa được 1 số bệnh về tim mạch.
Tôi nhìn thấy 1 con lợn to bằng con trâu.
2- Có 2 vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong 1 hội nghị. Để làm quen, 1 vị hỏi:
 - Bây giờ anh làm việc ở đâu?
Vị kia trả lời :
 - Bây giờ tôi đang làm việc ở đây.
Trong 2 lời hội thoại, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại ? Vì sao.
Lời thoại không tuân thủ về lượng hay về chất.
3- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau, các thành ngữ này liên quan đến phương châm hộii thoại nào?
Hứa hươu, hứa vượn.
Ăn đơm nói đặt
Ăn ốc, nói mò
4. Hãy nhận xét sự tuân thủ phương châm về lượng trong câu trả lời của bé Hồng ( Trong lòng mẹ ). Cho biết vì sao Hồng lại trả lời thừa:
 Một hôm, cô gọi tôi đến bên cười hỏi:
 - Hồng! Mày oó muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không?
 Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
 - Không, cháu khong muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
5. Tìm các yếu tố ngôn ngữ chứng tỏ người nói thận trọng trong thông tin mà mình đưa ra trong các câu nói sau:
 a. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng...
 b. Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
 c. Người ta đồn rằng trên đời này người ta không chừa những người Chợ Dỗu nữa thày nó ạ
6. Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 - ăn ngay, nói thật.
 - Nói phải củ cải cũng nghe.
 - Lắm mồm, lắm miệng.
 - Câm miệng hến.
-> GV hướng dẫn HS làm bài tập
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Nhắc HS học lí thuyết ở nhà.
 - Làm các bài tập còn lại.
* Đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
 Ngày 20-2-2008
Tiết 3+4: Phương châm cách thức, phương châm quan hệ
*A. Mục tiêu cần đạt:
 - HS nắm lại các phương châm hội thoại. Từ đó có cách sử dụng tốt trong giao tiếp.
 - Tăng cường luyện tập để nắm vững cách sử dụng.
B. Chuẩn bị
 - GV tìm các dạng bài tập cho Hs luyện
 - Chuẩn bị bảng phụ 
C. Tiến trình giờ dạy 
 * Gv kiểm tra bài cũ
 * Gv dạy bài mới 
I- Phương châm cách thức
 - Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
II- Phương châm quan hệ
 - Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
 * Luyện tập:
 - GV ra các dạng bài tập
1- Có 1 người con đang học môn địa lí hỏi bố :
 - Bố ơi, ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?
Người bố trả lời:
Núi nào không nhìn thấy ngọn là núi cao nhất 
 Lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại. Vì sao.
2- Có 1 bác sĩ mời bạn đến dự sinh nhật ở 1 nhà hàng. Gần đến giờ mở sâm banh nhưng khách đến mới chỉ có 1 phần. Bác sĩ đứng xoa tay phàn nàn :
 - Chán quá ! Người cần đến thì chưa đến
Những người khách có mặt ở đó động lòng “ Chác chủ nhân muốn ám chỉ mình thuộc loại người không cần đến. Thế là hơn 20 người bỏ đi. Thấy vậy bác sĩ lo lắng, suýt xoa :
 - Những người không nên đi lại đi mất rồi.
Hơn 10 người khác còn lại nghe vậy bèn bỏ đi nốt. Chỉ còn lại 1 người bạn trí cốt ở lại, anh ta trách mắng bác sĩ nói không ra gì nên bạn tức giận bỏ về hết .
 Bác sĩ mếu máo thanh minh:
- Nhưng tôi có ám chỉ họ đâu .
Nghe vậy người bạn nghĩ rằng : Không ám chỉ họ thì nhất định ám chỉ mình rồi. Thế là người bạn cuói cùng này bỏ đi nốt.
Câu nói của bác sĩ không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao.
Tìm 1 số câu tục ngữ, thành ngữ
*Đánh giá thực hiện kế hoạch:
Ngày 25-2-2008
Tiết 5+6: Luyện tập về các phương châm hội thoại
*Mục tiêu cần đạt:
 -GV cho HS ôn luyện lại tất cả các phương châm hội thoại.
 -Từ đó cho HS phát hiện ra những vi phạm trong giao tiếp.
 -ứng dụng vào làm bài tập
*Tiến trình giờ dạy:
GV kiểm tra bài cũ
Gv giới thiệu bài mới
GV ra các bài tập
 Bài tập 1:
Điền các thành ngữ vào chỗ trống.
1. Lời nói nặng về trách móc, chì chiết là..
2.Nhười nói nhiều, nói ngoa ngoắt là.
3.Chuyển đề tài để tránh lâm vào tình trạng khó xử là cách
Bài tập 2:
Đọc truyện vui sau:
 Kết thúc khoá học huấn luyện, viên trung sĩ nói với tân binh:
 -Khi sát hạch, thế nào thiếu tá cũng hỏi các anh 3 câu hỏi này:
 + Anh bao nhiêu tuổi.
 + Anh vào quân ngũ được bao nhiêu?
 + Anh thích đời quân ngũ hơn hay đời thường hơn?
Các anh nhớ trả lời cho 3 câu đó là: 20năm - sáu tháng - cả 2.
 Lúc vào sát hạch, ngài thiếu tá hỏi một anh tân binh:
Anh vào quân ngũ được bao lâu ?
Dạ, 2o năm.
Thiếu tá chau mày:
Thế năm nay, anh bao nhiêu tuổi.
Thưam 6 tháng.
Thiếu tá không đủ bình tĩnh, hỏi dồn:
Này, giữa anh và tôi, ai điên:
Dạ thưa, cả 2.
 Theo em, anh tân binh trong câu chuyện vi phạm phương châm hội thoại nào?
Bài tập3
Dòng naò sau đây chỉ có những từ ngữ xưng hô ở ngôi thứ nhất số ít ?
Tôi, tớ, ta, ông, mình, anh, chị, em.
Nó, hắn, cậu ta, chị ấy, bà, ông.
Bạn, cậu, anh, em, các anh, chúng mình.
Chúng tôi, chúng nó, bọn hắn, các cậu.
Bài tập 4
Chia các từ, các thành ngữ sau đây thành 4 nhóm: Nói móc, nói kháy, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói khéo, nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Động cơ nói tốt:
Động cơ nói xấu:
Cách nói hiệu quả
Cách nói kém hiệu quả
Bài tập5: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có dùng một số thành ngữ có liên quan đến giáo dục con người trong giao tiếp.
GV lần lượt chữa bài tập cho HS.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà
*Đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
Ngày 25-2-2008
Tiết 13->18 Chuyên đề 3: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn học
 Tiết 13+14: Phương pháp chung làm bài văn phân tích tác phẩm văn học
*Mục tiêu cần đạt
 -Hs nắm được đặc điểm, yêu cầu, phương pháp chung khi làm bài văn phân tích tác phẩm văn học.
 -HS rèn luyện viết đoạn ngắn để nâng cao kĩ năng.
*Tiến trình lên lớp
GV kiểm tra bài cũ.
GV giới thiệu bài
Dạy bài mới 
Hoạt động của GV – HS
? Tác phẩm văn học có đặc điểm gì?
? Nêu vai trò của bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học
? Nêu đặc điểm chung của dạng bài này?
? Nêu yêu cầu của việc phân tích?
? Trình bày kinh nghiệm khi làm bài văn phân tích tác phẩm
? Tại sao lại phải phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
? Một tác phẩm ra đời chịu sự chi phối của những hoàn cảnh nào?
GV nêu cách phân tích
Nội dung cần đạt
I-Đặc điểm
- Là kiểu bài chiếm tỉ lệ lớn trong nhà trường
-Xuất phát từ đặc điểm của tác phẩm VH – một sáng tác nghệ thuật ngôn từ, phản ánh thế giới khách quan bằng cái nhìn chủ quan của tác giả, một chỉnh thể nội dung – Hình thức thể hiện một ý nghĩa trọn vẹn, kiểu bài phân tíchTPVH là kiểu bài có nội dung khám phá các giá trị văn học của tác phẩm bằng cách phân chia, tháo gỡ tác phẩm ra thành những bộ phận, những khía cạnh theo một hệ thống nào đó, là gỡ những nếp gấp, những tâng lớp, ý nghĩa của tác phẩm để tìm hiểu vè trrên cơ sở đó mà tổng hợp lại để rút ra kết luận, nhận định, đánh giá chung.
-Gồm 2 thao tác: Phân tích và tổng hợp.
-Tuỳ theo mức độ, phạm vi có thể chia thành các kiểu bài cụ thể hơn.
II-Yêu cầu
-Phải bám sát yêu cầu của đề và văn bản tác phẩm
-Phải có thái độ khách quan, khoa học, không được suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
-Phải vận dụng kiến thức về tác giả, về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, về lí luận văn học, về ngôn ngữ,để soi sáng cho việc phân tích.
-Phải được viết vừa theo phong cách khoa học ( từ ngữ chính xác, vận dụng đứng phép suy luận lô gíc..), vừa theo phong cách nghệ thuật ( có hình ảnh, có cảm xúc, có chất văn) để tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
III-Phương pháp chung
Phân tích tác phẩm về đại thể gồm 2 công đoạn
1-Phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
-Tác phẩm là sản phẩm của 1 hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội nào đó, nó tác động đến lăng kính của nhà văn.
-Gồm 3 hoàn cảnh:
+ Hoàn cảnh xã hội
+Hoàn cảnh cá nhân
+ Hoàn cảnh cảm hứng.
2-Phân tích trực tiếp
Đi theo 3 bước: Tổng – phân – hợp
a.Tổng: Cảm nhận cái tinh thần chung, ấn tượng chung về tác phẩm cả về 2 mặt: ND – NT
b.Phân:
Phân tích theo một trong 3 cách:
Cách cắt ngang
Cách bổ dọc
Kết hợp cả 2
C
c.Hợp: tổng hợp một cách sâu sắc
D-GV cho HS luyện tập: 
 Hãy phân tích khổ thơ sau:
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 .bếp lửa
Đ-GV hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà
*Đánh giá thực hiện kế hoạch:
Ngày 1-3-2008
Tiết 15+16 Phương pháp cụ thể làm bài PTTP văn học
*Mục tiêu cần đạt
 -GV hướng dẫn cho HS cách viết từng phần trong bài văn.
 -Luyện tập để nâng cao kĩ năng viết bài phân tích
*Tiến trình giờ dạy
 -GV kiểm tra bài cũ
 -GV giới thiệu bài mới
 Hoạt động của GV và HS
? Có mấy cách mở bài ? Nêu cụ thể từng cách.
? Nếu mở bài theo cách diễn dịch thì sẽ mở như thế nào.
? Nêu cách viết phần thân bài
? Viết phần kết bài thường viết như thế nào ?
 Nội dung cần đạt
I- Tập viết phần mở bài
-Có 2 cách mở bài: trực tiếp và mở gián tiếp.
-Thông thường mở bài theo cách gián tiếp. Nếu mở theo cách gián tiếp thì bao gồm 2 bứơc sau:
Bước 1:
+ Có thể vận dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp hoặc so sánh
Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo một trong 3 cách sau: 
.) Giới thiệu kháI quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ giới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm.
.) Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
.) Giới thiệu về xuất xứ của tác phẩm hoặc đoạn trích.
Bước 2:
Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích ( nếu ngắn) hoặc chép nguyên văn theo lối tỉnh lược tức là chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này là hàng dấu chấm lửng ( nếu tác phẩm hoặc đạon trích khá dài)
II-Tập viết phần thân bài
Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong 3 cách.
Cách 1: Cách cắt ngang: thường á dụng cho tác phẩm thơ ngắn, hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.
Cách 2: Cách bổ dọc
Thường áp dụng cho tác phẩm văn xuôI, dài.
Cách 3: Cách kết hợp cắt ngang và bổ dọc
Vận dụng cả 2 cách trên trong quá trình phân tích tuỳ phần, tuỳ lúc, thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch từng đoạn mạch theo ý được.
III-Phần kết bài
- Tóm tắt những thành công và hạn chế 9 nếu có ) của tác phẩm để đánh giá chung.
-Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.
-Rút r ... 08
Tiết 21 + 22 Kĩ năng phân tích nhân vật tự sự
* Mục tiêu cần đạt:
 -Hs nắm được kiểu bài phân tích nhân vật tự sự
 -Rèn kĩ năng viết bài hoàn chỉnh về phân tích nhân vật tự sự.
 -Thấy được sự khác nhau của bài văn phân tích nhân vật trữ tình với phân tích nhân vật tự sự.
* Tiến trình giờ dạy
 -Kiểm tra bài cũ
 -GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu những hiểu biết về nhân vật tự sự?
? Thế nào là phân tích nhân vật.
? Cách làm chung ?
? Phân tích ngoại hình nghĩa là gì? tại sao ?
? Phân tích nội tâm là phân tích những gì ?
? tại sao phải phân tích ngôn ngữ ?
? Hành vi nhân vật được bộc lộ như thế nào 
GV giới thiệu
Nội dung cần đạt
I- Nhân vật tự sự
- Là con người cụ thể được miêu tả, khắc hoạ trong tác phẩm tự sự. Nhân vật tự sự thường có tên tuỏi, lí lịch, diện mạo, tính cách, số phận riêng.
- Là con người của cuộc đời đã được tái hiện, hư cấu theo quan niệm của tác giả và bằng nghệ thuật cuả tác giả. Đó là một hình tượng mang tính ước lệ. Vì vậy, không thể đồng nhất nhân vật trong tác phẩm với nhân vật ngoài đời. Từ nhân vật, ta có thể nhận ra cách nhìn đời, nhì người, nhận ra cái tài tả người, tả đời của tác giả.
- Nhân vật tự sự được đưa ra để phân tích thường đạt đến trình độ một tính cách hoặc một số nét tính cách điển hình.
2- Phân tích nhân vật tự sự
Là phân tích những chi tiết cụ thể có liên quan đến nhân vật lần lượt xuất hiện trong tác phẩm bằng cái nhìn nối kết, hệ thống, tổng thể nhằm tìm hiểu, suy luận về ý nghĩa của những chi tiết ấy để từ đó mà có những nhận định, đnáh giá về nhân vật cũng như về tư tưởng, tài năng, nghệ thuật của tác giả.
3-Phương pháp làm bài
a. Phương pháp chung:
Muốn phân tích nhân vật – tức là phân tích đặc điểm, tính cáhc nhân vật, chúng ta phải căn cứ vào các chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để từ đó mà tìm hiểu, suy luận tìm ra đặc điểm, tính cách của nhân vật. Tính cách của nhân vật dựa trên:
* Ngoại hình: Thường gồm những nét: mặt mũi, hình dáng, tướng mạo, quần áoQua ngoại hình, nhà văn gửi gắm những chiêm nghiệm của mình về con người, cuộc đời.
* Nội tâm: Là thế giới bên trong của nhân vật, bao gồm cảm giác, cảm xúc, tình cảm, tâm lí, suy nghĩ Thế giới nội tâm của con người rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Nhà văn có thể đi vào tả tận ngõ ngách sâu kín của nội tâm con người.
* Ngôn ngữ
Mỗi một loại nhân vật đều bộc lộ ngôn ngữ của riêng mình. Vì vậy, qua ngôn ngữ ta có thể hiểu được tính cách của từng nhân vật.
* Hành vi:
Đây là chi tiết quan trọng nhất trong việc phân tích nhân vật. Bởi vì, con người trong cuộc đời hay con người trong tác phẩm đều là con người hoạt động
Hành vi chính là cử chỉ, thái độ, hành động, là cung cách ứng xử, là cách đối nhân xử thế của nhân vật trước những t
b.Phương pháp làm bài từng phần
A-Phần mở bài
Khái quát về tác giả, tác phẩm và về nhân vật cần phân tích
B-Phần thân bài
+ Phân tích: Phải khái quát cho được những đặc điểm, những nét tính cách tiêu biểu của nhân vật. Sau đó chọn phân tích lần lượt các chi tiết tiêu biểu thể hiện trong tác phẩm phù hợp với những nét tính cách để chứng minh.
+ Đánh giá: Sau khi phân tích cần phải nhận xét, đánh giá về nhân vật, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, về chủ đích nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện chủ đề
C-Phần kết bài
- nêu nhận định, khái quát chung về nhân vật, về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm..
- nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật.
*Hướng dẫn học bài ở nhà:
 -Ôn lại các lí thuyết.
 -Chuẩn bị làm các bài tập
*Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch:
 .
Ngày 12-4-2008
Tiết 23 + 24 Ôn tập
 Về kĩ năng phân tích nhân vật trữ tình và nhân vật tự sự
*Mục tiêu cần đạt:
 - HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào để phân tích nhân vật trong tác phẩm.
 - Rèn cho HS cách viết bài phân tích.
*Tiến trình giờ dạy
 - Kiểm tra bài cũ:
 - GV giao bài tập
Đề bài:
 1. Phân tích nhân vật trữ tình trong bài “ Bếp lửa”
 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”
 - GV hướng dẫn HS làm đề cương
 - GV cho hs lên trình bày, sửa lỗi.
*Đánh giá thực hiện kế hoạch:
Ngày 17 – 4 - 2008
Tiết 25 -> 30 Chuyên đề 5
 Tiết 25 + 26 Hệ thống các biện pháp tu từ
*Mục tiêu cần đạt
 - HS nắm lại các khái niệm của phép tu từ so sánh, nhân hoá.
 - Luyện tập để biết cách sử dụng
* Tiến trình giờ dạy
 - GV kiểm tra các phép tư từ đã học trong chương trình.
 - GV hệ thống
-Thế nào là phép so sánh
 Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác có một nét tương đồng nào đó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ: Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lửng mà không rơi
( Phép so sánh: Trăng tròn – cái đĩa -> Hình ảnh ông trăng rất tròn, rất sáng, đồng thời thấy được tình cảm giữa nhà thơ và ông trăng, đó là tình cảm gần gũi và thắm thiết.)
Chú ý:
 Cần phân biệt giữa so sánh tu từ với so sánh lô gíc
 + So sánh tu từ là phep sao sánh nghệ thuật, có tác dụng làm cho câu văn, câu thơ lời nói có hình ảnh, sinh động, giàu tình gợi hình, gợi cảm.
 + So sánh luận lí là phép so sánh thông thường, trong đó cái được so sánh và cái dùng để so sánh là các đối tượng cùng loại, nhằm xác lập sự tương đương của 2 đối tượng.
 Ví dụ: Mặt tôi tròn như mặt của mẹ; Tóc chị ngắn hơn tóc em
Bài tập
1- Ví dụ sau, ví dụ nào dùng phép so sánh, ví dụ nào không có phép so sánh:
 + Mặt trời nhô cao, ánh nắng tràn xuống khắp thế gian, cả không gian ngập một màu vàng.
 + Làn gió vuốt nhẹ vào lá cây như bàn tay của em bé vẫy
 + Bác là non nước, trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp thêm
II-Mô hình phép so sánh
Gồm 4 yếu tố
 *Yếu tố 1: Vế A ( sự vật được so sánh)
 * Yếu tố 2: : Phương diện so sánh
 * Yếu tố 3 : Từ so sánh
 * Yếu tố 4: Vế B ( Sự vật dùng để so sánh)
Chú ý: 
-Không phải phép so sánh nào cũng đầy đủ 4 yếu tố ( có khi vắng yếu tố 2, có khi vắng yếu tố 3. Song không được phép vắng yếu tố 1 và 4. Khi phép so sánh vắng yếu tố 3 ( so sánh chìm) thì người đọc phải tự suy nghĩ để hiểu giá trị của phép so sánh. Muốn hiểu được phép so sánh đó cần căn cứ vào yếu tố 2 để suy diễn.
 + So sánh gồm 2 vế: Vế A và B, giữa vế A và vế B thường có từ so sánh
A là B: Nước mưa là cưa trời.
A như B: Cô giáo như mẹ hiền.
Thêm bao nhiêubấy nhiêu 
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
- Giữa A và B không có từ so sánh
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào
III-Các kiểu so sánh
1-So sánh ngang bằng
2-So sánh không ngang bằng
 *Chú ý: Trong so sánh, người ta chia ra 2 kiểu so sánh cụ thể, đó là:
 + So sánh cùng loại:
So sánh người với người
So sánh vật với vật
 + So sánh khác loại: 
So sánh vật với người
Cụ thể với trừu tượng
IV-Cách viết đoạn văn phân tích phép tu từ so sánh
 -Phải đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng phép so sánh.
 -Sau đó, tìm ra nội dung của đoạn.
 -Viết đoạn văn: 
 + Những câu đầu dẫn ý thơ.
 + Dựa vào ý để phân tích, cần bám vào hình ảnh dùng để so sánh để tìm ra tác dụng của nó trong đoạn .
V-Cách tạo câu có phép so sánh
 Ví dụ: 
Làn sương mỏng như chiếc khăn voan trắng phủ lên những chiếc lá xanh non.
Dòng sông uốn lượn như dải lụa mềm.
->Để tạo câu có dùng phép so sánh, ta phải: 
 + Xác định được so sánh, tìm ra những đặc điểm của sự vật đó.
 + Sau đó, ta tìm đến những sự vật có nét tương đồng ( sự vật dùng để so sánh), lựa chọn và tạo cách diễn đạt thật sinh động.
VI-Cách viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh
 -Xác định được các đề tài và chủ đề của đoạn văn đó.
 -Xác định được đối tượng được viết. Sau đó, diễn đạt ý thành những câu liên kết và đoạn văn ít nhất sử dụng được 1 phép so sánh.
 Ví dụ: Khi tả cảnh trăng lên, ta có thể viết:
 Trăng từ từ nhô lên sau đỉnh núi như 1 phép màu kì diệu. Trăng đã vén bức màn đêm bí hiểm, nhường vào đó là ánh sáng rực rỡ. Càng lên cao, trăng càng sáng, càng tròn như cái đĩa 
Bài tập:
1-Chỉ ra các yếu tố so sánh trong ví dụ sau:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái, như ai không chồng.
 - Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
 Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
 Chỉ biét quên mình cho hết thảy
 Như dòng sông chảy nặng phù sa.
 - Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu
 Trong khổ đau, Nguời đẹp hơn nhiều
 Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng 
 Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
2-Tìm và đặt 5 câu có sử dụng phép so sánh
3-Phân tích nghệ thuật so sánh trong ví dụ sau:
 - Quê hương là chùm khế ngọt.
 Cho con trèo hái mỗi ngày
 Quê hương là đường đi học
 Con về rợp bướm vàng bay.
 Thân em như hạt mưa sa
 Hạt rơi xuống giếng, hạt ra luống cày
II- Nhân hoá
 - GV cho nắm lại khái niệm
 - Các cách tạo nhân hoá.
*Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
 .
Ngày 17 – 4 – 2008
Tiết 27 + 28 ẩn dụ, Hoán dụ
*Mục tiêu cần đạt: 
 - HS nắm lại 2 biện pháp tu từ.
 - Rèn cách phát hiện và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
* Tiến trình giờ dạy
 - Kiểm tra bài cũ
 - GV dạy bài mới
I- ẩn dụ
1- Khái niệm
 Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng nào đó, làm cho cách diễn đạt tăng tình gợi hình, gợi cảm.
 Ví dụ: Trái tim băng giá, căn nhà ổ chuột, tấm lòng vàng
2-Các loại ẩn dụ
 Gồm 4 loại
 + ẩn dụ cách thức
 + ẩn dụ hình thức
 + ẩn dụ phẩm chất
 + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
B-Hoán dụ
1. Khái niệm: là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm này bằng tên gọi của một sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
2. Các kiểu hoán dụ thường gặp 
 - Lấy bộ phận để gọi toàn thể
 - lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
 - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Bài tập thực hành
 Phân tích các biện pháp nghệ thuật trong các ví dụ sau:
 - Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trang lòng cổ thụ bóng lồng hoa
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 - Gươm maì đá đá núi phải mòn
 Voi uống nước nước sông phải cạn.
 - Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
 -Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 -Bó thân về với triều đình
 Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu
Hướng dẫn
1-Nghệ thuật:
 + So sánh: Tiếng suối; Cảnh khuya như vẽ.
 + Điệp từ: Lồng, chưa ngủ
2. Nói quá -> Nhấn mạnh sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân; đó cũng là ý chí, nghị lực, quyết tâm không gì ngăn cản nổi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
3. ẩn dụ
4. ẩn dụ
5. Hoán dụ: hai câu thơ đã phê phán sâu sắc thân phận, cuộc sóng nô lệ của kẻ công hầu dướ triều đình phong kiến mục ruỗng thối nát. từ ngữ “ bó thân” và “ lơ láo” đã phần nào nói được điều đó.
 Cuộc sóng nhục nhã bị trói buộc thể hiện qua từ “ bó thân”. ở đây không phải là “ trói thân”, vì “ trói” còn có chỗ hở, còn cựa quậy được nhưng “ bó” thì rất chặt, khó có thể cựa quậy theo ý mình. Chính hình ảnh hoán dụ đã cho ta thấy được cuộc sống tù túng, mất tự do của công hầu

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon van 9(14).doc