Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 4: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 4: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

1. Kiến thức:

 - Nâng cao hiểu biết và kĩ năng SD phép liên kết đã học.

 + Nhận biết liên kết ND và liên kết HT giữa các câu và các đoạn văn.

 + Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập VB.

2. Thái độ:

 - Học tập nghiêm túc, sôi nổi.

3. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng SD phương tiện liên kết câu, liên kết ĐV khi viết văn.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập.

 - H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra vở soạn của HS.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 ĐV thường gồm nhiều câu, nhưng không phải tập hợp các câu ngẫu nhiên. Muốn làm 1 ĐV, các câu phải liên kết với nhau. Tương tự như vậy, các đoạn văn phải liên kết với nhau để tạo thành VB. Vậy, gìơ trước chúmg ta đã tìm hiểu làm thế nào để liên kết và có những cách liên kết nào? Hôm nay thầy trò chúng ta cùng luyện tập.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 4: Liên kết câu và liên kết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 4
Tập làm văn
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
1. Kiến thức: 
 - Nâng cao hiểu biết và kĩ năng SD phép liên kết đã học.
 + Nhận biết liên kết ND và liên kết HT giữa các câu và các đoạn văn.
 + Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập VB. 
2. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, sôi nổi.
3. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng SD phương tiện liên kết câu, liên kết ĐV khi viết văn.
B. chuẩn bị: 
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập...
 - H: bài soạn...
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;...
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của HS.
III. nội dung Bài mới: 
 ĐV thường gồm nhiều câu, nhưng không phải tập hợp các câu ngẫu nhiên. Muốn làm 1 ĐV, các câu phải liên kết với nhau. Tương tự như vậy, các đoạn văn phải liên kết với nhau để tạo thành VB. Vậy, gìơ trước chúmg ta đã tìm hiểu làm thế nào để liên kết và có những cách liên kết nào? Hôm nay thầy trò chúng ta cùng luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong những phần trích sau:
 a. Tác phẩm NT nào cũng XD bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
 b. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai TK, và hơn thế nữa là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào TK mới, thiên niên kỉ mới. 
 Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
 c. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắmCùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sự dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
? Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn.
(1) Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
(2) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
(3) Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.
(4) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
(5) Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
? Hãy lấy một bài tập làm văn của bản thân và phân tích về tính liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài?
- Các phương tiện liên kết hình thức trong những phần trích như sau:
a. Phép lặp từ ngữ: tác phẩm
- Phép liên tưởng : nghệ thuật - nghệ sĩ - tác phẩm.
- Phép nối : nhưng
- Phép thế : nghệ sĩ - anh
b. Phép lặp từ ngữ: thế kỉ, thiên niên kỉ, ai ai, hành trang, con người.
- Phép liên tưởng : năm nay, thế kỉ, thiên niên kỉ, thời khắc, từ cổ chí kim ; nói, thừa nhận.
- Phép thế : như vậy, ấy.
c. Phép lặp từ ngữ: cây dừa – dừa ; gắn bó
- Phép liên tưởng : cây – thân – lá - gốc – cùi – sọ – vỏ ; máng – tranh – vách – chõ đồ xôi – khuy áo – gáo – muôi – dây ; để uống - để – kho cá - nấu canh – làm nước mắm - ăn sống – làm mứt – làm bánh kẹo...
- Phép thế : như thế đấy.
- Sắp xếp : 2,4,3,5,1
- HS chú ý phân tích, nhận xetá những chỗ được, chỗ chưa được trong liên kết câu, các đoạn để rút kinh nghiệm viết tốt hơn.
I. Luyện tập:
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
IV. Củng cố: 	
 G Khái quát lại phần lý thuyết bài học.
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại lí thuyết và hoàn thành bài tập.
 - Soạn bài: Luyện tập liên kết câu và lên kết đoạn văn (tiếp theo).
E. Rút kinh nghiệm:
...

Tài liệu đính kèm:

  • doc4-LIEN KET CAU VA LIEN KET DOAN VAN.doc