Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 5: Trau dồi vốn từ

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 5: Trau dồi vốn từ

NS:

NG: Tiết 5

Tiếng Việt

 Trau dồi vốn từ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

 - Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ.

 - Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập.

B. CHUẨN BỊ:

- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

- H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- G: PT; phát vấn .

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 5: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 5
Tiếng Việt
 Trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
 - Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ.
 - Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập.
B. chuẩn bị: 
- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
- H: bài soạn.
C. phương pháp: 
- G: PT; phát vấn..
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. nội dung Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
G SD bảng phụ để đưa các câu hỏi cho HS làm.
? SS giá trị YN của những từ in đậm trong từng cặp câu sau. Theo em, dùng từ nào hay hơn:
a. - Đứa bé lao vào lòng người mẹ.
 - Đứa bé chạy vào lòng người mẹ.
b. - Nước ở đâu ào vào nhà.
 - Nước ở đâu chảy vào nhà.
? Giải thích YN của các từ in đậm sau. So với nghĩa của từ không in đậm, nghĩa của từ nào cụ thể hơn, gợi HA hơn?
a. đỏ - đỏ loét- đỏ lòm.
b. cứng - cứng đờ - cứng ngắc.
? Đặt với mỗi từ sau 1 câu: xa tắp, xa vời, xa lánh, xa lạ, xa hoa, xa xỉ.
? Các câu sau có mắc lỗi dùng từ không? Hãy PT các lỗi đó ?
a. Những đứa trẻ chân chạy liến thoắng trên bãi biển.
b. Bức tranh treo không phụ hoạ với bức tường.
c. Thằng áo xanh, có đôi mắt trắng toát, quơ vội chiếc túi, lao ra ngoài.
a. Chạy và lao đều gợi ra tốc độ nhanh, = chân. Nhưng lao cụ thể hơn, gợi HA hơn so với chạy: tốc độ của lao nhanh hơn chạy, lại nêu được dáng người chúi xuống, gợi được vẻ hốt hoảng hay quá xúc động của đứa bé.
b. Chảy có cường độ yếu hơn ào. ào vừa gợi được sức mạnh, độ lớn của nước, vừa gợi được tính đột ngột.
a. Đỏ loét: đỏ như bị loét ra, giống như vết thương rộng miệng và đẫm máu.
- Đỏ lòm: đỏ đậm màu, cường độ đậm trên diện tích rộng có chiều sâu.
Nghĩa của đỏ không gợi ra các sắc thái đã nêu nên đỏ không cụ thể, không gợi HA = đỏ loét và đỏ lòm.
b. Cứng đờ: cứng toàn bộ thẳng như gỗ, củi.
- Cứng ngắc: cứng không nhúc nhích được.
Nghĩa của cứng không cụ thể, không gợi HA = cứng đờ và cứng ngắc.
- Con thuyền xa tắp ngoài khơi.
- Ước mơ xa vời.
- Sống ích kỉ dễ bị mọi người xa lánh.
- Lối sống ấy quá xa lạ với mọi người ở đây.
- Cuộc sống xa hoa đã làm hư hỏng nó.
- ăn uống xa xỉ không cần thiết.
a. Liến thoắng dùng cho chân chạy (thoăn thoắt) là không thích hợp (từ này chỉ cách nói năng).
b. Phụ hoạ dùng chỉ sự “phù hợp” giữa bức tranh với bức tường là không đúng (từ này cũng dùng cho nói năng).
c. Trắng toát dùng chỉ tính chất của mắt là không được (trắng toát chỉ tính chất trắng toàn bộ - bức tường trắng toát) - có thể dùng trắng dã cho mắt.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
IV. Củng cố: 
 ? Có mấy cách để làm tăng vốn từ? Đó là những cách nào?
V. Hướng dẫn:
 - Xem lại bài.
 - Soạn bài: Xem lại toàn bộ kiến thức giờ sau luyện tập tiếp.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc5-LUYEN TAP TRAU DOI VON TU.doc