Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết học: Rèn kĩ năng lập dàn bài

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết học: Rèn kĩ năng lập dàn bài

NS:

NG: Tiết 11

Tập làm văn

Rèn kĩ năng lập dàn bài

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Nắm được thế nào là NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.

 - Nắm vững các YC đối với 1 bài NL về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập;.

 - H: bài soạn;.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra vở soạn của HS.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết học: Rèn kĩ năng lập dàn bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 11
Tập làm văn
Rèn kĩ năng lập dàn bài
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Nắm được thế nào là NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
 - Nắm vững các YC đối với 1 bài NL về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B. chuẩn bị: 
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập;...
 - H: bài soạn;...
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;...
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của HS.
III. nội dung Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Ôn tập lí thuyết (10 phút)
? Hãy nêu dàn ý chung của bài văn NL về 1 đoạn thơ, bài thơ?
* HĐ2: Luyện tập (25 phút)
G Treo bảng phụ: Cho đề bài: PT bài ”Đồng chí” để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời KC chống Pháp.
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
- MB: Giới thiệu đoạn thơ (bài thơ), nêu NX chung (khái quát ND, cảm xúc).
- TB: Lần lượt trình bày từng khía cạnh của cảm xúc chung, thông qua PT, thẩm bình cụ thể (cảm thụ) các chi tiết biểu hiện cảm xúc trong đoạn thơ (bài thơ).
- KB: Khái quát giá trị YN của đoạn thơ (bài thơ)
* MB: Giới thiệu bài thơ, nêu NX chung về bài thơ (như đề bài).
* TB:
- Nguồn gốc cao quý của tình đồng chí:
+ Xuất thân nghèo khổ: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá”.
+ Chung lí tưởng chiến đấu: “súng bên súng, đầu sát bên đầu”.
+ Từ xa cách, họ nhập lại trong 1 đội ngũ gắn bó keo sơn: “đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, đêm rét chung chăn: đôi tri kỉ”.
+ Kết thúc đoạn thơ là dòng thơ chỉ có 1 từ: “đồng chí” (1 nốt nhấn, 1 sự kết tinh cảm xúc).
- Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao:
+ Họ thông cảm, chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói, còn tình phải hiểu ngược lại), giọng điệu, HA của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ thắm thiết.
+ Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh); từng cặp thơ sóng đôi như 2 đồng chí: áo anh rách vai/quần tôi có vài mảnh vá; miệng cười buốt giá/chân không giày; tay nắm/bàn tay.
+ Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào 1 câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (tình đồng chí truyền hơi ấm, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
- Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
+ Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt: đêm, rừng hoang, sương muối.
+ Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ: chờ giặc.
+ Cuối đoạn mà cũng là cuối bài, cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo” (như bức tượng đài người lính, HA đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,).
* KB:
- Đề tài dễ khô khan được Chính Hữu biểu hiện 1 cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là 1 sự cách tân so với thơ viết về người lính thời đó.
- Viết bộ đội mà không tiếng súng, nhưng TC của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
I. Lí thuyết:
II. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 G Khái quát lại ND bài học.
 ? Thế nào là NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
 ? PT đoạn thơ, bài thơ đòi hỏi PT các YT nào?
 ? Nêu YC bài PT 1 bài thơ, bài thơ?
V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại lí thuyết và hoàn thành bài tập.
 - Soạn bài: Xem lại lí thuyết cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
E. Rút kinh nghiệm:
....
....

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-REN KI NANG LAP DAN BAI.doc