Giáo án tự chọn N gữ Văn 9 - Tiết 26 đến tiết 35

Giáo án tự chọn N gữ Văn 9 - Tiết 26 đến tiết 35

Tiết 26 :

 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3 : VĂN HỌC VIỆT NAM SAU CMT8-1945

A/ Mục têu cần đạt :

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản các tác phẩm văn học sau CNT8-1945,nội dung và nghệ thuật

- Giáo dục HS có ý thức cảm nhận, bồi dưỡng tình cảm

- Rỡn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm, so sánh, phân tích

B/ Chuẩn bị:

- Thầy: soạn bài

- Trò: ôn bài

 

doc 29 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn N gữ Văn 9 - Tiết 26 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án tự chọn ngữ văn 9
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
Tiết 26 : 
 ôn tập chủ đề 3 : văn học việt nam sau cmt8-1945
A/ Mục têu cần đạt :
Củng cố lại những kiến thức cơ bản các tác phẩm văn học sau CNT8-1945,nội dung và nghệ thuật
Giáo dục HS có ý thức cảm nhận, bồi dưỡng tình cảm
Rỡn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm, so sánh, phân tích
B/ Chuẩn bị :
Thầy : soạn bài 
Trò : ôn bài
C/ Tiến trình lên lớp :
? Kể lại các giai đoạn và các tác phẩm, tác giả trong từng giao đoạn đó ?
 - HS trả lời
? Các thể loại đã được học? Phân loại từng tác phẩm ?
? Nội dung và nghệ thuật chính của từng tác phẩm ?
HS làm bài tập 1
GV hướng dẫn, gợi ý
 Chú ý nghĩa thực và nghĩa bóng của hình ảnh
GV viết bài tập 2
- HS đọc yêu cầu
GV chia nhóm
HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời theo nhóm
- Các nhóm nhận xét nhau chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau
*Giống nhau 
* Khác nhau
HS suy nghĩ làm BT 3
I.Nội dung 
1/ Các giai đoạn 
4giai đoạn
2/ Thể loại 
- Thơ
-Truyện 
3/ Nội dung và nghệ thuật
II.Thực hành luyện tập
1/ Bài tập 1 :
Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh “ đầu súng trăng treo’’trong bài thơ “đồng chí’’của Chính Hữu
*H/ả “đầu súng trăng treo”:
- Nghĩa thực:
- Nghĩa bóng: súng biểu tượng cho chiến đấu. Trăng biểu tượng cho hoà bình. Người lính cầm súng bảo vệ hoà bình. Súng là thực, trăng là lãng mạn.
2/ Bài tập 2 :
So sánh sự giống và khác nhau giữa người lính trong Đ/c và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
* Giống: + Chung lí tưởng chiến đấu cao đẹp vì độc lập, tự do.
	 + Có tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh vì Tổ quốc.
	 + Có lòng lạc quan cách mạng.
	 + Có tình đồng đội gắn bó.
* Khác: + Đ/c: người lính xuất thân từ những miền quê nghèo, là nông dân nghèo đi theo CM để giải phóng đất nước cũng là giải phóng thân phận nô lệ.
	 + Bài thơ : lớp trẻ chống Mĩ sinh ra trong thời đại mới, họ có ý thức giác ngộ rất cao: gắn độc lập dân tộc với CN dân tộc vì vậy họ đi vào cuộc chiến đấu nảy lửa ...
3/ Bài tập 3 : Cảm nhận vẻ đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa’’ của Nguyễn Thành Long
 IV. Củng cố
 GV chốt lại nội dung trong chủ đề 3
V. Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài và làm bài tập
 - Chuẩn bị chủ đề 4
 Chủ đề 4 : nghị luận về các tác phẩm văn học
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 TIếT 27 : những điều cần lưu ý khi nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích
A.Mục tiêu cần đạt:
-Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo đúng các yêu cầu của kiểu bài.
-Rèn kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
-Rèn luyện tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ
C.Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3.Bài mới:
GV lưu ý các kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
A/ thuyết minh về tác giả, tác phẩm:
I/ Dàn ý:
1/ MB : + Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
	 + Nêu NX, đánh giá chung.
2/ TB: Tác giả:
Tên thật (hiệu, bút danh).
Năm sinh – mất.
Quê quán.
Đặc điểm cuộc đời.
Sự nghiệp: + Phong cách nghệ thuật.
 + Vị thế của tác giả trên văn đàn, tao đàn.
 + Giải thưởng.
 + Tác phẩm chính.
	Tác phẩm: + Xuất xứ.
	 + Hoàn cảnh sáng tác.
	 + Tóm tắt.
	 + Nội dung – Nghệ thuật.
3/ KB: Đánh giá tổng quát.
II/ Đề bài:
	 Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục – Chuyện người con gái Nam Xương.
1/ MB: + Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục – Chuyện người con gái Nam Xương.
	 + NX - đánh giá chung.
2/ TB:
	a/ Tác giả:
b/ Tác phẩm:
- Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16/20 truyện của Truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ 1 truyện dân gian trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện Vợ chàng Trương. Đây là 1 trong những truyện hay nhất của TKML, đã được chuyển thể thành vở chèo Chiếc bóng oan khiên.
- Tóm tắt: 
	Vũ Thị Thiết (Vũ Nương), người huyện Nam Xương, dung nhan xinh đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na, chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng không có học vấn và có tính đa nghi. Xảy ra chuyện binh đao, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà 1 lòng thờ mẹ nuôi con.
	Việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ ngây thơ khiến nàng mắc nỗi oan khiên. Để tỏ lòng trong sạch, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn, được Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, cứu sống. Khi rõ nguồn cơn, Trương Sinh hối hận và lập đàn giải oan cho vợ ở bến Hoàng Giang. Trương Sinh gặp được Vũ Nương, nàng chỉ tạ tình nhưng quyết không về nhân gian được nữa.
- Nội dung:
	Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến, đồng thời k/đ vẻ đẹp truyền thống của họ.
+ Giá trị hiện thực: 	Lên án chiến tranh pk gây bao bất hạnh, khổ đau cho người dân vô tội.
Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ - họ là nạn nhân của thói cả ghen mù quáng, độc đoán gia trưởng.
Lên án xã hội pk nam quyền bất công – nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch của VN.
+ Giá trị nhân đạo: 	Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ: đẹp người đẹp nết; đảm đang hiếu thảo; trong sạch trong phẩm giá.
	Đồng cảm với những bất hạnh, khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: số phận bi thảm của người phụ nữ; sự đồng tình với những khát vọng hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ.	
* Đặc sắc nghệ thuật:
	+ Kết cấu truyện:
- Truyện có mâu thuẫn (lời nói của đứa trẻ 	mối nghi ngờ).
- Kịch tính được đẩy lên cao đỉnh điểm (VN phải tự tử).
- Mâu thuẫn được giải quyết thoả đáng (Trương Sinh đã hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn).
- Nghệ thuật XD tình tiết kì ảo hoang đường.
	+ ý nghĩa của tình tiết kì ảo hoang đường:
- Tạo nên 1 kết thúc có hậu để làm dịu độ căng cho truyện, thể hiện khát vọng “ở hiền gặp lành”.
- Hoàn chỉnh thêm nét đẹp tính cách của VN: nàng tuy chết nhưng phẩm chất tốt đẹp của nàng không chết, vẫn khao khát trở về gặp lại chồng con, lấy lại danh dự.
- Chi tiết kì ảo cuối cùng (VN trở về trong chốc lát rồi bóng nàng lại loang loáng biến đi) như 1 lời thức tỉnh cho những kẻ cả ghen mù quáng, độc đoán gia trưởng: người đã chết, hạnh phúc đã mất thì không thể lấy lại được, làm tăng thêm tính bi kịch cho truyện.
	+ Nghệ thuật XD nhân vật:
- Nhân vật tuy chưa có cá tính sâu sắc nhưng cũng đã hiện lên với hững đặc điểm khá rõ ràng: đứa con thì hồn nhiên ngây thơ, người chồng thì nóng nảy, cả ghen, thiếu suy nghĩ, người vợ thì hiền thục, thuỷ chung nhưng cam chịu.
 B/ Nghị luận nhân vật
I/ Dàn ý:
1/ MB: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
	 + Giới thiệu nhân vật, đặc điểm nhân vật.
	 + NX, đánh giá chung.
2/ TB: + PT các đặc điểm nhân vật:	Lai lịch.
	Ngoại hình.
	Ngôn ngữ.
	Cử chỉ, hành động.
	Nội tâm.
	 + NX về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3/ KB: + Đánh giá nhân vật.
	 + Nêu cảm nghĩ, tổng hợp.
	Đánh giá tổng quát về tác giả - tác phẩm
IV . Củng cố :
 GV chốt lại nội dung bài học
V . Hướng dẫn về nhà :
- Học bài và làm bài
- Chuẩn bị bài tiếp
*************************************************************
 Tiết 28 :nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Mục tiêu cần đạt :
Nắm kĩ hơn về cách làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận thơ
Giáo dục ý thức tự giác
 B.Chuẩn bị :
 - Thầy : soạn bài 
 - Trò : luyện tập
C. Tiến trình lên lớp :
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?
 III. Bài mới
? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
 HS trả lời
GV nhấn mạnh
? Dàn ý một bài văn nghị luận một bài thơ, đoạn thơ ?
 HS trình bày dàn ý
GV hướng dẫn HS thực hành một đề cụ thể
êS làm theo nhóm :
Nhóm 1 : viết dàn bài
Nhóm 2 : viết mở bài và đoạn 1 thân bài
Nhóm 3 : viết một đoạn thân bài tiếp
Nhóm 4 : viết đoạn 3 thân bài và kết bài
* Các nhóm lần lượt trình bày
	Một thế đối lập được tạo nên giữa lưng núi to và lưng mẹ nhỏ, giữa bên vững chắc, lớn lao và bên yếu ớt nhỏ bé. Đồng thời h/ả so sánh tương phản đó còn ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang, kiên nhẫn, sự chịu đựng gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo hút. Tấm lưng trần của người mẹ Tà-ôi gắn chặt với con trai trong mọi công việc vất vả, nặng nhọc, tấm lưng nhỏ ấy không to như lưng núi, nhưng bền bỉ như lưng núi, kiêu hãnh hơn lưng núi vì con trai – mặt trời của mẹ nằm ở trên lưng:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
	So sánh h/ả đứa con với mặt trời của lòng mẹ – một ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. “Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai  Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ” - đó là em cu Tai. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là mặt trời của mẹ - là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong c/s. Mặt trời con cứ trẻ trung, cứ ngày một rực rỡ trên thế gian này. 
	Tình yêu thương con sâu nặng của mẹ còn được thể hiện qua những ước mong tha thiết của mẹ dành cho con, tấm lòng mẹ nhân hậu, bao la mang nặng tình nhà nghĩa xóm:
	- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
	Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
	Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
	Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
	ở đây có mối liên hệ thật tự nhiên và chặt chẽ giữa t/cảm, ước mong với công việc, hoàn cảnh cụ thể. ...
A/ lý thuyết
I/ Khái niệm:
	Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. (Nội dung, nghệ thuật: thể hiện qua ngôn từ, h/ả, giọng điệu )
II/ Dàn ý:
1/ MB: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
	 + Nội dung đoạn thơ, bài thơ - Nêu NX, đánh giá của người viết.
	 + Đoạn thơ: vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm – Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ - Trích dẫn đoạn thơ.
2/ TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. (Đi từ nghệ thuật đến nội dung: những NX, đánh giá phải gắn liền với sự PT, bình giá ngôn từ, h/ả, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm).
3/ KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
 B/ thực hành
Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn 
Khoa Điềm:
	Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
	Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
	Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
	Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
	- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
	Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
	Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
	Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
	Dàn bài:
1/ MB: + ... 
Nguyễn Duy
I/ Tác giả:
	Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
	Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1075, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Nguyễn Duy được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. 
	Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước – một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. 
II/ Tác phẩm:
	Bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Tập thơ ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
	Nội dung:	Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
	Nghệ thuật: Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 
III/ Luyện tập :
Đề1: 	Bằng cảm nhận về ánh trăng, em hiểu gì về những lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao sống gắn bó với nhân dân, đồng đội.
1/ MB: 	+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	+ Vấn đề nghị luận: Lời nhắc nhở thông qua cảm nhận về ánh trăng
	+ Nêu nhận xét - đánh giá chung về lời nhắc nhở.
2/ TB:
* Trăng tri kỉ nghĩa tình trong quá khứ:
* Trăng trong niềm lãng quên của con người:
* Trăng trong sự thức tỉnh:
* Lời nhắc nhở của nhà thơ:
3/ KB:
 Khái quát lại ý nghĩa của bài thơ và liên hệ với thế hệ bản thân
	Đề 2:	Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?
1/ MB: 	+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	+ Vấn đề nghị luận: Nội dung của bài thơ: Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
+ Nêu nhận xét - đánh giá chung.
2/ TB: 	Lần lượt nghị luận theo nội dung bài thơ.
3/ KB:
 Khẳng định lại những lời nhắc nhở chân tình của tác giả
IV/ Củng cố : 
 GV khái quát nội dung
V/ Hướng dẫn về nhà :
 Học bài và chuẩn bị bài tiếp
*************************************************************
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Tiết 34 : : Luyện tập văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
A.Mục tiêu bài học:
-Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Học sinh thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả, và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.
B.Chuẩn bị:
-GV: Soạn bài
Liên hệ với các bài thơ khác của Chế Lan Viên.
-H/s: Học bài theo yêu cầu của tiết trước đã nêu.
C.Tiến trình bài dạy:
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và nêu nội dung ?
 III. Bài mới :
 GV giới thiệu bài mới :
Con cò
Chế Lan Viên
I/ Tác phẩm:
 Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).
* Nội dung: Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
* Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao và giọng điệu lời ru của ca dao. Thể thơ tự do, nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ. Giọng điệu suy ngẫm triết lí
* Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
II/ Cảm nhận bài thơ:
	Đoạn 3
? Đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.
G/V: Mở rộng đó là phong cảnh nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”
G/v gợi ý học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
? Đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?
(Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào)
Đề bài : Nêu cảm nhận về ý nghĩa lời ru qua đoạn 3 ?
1. Mở bài :
2. Thân bài :
-Dù ở gần con,
Dù ở xa con....,
Cò mãi yêu con.
-> Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết giàng cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
-Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
-> Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu xa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ giành cho con.
-Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
-> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào 
ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
3. Kết bài :
- ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
 - Liên hệ bản thân
:
IV . Củng cố :
? Nêu nội dung nghệ thuật bài thơ ?
V. Hướng dẫn về nhà :
Học bài và chuẩn bị tiết sau
*********************************************************
Ngày soạn:12-5-2009
Ngày dạy:
 Tiết 35 : : Luyện tập văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
 Viếng lăng Bác
 Viễn Phương
A.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS nắm được : Viếng lăng Bác là bài thơ ghi lại cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và bài thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đối với Bác.
-Tích hợp với những bài thơ văn viết về Bác đã học, với Tiếng Việt và Tập làm văn.
-Rèn đọc, hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.
B, Chuẩn bị:
ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương và tranh ảnh về lăng Bác.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
I.Tổ chức
II.Kiểm tra
? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ? 
III.Bài mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
? Bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả trong bài.
? Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
 GV ra đề và hướng dẫn HS làm bài
- Phân tích theo từng khổ
Đọc khổ thơ thứ nhất, nhận xét gì về cách xưng hô, cách dùng từ “thăm”? tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
Đến lăng Bác, tác giả miêu tả những gì? Bằng nghệ thuật gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
Đọc khổ thơ 2, có những “mặt trời” nào xuất hiện?
ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì?
-?Lời thơ ở hai câu đó gợi lên cảnh tượng như thế nào?
Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố, nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác?
? Nghệ thuật gì? tác dụng?
-Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào?
-Từ nào trong lời thơ “mà sao nghe nhói ở trong tim” có sức biểu cảm lớn? “nhói” nghĩa là gì? tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?
-Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng,người con đã nguyện ước những điều gì?
-Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?
Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của tác giả?
Bài thơ đã nói hộ lòng ta những tình cảm nào với Bác Hồ?
I.Nội dung :
1.Tác giả:
-Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang.
-Ông là nhà thơ, là cây bút sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam.
2. Bố cục: 2 phần
-P1: đến “trong tim”:Lòng kính yêu, tiếc thương Bác.
P2:(còn lại) Lời hứa với Bác.
*Mạch cảm xúc:
-Cảm xúc trước lăng Bác: Hai khổ thơ đầu.
-Cảm xúc trong lăng Bác:khổ thứ ba.
-Cảm xúc khi rời lăng Bác: khổ thơ cuối.
3. Nội dung và nghệ thuật :
-Nghệ thuật :kết hợp miêu tả với biểu cảm, tạo hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
-Nội dung:
Lòng ngưỡng vọng, xót thương và ơn nghĩa với Bác.
II.Luyện tập :
 * Đề bài : Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác
1.Cảm xúc trước lăng Bác
*Khơ thơ thứ nhất
-Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
=>Cách xưng hô thân thương, kính trọng, dùng từ “thăm” thay từ “viếng” qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng.
-Hàng tre bát ngát
xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
=>Nghệ thuật liên tưởng, nhân hoá tượng trưng. Tre kiên cường bất khuất, hiên ngang. Lăng Bác thật gần gũi ở giữa tre như ở giữa làng quê Việt Nam.
*Khổ thơ thứ hai:
-Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
->Mặt trời của vũ trụ(1), mặt trời của con người(2)
Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.
Qua đó nói lên tình yêu và lòng quí trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.
-Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
=>Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.Nhà thơ bộc lộ lòng thành kính đối với Bác.
2. Cảm xúc trong lăng Bác
-Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
=>Bác đang trong giấc ngủ yên,giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân , đất nước.
-Nghệ thuật ẩn dụ, ca ngợi Bác.
-“Trời xanh là mãi mãi”
->Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp, cuộc đời Bác vốn cao đẹp như thế trong cảm nhận của mọi người.
-Mà sao nghe nhói...
“nhói”:Đau đột ngột, quặn thắt
=>Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
3.Cảm xúc khi rời lăng Bác
-Muốn làm : 
 Con chim hót
 Đoá hoa toả hương
 Cây tre trung hiếu
=>Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi. Ba hình ảnh ẩn dụ: chim, hoa, tre thể hiện những niềm ước muốn, những tình cảm thành kính, thiêng liêng. Nhân dân Việt Nam mong muốn được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người.
VI. Củng cố, dặn dò
-Theo em, vì sao bài thơ Viếng lăng Bác được phổ nhạc?
(Tình cảm trong bài thơ cao quý, tha thiết, chân thành, lắng đọng và nói lên được tình cảm của nhiều người đối với Bác)
-Nếu có thể, em hãy hát bài hát này.
*********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon van 9-hoa.doc