Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Cao Tuyết Dung - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Cao Tuyết Dung - Trường THCS Hồng Phong

 Tiết 1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN

A.MỤC TIấU: Giúp học sinh:

- ôn tập lại các kiểu câu.

- Biết vận dụng làm các bài tập.

B.TÀI LIỆU BỔ TRỢ:

- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.

c.NỘI DUNG:

1. Ôn tập các kiểu câu.

- Câu cầu khiến.

- Câu nghi vấn.

- Câu cảm thán.

- Câu trần thuật.

- Câu phủ định.

+ Câu cầu khiến là loại câu có những từ cầu khiến nh: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,.dùng để ra lệnh ,yêu cầu, đề nghị .

+ Câu nghi vấnlà câu có những từ nghi vấn nh: ai, gì, nào, sao .có chức năng chính dùng để hỏi .

+ Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán nh: ôi, than ôi, hỡi ơi .dùng để bộc lộ cảm xúc .

+ Câu trần thuật là câu không có đặc điểm của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán .

+ Câu phủ định là loại câu có những từ ngữ phủ định nh: không chẳng phải, cha không fhải .

 

doc 63 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Cao Tuyết Dung - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1. ễN TẬP TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN
A.MỤC TIấU: Giúp học sinh:
- ôn tập lại các kiểu câu.
- Biết vận dụng làm các bài tập. 
B.TÀI LIỆU BỔ TRỢ: 
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c.NỘI DUNG: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1. Ôn tập các kiểu câu 
 - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu, trả lời về các kiểu câu?
- HS: Tìm hiểu trả lời theo yêu cầu của GV.
 - GV: Hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các loại kiểu câu.
- HS: Làm việc theo nhóm, thảo luận, trả lời.
- GV: Thống nhất các kết quả của HS.
- HS: Ghi nhớ.
1. Ôn tập các kiểu câu.
- Câu cầu khiến.
- Câu nghi vấn.
- Câu cảm thán. 
- Câu trần thuật. 
- Câu phủ định. 
+ Câu cầu khiến là loại câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...dùng để ra lệnh ,yêu cầu, đề nghị ...
+ Câu nghi vấnlà câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao ...có chức năng chính dùng để hỏi . 
+ Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi ...dùng để bộc lộ cảm xúc ...
+ Câu trần thuật là câu không có đặc điểm của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán ...
+ Câu phủ định là loại câu có những từ ngữ phủ định như: không chẳng phải, chưa không fhải ...
Hoạt động 2: Ôn tập làm văn văn bản thuyết minh 
GV: Tổ chức cho HS nhắc lại về văn bản thuyết minh.
? Văn bản thuyết minh là gì ?. 
- HS: Tìm hiểu, trả lời theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
- GV: Thống nhất và nêu ví dụ về tính thông dụng của văn bản thuyết minh.
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
? Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- HS: Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- GV: Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- HS: Trình bày, thảo luận theo yêu cầu cuả GV.
- GV: Nhận xét, kết luận.
2. Văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
* Luyện tập: Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. 
- Mổ bài: Giới thiệu về chiếc nón.
- Thân bài: 
+ Lịch sử về chiếc nón.
+ Quy trình làm ra chiếc nón.
+ Cấu tạo chiếc nón.
+ Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
- Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. 
IV:Cũng cố. 
-HS;nhắ lại câu chia theo mục đích phát ngôn.
-Thế nào là văn bản thuyết minh 
V;Dặn dò. 
GV hướng dẫn học sinh:
- Về nhà học bài và xem lại bài các phương châm hội thoại.( Có mấy phương châm hội thoại? lấy ví dụ).
_________________________________________________________
 Tiết 2. luyện tập phương châm hội thoại
A. MỤC TIấU: 	Giúp học sinh:
-Ôn tập lại cho học sinh phương châm hội thoại về lượng, về chất và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 : Ôn về phương châm hội thoại ( 15’ )
 - GV: Tổ chức cho HS trả lời về các phương châm hội thoại?
- HS: Tìm hiểu trả lời theo yêu cầu của GV.
 - GV: Hướng dẫn HS thực hiện làm bài tập 5 sgk.
- HS: Làm việc theo nhóm, thảo luận, trả lời bài tập.
- GV: Thống nhất các kết quả của HS.
- HS: Ghi nhớ.
1. Phương châm hội thoại.
- Phương châm hội thoại về chất.
- Phương châm hội thoại về lượng.
* Bài tập 5 ( sgk ).
Ăn đơm nói đặt vu khống bịa đặt.
Ăn óc nói mò nói vu vơ không có bằng chứng.
Ăn không nói có vu cáo bịa đặt.
Cãi chày cãi chối ngoan cố không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng.
Khoa môi múa mép ba hoa khoác lác.
Nói dơi nói chuột nói lăng nhăng nhảm nhí.
Nói hươu nói vượn hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo.
 Vi phạm phương châm về chất. 
Hoạt động 2 : Ôn lại về văn bản thuyết minh ( 25’ )
- GV: Tổ chức cho HS nhắc lại về văn bản thuyết minh.
? Văn bản thuyết minh là gì ?. 
- HS: Tìm hiểu, trả lời theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
- GV: Thống nhất và nêu ví dụ về tính thông dụng của văn bản thuyết minh.
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
? Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- HS: Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- GV: Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- HS: Trình bày, thảo luận theo yêu cầu cuả GV.
- GV: Nhận xét, kết luận.
2. Văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
* Luyện tập: Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. 
- Mổ bài: Giới thiệu về chiếc nón.
- Thân bài: 
+ Lịch sử về chiếc nón.
+ Quy trình làm ra chiếc nón.
+ Cấu tạo chiếc nón.
+ Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
- Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. 
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - HS: Nhắc lại các phương châm hội thoại và cách làm dàn ý văn bản thuyết minh.	
V. Dặn dò. ( 2’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.	
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 
 _____________________________________________________
Tiết 3. luyện tập văn bản phong cách HCM
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức đã học trong “ Phong cách Hồ Chí Minh ”.
- Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập trắc nghiệm ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS tién hành làm bài tập trắc nghiệm. 
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- GV: Gọi HS trả lời.
- HS: Trả lời, thảo luận, nhận xét.
1. Trắc nghiệm khách quan.
- Đọc kỹ đoạn trích “ Trong chuyến đi đầy trân chuyên.......rất hiện đại ”.
- Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Xét về hình thức văn bản Phong cách Hồ Chí Minh thuộc phương thức biểu đạt nào ?.
A. Thuyết minh kết hợp tự sự. C. Thuyết minh kết hợp nghị luận.
B. Thuyết minh kết hợp miêu tả. D. Thuyết minh kết hợp biểu cảm.
Câu 2. Xét về nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào ?.
A. Hành chính. C. Biểu cảm.
B. Nhật dụng D. Công vụ.
Câu 3. Để có vốn tri thức sâu rộng, Bác đã làm gì ?.
A. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mỹ.
B. Người học nhiều thứ tiếng và làm nhiều nghề.
C. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. Giá trị nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được tạo nên từ những điểm nào ?.
A. Kết hợp giữa kể và bình luận. C. Sử dụng nghệ thuật đối lập.
B. Chọn lọc chi tiết, dẫn chứng tiêu biểu. D. Tất cả các ý trên.
Câu 5. Thành ngữ “ Khua môi múa mép ” liên quan đến phương châm hội thoại nào ?.
A. Pương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ.
B. Pương châm về chất. D. Phương châm cách thức.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập tự luận ( 25’ )
- GV: Tiến hành tổ chức cho HS tập làm dàn ý về vấn đề tự học.
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV
- GV: Cho HS trình bày bài làm của mình.
- HS: Trình bày, thảo luận, nhận xét theo yêu cầu của GV.
- GV: Nhận xét, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
2. Tự luận.
- Trình bày về vấn đề tự học.
* Lập dàn ý.
- Mở bài: Trong cuộc sống, ngoài nhu cầu ăn ở, lao động...con người còn có nhu cầu học hỏi và việc chính là tự học.
- Thân bài: Vậy tự học là gì ?.
+ Học là thu nhận kiến thức.
+ Tự học là học chủ đọng.
+ Tự học sgk, tài liệu tham khảo.
+ Tự học khi nghe giảng bài.
+ Tự học khi làm bài tập.
+ Tự học khi làm thực ghiệm.
+ Tự học khi liên hệ thực tế.
- Kết bài: Nhận xét đánh giá về việc tự học.
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	 - HS: Nhắc lại nghệ thuật của văn bản Hồ Chí Minh.
 V. Hướng dẫn học ở nhà. ( 2’ )
- Học sinh học bài và hoàn thành đề bài “ tự học ”.
- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ
______________________________________________
 Tiết 4. luyện tập các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá lại các phương châm hội thoại.
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Luện tập sử dụng các phương châm hội thoại. ( 40’ )
- GV: Cho HS nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại.
- HS: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời bài tập số 2. 
- GV: Nhận xét, thống nhất.
- GV: Cho HS làm bài tập 5.
- HS: Tìm hiểu, trả lời bài tập số 5.
- GV: Gọi HS lên bảng trình bay.
- HS: Trình bày theo yêu cầu của GV.
- GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- GV: Cho HS nhận xét bài làm, thống nhất.
- HS: Nhận xét, ghi nhớ.
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập tiếp theo.
- HS: Suy nghĩ, tìm hiểu, trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV: Cho HS trả lời, nhận xét.
- HS: Trả lời, thảo luận, đưa ra kết luận theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
1. Lý thuyết.
- Phương châm quan ệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2. Luyện tập.
* bài tập 2.
- Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự: nói giảm, nói tránh.
- VD.
+ Chị cũng có duyên. ( thực ra là chị xấu ).
+ Em không đến nổi đen lắm. ( thực ra em đen ).
+ Ông không được khỏe lắm. ( thực ra ông ốm ).
* Bài tập 5. Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ.
- Nói băm, nói bổ nói bốp chát, thô tục.
- Nói như đấm vào tai nói dở, khó nghe.
- Điều nặng, tiếng nhẹ nói dai, chì chiết, trách móc.
- Nửa úp, nửa mở nói không rỏ ràng, khó hiẻu.
- Mồm loa, mép giải nói nhiều lời, bất chấp đúng sai.
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy nói thô thiển, kém tế nhị.
* Bài tập 6. Điền từ thích hợp vào chổ trống.
- Nói dịu nhẹ như khen ..........
- Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói ...........
- Nói châm chọc điều không hay .............
- Nói châm chọc điều không hay .............
- Nói chen vào chuyện của người trên ............
- Nói rành mạch, cặn kẽ ............
 Liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.
* Bài tập 7. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói phải dùng cách nói.
- VD.
+ Chẳng được miếng thich miếng xôi
 Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
 + Người xinh nói tiếng cũng xinh
 Người giòn cái tính tình tinh cũng giòn
IV. Củng cố. ( 3’ )
-HS: Nhắc lại thế nào là phương châm hội thoại đã học?.
V. Dặn dò ( 2’ )
- Học bài, hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.
- Vận dụng hợp lý các phương châm hội thoại đã học vào giao tiếp.
 ___________________________________________________________
	Tiết 5. luyện tập văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Cũng cố  ... biến thành món hàng thoắt mua về, thoắt bán đi. 
- Mặc dù sống trong xã hội tối tăm họ phải chịu nhiều đau khổ nhưng vẫn giữ đwợc phẩm chất tốt đẹp của mình, bản chất của ngời phụ nữ không bao giờ bị hoen ố mà càng sáng ngời 
2.2 Nét riêng: 
	- Hoàn cảnh sống khác nhau... 
	Thái độ của tác giả: Khi viết về ngời phụ nữ trong văn học trung đại đã có sự tiến bộ vượt bậc. Bày tỏ lòng thương cảm với nỗi đau của họ, lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, 
	*Mở rộng: Trân trọng cảm ơn các tác giả đã lên tiếng tố cáo, bênh vực người phụ nữ... 
4. Củng cố:
Hệ thống nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
 - Chuẩn bị: Số phận con người trong xã hội phong kiến Việt Nam
NS: 22/12
ND: 13/1
Tuần 33
 h ình ảnh con người mới trong văn học
A. Mục tiêu bài học: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Khắc hoạ chân dung con người mới trong xã hội mới được thay đổi số phận, cảm nhận hơi thở của cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
 2. Kỹ năng:
 - Rốn luyện kỹ năng khỏi quỏt, đỏnh giỏ, phõn tớch, bỡnh luận, nờu cảm nghĩ về nhõn vật.
 3. Rốn tư duy lụgớc, ngụn ngữ
 4. Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc
B. Phương tiện thực hiện
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Cách thức tiến hành
 Nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp 
D. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
 9A:
 9B:
2. Kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới
Củng cố nét chung về hình ảnh con người mới qua các tác phẩm văn học đã học
? Hãy nêu những nét chung về về hình ảnh con người mới Việt Nam qua các tác phẩm văn học đã học?
(HS hoạt động nhóm)
- Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tìm hiểu, nghiên cứu qua một số tác phẩm như: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn đánh cá, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Mùa xuân nho nhỏ, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Những ngôi sao xa xôi...
Bài tập 1: Vẻ đẹp của con người lao động trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận.
Bài tập 2: Tìm điểm chung về quan niệm sống được phát biểu trong hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long) và “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)
I. Hình ảnh con người mới trong VH
- Hỡnh ảnh người nụng dõn Việt Nam hiền lành, chất phỏc, yờu lao động, yờu khỏng chiến.
- Hỡnh ảnh người lớnh quả cảm, kiờn cường, anh dũng, lạc quan, đoàn kết và tự tin vào tương lai.
- Hỡnh ảnh người phụ nữ được giải phúng được làm chủ vận mệnh và toả sỏng vẻ đẹp về phẩm chất.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Cần làm rõ: Con người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp
* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên:
 - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
- Con người ra khơi với ước mơ về công việc.
- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển.
- Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi.
Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn.
Bài tập 2:
a. Giới thiệu hai tác phẩm.
b. Chỉ ra được các điểm chung.
+Ước nguyện được cống hiến cho đời.
+ Sự cống hiến hoàn toàn tự nguyện ,âm thầm và lặng lẽ.
+Là cống hiến những gì đẹp đẽ nhất cho đất nước.
+ Khát vọng cống hiến làm cho cuộc đời con người trở nên có ý nghĩa hơn
+ Đây là lý tưởng của một thế hệ thanh niên thời bây giờ.
- Cần đan xen ngắn ngọn những dẫn chứng trong từng tác phẩm để minh hoạ.
- Vấn đề nhân sinh quan được chuyển tải bằng nghệ thuật miêu tả giàu chất hoạ chất thơ (Lặng lẽ Sa Pa), bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết (Mùa xuân nho nhỏ). Vì vậy mà sức lan toả của nó thật lớn.
c. Phân tích các dẫn chứng trong từng tác phẩm để minh hoạ.
 4. Củng cố
 Hệ thống khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
-----------------------------------------------------------------------------------
NS: 2/1
ND: 20/1
Tuần 34 
phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm về Phép phân tích và phép tổng hợp. Tích hợp với VB Bàn về đọc sách và Khởi ngữ.
- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp khi tạo lập VB.
- Giáo dục Hs ý thức vận dụng Phép phân tích và phép tổng hợp vaò thực tiến đời sống.
II. Phường tiện thực hiện
GV: Giáo án, SGK – SGV, TLTK, bảng phụ.
HS: Vở ghi, ĐDHT.
III. Cách thức tiến hành
Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức: 
 9A :
 9B :
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là khởi ngữ ? VD minh hoạ ?
3. Bài mới:
? Thế nào là phép phân tích?
- Bất kì sv,ht nào trong cuộc sống cũng được tạo bởi nhiều bộ phận nhiều yếu tố. Các bộ phận và yếu tố ấy không tồntại một cách tách rời độc lập mà đều có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chia tách sv,ht thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sv,ht đó gọi là phép phân tích. 
- Có rất nhiều sv, ht cần được phân tích: 1 VB, 1 hành vi, 1 s.việc, 1 NV, 1 truyện ngắn, 1 bài thơ, 1 nhận định, 1 khái niệm
Nếu không phân tích chúng ta sẽ không thấy hết được giá trị, ý nghĩa của các sv, ht. do đó cũng không đánh giá đúng được chúng. Vởy phép phân tích có t/d gì?
? Qua phép phân tích chúng ta xác định được những mối quan hệ nào?
? Vậy thì mục đích của phép phân tích là gì?
? Thế nào là phép tổng hợp?
- Phân tích mà không tổng hợp thì sự phân tích đó sẽ mất đi nhiều ý nghĩa. Tổng hợp, khái quát mà không dựa vào phân tích thì sẽ thiếu cơ sở, không vữngc hắc. à Chỉ có thể rút ra những kết luận đúng khi dựa trên sự phân tích sâu sắc, kĩ càng, xem xét sv,ht 1 cách toàn diện, lật đi lật lại vấn đề.
1. Phép phân tích
- Chia tách sv,ht thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sv,ht đó gọi là phép phân tích.
- sv, ht cần được phân tích: 1 VB, 1 hành vi, 1 s.việc, 1 NV, 1 truyện ngắn, 1 bài thơ, 1 nhận định, 1 khái niệm.
T/D của phép phân tích: 
+ thấy được các mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm, giữa bên trong và bên ngoài, giữa hình thức và nội dung của 1 con người, 1 sv, ht.
+ thấy được mối liên hệ giữa các bộ phận trong cơ thể, giữa các chi tiết trong một cỗ máy hoặc mối quan hệ giữa các sv, ht tưởng không bao gìơ gắn bó được với nhau.
- Các mqh qua phân tích: nguyên nhân và kết quả, chỉ ra những phẩm chất, năng lực, tính cách của 1 con người, hay khuynh hướng phát triển của 1 sv
à Mục đích: phân tích là làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong của 1 svht, từ đó thấy được ý nghĩa của chúng
2. Tổng hợp
- Tổng hợp là quá trình ngược lại với phân tích: từ các yếu tố và htg riêng rẽ rút ra những đặc điểm chung của các yếu tố, htg ấy.
- Phân tích bao giỡ cũng gắn với tổng hợp.
4. Củng cố: Hệ thống khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị tiết sau luyện tập về phép PT và TH.
___________________________________________
NS: 2/1 Tuần 35
ND: 27/1
Luyện tập phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu bài dạy
- Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về phép phân tích và tổng hợp
- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp, kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
- Rèn tư duy ngôn ngữ lôgíc
- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc.
II. Phương tiện thực hiện
GV: Giáo án, SGK - SGV, TLTK, bảng phụ
HS: SGK, vở ghi, kiến thức liên quan
III. Cách thức tiến hành
Đàm thoại, phân tích, thảo luận, quy nạp, 
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức: 
 9A:
 9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm của phép phân tích - tổng hợp ?
3. Bài mới:
HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- GV dẫn dắt vào vấn đề;
- GV nêu vấn đề yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận.
? Thế nào là học qua loa đối phó?
* Nhóm 1: Học qua loa.
* Nhóm 2: Học đối phó.
Bản chất của lối học đối phó?
* Nhóm 1:
Tác hại của lối học đối phó?
* Nhóm 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập 3:
? Tại sao phải đọc sách?
- HS dựa vào văn bản bàn về đọc sách để làm dẫn ý phân tích.
- HS thảo luận- HS lên trình bày.
- GV hướng dẫn các em hoàn thiện các ý theo trình tự.
=> GV nhấn mạnh: Đọc sách là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
I. Thực hành phân tích 1 vấn đề
1. Học qua loa đối phó
a. Biểu hiện của học qua loa:
- Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết 1 tý nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống, sâu sắc.
- Học cốt chỉ để khoe mẽ là đã có bằng nọ bằng kia nhưng thực ra đầu óc trống rỗng; chỉ quen học lỏm, học mót, nói dựa, ăn theo người khác; không dám bày tỏ chứng kiến của mình về các vấn đề có liện quan đến học thuật.
b. Biểu hiện của học đối phó:
- Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không dày la, chỉ lo giải quyết việc trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm kém.
- Học đối phó thì kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt. Nếu cứ lặp đi lặp lại kiểu học này thì người đọc ngày càng trở nên dốt nát, trí trá, hư hỏng: vờa lừa dối người khác vàư tự huyên hoặc mình: đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng “ Tiến sĩ giấy” đang bị xã hội lên án gay gắt.
2. Bản chất của lối học đối phó và tác hại
- Bản chất: 
+ có hình thức học tập: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, cũng có bằng cấp 
+ Không có thực chất: đầu óc rỗng tuếch đến nỗi “ ăn không nên đọi nói không nên lời” hỏi việc gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng 
- Tác hại: 
+ Đối với xã hội: những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế, đạo đức, lối sống, tư tưởng 
+ Đối với bản thân: những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp.
II. Thực hành phân tích một VB
- Sách là kho tri thức tích luỹ từ hàng nghìn năm của nhân loại; vì vậy bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, nó được coi 
là cái “ mặt bằng” xuất phát cua rmọi người có nhu cầu học tập, hiểu biết; do đó, nếu không đọc sách sẽ bị lạc hậu, không thể tiến bộ được.
- Càng đọc sách chúng ta mới càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của chúng ta thì chỉ là vài 3 giọt nước vô cùng nhỏ bé; từ đó chúng ta mới có thái độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập.
4. Củng cố:
 Hệ thống khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học thuộc nội dung bài học. Hoàn thiện bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_giao_vien_cao_tuyet_dung_truong_th.doc