Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Nguyễn Đình Trường - Trường THCS Hải Nhân

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Nguyễn Đình Trường - Trường THCS Hải Nhân

CHỦ ĐỀ 1

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG

CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

 TIẾT1: ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

A. Mục tiêu: - Giúp h/s :

 +Hệ thống lại các loại biện pháp tu từ đã học.

 +Rèn luyện kĩ năng nhận biết & sử dụng biện pháp tu từ trong một số đoạn văn, thơ cụ thể.

B. Chuẩn bị : HS chuẩn bị bàivề các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6,7,8

C. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động.

1. Ổn định tổ chức.

 2. Bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS?

3. Bài mới

 

doc 73 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Giáo viên: Nguyễn Đình Trường - Trường THCS Hải Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày 16/8/2010
CHủ đề 1
Vai trò và tác dụng 
của các biện pháp tu từ tiếng việt
	 Tiết1:	Ôn tập về các biện pháp tu từ
A. Mục tiêu: - Giúp h/s :
	 +Hệ thống lại các loại biện pháp tu từ đã học.
	 +Rèn luyện kĩ năng nhận biết & sử dụng biện pháp tu từ trong một số đoạn văn, thơ cụ thể.
B. Chuẩn bị : HS chuẩn bị bàivề các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6,7,8
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS?
3. Bài mới
? Em đã được học những biện pháp tu từ nào ?
? Thế nào là BPTT so sánh?
? Có những loại so sánh nào?
? Lấy VD? 
- Cho 2,3 HS lấy.
? Thế nào là BPTT ẩn dụ?
? Có những loại ẩn dụ nào?
? Lấy VD? 
- Cho 2,3 HS lấy.
- GV bổ sung thêm VD.
? Thế nào là BPTT hoán dụ?
- HS trả lời- GV chốt
? Lấy VD? 
? Thế nào là BPTT nhân hoá?
? Lấy VD? 
? Thế nào là BPTT nói quá?
? Lấy VD? 
? Thế nào là BPTT nói giảm nói tránh?
? Lấy VD? 
? Thế nào là BPTT điệp ngữ?
? Lấy VD? 
- GV bình một vài VD để HS thấy được tác dụng của điệp ngữ
? Chơi chữ là như thế nào?
? Lấy VD? 
I. Các biện pháp tu từ
1. So sánh:
- Là đối chiếu sự vật, sự việc này với SV- SV khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- VD:+ SS giống nhau:
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
+ SS bằng nhau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con................................
+ SS hơn kém:
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc,tuyết nhường màu da
2. ẩn dụ:
- Là gọi tên SV- HT này bằng tên SV- HT khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- VD: ẩn dụ tương trưng.
+ Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- VD: ẩn dụ lâm thời:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
3. Hoán dụ:
- là gọi tên SV- HT- Khái niệm này bằng tên SV- HT- khái niệm lhác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- VD:
áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
4. Nhân hoá:
- Là hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới con vật, cây cối, đồ vật...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- VD: Buồn trông con nhên chăng tơ.
Nhện ơi, nhện hỡi, nhên chờ mối ai.
5. Nói quá:
- Là BPTT phóng đại quy mô, tính chất của sự vật- HT được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- VD: ăn bảy nong cơm, ba nong cà
uống một hớp nước cạn đà khúc sông
6. Nói giảm nói tránh.
- Là BPTT dùng cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề hoặc tránh thô tục, htiếu lịch sự.
VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
7. Điệp ngữ.
- Là cách lặp đi, lặp lại một từ, một ngữ để nhấn mạnh ý hoặc gây cảm xúc mạnh. Điệp ngữ còn âm hưởng của đoạn thơ.
- VD: Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
+ Đoạn cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
8. Chơi chữ.
- Là cách nói, cách viết sử dụng cách viết về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn, thú vị.
- VD: bài thơ “Khóc Tổng Cóc ”- Hồ Xuân Hương.
Hoạt động 1I: Củng cố – Dặn dò.
	- HS ôn lại các BPTT đã học.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 21/08/2010
Tiết02: 
Bài tập về các biện pháp tu từ
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- HS luyện tập và phát hiện, phân tích tác dụng các biện pháp tu từ trong các tác phẩm VH
B. Chuẩn bị : Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? KT một số khái niệm BPTT đã học ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập.
BT1. ( GV ) cho học sinh quan sát bảng phụ có ghi sẵn bài tập sau đây.
 Hs làm việc độc lập – trả lời
 Biện pháp tu từ nào đợc sử dụng trong từng câu, đoạn thơ sau? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó
 a, Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 -> Hoán dụ : Khẳng định sức lao động , đề cao giá trị của ngời lao động
 b, Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
 -> So sánh: Con diều biếc so sánh vơí quê hương tạo nên một hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo , diễn tả tình yêu quê hương gắn bó kỷ niệm tuổi thơ.
 c, 	 Đất nước bốn nghìn năm
 	Vất vả và gian lao
 	Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
 -> Nhân hoá: Đất nước như mẹ hiền tần tảo “ vất vả và gian lao”
-> So sánh Đất nước như vì sao
 Tạo nên một đất nước tráng lệ, trường tồn. Chữ “ Cứ” làm cho ý thơ được khẳng định đất nước đang hướng về tương lai, với sức mạnh kì diệu với niềm tin sắt đá.
BT2. Tìm những câu, đoạn thơ văn đã học trong những bài văn lớp 8 có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ 
 ( Thảo luận nhóm - Đại diên trình bày)
 - Ví dụ: 
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
( Ông Đồ – Vũ đình Liên)
 -> Nhân hoá
- Bài “Quê Hơng” của Tế Hanh
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 -> So sánh
Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 -> So sánh, ẩn dụ
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 ->Nhân hoá .
Hoạt động3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Xem lại toàn bài.
	- Chuẩn bị chủ đề các bài tập tiếp theo
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 27/09 /2010
 Tiết 03 Bài tập về các biện pháp tu từ 
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- HS luyện tập và phát hiện, phân tích tác dụng các biện pháp tu từ trong các tác phẩm VH
B. Chuẩn bị : Các BT mẫu.
C. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? KT sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2:	 Hướng dẫn HS làm các bài tập.
BT1:
Chỉ ra và phân tích giá trị của các BPTT được sử dụng trong các đoạn trích sau:
a, 	Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
- Đảo ngữ: Rơi cía lá đa
- ẩn dụ : Mỏng.
- SS: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
b, 	Xanh um cổ thụ tròn xue lá
Trắng xoá tràng giang phảng lặng tờ.
(Hồ Xuân Hương)
- Đổi trật tự cú pháp.
c, 	Bao giờ chạch đẻ ngon đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
- BPTT: Nói quá. Tác giả dân gian đã đưa ra những hiện tương không bao giờ có làm điều kiện cho cuộc hôn nhân. Chạch không bao giờ lên ngon đa đẻ và sáo cũng không bao giờ đẻ dưới nước. Như vậy cũng sẽ không bao giờ có chuyện ta lấy mình.
d, 	Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- SS: mồ hôi thánh thót như mưa
- Nói quá.
- TD: Bài ca dao nhằm nói lên sự vất vả của người nông dân, họ đã rất khó khăn làm nên hạt gạo nuôi sống con người. Vì vậy hãy biết ơn họ khi bưng bát cơm đầy.
BT2: Cho đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng 
Luỹ thành từ đó mà nê hỡi người!
Đoạn thơ miêu tả những khóm tre trong gió bão mà gợi nghĩ đến tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với nhau. Theo em, những BPTT nào trong đoạn thơ đã làm nên ý nghĩa đó. Hãy viết một đoạn văn để làm rõ điều đó?
- Gợi ý: Trong khổ thơ, tre đã được nhân hoá, tre có những cử chỉ, tình cảm của con người. Dùng hình ảnh thân bọc lấy thân, Tay ôm, tay níu... vừa miêu tả rất sinh động cảnh cành tre, cây tre quấn quýt trong gió bão, vừa gợi hình ảnh con người che chở,. quấn quýt nhau.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Làm lại các bài tập trong sách GK.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 04/ 9 /2010
Tiết 04 Luyện Tập phân tích các bptt
A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Qua các bài tập hs luyện tập và phân tích các biện pháp tu từ
B. Chuẩn bi: 	Ôn tập
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? KT sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài tập 1: 
a,Chỉ ra hiện tượng đổi trật tự cú pháp trong đoạn thơ sau:
Nhà ai mới nhỉ, tường vôi mới
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước vôi trong.
(Tố Hữu)
b,Phân tích ngắn gọn giá trị biểu đạt của BP đổi trật tự cú pháp này.
- Gợi ý:
+ Đổi trật tự cú pháp: Thơm phức mùi tôm, nặng mấy nong, ngồn ngộn sân phơi.
+ Do đổi trật tự cú pháp nên thể hiện nổi bật sự trù phú, đủ đầy, hạnh phúc, ấm no của một vùng quê biển hiện lên thậtđẹp.
Bài tập 2: Chỉ ra và phân tích BPTT được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt mộ màu
Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai.
- Gợi ý: + Chỉ ra được BPTT điệp ngữ.
	 + Giá trị: Nhấn mạnh, gây ấn tượng- gợi cảm xúc về sự trùng điệp, kéo dài, mênh mông.
Bài tập 3: Hãy phân tích giá trị của BPTT được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Cơm hai bữa dọn bên hè
Mâm gỗ, môi dừu, đũa mộc tre
Gạo đỏ, cà thâm, vừng muối mặn
Chè xanh hãm đặc nưới vàng hue.
(Bữa cơm quê- Đoàn Văn Cừ)
- Gợi ý: BPTT: Liệt kê
_ Thể hiện được nếp sống bình dị, mộc mạc từ ngàn đời nay của người dân quê Việt Nam. Điều đó cho thấy hoàn cảnh sống đạm bạc, ấm cúng của người lao động vất vả cùng sự chắt chiu chịu thương, chịu khó của họ để cảm thông, trân trọng...
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Làm lại các bài tập trong phần luyện tập SGK.
D. Rút kinh nghiệm...................................................................................................
Ngày 10/09 /2010
Tiết 05 Luyện Tập phân tích các bptt
(Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
	- Hệ thống các biện pháp tu từ đẫ học .
- Qua các bài tập hs luyện tập và phân tích các biện pháp tu từ từ vựng.
B. Chuẩn bi: 	Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? KT sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài tập 1: 	Cho bài ca dao sau:
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vương hồng có lối nhưng chưa ai vào.
a.Bài ca dao trên sử dụng BPTT nào?
b. Phân tích ý nghĩa của BPTT được sử dụng trong bài ca dao trên?
Gợi ý: 	a. BPTT: ẩn dụ.
	b. ý nghĩa.
- Mận- Đào: Là ẩn dụ nói về chuyện đôi ta (Chàng trai- cô gái).
- Vườn hông có lối: Là chuyện tìn ... 
b, Ôi những quyển sách mới ý nghĩa làm sao!(CT).
c, Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: Làm gì cho dân, người dân lầm than cực khổ.(PC)
d, Kìa, tiền nong gì, thưa ông.(G-Đ).
Bài 2: Đặt câu theo yêu cầu sau:
a, Có chứa thành phần tình thái độ tin cậy và tình thái ý kiến.
b, Có chứa thành phần phụ chú, theo các dạng.
c, Có chứa thành phần cảm thán.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
- Làm phần còn lại của bài tập.
	- Chuẩn bị ôn tập..
D. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy 
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 
Ngày 06/03/2011
Tiết 25: 	Bài tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp h/s :
	1. Kiến thức:
	- Củng cố các kiến thức đã học về các thành phần câu tiếng Việt.
	- Biết cách sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
	- Biết đặt ví dụ và nhận diện giá trị của nó trong văn cảnh cụ thể.
	2. Kỹ năng: 
	- Rèn kĩ năng làm bài tập và vận dụng các thành phần câu trong quá trình học văn.
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị : 
	- GV: Các dạng bài cơ bản
	- HS: Ôn lại các kiến thức về cac thnhà phần biệt lập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1:	 Khởi động.
- ổn định tổ chức.
- Bài cũ: ? GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS?.
Bài tập 1 : Tìm khởi ngữ, TPTT, TPCT, TPPC, TPGĐ trong các câu sau:
a, Bao giờ cũng vậy, đeo kính lên rồi thì thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.
	KN
b, Mây đã kéo đen kịt cả góc trời, có thể trời sẽ mưa to.
 TT
c, ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ.(CT).
d, Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!(G-Đ).
e, Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang tăng nhanh.(PC).
Bài 2: BT4 Sgk Trang 19.
Bài 3: Bài tập 5 trang 33 Sgk.
Bài 4: Viết một đoan đối thoại trong đó có: 
- Lời hô - đáp dùng để gọi.
- Lời hô - đáp dùng để biểu thị cảm xúc.
- Lời hô - đáp là câu đặc biệt.
Bài 5: Đặt câu có chứa các thành phần biệt lập.
(1). Đặt câu có thành phần tình thánh thể hiện các tình thái sau đây: kính trọng, thân thương, biểu thị thái độ chủ quan
VD: Thái độc chủ quan: Theo tôi, anh nên làm thế thì hơn
(2). Đặt câu có thành phần tình thái được biểu thị bằng một trong các phương tiện sau đây: dường như, có vẻ như, chắc là, chắc hẳn, theo tôi, à, nhé, đấy.
Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò.
- Làm phần còn lại của bài tập.
	- Chuẩn bị để kiểm tra chủ đề 4.
D. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy 
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 
Tiết 19: vai trò của lập luận trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận.
- Lập luận và vai trò của lập luận trong văn nghị luận. 
B. Chuẩn bi: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? KT sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2:Hướng dẫn ôn tập.
- GV cho HS đọc bài”Vai trò của lập luận trong văn nghị luận”.
- Hướng dẫn cho HS nắm lại các khái niệm của văn Nghị luận, đặc điểm của văn Nhị luậnvà lập luận của nó.
? Văn nghị luận là gì?
? Trong cuộc sống hàng ngày, văn nghị luận được thể hiện như thế nào?
? Đặc điểm của văn nghị luận là gì?
? Luận điểm là gì?
? Luận cứ là gì?
? Lập luận là gì?
? Vai trò của lập luận trong văn nghị luận?
- GV chốt tiết học và cho HS khái quát.
I. Văn nghị luận là gì?
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
- Trong cuộc sống văn nghị luận được thể hiện qua các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, các ýa kiến trên báo chí...
II. Đặc điểm của văn nghị luận.
1. Luận điểm.
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, câu phủ định và được thể hiện sáng tỏ, nhất quán.
2. Luận cứ:
Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn tiêu biểu thì mới làm cho luận điểm có tính thuyết phục.
3. Lập luận.
Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm(Cách sắp xếp luận điểm).
- Lập luận phải chặt chẽ,hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục
III.Vai trò của lập luận.
- Là đặc trưng quan trọng trong văn nghị luận, thể hiện năng lực suy lý, năng lực thuyết phục của người viết.
- Là yếu tố quan trọng tạo nên sự lôgic, độ chính xác, độ sắc bén.
- Yêu cầu: + Lập luận phải chặt chẽ, kín cạnh.
 + Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc.
 + Đòi hỏi tư duy lôgíc.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Xem lại toàn bài.
	- Chuẩn bị tiết tiếp theo..
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 12/1 /2010
Tiết 20: thực hành tìm hiểu nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức đã học vào giải một số bài tập.
- Củng cố để HS hiểu thêm vai trò của lập luận trong văn nghị luận qua hệ thống bài tập.
B. Chuẩn bi: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? Văn nghị luận là gì ? Đặc điểm của văn nghị luận?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho HS lần lượt giải các bài tập SGK(T63-T71)
Bài tập1:
- GV cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK
- GV gợi ý yêu cầu cho HS suy nghĩ
- Gọi HS trả lời- GV chốt.
* Đoạn 1: Miêu tả bến Trà Cổ, vẻ đẹp của bến nước, dòng sông, đêm trăng nơi miền quê sông nước.
* Đoạn 2: Văn nghị luận: Thuyết phục vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống.
Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc đoạn văn.
- CH HS thảo luận theo bàn, sau đó gọi đại diện trình bày.
* Đoạn văn lập luận: “Con thấy... nói thêm”.
 Là đoạn văn chứng minh: dùng những chứng cứ rõ ràng rồi đi đến kết luận.
* Câu mang luận điểm: “Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi”.
* Điều bất ngờ là câu nói của đứa bé hợp với suy nghĩ của nó, với tư duy của nó nhưng trái với tư duy của người cha.
Bài tập 3:
- GV dùng bảng phụ có 3 câu trong sách giáo khoa.
- Gọi HS đọc.
- GV định hướng yêu cầu.
- Cho HS thảo luận- Gọi HS trả lời.
- GV chốt.
* Sắp xếp lại: câu 3-1-2.
 Đoạn văn được trình bày theo lối quy nạp. Câu mang luận điểm nằm ở cuối đoạn.
Bài tập 4: 
- GV cho HS suy nghĩ trả lời, sau đó chốt.
 Đoạn 2: Điền từ “nhưng, khi” phù hợp:
“ Kiều không biết mấy lần nhìn trăng......... cảnh trăng mỗi lần một khác...............:
rạo rực yêu đương,................. gần gũi âu yếm, ........................ bát ngát bao la, .......
ám ảnh như một lời trách móc,................ cô đơn, ......................... tàn tạ,.................
mong manh. Có thể nói thiên nhiên trong truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ...................... không mấy khi không có mặt và luôn thấm đượm tình người”.
( Hoài Thanh)
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Xem lại toàn bài.
	- Chuẩn bị các bài tập tiếp theo.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 20/1 /2010
Tiết 21: thực hành tìm hiểu nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận 
 (Tiếp)
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Qua các bài tập nắm được cách lập luận trong văn nghị luận.
- Cách làm sáng tỏ luận điểm qua các luận cứ.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn.
B. Chuẩn bi: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho HS lần lượt giải các bài tập SGK(T 72+73+74).
Bài tập 5.
- GV cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK T 72+73.
- Gợi ý yêu cầu và cho HS trả lời.
- GV chốt.
* Giống nhau: Đều làm rõ luận điểm “Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp”.
* Khác nhau: 	+ Đoạn 1: Giải thích sự giau đẹp của Tiếng Việt trong sự cmr nhận của người nước ngoài.
	+ Đoạn 2: Những nét đẹp của Tiếng Việt trong lời ăn, trong tiếng nói, trong tâm hồn của người Việt Nam.
Bài tập 6.(BT 1 phần luyện tập).
- GV định hướng chách làm cho HS (Thời gian: 8 phút).
- Gọi HS đọc – Nhận xét.
- GV chốt.
+ Tình yêu thương đã khiến cho Xiu hết lòng chăm sóc Giôn- xi như người thân.
+ Cũng với tấm lòng cao cả đó, Cụ Bơ- men đã đánh đỏi \cadr mạng sống của mình để vẽ chiếc lá cuối cùng. 
+ Đó chẳng phải là biểu hiện cao đẹp của tình yêu thương con người đó sao?
+ Đó chính là vấn đề mà Ô- Hen- Ri muốn nói với chúng ta.
Bài tập 7.(BT 2 phần luyện tập T73).
* Cho ý: “Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta”. Em hãy viết thành một đoạn văn chứng minh.
- GV ch HS viết trong thời gian 7 phút.
- Gọi HS đọc và nhận xét.
- GV chốt bằng đoạn văn mẫu: “Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta. Sách cần thiết như cơm ăn, nước uống..... Sách dạy ta những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về con người...... Sách có mặt khi ta buồn, lúc ta vui. ở đâu ta cũng cần sách, quý mến sách.”
Bài tập 8.(BT 4 phần luyện tập T74).
- GV cho HS đọc bài và cho các em thảo luận theo bàn.
- Gọi đại diện trình bày- HS khác nhận xét.
GV chốt. * Gợi ý:
	+ Mỗi ý kiến đều đúng ở một bình diện.
	+ ý kiến bản thân: Nhìn nhận tổng thể nhân vật Đôn- ki- hô- tê thì có điểm đáng phải trân trọng nhưng cũng có điểm đáng chê trách.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Làm bài tập : Đề 1 T74.
	- Chuẩn bị các bài tập tiếp theo.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_giao_vien_nguyen_dinh_truong_truon.doc