Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Học kì II - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 28 đến tuần 30

Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Học kì II - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 28 đến tuần 30

 A. MỤC TIÊU.

 Giúp học sinh:

 - Củng cố kĩ năng phân tích đoạn trích, tác phẩm thơ ca hiện đại

 B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 1. Tổ chức: sĩ số 9C., 9D.

 2. Kiểm tra: Bài tập về nhà của học sinh

 3. Bài mới(35)

Bài tập 4: Em hãy viết một đoạn văn phân tích nội dung bài “ánh trăng” – Nguyễn Duy.

- Học sinh viết bài – Trình bày

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn (Chú ý kĩ năng phân tích)

Gợi ý: Nội dung: Thông qua vẻ đẹp cua ánh trăng thiên nhiên gần gũi, thân thiết lời nhắc nhở mọi người không nên quên quá khứ, trân trọng vẻ đẹp, sống ân tình thuỷ chung

Hình thức: Viết thành đoạn văn phân tích, diễn đạt lưu loát, rõ ràng

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Học kì II - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 28 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 28: Tiết 28 Luyện tập:
Dạy 24/3/2009	 thơ ca việt nam sau cách mạng tháng 8(tiếp)
	a. mục tiêu.
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng phân tích đoạn trích, tác phẩm thơ ca hiện đại
	b. nội dung và phương pháp thực hiện:
	1. Tổ chức: sĩ số 9C..................................., 9D...................................
	2. Kiểm tra: Bài tập về nhà của học sinh
	3. Bài mới(35’)
Bài tập 4: 	Em hãy viết một đoạn văn phân tích nội dung bài “ánh trăng” – Nguyễn Duy.
- Học sinh viết bài – Trình bày
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn (Chú ý kĩ năng phân tích)
Gợi ý: Nội dung: Thông qua vẻ đẹp cua ánh trăng thiên nhiên gần gũi, thân thiết ị lời nhắc nhở mọi người không nên quên quá khứ, trân trọng vẻ đẹp, sống ân tình thuỷ chung
Hình thức: Viết thành đoạn văn phân tích, diễn đạt lưu loát, rõ ràng
Bài tập 5: 
Kể về cuộc gặp gỡ giữa em với các chú bộ đội lái xe Trường Sơn (Dàn bài)
- Học sinh thảo luận, làm bài tập theo nhóm ị Trình bày
- Giáo viên nhận xét, hoàn chỉnh
 * Yêu cầu:
a. Nội dung: Kể được cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa em học sinh với các chú bộ đội lái xe Trường Sơn nhân dịp ngày 22/12 (27/7). Các chú bộ đội đã kể về cuộc đời lính xe đầy gian khổ, nguy hiểm nhưng đầy anh dũng lạc quan, yêu đời (dựa vào bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
- Nhân vật, sự việc đầy đủ, sắp xếp hợp lý
b. Hình thức:
- Viét thành một bài văn ngắn, bố cục rõ ràng
- Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận hoặc miêu tả, biểu cảm
- Diễn đạt rõ ràng, thoát ý
c. Yêu cầu cụ thể; (Dàn ý)
Mở bài: 
- Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ 
- Giới thiệu nhân vật, sự việc
Thân bài: Không khí cuộc gặp gỡ (vui mừng, tự hảoị miêu tả)
- Chú bộ đội kể lại cuộc đời kháng chiến gian khổ
- Sự thán phục của người nghe, tâm trạng của em (miêu tả nội tâm – biểu cảm)
Kết bài:
- Kết thúc cuộc gặp gỡ
- Suy ngẫm về hình hình chú bộ đội (nghị luận)
4. Củng cố:
Giáo viên hệ thống lại toàn bài Duyệt bài tuần 28(23-03-2009)
5. Hướng dẫn:
- Viết bài hoàn chỉnh bài tập 2 Thay mặt BGH:
- Tập phân tích những bài thơ khác.
- Chuẩn bị: Luyện tập tiếp
Tuần 29: Chủ đề 5 (tiếp)
Tiết 29	Luyện tập
thơ ca việt nam sau cách mạng tháng 8
Dạy ngày........................
	a. mục tiêu.
	Giúp học sinh:
	- Tiếp tục luyện tập về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ ca sau cách mạng tháng 8.
	- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thu tác phẩm thơ
	b. nội dung và phương pháp thực hiện:
	1. Tổ chức: sĩ số 9C...........................9D.........................................
	2. Kiểm tra: Bài tập về nhà của học sinh
	3. Bài mới
Bài tập 6: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
- Học sinh làm bài tập theo nhóm	- Trình bày, bổ sung
- Giáo viên thống nhất ý kiến ị Xây dựng dàn bài chi tiết
- Học sinh dựa vào dàn bài chi tiết để viết từng phần
+ Nhóm 1,2 : Mở bài + ý 1 thân bài
+ Nhóm 3,4: ý 2+ ý 3 thân bài
+ Nhóm 5,6 : ý 3 + kết bài
- Học sinh đại diện trình bày – nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Gợi ý:
* Tìm hiểu đề
+ Kiểu bài: Nghị luận bài thơ
+ Nội dung; Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn
+ Hình thức; Phân tích
* Dàn ý chi tiết:
a.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Chính Hữu là thơ quân đội, đề tài: người lính
- Giới thiệu tác phẩm: bài thơ được viết năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc thu Đông . Trích trong tập “đầu súng trăng treo”
- Khái quát vài nét về nội dung và nghệ thuật: Thể thơ tự do, ngôn ngữ mộc mạc, giản dụ bài thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn
b. Thân bài:
- Khái quát toàn bài: Bài thơ có kết cầus 3 phần với khổ thơ có cấu tạo đặc biệt, hình ảnh thơ độc đáo thể hiện sâu sắc về hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp.
- Phân tích cụ thể: 
+ Khổ thơ đầu; Cơ sở hình thành của tình đồng chí: Ngôn ngữ giản dị, chân thành ị Tình đồng chí được hình thành từ cùng chung gốc nông dân, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ, chung tình cảm gắn bó tri kỉ ị tình cảm mới lạ kết tinh mọi tình cảm ị tình đồng chí
+ Khổ tiếp theo: Biểu hiện của tình đồng chí: Họ hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của nhau, cùng chung gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời người lính, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
+ Khổ thơ cuối: Biểu tượng hình ảnh người lính
- Trong đem giá rét họ cùng đứng bên nhau, phục kích giặc
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo’ xuất phát từ hình ảnh thực của những đêm phục kích ị biểu tượng cho hình ảnh người lính: hoà quyện giữa chất thép và chất chữ tình: nhà thơ - người chiến sĩ thơ mộng và hiện thực.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm, tài năng của tác giả.
4. Củng cố và huớng dẫn:
- Hoàn thành bài tập 6 Duyệt bài tuần 29(........................)
- Tập phân tích bài thơ ánh trăng – Nguyễn Duy Thay mặt BGH:
- Chuẩn bị: Tổng kết chủ đề.

Tuần 30: Tổng kết chủ đề – Viết bài thu hoạch
Dạy....4-2008
Mục tiêt cần đạt:
- Giúp học sinh tổng kết các nội dung đã học ở chủ đề 5
- Làm bài tập thu hoạch chủ đề 5
B. Nội dung – Phương pháp
1. Tổ chức: sĩ số 9C....................., 9D............................
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới
? Chủ đề 5 đề cập đến vấn đề gì
? Thơ ca VN sau CM T8 ra đời trong hoàn cảnh lịch sử XH như thế nào
? Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của rhơ ca VN sau CMT8
? Nêu cách cảm nhận chung về một đoạn thơ, bài thơ
Tổng kết chủ đề 5
Thơ ca cách mạng VN sau cách mạng tháng 8-1945
Sự ra đời và phát triển của thơ ca VN sau cách mạng tháng 8- 1945
Giá trị nội dung- nghệ thuật của thơ ca VN sau CMT8/1945
Thực hành phân tích cảm thụ thơ ca VN sau CM T 8/ 1945
Viết bài thu hoạch(30’)
 Câu 1: Đoạn văn
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
 a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
 b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
 Câu 2: Cho khổ thơ:
 Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong khổ thơ trên.
Dáp án – Biểu điểm
 Câu 1(3đ):
 a. Phân tích để thấy:(2đ)
 - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
 - Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
 - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
 b. Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:(1đ)
Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm).
 Câu 2. (7đ)
Yêu cầu:
 Đoạn văn có thể gồm các ý:
 - Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng của nhà thơ
 - Diễn tả đám mây mùa hạ còn xót lại trên bầu trời mùa thu trong xanh, mỏng, kéo dài nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không lỡ rời xa, cảnh có hồn.
 - Đó là hình ảnh gợi rõ cảm giác giao màu, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn
hình ảnh liên tưởng thi vị, đám mây mỏng mảnh bồng bềnh, tha thướt một nửa còn vương vấn sắc hạ, một nửa đã bước vào cửa ngõ mùa thu. Trí tưởng tượn phong phú đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một ;hình ảnh đẹp, mới lạ. thu một khái niệm thời gian vô hình nay trở nên hữu hình có thể nhiùn ngắm và say mê.
4. Củng cố : Thu bài thu hoạch
 Khắc sâu kiến thức về chủ đề
5. Hướng dẫn về nhà: 
Ôn lại chủ đề 
Chuẩn bị chủ đề 6: Văn nghị luận
 Duyệt bài tuần 30(............4- 2009)
 Thay mặt BGH:
Chủ đề 6: Văn nghị luận
 ôn tập các văn bản nghị luận lớp 9
Dạy ngày.........................
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản nghị luận đã học ở 
lớp 9
HS học tập được nghệ thuật nghị luận, cách triển khai các luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
Rèn luyện phép phân tích, tổng hợp.
Nội dung và phương pháp thực hiện
Tổ chức: sĩ số 9C..............................................., 9D............................................
Kiểm tra: Kiểm tra bài tập đánh giá chủ đề 5(5’)
Bài mới:(35’)
? Em hiểu thế nào là văn bản Nghị luận
? Yêu cầu luận điểm, luận cứ trong văn bản NL
? Phép lập luận thường sử dụng trong văn bản NL
? Các cách triển khai các luận điểm trong văn bản NL
I. Văn bản nghị luận
- Văn bản nghị luận là văn bản trình bày về vấn đề nào đó bằng hệ thống luận điểm, luận cứ cụ thể xác thực
- Luận điểm phải rõ ràng, dễ hiểu
- Luận cứ phải chính xác, được phân tích cụ thể
Phép lập luận: Phân tích, tổng hợp, chứng minh, giải thích
Cách triển khai các luận điểm theo các: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
Hệ thống các văn bản nghị luận học ở lớp 9
GV đưa bảng phụ hệ thống
HS điền, hoàn chỉnh, GV sửa, bổ sung
STT
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung và nghệ thuật
1
2
3
4
Bàn về đọc sách
Tiếng nói của văn nghệ
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Chó sói và Cừu trong thơ nghụ ngôn của La phông Ten
Chu Quang Tiềm
Nguyễn Đình Thi
Vũ khoan
H. Ten
Tầm quan trọng của sách- phương pháp đọc sách có hiệu quả cao
Nhận xét xác đáng, luận cứ được phân tích cụ thể, gịng chuyện trò thân ái, tâm tình, chia sẻ kinh nghiệm.
Bố cục chặt chẽ cách viết giầu hình ảnh
Sức mạnh và khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người
Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên
Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng thơ văn , dẫn chứng thực tế để thuyết phục, tăng sức hấp dẫn
Thấy được điểm mạnh , điểm yếu của con người VN và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính, thói quen bước vào thế kỉ mới
Bố cục rõ ràng hợp lí
Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn
cách nghị luận sinh động qua hình tượng hai con vật: Chó Sói và Cừu
Luyện tập: Phân tích một đoạn văn cụ thể để thấy được cách lập luận chặt chẽ của tác giả Chu Quang Tiềm- HS chọn một trong ba đoạn để phân tích
HS trình bày, GV sửa chữa uốn ắn
Củng cố: GC hệ thống nội dung bài
Hướng dẫn về nhà: Ôn tập lại bài
 Chuẩn bị giờ sau luyện tập
 Duyệt bài tuần 31(13-04-2009)
 Thay mặt BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon Van 9 Tuan 28 den het.doc