Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 35

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 35

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ

TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

I/ Mục tiêu bài học

 - HS ôn lại KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.

 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.

II/ Tổ chức các hoạt động dạy- học

1 *Ổn định tổ chức:

2*Kiểm tra bài cũ:

3 *Dạy- học bài mới

I/ Ôn tập các phép tu từ

A. Các phương thức chuyển nghĩa

1. So sánh tu từ

* KN: So sánh là cách đối chiếu SV này với SV khác có nét tương đồng nhằm tạo ra giá trị biểu cảm

VD: Quê hương là chùm khế ngọt

 Cho con trèo hái mỗi ngày

 

docx 51 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 - 2	
Tiết : 1 - 2	
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ
TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
I/ Mục tiêu bài học
 - HS ôn lại KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.
 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.
II/ Tổ chức các hoạt động dạy- học
1 *Ổn định tổ chức: 
2*Kiểm tra bài cũ: 
3 *Dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cơ bản
bs
H: Kể tên các PT chuyển nghĩa?
H: Nhắc lại KN so sánh TT?
Cho VD
- GV cho HS phân biệt SSTT và SSTV bằng cách cho PT 2 VD cụ thể.
H: Cấu tạo của 1 phép SS gồm những yếu tố nào?
H: So sánh có t/d gì?
H: AD là gì? Cho VD
- Cho hs phân biệt ADTV và ADTT.
- Cho hs phân biệt SSTT và ADTT
H: Hãy kể tên các loại AD? Cho VD?
H: HD là gì? Cho VD
- Cho hs phân biệt HDTV và HDTT
- Cho hs phân biệt HDTT và ADTT
H: Có những mối qh thường gặp nào trong HD? Cho VD?
H: Nhân hoá là gì? Cho VD?
H: Có những cách nào thực hiện phép nhân hoá?
H: Hãy kể tên các phương thức tăng nghĩa?
H: ĐN là gì? Cho VD?
H: Có những loại ĐN nào?
Cho VD?
H: Nói quá là gì? Cho VD?
H: Nói giảm, nói tránh là gì? Cho VD?
H: Tương phản là gì? Cho VD?
H: Chơi chữ là gì? Cho VD?
I/ Ôn tập các phép tu từ 
A. Các phương thức chuyển nghĩa
1. So sánh tu từ
* KN: So sánh là cách đối chiếu SV này với SV khác có nét tương đồng nhằm tạo ra giá trị biểu cảm
VD: Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con trèo hái mỗi ngày
* Phân biệt SSTT và SSTV
SSTV
SSTT
VD: Nam cao hơn Bình.
 Nhằm định giá chính xác SV
VD: Cô giáo như mẹ hiền
 Nhằm tạo ra giá trị biểu cảm
*Cấu tạo: Gồm 4 yếu tố
Vế A
pdss
Từ ss
Vế B
Cổ tay em
trắng
như
ngà
*T/d: làm nổi bật SV được MT, tạo ra những YN mới cho nó.
2. Ẩn dụ tu từ
*KN: AD là cách gọi tên SV này bằng tên SV khác có nét tương đồng
VD: Thà rằng liều một thân con
 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
 (Nguyễn Du)
* Phân biệt ADTT với ADTV
ADTV
ADTT
VD: tay bầu, đầu tầu, cánh đồng
 Sự chuyển nghĩa mang tính cố định
VD: Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 Sự chuyển nghĩa mang tính lâm thời
* Phân biệt ADTT với SSTT
SSTT
ADTT
 Bác như ánh mặt trời
Xua màn đêm giá lạnh
Ngày ngày....
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Giống nhau: Đều là cách đối chiếu SV này với VS khác
Cả 2 đối tượng (A&B) đều xuất hiện.
Chỉ xuất hiện 1 đối tượng (B), còn 1 đối tượng ẩn giấu (A).
*Các loại ẩn dụ:
- AD hình thức:
 Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
lửa lựu = hoa lựu (cùng màu đỏ)
- AD cách thức:
 Về thăm nhà Bác làng sen
 Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng.
thắp = nở (sự xuất hiện)
- AD phẩm chất:
 Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
 Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
 (Nguyễn Bính)
Mùa xuân = tuổi trẻ của người con gái (đều tưoi đẹp, hấp dẫn)
- AD chuyển đổi cảm giác:
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời!
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
 (Thanh Hải)
Từ sự cảm nhận bằng thính giác (hót vang) chuyển sang cảm nhận bằng thị giác (giọt rơi), rồi xúc giác (hứng).
3. Hoán dụ tu từ
*KN: Gọi tên SV này = tên SV khác có qh gần gũi.
*Phân biệt HDTT với HDTV
HDTV
HDTT
Sổ hộ khẩu
Xóm ba nhà
 Sự chuyển nghĩa mang tính cố định
Bàn tay ta làm nên....
Có sức người ....
 Sự chuyển nghĩa mang tính lâm thời
* Phân biệt HDTT với ADTT
HDTT
ADTT
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
Năm tao...
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng
Giống nhau: Gọi tên SV này thay cho SV khác
Khác nhau: ở qh giữa cái được nói đến với cái muốn nói ra
Quan hệ gần gũi
Quan hệ tương đồng
* Các mối quan hệ thường gặp trong hoán dụ tu từ
- Qh dấu hiệu- vật có dấu hiệu
 Đầu xanh có tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa tha
 (Nguyễn Du)
- Qh bộ phận- chỉnh thể:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
- Qh vật chứa đựng- vật bị chứa đựng
Cả nước bên em quanh giường nêm trắng
Hát cho em nghe tiếng mẹ ngày xưa
 (Tố Hữu)
- Qh tên riêng- tên chung
 Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn
 (Tố Hữu)
- Qh cái cụ thể- cái trừu tượng
 Tôi kể bạn nghe chuyện Mỵ Châu
 Trái tim lầm chỗ để trên đầu
 Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
 Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
 (Tố Hữu)
4. Nhân hoá
*KN: Nhân hoá là cách dùng những từ ngữ chỉ người để chỉ vật, khiến cho SV trở nên gần gũi với con người.
VD: Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
 (“Ông đồ”- Vũ Đình Liên)
*Các cách thực hiện phép nhân hoá
- Dùng những từ ngữ chỉ người để chỉ vật
VD: cô Mắt, lão Miệng...
 Súng vẫn thức, vui mới giành một nửa
 Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi”
- Trò chuyện với sự vật:
VD: Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
 (Ca dao)
B/Các phương thức tăng nghĩa
1. Điệp ngữ
*KN: ĐN là cách nhắc đi, nhắc lại một từ, một ngữ, có khi là một câu nhằm nhấn mạnh ý
VD:Mai sau
 Mai sau
 Mai sau...
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. 
 (“Tre VN”- Nguyễn Duy”
*Các loại ĐN
- Điệp liên tiếp
VD: nt
- Điệp cách quãng
VD:”Đã nghe nước chảy lên non
 Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
 Đã nghe gió ngày mai thổi lại
 Đã nghe hồn thời đại bay cao...”
 (Tố Hữu)
- Điệp vòng tròn (điệp liên hoàn)
VD: “Cùng trông lại lại cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
 (“Chinh phụ ngâm khúc”- Đoàn Thị Điểm)
2. Nói quá
*KN: Nói quá là BPTT nói quá đi sự thật nhằm nhấn mạnh qui mô, tính chất của sv được MT.
VD: Bát cơm chan đầy nước mắt
 Bay còn giằng khỏi miệng ta
 Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
 Đứa đè cổ, đứa lột da.”
 (Tố Hữu)
3. Nói giảm, nói tránh
*KN: Là cách nói tế nhị, nhằm giảm đi mức độ hoặc tránh thô tục
VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!”
 (Nguyễn Khuyến)
4. Tương phản
*KN: Tương phản là cách dùng nhưn gx từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau trong cùng một văn cảnh, nhằm làm cho sv được mt nổi bật lên.
VD: Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể.
 (Xuân Quỳnh)
5. Chơi chữ
*KN: Chơi chữ là cách nói dựa trên hiện tượng đồng âm, nhằm tạo ra một cách hiểu bất ngờ, thú vị
VD: Bà già đi chợ Cầu Đông
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
 (Ca dao)
4 .Củng cố : gv cho hs ôn lại kiến thức đã học 
	5 . Dặn dò : Về ôn bài
	6 . Rút kinh nghiệm :
Tuần : 3 - 4	NS :
Tiết : 3 - 4	ND :
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ
TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
(tiếp)
I/ Mục tiêu bài học
 - Tiếp tục củng cố KT về KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.
 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.
 - Biết cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật, giá trị tu từ của một số trường hợp cụ thể.
 - HS biết rung cảm với những biểu hiện tinh tế của nhà văn.
 - Có ý thức tìm hiểu, khám phá giá trị của các phép tu từ trong TPVC.
II/ Tổ chức các hoạt động dạy- học
 1*Ổn định tổ chức: 
 2*Kiểm tra bài cũ: 
 3*Dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy
Kiến thức cơ bản
bs
- HD hs làm BT1
+Cho hs đọc kĩ BT
+Nhắc lại tên các phép TT và KN
+Nghe hs báo cáo kết quả
+Cho hs NX kết quả của bạn
+Gv đưa ra NX, uốn nắn
- HD hs làm BT2
+Cho hs đọc kĩ BT
+Nhắc lại KN và đặc điểm của 2 phép TT AD và HD
+Nghe hs báo cáo kq
+Cho hs NX
+GV đưa ra NX
- HD hs làm BT3- tương tự như BT2
- HD hs làm BT4
+Cho hs đọc kĩ
+Chia nhóm thảo luận
+Nghe các nhóm báo cáo
+Cho các nhóm NX lẫn nhau
+GV đưa ra KL chung
- Cho hs viết thành những đoạn văn ngắn PT từng trường hợp
+ Gọi 4 hs đọc 4 đoạn văn
+ GV cùng các hs khác NX, đánh giá cách diễn đạt, hành văn
II/ Luyện tập
1. BT1: Xác định các phép TT trong các câu thơ sau
a) Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 (Hồ Chí Minh)
- SSTT: Trẻ em (như) búp trên cành
 vế A vế B
b) Thuyền về có nhớ bến chăng?
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 (Ca dao)
- ADTT: Thuyền, bến- chỉ hai người đang thương nhớ, đợi chờ nhau
c) Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
 (Tế Hanh)
- SSTT: 
Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã
 vế A PDSS từ SS vế B
d) Ơi! Con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọit long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
 (Thanh Hải)
- AD chuyển đổi cảm giác: Âm thanh của tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác (Hót chi mà vang trời), rồi chuyển sang cảm nhận bằng thị giác (Từng giọt long lanh rơi), rồi cuối cùng là sự cảm nhận bằng xúc giác (Tôi đưa tay tôi hứng)
2. BT2: Trong các từ “mặt” sau, đâu là ẩn dụ, đâu là hoán dụ?
a) Làm cho rõ mặt anh hùng
 Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
 (Nguyễn Du)
b) Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 (Nguyễn Du)
- Mặt (a): hoán dụ
- Mặt (b): ẩn dụ
3. BT3: Trong những từ “chân” sau, đâu là ẩn dụ, đâu là hoán dụ?
a) Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 (Nguyễn Du)
b) Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 (Ca dao)
c) Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
 Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp.
 (Tố Hữu) 
a) Chân: ẩn dụ
b) Chân: ẩn dụ
c) Chân: hoán dụ
3. BT4: Phân tích giá trị tu từ trong những câu thơ sau:
a) Những ngày không gặp nhau
 Biển bạc đầu thương nhớ.
 Những ngày không gặp nhau
 Lòng thuyền đau rạn vỡ.
 (Xuân Quỳnh)
b) Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
 Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.
 (Nguyễn Du)
c) Thà rằng liều một thân con
 Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
 (Nguyễn Du)
d) Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 (Nguyễn Trãi)
Đáp án:
a) Các phép TT được sd:
- AD: thuyền, biển- chỉ hai người đang thương nhớ nhau
- Nhân hoá: biển : “bạc đầu thương nhớ”
 thuyền: “lòng...dau, rạn vỡ”
- Điệp ngữ: “Những ngày không gặp nhau”
*T/d: KH 3 phép TT một cách nhuần nhuyễn, ý nhị đã diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những tình cảm đằm thắm, thuỷ chung.
b) Các phép TT được sd:
- HD: bóng hồng (qh dấu hiệu-vật có dấu hiệu): chỉ người con gái đẹp- chỉ 2 chị em TK
- 2 AD: xuân lan, thu cúc- chỉ 2 chị em TK- một người đẹp như hoa lan mùa xuân, một người đẹp như hoa cúc mùa thu
*T/d: - HD “bóng hồng” hay ở chỗ gợi nhiều hơn tả, nó gọi ra hình bóng yêu kiều, thướt tha của người thiếu nữ và tạo ra một lớp sương mù kì ảo bao phủ lên người thiếu nữ, khiến nàng vừa kì ảo, vừa hấp dẫn.
- Cách dùng AD vừa làm nổi bật vẻ đẹp chung của 2 người, vừa làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt của mỗi người, vừa thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ của Kim Trọng
c)Phép TT ản dụ
- Các AD: hoa- chỉ TK
 Lá, cây- chỉ gia đình Kiều
*T/d: Cách dùng AD đã làm nổi bật được sự hy sinh cao đẹp, đầy ý nghĩa của nàng Kiều. Nàng hy sinh tuổi thanh xuân và vẻ đẹp ngọc ngà của mình vì sự tồn tại, tương lai của gia đình.
d) Phép TT so sánh: so sánh tiếng suổi chảy với tiếng đàn cầm
*T/d: - Làm cho âm thanh của tiếng suối chảy trở thành một bản nhạc ... nh trăng
Nguyễn Duy
I/ Tác giả:
	Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
	Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1075, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Nguyễn Duy được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. 
	Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước – một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. 
II/ Tác phẩm:
	Bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
	Nội dung:	Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
	Nghệ thuật: Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 
III/ Luyện tập :
Đề1: 	Bằng cảm nhận về ánh trăng, em hiểu gì về những lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao sống gắn bó với nhân dân, đồng đội.
1/ MB: 	+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	+ Vấn đề nghị luận: Lời nhắc nhở thông qua cảm nhận về ánh trăng
	+ Nêu nhận xét - đánh giá chung về lời nhắc nhở.
2/ TB:
* Trăng tri kỉ nghĩa tình trong quá khứ:
* Trăng trong niềm lãng quên của con người:
* Trăng trong sự thức tỉnh:
* Lời nhắc nhở của nhà thơ:
3/ KB:
 Khái quát lại ý nghĩa của bài thơ và liên hệ với thế hệ bản thân
	Đề 2:	Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?
1/ MB: 	+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	+ Vấn đề nghị luận: Nội dung của bài thơ: Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
+ Nêu nhận xét - đánh giá chung.
2/ TB: 	Lần lượt nghị luận theo nội dung bài thơ.
3/ KB:
 Khẳng định lại những lời nhắc nhở chân tình của tác giả
IV/ Củng cố : 
 GV khái quát nội dung
V/ Hướng dẫn về nhà :
 Học bài và chuẩn bị bài tiếp
*************************************************************
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Tiết 34 : : Luyện tập văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
A.Mục tiêu bài học:
-Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Học sinh thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả, và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.
B.Chuẩn bị:
-GV: Soạn bài
Liên hệ với các bài thơ khác của Chế Lan Viên.
-H/s: Học bài theo yêu cầu của tiết trước đã nêu.
C.Tiến trình bài dạy:
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và nêu nội dung ?
 III. Bài mới :
 GV giới thiệu bài mới :
Con cò
Chế Lan Viên
I/ Tác phẩm:
 Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).
* Nội dung: Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
* Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao và giọng điệu lời ru của ca dao. Thể thơ tự do, nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ. Giọng điệu suy ngẫm triết lí
* Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
II/ Cảm nhận bài thơ:
	Đoạn 3
? Đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.
G/V: Mở rộng đó là phong cảnh nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”
G/v gợi ý học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
? Đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?
(Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào)
Đề bài : Nêu cảm nhận về ý nghĩa lời ru qua đoạn 3 ?
1. Mở bài :
2. Thân bài :
-Dù ở gần con,
Dù ở xa con....,
Cò mãi yêu con.
-> Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết giàng cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
-Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
-> Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu xa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ giành cho con.
-Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
-> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào 
ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
3. Kết bài :
- ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
 - Liên hệ bản thân
:
IV . Củng cố :
? Nêu nội dung nghệ thuật bài thơ ?
V. Hướng dẫn về nhà :
Học bài và chuẩn bị tiết sau
*********************************************************
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tiết 35 : : Luyện tập văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
 Viếng lăng Bác
 Viễn Phương
A.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS nắm được : Viếng lăng Bác là bài thơ ghi lại cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và bài thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đối với Bác.
-Tích hợp với những bài thơ văn viết về Bác đã học, với Tiếng Việt và Tập làm văn.
-Rèn đọc, hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.
B, Chuẩn bị:
ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương và tranh ảnh về lăng Bác.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
I.Tổ chức
II.Kiểm tra
? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ? 
III.Bài mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
? Bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả trong bài.
? Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
 GV ra đề và hướng dẫn HS làm bài
- Phân tích theo từng khổ
Đọc khổ thơ thứ nhất, nhận xét gì về cách xưng hô, cách dùng từ “thăm”? tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
Đến lăng Bác, tác giả miêu tả những gì? Bằng nghệ thuật gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
Đọc khổ thơ 2, có những “mặt trời” nào xuất hiện?
ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì?
-?Lời thơ ở hai câu đó gợi lên cảnh tượng như thế nào?
Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố, nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác?
? Nghệ thuật gì? tác dụng?
-Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào?
-Từ nào trong lời thơ “mà sao nghe nhói ở trong tim” có sức biểu cảm lớn? “nhói” nghĩa là gì? tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?
-Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng,người con đã nguyện ước những điều gì?
-Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?
Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của tác giả?
Bài thơ đã nói hộ lòng ta những tình cảm nào với Bác Hồ?
I.Nội dung :
1.Tác giả:
-Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang.
-Ông là nhà thơ, là cây bút sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam.
2. Bố cục: 2 phần
-P1: đến “trong tim”:Lòng kính yêu, tiếc thương Bác.
P2:(còn lại) Lời hứa với Bác.
*Mạch cảm xúc:
-Cảm xúc trước lăng Bác: Hai khổ thơ đầu.
-Cảm xúc trong lăng Bác:khổ thứ ba.
-Cảm xúc khi rời lăng Bác: khổ thơ cuối.
3. Nội dung và nghệ thuật :
-Nghệ thuật :kết hợp miêu tả với biểu cảm, tạo hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
-Nội dung:
Lòng ngưỡng vọng, xót thương và ơn nghĩa với Bác.
II.Luyện tập :
 * Đề bài : Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác
1.Cảm xúc trước lăng Bác
*Khơ thơ thứ nhất
-Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
=>Cách xưng hô thân thương, kính trọng, dùng từ “thăm” thay từ “viếng” qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng.
-Hàng tre bát ngát
xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
=>Nghệ thuật liên tưởng, nhân hoá tượng trưng. Tre kiên cường bất khuất, hiên ngang. Lăng Bác thật gần gũi ở giữa tre như ở giữa làng quê Việt Nam.
*Khổ thơ thứ hai:
-Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
->Mặt trời của vũ trụ(1), mặt trời của con người(2)
Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.
Qua đó nói lên tình yêu và lòng quí trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.
-Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
=>Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.Nhà thơ bộc lộ lòng thành kính đối với Bác.
2. Cảm xúc trong lăng Bác
-Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
=>Bác đang trong giấc ngủ yên,giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân , đất nước.
-Nghệ thuật ẩn dụ, ca ngợi Bác.
-“Trời xanh là mãi mãi”
->Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp, cuộc đời Bác vốn cao đẹp như thế trong cảm nhận của mọi người.
-Mà sao nghe nhói...
“nhói”:Đau đột ngột, quặn thắt
=>Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
3.Cảm xúc khi rời lăng Bác
-Muốn làm : 
 Con chim hót
 Đoá hoa toả hương
 Cây tre trung hiếu
=>Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi. Ba hình ảnh ẩn dụ: chim, hoa, tre thể hiện những niềm ước muốn, những tình cảm thành kính, thiêng liêng. Nhân dân Việt Nam mong muốn được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người.
VI. Củng cố, dặn dò
-Theo em, vì sao bài thơ Viếng lăng Bác được phổ nhạc?
(Tình cảm trong bài thơ cao quý, tha thiết, chân thành, lắng đọng và nói lên được tình cảm của nhiều người đối với Bác)
-Nếu có thể, em hãy hát bài hát này.
*********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_tiet_1_den_35.docx