Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiêt 35

Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiêt 35

Ngày soạn :

Ngày dạy :

 A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể :

- Khắc sâu, mở rộng, nâng cao hơn những kiến thức về các tác giả, tác phẩm đã được học ; các tác giả, tác phẩm khác ngoài SGK. Nắm được nội dung cơ bản, khái quát của văn học trung đại qua các tác phẩm cụ thể được học.

- Bước đầu so sánh được văn học trung đại với văn học hiện đại về: Thể loại, nghệ thuật, nội dung.

- HS vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về nghệ thuật, nội dung, thể loại văn học trung đại để luyện tập : Giải quyết 1 số bài tập cảm thụ ; Viét bài tự luận chứng minh, giải thích, phân tích, cảm nghĩ, so sánh về nhân vật, tác phẩm văn học trung đại.

B/ Chuẩn bị : - GV : Sưu tầm tài liệu, soạn bài

 - HS : Ôn lại các VB, học thuộc thơ, tóm tắt truyện, ND, NT

C/ Hoạt động trên lớp :

 1) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :

 2) Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi học bài.

 3) Bài mới : ( 40 )

 

doc 79 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiêt 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng gD- ĐT **********
 Trường thcs *** *****
 ĐĐĐ
 Giáo án
 Tự chọn ngữ văn 9
GV : 
tổ: khoa học xã hội
 năm học 2009 - 2010
 Giáo án tự chọn ngữ văn 9
chủ đề 1 (9tiết) .
 Văn học trung đại việt nam
Tiết 1: Những vấn đề khái quát về văn học Trung đại Việt Nam
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
 A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể : 
- Khắc sâu, mở rộng, nâng cao hơn những kiến thức về các tác giả, tác phẩm đã được học ; các tác giả, tác phẩm khác ngoài SGK. Nắm được nội dung cơ bản, khái quát của văn học trung đại qua các tác phẩm cụ thể được học.
- Bước đầu so sánh được văn học trung đại với văn học hiện đại về: Thể loại, nghệ thuật, nội dung.
- HS vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về nghệ thuật, nội dung, thể loại văn học trung đại để luyện tập : Giải quyết 1 số bài tập cảm thụ ; Viét bài tự luận chứng minh, giải thích, phân tích, cảm nghĩ, so sánh về nhân vật, tác phẩm văn học trung đại.
B/ Chuẩn bị :	- GV : Sưu tầm tài liệu, soạn bài
	- HS : Ôn lại các VB, học thuộc thơ, tóm tắt truyện, ND, NT
C/ Hoạt động trên lớp :
 1) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :
 2) Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi học bài. 
 3) Bài mới : ( 40’ ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Tiến trình phát triển của dòng văn học trung đại:
* Tiến trình phát triển của dòng văn học viết:
?Văn học viết được hình thành và phát triển ntn ?
1. Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
* Về lịch sử : 
? Hoàn cảnh lịch sử ở giai đoạn này có gì đáng chú ý ?
* Về văn học : 
? Hãy nêu những điểm nổi bật của văn học thời kì này ?
? Em hãy nêu VDụ 1 tác giả, tác phẩm tiêu biểu mà em đã học và được đọc ?
’ GV có thể lấy VDụ và chốt lại:
- Nguyễn Thuyên là người đầu tiên áp dụng luật Đường vào việc làm thơ tiếng Việt.
- Nguyễn Trãi đã để lại Quốc âm thi tập với 254 bài thơ Nôm.
- Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức cùng để lại 1 tuyển tập thơ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập, hơn 300 bài.
- Tác giả lớn nhất thời kì này : Nguyễn Trãi
- Tác phẩm có giá trị nhất: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo. Với 1 chủ nghĩa yêu nước cao đẹp bậc nhất thời PK.
- Tư tưởng chủ đạo của VH thời kì này: khẳng định dân tộc.
2. Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XVI - XVII và nửa đầu thế kỉ XVIII.
* Về lịch sử:
? Nêu những điểm nổi bật về h/cảnh lịch sử ở giai đoạn này ?
* Về văn học :
? cho biết những điểm nổi bật của VH giai đoạn này ? cho 1 số VDụ về tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này ?
? Vậy tư tưởng chủ đạo của VH giai đoạn này là gì ?
* HS nhớ lại và trả lời:
- Văn học viết hình thành và phát triển hàng năm. Trên tiến trình ấy, có thể chia thành 4 giai đoạn, tương ứng với bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá và nhất là với những sự kiện của bản thân văn học.
* HS thảo luận trả lời:
- Dân tộc ta sau khi giành được nền tự chủ, vẫn phải chiến đấu nhiều lần để bảo vệ và giải phóng dân tộc.
- Giai cấp PK thời kì này đang có vai trò lịch sử tích cực, lãnh đạo toàn dân đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh xâm lược, bảo vệ đất nước, xây dựng 1 nền văn hoá giàu tính truyền thống.
* HS thảo luận trả lời :
- là thới đại chứng kiến sự ra đời của dòng văn học viết, như 1 bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử văn học dân tộc, với những tác phẩm nổi tiếng ban đầu: Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam), Quốc tội 
( vận nước).
- Là thời chứng kiến sự ra đời của văn học viết bàng chữ Nôm, cuối thế kỉ XIII.
* HS nêu VDụ:
* HS khái quát:
- Đây là giai đoạn chế độ PK vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng những mâu thuẫn nội tại của chế đọ PK : g/cấp PK >< g/cấp PK ngày càng gay gắt đẫn đến 1 số cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc chiến tranh PK triền miên suốt các thế kỉ XVI, XVII.
- Hậu quả: đời sống nhân dân ngày càng lầm than cơ cực, đất nước tạm thời bị chia cắt.
* HS suy nghĩ, thảo luận nhóm phát biểu:
- VH chữ Nôm phát triển cả ND và hình thức.
’VD : Nguyễn Bỉnh Khiêm, - Nguyễn Dữ “Truyền kì mạn lục”...
- Phê phán những tệ nạn của chế độ PK...
4) Củng cố : ( 4’ )
 ? Nêu những nét tiêu biểu của bối cảnh lịch sử và tình hình văn học ở giai đoạn1 và
 giai đoạn 2 ?
5) Hướng dẫn về nhà : (1’ )
 - Nắm chắc những điểm nổi bật về bối cảnh lịch sử, tình hình văn học ở giai đoạn1
 và giai đoạn 2.
	- Tiếp tục tìm hiểu về các giai đoạn tiếp theo .
	-------------------------------------------------
 Tiết 2 : những vấn đề khái quát về văn học 
 Trung đại việt nam
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể : 
- Nắm vững tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam, nội dung cơ bản
- So sánh được văn học trung đại với văn học hiện đại về.
- HS vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về nghệ thuật, nội dung, thể loại văn học trung đại để luyện tập : Giải quyết 1 số bài tập cảm thụ ; Viét bài tự luận chứng minh, giải thích, phân tích, cảm nghĩ, so sánh về nhân vật, tác phẩm văn học trung đại.
B/ Chuẩn bị :	- GV : Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra
 đời tác phẩm.
	- HS : Kẻ bảng hệ thống hoá các VB văn học trung đại đã học trong 
 chương trình từ lớp 6 ’ 9. Ôn lại các VB, học thuộc thơ, tóm
 tắt truyện, ND, NT, tác giả, cảm thụ chi tiết đặc sắc.
C/ Hoạt động trên lớp :
 1) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :
 2) Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi học bài. 
 3) Bài mới : ( 40’ ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
* Về lịch sử : 
? Hoàn cảnh lịch sử ở giai đoạn này có gì đáng chú ý ?
* Về văn học : 
? Hãy nêu những điểm nổi bật của văn học thời kì này ?
* GV bổ sung và chốt lại những ý chính:
- VH phát triển rầm rộ ở cả 2 loại tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm.Văn học chữ Hán có thành tựu nhiều là ở thể truyện kí: Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí.
- Văn hcọ chữ Nôm có những kiệt tác chưa từng thấy, biểu hiện ở 2 thể loại lớn:
+ Truyện Nôm lục bát với truyện Kiều, Hoa tiên.
+ Khúc ngâm song thất lục bát với Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc.
- Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ ...
- Nổi bật trong văn học thời này là trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa với 2 nội dung lớn:
+ Phê phán những thế lực PK chà đạp con người, phơi trần thực chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp PK.
+ Đề cao quyền sống của con người, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi, gia đình, đặc biệt đề cao quyền sống của người phụ nữ.
4. Giai đoạn 4: Từ nửa cuối thế kỉ XIX.
* Về lịch sử:
? Nêu những điểm nổi bật về h/cảnh lịch sử ở giai đoạn này ?
* GV chốt những điểm chính:
-Từ giữa TK, đến hết TK XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống TD Pháp
Là cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng, nhiều hi sinh, bao đau xót ..., chính là bối cảnh cho sự phát triển của văn học thời kì này.
* Về văn học :
? cho biết những điểm nổi bật của VH giai đoạn này ? cho 1 số VDụ về tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này ?
* GV bổ sung và chốt lại:
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
+ Văn học chữ Nôm : tiêu biểu có những tác giả: Nguyễn đình hiểu, Phan Văn Trị, Tú Xương ...
+ Thể loại: phong phú như : vè, hịch, văn tế ...
VD : “ văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ”
? Vậy tư tưởng chủ đạo của VH giai đoạn này là gì ?
* GV chốt:
- Nguyễn Đình Chiểu là tác giả lớn nhất thời kì này, cũng là tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước chống Pháp, với cống hiến có tính thời đại: sáng tạo hình tượng người anh hùng nông dân trong chiến tranh vệ quốc ; thể hiện lòng yêu nước tha thiết . VD : bài “ xúc cảnh ”, “ Chạy giặc ” ...
- Đóng góp chung vào ND chủ đạo ấy còn có Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Cả 2 nhà thơ đều có thơ văn tố cáo, đả kích những cái lố lăng, hủ bại ở buổi giao thời,ở bước đầu của xã hội TD nửa PK.
* HS nhớ lại và trả lời:
- Đây là giai đoạn bão táp,sôi động chế độ PK khủng hoảng trầm trọng.
- phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ ở khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do anh em Nguyễn Huệ cầm đầu, đã lật đổ các tập đoàn PK, đánh thắng quân xâm lược trong Nam, ngoài Bắc, thống nhất đất nước.
* HS thảo luận trả lời:
* HS nghe và tự ghi vào vở.
* HS khái quát những điểm nổi bật về hoàn cảnh lịch sử ở giai đoạn này.
* HS thảo luận, phát biểu:
* HS thảo luận, trình bày:
4) Củng cố : ( 4’ )
 ? Nêu những điểm nổi bật về tình hình văn học ở 4 giai đoạn ?
5) Hướng dẫn về nhà : (1’ )
	- Nắm chắc những điểm nổi bật về bối cảnh lịch sử cũng như tình hình văn học.
	- ở mỗi giai đoạn , em hãy cho ví dụ 1 vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu .
	********************************
Tiết 3 : những vấn đề khái quát về văn học
Ngày soạn : Trung đại việt nam ( Tiếp )
Ngày dạy :
A/ Mục tiêu : ( nt )
B/ Chuẩn bị :	- GV : Bảng phụ có kẻ bảng hệ thống hoá các tác phẩm VHTĐ.
	- HS Ôn lại các VB
C/ Hoạt động trên lớp :
 1) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :
 2) Kiểm tra bài cũ : 
3) Bài mới : ( 40’ ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II/ Hệ thống hoá các tác phẩm văn học trung đại:
- GV yêu cầu HS lên bảng điền vào bảng hệ thống hoá các tác phẩm văn học trung đại.
- GV sau đó đưa bảng phụ có hệ thống các tác phẩm VHTĐ cho HS quan sát để ghi nhớ.
* Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu . Các HS khác bổ sung cho hoàn thiện.
* HS quan sát rồi sửa chữa vào bảng hệ thống của mình ở vở.
TT
Tên tác phẩm
Tác giả
Thời gian
Thể loại
1
Con hổ có nghĩa
Vũ Trinh Lan,
Trì Kiến Văn lục
( ? )
Truyện văn xuôi hư cấu chữ Hán
2
Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Hồ Nguyên Trừng
(1374-1446 )
TK 14
Truyện thật văn xuôi chữ Hán
3
Sông núi nước Nam
Tương truyền là của Lí Thường Kiệt ( 1019-1105 )
TK 10
Thơ Đường luật tứ tuyệt
4
Phò giá về Kinh
Trần Quang Khải
( 1241 - 1294 )
Sau giải phóng Kinh Đô 6 - 1285
Ngũ ngôn tứ tuyệt
5
Thiên Trường vãn vọng
Trần Nhân Tông
( 1258 - 1308 )
Khoảng 1300
Thất ngôn tứ tuyệt
6
Bài ca Côn Sơn
( Côn Sơn ca )
Nguyễn Trãi
( 1380 - 1442 )
1430
Thể cổ phong được dịch sang lục bát
7
Sau phút chia li
( Trích chinh phụ ngâm )
Đoàn Thị Điểm
( 1705 - 1748 )
Giữa TK 18
Cổ phong dịch sang song thất lục bát
8
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
( ? - ? )
Cuối TK 18
Thất ngôn tứ tuyệt
9
Qua Đèo Ngang
Nguyễn Thị Hinh
( ? - ? )
TK 19
Thất ngôn bát cú
10
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
( 1835 - 1909 )
Cuối TK 19
Thất ngôn bát cú
11
Chiếu dời Đô
( Thiên Đô chiếu )
Lí Công Uẩn
( 974 - 1028 )
Canh tuất 1010
Thể chiếu, thể văn nghị luận cổ
12
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
( 1231 - 1300 )
Trước 1285
( KC lần 2 )
Thể hịch, văn nghị luận cổ.
13
Nước Đại Việt ta
( Trích Cáo bình Ngô )
Nguyễn Trãi
17-12-1428
( sau đại thắng quân Minh )
Thể cáo, văn biền ngẫu cổ
14
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
( 1723 - 1804 )
TK 18
Văn xuôi cổ
15
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
( ? - ? )
TK 16
Văn xuôi chữ Hán, tự sự cổ
16
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
( Trích Vũ trung tuỳ bút )
Phạm Đình Hổ
( Chiêu Hổ )
(1768 - 1839 )
Đầu thời Nguyễn, đầu TK 19
Tuỳ bút ... nh trăng
Nguyễn Duy
I/ Tác giả:
	Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
	Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1075, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Nguyễn Duy được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. 
	Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước – một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. 
II/ Tác phẩm:
	Bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Tập thơ ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
	Nội dung:	Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
	Nghệ thuật: Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 
III/ Luyện tập :
Đề1: 	Bằng cảm nhận về ánh trăng, em hiểu gì về những lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao sống gắn bó với nhân dân, đồng đội.
1/ MB: 	+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	+ Vấn đề nghị luận: Lời nhắc nhở thông qua cảm nhận về ánh trăng
	+ Nêu nhận xét - đánh giá chung về lời nhắc nhở.
2/ TB:
* Trăng tri kỉ nghĩa tình trong quá khứ:
* Trăng trong niềm lãng quên của con người:
* Trăng trong sự thức tỉnh:
* Lời nhắc nhở của nhà thơ:
3/ KB:
 Khái quát lại ý nghĩa của bài thơ và liên hệ với thế hệ bản thân
	Đề 2:	Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?
1/ MB: 	+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	+ Vấn đề nghị luận: Nội dung của bài thơ: Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
+ Nêu nhận xét - đánh giá chung.
2/ TB: 	Lần lượt nghị luận theo nội dung bài thơ.
3/ KB:
 Khẳng định lại những lời nhắc nhở chân tình của tác giả
IV/ Củng cố : 
 GV khái quát nội dung
V/ Hướng dẫn về nhà :
 Học bài và chuẩn bị bài tiếp
*************************************************************
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Tiết 34 : : Luyện tập văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
A.Mục tiêu bài học:
-Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Học sinh thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả, và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.
B.Chuẩn bị:
-GV: Soạn bài
Liên hệ với các bài thơ khác của Chế Lan Viên.
-H/s: Học bài theo yêu cầu của tiết trước đã nêu.
C.Tiến trình bài dạy:
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và nêu nội dung ?
 III. Bài mới :
 GV giới thiệu bài mới :
Con cò
Chế Lan Viên
I/ Tác phẩm:
 Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).
* Nội dung: Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
* Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao và giọng điệu lời ru của ca dao. Thể thơ tự do, nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ. Giọng điệu suy ngẫm triết lí
* Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
II/ Cảm nhận bài thơ:
	Đoạn 3
? Đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.
G/V: Mở rộng đó là phong cảnh nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”
G/v gợi ý học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
? Đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?
(Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào)
Đề bài : Nêu cảm nhận về ý nghĩa lời ru qua đoạn 3 ?
1. Mở bài :
2. Thân bài :
-Dù ở gần con,
Dù ở xa con....,
Cò mãi yêu con.
-> Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết giàng cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
-Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
-> Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu xa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ giành cho con.
-Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
-> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào 
ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
3. Kết bài :
- ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
 - Liên hệ bản thân
:
IV . Củng cố :
? Nêu nội dung nghệ thuật bài thơ ?
V. Hướng dẫn về nhà :
Học bài và chuẩn bị tiết sau
*********************************************************
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tiết 35 : : Luyện tập văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
 Viếng lăng Bác
 Viễn Phương
A.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS nắm được : Viếng lăng Bác là bài thơ ghi lại cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và bài thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đối với Bác.
-Tích hợp với những bài thơ văn viết về Bác đã học, với Tiếng Việt và Tập làm văn.
-Rèn đọc, hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.
B, Chuẩn bị:
ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương và tranh ảnh về lăng Bác.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
I.Tổ chức
II.Kiểm tra
? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ? 
III.Bài mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
? Bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả trong bài.
? Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
 GV ra đề và hướng dẫn HS làm bài
- Phân tích theo từng khổ
Đọc khổ thơ thứ nhất, nhận xét gì về cách xưng hô, cách dùng từ “thăm”? tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
Đến lăng Bác, tác giả miêu tả những gì? Bằng nghệ thuật gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
Đọc khổ thơ 2, có những “mặt trời” nào xuất hiện?
ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì?
-?Lời thơ ở hai câu đó gợi lên cảnh tượng như thế nào?
Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố, nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác?
? Nghệ thuật gì? tác dụng?
-Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào?
-Từ nào trong lời thơ “mà sao nghe nhói ở trong tim” có sức biểu cảm lớn? “nhói” nghĩa là gì? tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?
-Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng,người con đã nguyện ước những điều gì?
-Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?
Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của tác giả?
Bài thơ đã nói hộ lòng ta những tình cảm nào với Bác Hồ?
I.Nội dung :
1.Tác giả:
-Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang.
-Ông là nhà thơ, là cây bút sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam.
2. Bố cục: 2 phần
-P1: đến “trong tim”:Lòng kính yêu, tiếc thương Bác.
P2:(còn lại) Lời hứa với Bác.
*Mạch cảm xúc:
-Cảm xúc trước lăng Bác: Hai khổ thơ đầu.
-Cảm xúc trong lăng Bác:khổ thứ ba.
-Cảm xúc khi rời lăng Bác: khổ thơ cuối.
3. Nội dung và nghệ thuật :
-Nghệ thuật :kết hợp miêu tả với biểu cảm, tạo hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
-Nội dung:
Lòng ngưỡng vọng, xót thương và ơn nghĩa với Bác.
II.Luyện tập :
 * Đề bài : Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác
1.Cảm xúc trước lăng Bác
*Khơ thơ thứ nhất
-Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
=>Cách xưng hô thân thương, kính trọng, dùng từ “thăm” thay từ “viếng” qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng.
-Hàng tre bát ngát
xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
=>Nghệ thuật liên tưởng, nhân hoá tượng trưng. Tre kiên cường bất khuất, hiên ngang. Lăng Bác thật gần gũi ở giữa tre như ở giữa làng quê Việt Nam.
*Khổ thơ thứ hai:
-Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
->Mặt trời của vũ trụ(1), mặt trời của con người(2)
Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.
Qua đó nói lên tình yêu và lòng quí trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.
-Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
=>Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.Nhà thơ bộc lộ lòng thành kính đối với Bác.
2. Cảm xúc trong lăng Bác
-Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
=>Bác đang trong giấc ngủ yên,giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân , đất nước.
-Nghệ thuật ẩn dụ, ca ngợi Bác.
-“Trời xanh là mãi mãi”
->Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp, cuộc đời Bác vốn cao đẹp như thế trong cảm nhận của mọi người.
-Mà sao nghe nhói...
“nhói”:Đau đột ngột, quặn thắt
=>Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
3.Cảm xúc khi rời lăng Bác
-Muốn làm : 
 Con chim hót
 Đoá hoa toả hương
 Cây tre trung hiếu
=>Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi. Ba hình ảnh ẩn dụ: chim, hoa, tre thể hiện những niềm ước muốn, những tình cảm thành kính, thiêng liêng. Nhân dân Việt Nam mong muốn được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người.
VI. Củng cố, dặn dò
-Theo em, vì sao bài thơ Viếng lăng Bác được phổ nhạc?
(Tình cảm trong bài thơ cao quý, tha thiết, chân thành, lắng đọng và nói lên được tình cảm của nhiều người đối với Bác)
-Nếu có thể, em hãy hát bài hát này.
*********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHUAN.doc