Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Lê Thiện

Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Lê Thiện

 LÝ THUYẾT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh.

- Phân tích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được.

 - Áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể.

 - Tích hợp với phần văn bản.

B.CHUẨN BỊ:

 1. Thầy: Soạn bài; máy chiếu đa năng.

 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)

3. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài.( 2 phút)

 GV nêu mục tiêu của bài học.

 

doc 27 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Lê Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 20 – 08 – 2008 Ngày dạy : 25 – 08 – 2008 
 Chủ đề 1. Văn thuyết minh
 Tiết 1 + 2 
 	 Lý thuyết 
a.Mục tiêu cần đạt:
- Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh.
- Phân tích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được.
 - áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể.
 - Tích hợp với phần văn bản.
b.Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; máy chiếu đa năng. 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
C. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.( 2 phút)
 GV nêu mục tiêu của bài học.
 b. Tiến trình bài dạy.
H Đ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cần đạt
 I. Ôn tập văn bản thuyết minh ( 20 phút)
HĐ 1. Yêu cầu HS nhắc lại vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết m
inh
1, Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
 H. Hãy nhắc lại vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
*Hoạt động độc lập : 3 HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung
* Ghi nhớ: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,  của các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, chặt chẽ, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ & hấp dẫn.
 HĐ 2. Yêu cầu HS nhắc lại các bước trong đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
2, Các bước trong đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
 H. Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
*Hoạt động độc lập : 2 HS trình bày.
 * Ghi nhớ: - Đối tượng thuyết minh: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết,
- Đề văn thuyết minh: không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích. 
H: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
L: Kể ra các phương pháp làm văn bản thuyết minh?
L: Cho biết phương pháp thuyết minh thường dùng
*Hoạt động độc lập :
+Nghe
+Trả lời
- Tính chất
- Các phương pháp 
- Phương pháp thuyết minh thường
 - VB thuyết minh cung cấp những tri thức khách quan, phổ thông bằng cách trình bày (liệt kê.)
- Định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích, ...
- Phương pháp liệt kê
 II. Bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (65 phút)
Bài tập 1. Văn bản thuyết minh là gì?
Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
D
Là văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động & cụ thể.
Là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm.
 Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất,  của sự vật, hiện tượng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất.
 GV cho HS tự chấm điểm cho bài làm của bạn.
Cá nhân trình bày.
HS khác nhận xét.
Chấm điểm.
Bài tập 2. Nhận định nào đúng mục đích của văn bản thuyết minh?
B
 Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa hề biết đến hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn.
 Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
 Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay cái đẹp của những tri thức đó.
Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2.
- Gọi 1 HS có học lực Yếu- Trung bình lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất.
 - GV đưa ra đáp án đúng.
Cá nhân trình bày.
HS khác nhận xét.
Bài tập 3. Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
 Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
 Mang tính thời sự nóng bỏng.
 Uyên bác, chọn lọc.
D
 Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3.
- Gọi 1 HS có học lực Trung bình lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất.
 - GV đưa ra đáp án đúng – chấm điểm.
Cá nhân trình bày.
HS khác nhận xét.
Bài tập 4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
 A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm.
B
Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc.
Có tính cá thể và giàu hình ảnh.
 - GV gọi HS có học lực Trung bình lên bảng trình bày; HS khác nhận xét.
- GV đưa ra đáp án đúng.
- HS có học lực Trung bình lên bảng trình bày; HS khác nhận xét.
A
Bài tập 5. Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không?
 A. Có B. Không
GV cho HS trả lời vấn đáp.
- Nghe – trả lời
Bài tập 6. Mỗi đề văn thuyết minh nêu mấy đối tượng cần thuyết minh?
AD
 A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 6.
- GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
- GV đánh giá, chấm điểm.
Đọc
Trình bày.
Nhận xét.
Bài tập 7. ý nào nói đúng nhất bài học về cách làm bài văn thuyết minh ?
Nắm được yêu cầu của đề bài, phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
Nắm được bố cục của bài văn thuyết minh gồm có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ riêng.
Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt học được cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết.
DD
Kết hợp cả ba nội dung trên.
 GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 7 .
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
Đọc
Trình bày.
Nhận xét.
 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút)
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập.
 2/ ôn kiến thức về văn thuyết minh.
 + Lập dàn bài và hoàn thiện.
Ngày soạn : 22 – 08 – 2008 Ngày dạy : - 08 – 2008 
 Chủ đề 1. Văn thuyết minh
 Tiết 3 + 4 
 Sử dụng nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 a. Mục tiêu cần đạt:
+ Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
- Trên cơ sở nắm vững kiến thức về văn bản thuyết minh + tập làm văn thuyết minh . HS tạo lập những VB thuyết minh thật sinh động, hấp dẫn.
- Hiểu thêm ý nghĩa của các văn bản vừa tạo lập đối với đời sống.
b.Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; bảng phụ. 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
C. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
 	3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.( 2 phút)
 GV nêu mục tiêu của bài học.
 b. Tiến trình bài dạy.
H Đ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cần đạt
 HĐ 1. Yêu cầu HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
I. Sử dụng nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ( 6 phút)
H. HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- 3 HS trình bày.
- HS khác nhn xét, bổ sung.
 * Ghi nhớ: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm 1 số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,
II. Bài tập. Tự luận (34 phút)
 - GV chép đề lên bảng, gọi 1 HS đọc, cả lớp chép đề vào vở.
- Theo dõi
- Đọc
- Chép
- Thuyết minh về 1 loại côn trùng gây hại cho đời sống con người.
Đề : Thuyết minh về loài ruồi - Ruồi xanh.
H. Theo em, với đề văn trên thì sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật nào?
- Suy nghĩ – trả lời
- Nhận xét, bổ sung
Yêu cầu: Sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật: phương pháp liệt kê, nêu số liệu, so sánh...
GV cho HS tìm hiểu đề, tìm ý.
Tìm hiểu đề, tìm ý.
A. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- GV cho HS lập dàn ý
- Cho HS trình bày dàn ý của mình, GV nhận xét, đánh giá.
- GVđưa dàn ý của mình ra bảng phụ để HS tham khảo.
- HS lập dàn ý
- HS trình bày dàn ý 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát, ghi chép
B. Dàn ý
Dàn ý
 I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
 II. Thân bài:
- Chủng loại: ruồi xanh, ruồi trâu, ruồi vàng, ruồi giấm...
- Đặc điểm, cấu tạo.
+ Bên ngoài mang 6 triệu vi khuẩn.
+ Trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn.
+ Mắt: như mắt lưới, 1 mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ.
+ Chân: tiết chất dính đậu trên kính trơn, cánh mỏng...
- Sinh sản: quá nhanh; VD: 1 đôi ruồi, 1 mùa từ tháng 4 -> tháng 8 đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi.
- Nơi sống: Nhà vệ sinh, chuồng lợn, trâu; nhà ăn, quán vỉa hè... bất kì chỗ nào.
- Tác hại: Giao rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Cách ngăn chặn, hạn chế tác hại của ruồi: đậy thức ăn, vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại xây theo lối mới, đan vỉ diệt ruồi, không giết các loài vật có ích: chim, cóc, nhái, thằn lằn, nhện... là các loài giết ruồi rất hữu hiệu.
III. Kết bài: - Khẳng định tác hại của ruồi đối với đời sống.
- Suy nghĩ... của cá nhân về đối tượng.
GV cho HS viết : 
1) Mở bài
2) Các đoạn văn TB
3) Kết bài
- HS viết phần:
1) Mở bài
2) Các đoạn văn TB
3) Kết bài
C. Viết bài thuyết minh.
 - GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
 - GV đánh giá, chấm điểm.
- GV đưa gợi ý của mình ra bảng phụ để HS đọc tham khảo (có thể ghi chép).
- Đọc
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Đọc – ghi chép
 Tham khảo
 I. Viết phần Mở bài:
Cậy thế họ hàng của mình đông đúc, cư dân phân bố ở khắp mọi nơi, Ruồi xanh mặc sức tung hoành, ăn uống thỏa thích rồi gieo rắc các loại bệnh dịch nguy hại cho con người.
II. Viết các đoạn văn Thân bài:
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát. Một ngày kia, Ruồi Xanh đã sa lưới của tướng quân Nhện Đen. Trói chắc hắn lại. Nhện Đen giải hắn đến công đường cho Ngọc Hoàng xử tội.
Hai bên công đường, hai hàng quân lính mặc áo xanh, gươm giáo tuốt trần rồi đến 2 hàng quân lính áo đen cầm gậy dài một đầu chống xuống đất, miệng hô "Uề, ù..." nhất loạt để thị uy. Ruồi xanh hồn lạc phách xiêu, mặt càng xanh tái như chàm đổ, hắn khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca xin Ngọc Hoàng mở cho một con đường sống:
- Con là Ruồi Xanh...
- Cầu xin Ngọc Hoàng soi xét cho con. Chung quy là do con người tạo điều kiện để con được ăn uống vui chơi thỏa thích đấy chứ có phải chỉ tại riêng mình con đâu.
Nghe động lòng, 1 luật sư bào chữa giảm nhẹ tội cho ruồi...
(Cho đọc cáo trạng, tuyên án)
III. Viết phần Kết bài:
 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút)
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập.
 2/ ôn kiến thức về văn thuyết minh.
 + Hoàn thiện đề bài trên.
Ngày soạn : 21 – 09 – 2008 Ngày dạy : 22 – 09 – 2008
 Chủ đề 1. Văn thuyết minh
 Tiết 5 + 6 Miêu tả trong văn bản thuyết minh
a.Mục tiêu cần đạt:
- Ôn lại kiến thức về miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện, vận dụng yếu tố miêu tả trong văn  ... p đứng dậy).
- Giống nhau về cách thức ề ẩn dụ cách thức ( nắm vấn đề, cắt biên chế)
- Lấy trang phục thay cho con người. (ví dụ: áo nâu liền với áo xanh đứng lên).
- ẩn dụ chức năng: bến xe
- Giống nhau về sự tác động của sự vật đối với con người là ẩn dụ kết quả (thuốc nặng, màu nhạt)
H. Có những phương thức nào để tạo thành từ mới.
- 1 HS trả lời: + Phương thức láy
+ Phương thức ghép
Tạo từ ngữ mới:
+ Phương thức láy
Ví dụ: điệu đà, trù trừ, lù khù
+ Phương thức ghép
Ví dụ: cơm bụi, điện lạnh, bản thảo, chụp cắt lớp,
H. Để làm phong phú cho vốn từ tiếng Việt, người ta tạo từ ngữ mới như thế nào? Ví dụ.
- Mượn từ của tiếng nước ngoài.
3. Mượn từ của tiếng nước ngoài.
H. Cần rèn luyện như thế nào để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
H. Phải rèn luyện như thế nào để làm tăng vốn từ.
- Nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ ngữ
- Biết thêm những từ chưa biết
- Tra bách khoa toàn thư
B. Trau dồi vốn từ
- Rèn để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
 - Rèn luyện để tăng vốn từ.
 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
II. Bài tập. (23 phút)
GV cho HS chép - đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.
GV cho HS lên bảng trình bày viết.
GV đánh giá, chấm điểm.
- Tìm các từ nghĩa chuyển- chọn dùng trong trường hợp cụ thể.
- Trình bày.
- Nhận xét.
Bài tập 1. Hãy dùng các từ sau với nghĩa chuyển: “đi”, “chạy”, “răng”, “lá”.
 GV cho HS chép - đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2. 
H. Phương thức chuyển nghĩa của từ “đầu” trong (2) trường hợp trên có giống nhau không? Vì sao?
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
Đọc
Trình bày.
Nhận xét.
Bài tập 2. Cho hai trường hợp:
Đầu lòng hai ả tố nga. (Nguyễn Du)
Nhà ấy nay lại nuôi thêm một đầu lợn nữa. 
 Bài tập 3. Xác định các từ có nghĩa chuyển + phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường hợp:
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo.
Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
Một tay chôn biết mấy cành phù dung. (Nguyễn Du)
Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. 
 (Ngô Gia văn phái)
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. (Nguyễn Du)
Một mặt người bằng mười mặt của. 
Bác đi di chúc giục lòng người ta. (Tố Hữu)
Gia đình Tú Xương có bảy miệng ăn.
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Bài tập 4. Cho các từ: hợp tác, xe đạp, kinh tế, cà phê, hoa hồng. Thêm các yếu tố khác để tạo từ mới.
Bài tập 5. Tìm các từ thuần Việt đồng nghĩa với các từ Hán Việt sau: tinh tú, vấn đáp, phụ mẫu, tứ tuần, ẩm thực, thực khách.
Bài tập 6. Phân biệt các từ dễ lẫn sau đây (giải thích nghĩa của các từ đó).
Bàng quan - bàng quang
Chuyện – truyện 
Cứu cánh – cứu tinh
Hiệu quả - hậu quả
Nguyên thủ quốc gia – cố thủ tướng
Phong thanh – phong phanh
Vô giá - vô giá trị
GV cho HS chép bài tập vào vở
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
Cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
- Suy nghĩ & 3 - 4 trả lời.
- Nhận xét, bổ sung
4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút)
 1/ Học thuộc nội dung phần khái niệm & làm bài tập.
 2/ ôn phần tập làm văn: tóm tắt văn bản tự sự.
	- Xem lại phần khái niệm và tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
Ngày soạn : 05 – 11 – 2008 Ngày dạy : 17 – 11 – 2008 
 Chủ đề 3. tập làm văn
 Tiết 13 + 14. luyện tập tóm tắt văn bản tự sự 
a. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn lại khái niệm về văn tự sự, mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
	- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
b.Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; bảng phụ. 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
C. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức ( 1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.( 2 phút)
 GV nêu mục tiêu của bài học.
 b. Tiến trình bài dạy.
H Đ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cần đạt
 HĐ 1. Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về văn tự sự, mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
I. Khái niệm ( 10 phút)
H. Thế nào là văn bản tự sự.
- 1 HS trình bày:
+ Mở đầu, diễn biến, kết thúc
 1, Văn bản tự sự.
H. Theo em vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự ta làm như thế nào?
- 1- 2 HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung:
+ Đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề tác phẩm.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung chính theo 1 trình tự hợp lí khi viết VBTT.
2, Tóm tắt văn bản tự sự là cách giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
+) Người kể tóm tắt dựa vào nhân vật, cốt truyện để người nghe nắm được nội dung của tác phẩm.
+) Người học bắt buộc phải tóm tắt để hiểu được tác phẩm
+) Người kể trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật hạn chế thêm thắt dài dòng – người nghe hiểu, nhớ được.
H. Khi tóm tắt văn bản tự sự cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?
- Chú ý: Chủ đề tác phẩm (đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu; đảm bảo khách quan, hoàn chỉnh, cân đối).
- 1 HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung: Tóm tắt văn bản tự sự cần trung thành với ND cần TT.
3, Cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Văn bản tóm tắt phải nêu được 1 cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự chính, phù hợp với văn bản tự sự.
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm và tự luận. 
II. Bài tập. ( 74 phút)
Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Bài tập 1. Dòng nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
 A. Để dễ ghi nhớ nội dung của văn bản.
C
Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung chính của văn bản.
Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc. 
Giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản.
Bài tập 2. Dòng nào nói đúng nhất những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
 A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ.
Nêu được các nhân vật và sự việc chính của tác phẩm.
D
Không thêm vào văn bản tóm tắt những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt.
Cả ba nội dung trên. 
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1 + 2.
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
+ HD độc lập:
Đọc
Trình bày.
Nhận xét.
 GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3. 
- Thời gian: 12 phút
L: Tạo VBTT đảm bảo mục đích, yêu cầu, khách quan, hoàn chỉnh, cân đối, có liên kết chặt chẽ.
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo.
- Dựa vào câu chuyện tìm các nhân vật, sự việ chính.
- Sắp xếp nhân vật, sự việc vừa tìm theo 1 trình tự diễn biến hợp lí.
- Lựa chịn phương tiện liên kết.
- Tóm tắt VB. 
- Trình bày.
- Nhận xét.
Tự luận
Bài tập 3. Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, từ 8 – 10 câu.
Định hướng bài tập 1.
 Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con trai, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa
 con chỉ chiếc bóng trên tường và nói là cha mình, chàng mới hiểu vợ mình bị oan. Một người cùng làng tên là Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung, Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc trâm vàng cùng lời nhắn cho TS. TS lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về ngồi trên một chiếc kiệu hoa ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
L: Nhớ lại văn bản “Lão Hạc" của Nam Cao để tạo lập đoạn văn tóm tắt.
Thời gian: 15 phút
Viết ra giấy nháp
Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung
GV đưa ra nhận xét, bổ sung ( đưa định hướng của mình ra bảng phụ để HS tham khảo)
- HĐ độc lập
- Viết ra giấy nháp
- Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe – ghi chép
Bài tập 2. Tóm tắt văn bản “Lão Hạc" của Nam Cao.
Định hướng bài tập 2
 Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão không có đủ tiền cưới vợ, phẫn chí, bỏ đi phu ở đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu vàng”. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó, nói rằng để đi ăn trộm chó.Nghe Binh Tư kể về việc ấy, ông giáo rất buồn và suy nghĩ về phẩm chất của lão Hạc. Rồi lão Hạc bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu được vì sao lão lại chết 1 cách đau đớn và dữ dội như thế, chỉ có Binh Tư và và ông giáo là hiểu được cái chết của lão Hạc mà thôi. 
L: Nhớ lại văn bản “ Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu để tạo lập đoạn văn tóm tắt.
Thời gian: 17 phút
Viết ra giấy nháp
Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung
GV đưa ra nhận xét, bổ sung ( đưa định hướng của mình ra bảng phụ để HS tham khảo)
- HĐ độc lập
- Viết ra giấy nháp
- Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe – ghi chép
 Bài tập 3. Tóm tắt truyện “ Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu.
Định hướng bài tập 3
 Lục Vân Tiên – một chàng trai văn võ toàn tài. Trên đường ứng thi, chàng đánh cướp cứu dân, cứu Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga hoạ hình Vân Tiên nguyện gắn bó với chàng. Vân Tiên trải qua bao đau khổ: mẹ mất, phải bỏ thi, về chịu tang, khóc mẹ đến mù loà, bị Trịnh Hâm lừa xô xuống sông, Võ Công bội hôn, bỏ chàng vào hoang núi. Chàng được những người bạn tốt, người tốt, thần và thuốc thần cứu nạn. Vân Tiên vượt qua tất cả, mắt sáng lại, đi thi đỗ Trạng nguyên, phá tan giặc ô qua. Kiều Nguyệt Nga vì son sắt thuỷ chung với Vân Tiên, bị tên thái sư lộng quyền đem cống giặc Ô qua. Nàng ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông, nàng thoát chết nhưng lại bị cha con Bùi Kiện ép duyên, phải bỏ trốn. Nàng được Phật và người tốt cứu. Cuối cùng Lục Vân Tiên gặp được Kiều Nguyệt Nga, hai người nên nghĩa vợ chồng.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút)
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ (SGK tr 59)& làm bài tập phần tự luận ở trên.
 2/ Đọc lại tác phẩm “Truyện Kiều „ Nguyễn Du và “Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí „ của Ngô Gia văn phải; tóm tắt 2 tác phẩm trên.
Ngày soạn : Ngày dạy : 
 Chủ đề 3. Tập làm văn
 Tiết 14 + 15
a.Mục tiêu cần đạt:
b.Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; máy chiếu đa năng. 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
C. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.( 2 phút)
 GV nêu mục tiêu của bài học.
 b. Tiến trình bài dạy.
H Đ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cần đạt
 HĐ 1. Yêu cầu HS nhắc lại 
I. ( 6 phút)
H. 
- 4-5 HS trình bày.
 * Ghi nhớ: 
II. Bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (34 phút)
Bài tập 1. 
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
Đọc
Trình bày.
Nhận xét.
Bài tập 2. 
 GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 7.
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
Đọc
Trình bày.
Nhận xét.
 Bài tập 
- Suy nghĩ & trả lời.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút)
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docG. A HKI.doc