Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tiết 1 đến 13

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tiết 1 đến 13

Tiết 1, 2- Tập làm văn:

ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

 a- Về kiến thức: Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.

 b- Về kĩ năng: Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.

 c- Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 - GV: Nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án.

 - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình lên lớp

 * Ôn định tổ chức: 9A: - 9B:

 9C:

 1. Kiểm tra bài cũ (3’)

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 - Giáo viên nhận xét ý thức của các em.

 Giới thiệu bài mới: (1’) Để giúp các em củng cố khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh. Tiết học này chúng ta cùng ôn tập

( Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tiết 1 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2009 Ngày giảng: 9D...2009
 9E 2009
Tiết 1, 2- Tập làm văn:
ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
 a- Về kiến thức: Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.
 b- Về kĩ năng: Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
 c- Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - GV: Nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án.
 - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
 * Ôn định tổ chức: 9A: - 9B:
 9C:
 1. Kiểm tra bài cũ (3’)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét ý thức của các em.
 Giới thiệu bài mới: (1’) Để giúp các em củng cố khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh. Tiết học này chúng ta cùng ôn tập
( Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)
 2. Dạy bài mới:
Tb?
GV
KH
TB
TB
TB
KH
TB
Văn bản thuyết minh có vai trò, tác dụng như thế nào trong đời sống?
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi đời sống cung cấp: tri thức, đặc điểm, tính chấtcủa các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bầy, giới thiệu, giai thích
Trong đời sống hiên nay nhu cầu hiểu biết của con người là không thể thiếu. Văn bản thuyết minh đáp ứng được yêu cầu đó và đem đến cho con người những chi thức xác thực về bản chất của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác so với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
- Xác thực, khoa học, rõ ràng và cung cấp hấp dẫn. Ba tính chất chủ yếu nhằm làm rõ người đọc, người nghe hiểu đối tượng được thuyết minh, còn hấp dẫn là điều nên có để văn vẳn hay hơn, rễ đi vào lòng người. Văn bản thuyết minh khác văn bản tự sự: Nó không có sự việc diễn biến, khác văn bản miêu tả: không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy mà cốt làm cho người ta hiểu. Khác với nghị luận: Văn bản thuyết minh trình bầy nguyên lý, quy luật, cách thức chứ không phải là luận điểm, luận cứ, lý lẽ, lập luận như văn nghi luận.
Để làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị nhũng gì?
- Người viết phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh, hiểu biết đối tượng thuyết minh là cái gì? Có đặc điểm tiêu biểu gì? Có cấu tạo ra sao? Hình thành như thế nào? Có giá trị ý nghĩa gì đối với con người, nhất là nắp được bản chất, đặc trưng của sv.
- Muốn làm tốt được bài văn thuyết minh người viết phải có tri thức vế đối tượng được thuyết minh.
- Muốn có tri thức về đối tượng thì trước hết phải quan sát tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh: bản chất, đặc trương đối tượng, tra cứu từ điển, sách giáo khoa, phải biết phân tích.
- Muốn có tri thức về đối tượng, phải biết quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh.
- Đặc điểm tiêu biểu là đặc điểm có ý nghĩa phân biệt, sự vật này với sự vật khác.
Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
- Phương pháp nêu định nghĩa giải thích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số hiệu (con số)
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân loại, phân tích.
- Giáo viên: Trong văn bản thuyết minh, người ta sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh.
- Giáo viên chép 4 đề bài lên bảng:
a, Thuyết minh về một đồ dùng.
b, Thuyết minh về một danh lam thắm cảnh.
c, Thuyết minh về một thể loại văm học.
d, Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
Nêu nhận xét của em về 4 đề bài trên?
- 4 đề bài đều thuộc văn bản thuyết minh, nhưng 4 kiểu thuyết minh khác nhau.
Nêu cách lập dàn ý đối với 4 đề bài trên?
1. Đề a: * Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng đó là gì?
* Thân bài: - Đặc điểm cấu tạo của đồdùng.
- Cách làm, giá trị sử dụng.
- Cách bảo quản.
* Kết luận: Cảm nghĩ về đồ dùng đố.
2. Đề b: * Mở bài: Giới thiệu kq một danh lam thăng cảnh của quê hương.
* Thân bài:- Giới thiệu vị trí địa lý của thắng cảnh quê hương.
- Thắng cảnh được phát hiện khi nào?
(lần lượt giới thiệu mô tả từng phần)
- Vị trí của thắng cảnh với đời sống t/c của con người quê hương em.
* Kết bài: Cảm nghĩ về thắng cảnh đó.
3. Đề c: * Mở bài: Giới thiệu về thể loại văn học
* Thân bài: Thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học đó.
* Kết bài: Nêu cảm nhận chung về thể loại văn học đó.
4. Đề d: * Mở bài: Giới thiệu 1 pp (cách làm) sẽ thuyết minh.
* Thân bài: - Nguyên vật liệu
- Cách làm
- Yêu cầu thành phẩm.
* Kết luận: Cảm nghĩ về pp cách làm đó.
Tập viết một đoạn văn theo đề bài (a)
- Yêu cầu: Đoạn văn phải đảm bảo cấu trúc có câu mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
- Sử dụng phù hợp các tri thức về đồ dùng trong doạn văn.
- Lời văn ngắn gọn, chính sác.
- Học sinh viết bài.
- Gọi học sinh trình bày -> học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn học sinh.
I. Đặc điểm và phương pháp làm bài văn thuyết minh. (60’)
1. Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống. 
2. Điểm khác biệt giữa văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
3. Những yêu cầu để làm tốt bài văn thuyết minh.
4. Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng.
II. Luyện tập. (24”)
1. Bài tập 1.
2. Bài tập 2.
III. Củng cố - luyện tập:
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn thuyết minh.
 - Tập viết các đoạn văn của 4 đề tài trên
 ____________________________________________________________
Ngày soạn:2009 Ngày giảng: 9D2009
 9E 2009
Tiết 3, 4- Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh
 - Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ vào trong văn bản thuyết minh một cách hợp lý, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn.
 - Rèn luyện cho hcọ sinh kĩ năng viết văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong đó.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giao án.
 - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Phần thể hiện trên lớp
 * Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số. 9D
 9E
1. Kiểm tra bài cũ
 Kết hợp trong giờ học
2. Dạy bài mới
 (1’) (Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng)
KH
G
TB
KH
TB
KH
TB
- Yêu cầu h/s mở sgk ( T12,13)
- Chú ý vào văn bản: “ Hạ Long- Đá và Nước.
GV: Đây là một bài giới thiệu về vẻ đẹp của vịnh hạ long, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được công nhận là di sản tự nhiên của thế giới.
Bài văn thuyết minh đối tượng nào?
- Thuyết minh sự kỳ lạ của Đá và Nước.
Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Cụ thể như thế nào? 
- Đá và Nước đem đến cho du khách những
- Nước ở Hạ Long chảy nhiều với tốc độ khác nhau. Có nhiều cảnh vui chơi ở vịnh.
Văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? 
- Liệt kê: hạ long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng (đó là câu: “Chính nướccó tâm hồn”
Ngoài ra còn sử dụng biện pháp như thế nào?
- Tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.
+ Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo nhiều cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng a/s’ rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động biến hoá đến lạ lùng..
- So sánh liên tưởng: Thế giới người sống động băng đá
- Nhân hoá: Già đi, trẻ lại, nghiêm trọng, tinh nghich, nhún nhảy, thập loại chúng sinh, thế giới người bằng đá
- Miêu tả: Lung linh xao động
Theo em khi sử dụng các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh trên có những tác dụng gì?
- Đem lại cảm giác thú vị của cảnh sắc thiên nhiên. Giới thiệu sự ki lạ của Hạ Long “ cái vốn được coi là trẻ lì, vô tư nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống.
Nếu chỉ sử dụng các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh mà chỉ sử dụng phương pháp thuyết minh đơn thuần thì em có nhận xét gì:
- Văn bản sẽ mất đi sự hấp dẫn và đặc biệt là ta không thể thấy hết sự kỳ lạ của đá và nước tạo ra.
GV: Ngoài các biện pháp NT được sử dụng trong văn bản mà chúng ta vừa tìm hiểu thi trong văn bản thuyết minh người ta con vận dụng thêm 1 số biện pháp NT khác như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc hình thức vè, diễn ca
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, ngoài việc cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng chúng ta cần phải sử dụng biện pháp như thế nào?
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp NT: kể chuyện, tự thuật, đối ngoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc hình thức vè, diễn ca.
Khi sử dụng các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh ta phải lưu ý điều gì? Có thể sử dụng bừa bãi được không?
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
GV: Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh để tạo sự sinh động hấp dẫn nhưng không phải là sử dụng một cách tuỳ tiện mà từng đối tượng cụ thể chúng ta phải biết lựa chọn biện pháp NT thích hợp để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng mà chúng ta thuyết minh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh có thể chọn một trong hai đề để thuyết minh.
1. Thuyết minh bộ váy áo cóm của Dân tộc thái.
2. Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam.
GV: Nếu các em thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam cần đảm bảo các ý chính sau:
a. Mở bài: - Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam và sự gắn bó giữa chiếc nón và người phụ nữ Việt Nam.
b. Thân bài:- Hình dáng của chiếc nón.
 - Các vật liệu làm nón: mo nang, dây móc, khuôn nón, vòng nón, sợi cước
 - Quy trình làm nón: lá nón sau khi phơi 2 -> 3 nắng sẽ ngã từ màu xanh sang màu vàng được rải trên mặt đất cho mềm, rồi người ta sẽ cho lá rộng bản sau đó đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để lá cho phẳng, vòng nón được tuốt tròn điều đặn, chỗ nối cũng không có vết nối, việc cuối cùng thắt và khâu nón.
- Công dụng: Che nắng, che mưa, tạo vẽ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. ( ca dao “ Qua đình ngã nón trông đình”)
- Lịch sử: Chiếc nón xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời.
GV: Trong khi các em thuyết minh về hình dáng, cấu tạo, quy trình, công dụng, lịch sử của chiếc nón các em phải biết kết hợp đưa các biện pháp NT: Có thể là liệt kê, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng,, phân hoá làm sao cho phù hợp và làm nổi bật đối tượng: Đó là chiếc nón lá Việt Nam.
- Học sinh viết bài ( 15 -> 20’ )
- Gọi 4 – 5 em đứng lên đọc bài viết của mình
- Gọi học sinh nhận xét, sửa chửa, bổ xung giúp bạn.
- Giáo viên nhận xét, bổ xung, kết luận.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
- Về nhà xem lại các bp’ NT trong văn bản thuyết minh.
- Làm và sửa chửa phần bài tập mà cô đã yêu cầu.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn bản nhật dụng.
I. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (44’)
1. Ví dụ: Hạ Long- Đá và Nước.
- Liêt kê
- T ... i múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói doi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, ko xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để lòng rồi ko thực hiện được lời hứa.
=> Tất cả các thành ngữ trên chỉ những cách nói, nội dung nói ko tuân thủ phương châm về chất.
b. Bài tập 2
- Phép tu từ, từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh. Vì trong giao tiếp đôi khi để tuân thủ phương châm lịch sự, người ta có thể dùng ngững phép tu từ khác, như nói giảm, nói tránh là cách nói chuyên dùng nhằm mục đích đó.
VD: Thay vì nói bạn mình bị trượt hai môn, nhiều học sinh nói là bị vướng hai môn hoặc thay vì chê bai bài viết của người khác dở, ta viết bài viết chưa được hay
c. Bài tập 3 
- Nói dịu như khen, nhưng thực ra là mỉa ma, chê trách là nói mát.
- Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.	
- Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.
- Nói tren vào truyện của người trên khi ko được hỏi đến là nói leo.
- Nó rành mạch, căn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
II. Xưng hô trong hội thoại. (32’)
1. lý thuyết
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phông phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
2. Luyện tập
a. Bài tập 1
- Việc dùng “chúng tôi” thay cho “tôi” trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
- Tuy nhiên, cần lưu ý trong những tình huống nhất định, chẳng hạn khi viế bài bút chiến, ranh luận, khi cần nhấn mạnh ý kiến của cá nhân thì dùng tôi tỏ ra thích hợp hơn.
b. bài tập 2
- Trong đoạn trích “Thánh Gióng”, đứa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường. Nhưng xưng hô với sứ giả thì sử dụng từ ta – ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa trẻ khác thường.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
- Các em về nhà ôn tập lại toàn bộ phần lý thuyết được ôn.
- Làm tiếp các bài tập trong sách giáo khoa của hai phần vừa ôn.
Ngày soạn:..2009 Ngày giảng 9D:..2009
 9E:..2009
Tiết 9, 10 - Tập làm văn
TẬP VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH
CÓ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh
- Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện khả năng viết bài văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các biện pháp NT.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Ngh cứu sgk, sgv, soạn giáo án.
- HS: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
III. Phần thể hiện trên lớp
 * Ổ định tổ chức 9D:
 9E:
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét ý thức của các em.
2. Dạy bài mới
 (1’) Như vậy các em thấy nếu như sử dụng các biện pháp NT thích hợp trong bài văn thuyết minh thì sẽ có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, người nghe góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Để các em tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
?
?
?
?
Tb?
Tb?
?
Nhắc lại các bước để tiến hành làm một bài văn hoàn chỉnh.
- Có 4 bước: + Tìm hiểu đề và tìm ý.
 + Lập dàn ý.
 + Viết bài.
 + Đọc lại và sửa chữa.
- GV chúng ta sẽ đi tiến hành từng bước
Quan sát và chỉ ra những từ ngữ quan trọng của đề bài?
- HS chỉ ra- GV gạch chân lên bảng.
Hãy xác định thể loại, nội dung và phạm vi, giới hạn của đề bài?
Em sẽ đặt câu hỏi như thế nào để tìm ý cho đề bài trên?
Phần mở bài em sẽ nêu ý gì?
Em sẽ viết phần thân bài như thế nào?
Nêu ý chính trong phần kết bài?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự hoàn thiện phần bài thuyết minh về chiếc nón lá theo dàn ý vừa đưa ra và lưu ý kết hợp các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ sao cho phù hợp và làm nổi bật đặc điểm của đối tượng là chiếc nón. Chú ý bài làm có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết luận.
- Gọi 3, 4 học sinh đọc bai viết của mình.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Sửa chữa lổi chính tả, bổ sung về câu chữ, về phương pháp thuyết minh, về các bp’ NT sử dụng trong bài viết để vừa đúng với yêu cầu của đề bài và đặt hiệu quả tối ưu nhất.
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và kết luận.
- GV đọc 1 bài hay nhất của học h/s.
* Đề bài: Thuyết minh chiếc nón lá Việt nam.
I. Tìm hiểu đề và tìm ý
1. Tìm hiểu đề
a. Kiểu bài: Thuyết minh
b. Nội dung: nêu công dụng, hình dáng, cấu tạo, quy trình, lịch sử của chiếc nón.
c. Phạm vi:
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- Chiếc nón lá Việt Nam
2. Tìm ý
Chiếc nón có hình dáng, cấu tạo, quy trình, lịch sử như thế nào?
II. Lập dàn ý
1.Mở bài
Giới thiệu về chiếc nón là Việt Nam và sự gắn bó giữa chiếc nón và người phụ nữ Việt Nam.
2. Thân bài
- Hình dáng chiếc nón.
- Các vật liệu làm nón: mo nang, làm cốt, dây móc, lá lại, khuân nón, sợi cước, vòng nón băng tre.
- Quy trình làm nón: Lá nón sau khi phơi đến 2 đến 3 nắng sẽ ngã từ màu xanh sang màu vàng trắng, được dải trên mặt đất cho mềmvòng nón được tiếp đều đặn, chỗ nối cũng không có vết nối, việc cuối cùng là thắt và khâu nón.
- Công dụng:
+ Che nắng, che mưa
+ Tạo vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
- Lịch sử: Chiếc nón đã xuất hiện từ lâu đời.
3. Kết bài
 Cảm nghĩ chung về chiếc nón lá trong đời sống hiện đại.
III. Viết bài 
III. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Xem lại đề bài, dàn ý, đọc và sửa chữa đề bài làm.
- Hoàn thiện phần bài làm của mình.
- Ôn tập toàn bộ phần văn học trung đại.
Ngày soạn:..2009 Ngày giảng 9D:.2009
 9E:..2009
Tiết 11, 12 – Văn bản
ÔN TÂP PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I. mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh
- Hệ thống hoá một cách vững chắc kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập bôn môn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. Phần thể hiện trên lớp 
* Ổn định tổ chức 9D:
 9E:
1. Kiểm tra bài cũ
 Kết hợp trong quá trình giảng bài
2. Dạy bài mới
 (Vào bài)
I. Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9
STT
Tên đoạn trích tác phẩm
Tên tác giả và người dịch
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật chủ yếu
1
Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kỳ mạn lục )
Nguyễn Dữ (thế ki 16) Trúc khê- Lê Văn Triệu (dịch)
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
- Truyện viết bằng chữ Hán kết hợp những yếu tố thực hiện và yếu tố kỳ ảo hoang đường với cách kể truyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2
Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh (Vũ Trung tuỳ bút)
Phạm Đình Hổ (thế kỷ 18)- Đông Châu; Nguyễn Hữu Tiến (dịch)
- Đời sống xa hoa cô độ của bọn ma chúa quan lại phong kiến thời Vua Lê, Chúa Trịng suy tàn.
- Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu truyện, con người đương thời 1 cách cụ thể, chân thực, sinh động.
3
Hồi 14: Đánh Ngọc Hồi; quân Thanh bị thua, trận bỏ Thăng Long, chiều thống chốn ra ngoài(Hoàng lê nhất thống tri)
Ngô Gia Văn Phái - Ngô Thì Nhâm- Ngô Thì Chí- Ngô Thì Du (Thế kỷ 18) Nguyễn Đức Vân; Kiều Thu Hoạch (dịch)
- Hình ảnh anh hùng dt Quang Trung, Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại, đại phá quân thanh mùa xuân 1789, sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của Vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chon lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
4
Truyện kiều
Nguyễn Du (thế kỷ 18, 19)
Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến, là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân văn.
- Nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người, so sánh, đối chiếu: truyện thơ nôm.
5
Lục Văn Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích: LVT)
Nguyễn Đình Chiểu (thế kỉ 19)
- Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và vai trò
lịch sử văn học; tóm tắt cốt chuyện LVT; khát vọng hành đạo giúp đời của tg’; khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của Lục Văn Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Truyện thơ nôm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.
* Yêu cầu: Các đoạn trích trong “Truyện Kiều” và “Lục Văn Tiên” các em về nhà tự ôn và hoàn thiện vào bảng thống kê.
II. Phân tích bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
Số phận bi kịch
- Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa bạc mệnh, hồng nhan, đa truân.
+ Không được xum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi già, dạy trẻ; bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thê đoàn tụ với chồng con (nàng Vũ Thị Thuyết)
+ Số phận nàng vương Thuý Kiều: bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ; phải bán mình chuộc cha “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở; quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần.
Vẻ đẹp
- Tài sắc vẹn toàn, chung thuỷ son sắc (Vũ Thị Thuyết) hiếu thảo, nhân hậu, bao dung, khát vọng tự do công lý và chính nghĩa (Thuý Kiều).
III. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp phong kiến thống trị qua các tác phẩm “Vũ Trung tuỳ bút”, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”; “Chuện Kiều”.
- Ăn chơi xa hoa, truỵ lạc, lãng phí tiền bạc và công sức của dân (Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh).
- Hèn nhát, đầu hàng, bán nước, chạy theo giặc một cách nhục nhã (Vua tôi Lê Chiêu Thống, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”).
- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà tán tận lương tâm. (Mã Giám Sinh mua Kiều).
IV. Những nhân vật anh hùng
1. Quang Trung, Nghuễn Huệ
- Yêu nước nồng nàn.
- Tài trí, dũng cảm hơn người.
- Nhân cách cao đẹp vừa kiên quyết vừa bao dung, nhìn xa trông rộng.
2. Lục văn tiên
- Người anh hùng với lí tưởng cao đẹp.
- Quan niện phò đời giúp nước, giúp dân.
- Trường trị cái ác, kẻ ác, cứu người hoạn nạn.
- Không mong sự đền đáp, khiêm tốn giản dị.
3. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài (toàn bộ phần ôn)
- Làm tiếp các câu hỏi trong sgk.
 _______________________________________________________________
Ngày soạn:2009 Ngày giảng 9D:..2009
 9E:..2009
Tiết 13 - Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ TỪ VỰNG
	SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TỪ VỰNG; TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn kiến thức về từ vựng đã học: Sự phát triển của từ vựng; Trau dồi vốn từ.
- Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức 9D:
 9E:
1. Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ học)
2. Dạy bài mới
 (Vào bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_van_9_tiet_1_den_13.doc