Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 13, 14

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 13, 14

TUẦN: 13 & 14

TIẾT : 13 & 14 BÁM SÁT:

VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về vai trò của yếu tố nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm.

II. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi đoạn văn có các yếu tố lập luận , độc thoại và độc thoại nội tâm.

HS: Ôn bài theo hướng dẫn của GV

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

2. Các hoạt động dạy – học:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu rõ lập luận trong văn tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13 & 14
TIẾT : 13 & 14 BÁM SÁT:
VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về vai trò của yếu tố nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi đoạn văn có các yếu tố lập luận , độc thoại và độc thoại nội tâm.
HS: Ôn bài theo hướng dẫn của GV
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu rõ lập luận trong văn tự sự.
LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
TỰ SỰ
NGHỊ LUẬN
- Văn tự sự gắn với, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm vì: 
a) Các phương tiện này chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, xúc cảm để tái hiện hiện thực.
b) Các phương tiện này là cơ sở cho tư duy hình tượng (tư duy nghệ thuật – hư cấu)
- Văn nghị luận dùng lí lẽ, logic phán đoán... nhằm làm sáng tỏ cho một ý kiến, một quan điểm, một tư tưởng.
- Văn nghị luận là cơ sở của tư duy lí luận (tư duy khoa học – logic)
- Đặc trưng của lập luận là sự chặt chẽ, rõ ràng và có sức thuyết phục cao.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LẬP LUẬN
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Lập luận thực chất là cuộc đối thoại (đối thoại với người hoặc với chính mình) : thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề gì đó. 
...Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.
 Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ......để cho nó làm kiếp khác.
 Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó .........như kiếp tôi chẳng hạn!...
2. Trong đoạn lập luận, ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định và phủ định, câu có mệnh đề hô ứng như: nếu...thì; không những (không chỉ)...mà còn; càng...càng; vì thế...cho nên, vừa...vừa...
a) Câu khẳng định;
- Ta giết nó chín là hóa kiếp cho nó đấy,hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
b) Câu có các mệnh đề hô ứng;
- Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
3. Trong đoạn văn lập luận thường dùng nhiều từ lập luận như: tại sao, thật vậy, tuy thế ,trước hết, nói chung, tóm lại, tuy nhiên
- Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!
* Hoạt động 2: Phân tích lập luận trong đoạn văn tự sự: Làng (Lập luận của ông Hai)
 Cuộc đối thoại ngầm với chính mình(độc thoại, miêu tả nội tâm) của ông Hai trong đoạn: "Hay là quay về làng...... làng theo Tây mất rồi thì phải thù"
1. Mở đoạn: (Nêu vấn đề): Ông Hai không thể về làng được nữa.
2. Thân đoạn: (Phát triển vấn đề): Vì sao vậy?
- Vì làng theo Tây.
- Vì về làng tức là bỏ kháng chiến.
- Vì về làng tức là bỏ cụ Hồ.
- Vì về làng tức là theo giặc.
- ..................tức là làm nô lệ cho giặc.
- ................ tức là cam chịu bọn tay sai áp bức bóc lột: cái đình làng dành cho bọn chúng đánh tổ tôm, hại dân lành....
- ..................tức là cam chịu cảnh đen tối, lầm than.
3. Kết đoạn:(Kết thúc vấn đề): Ông Hai không thể về cái làng được nữa.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đối thoại và độc thoại trong văn bản tự 
sự
ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
ĐỐI THOẠI
ĐỘC THOẠI
- Là một trong những dạng thức của lời nói trong đó cói hiện diện của người nói, người nghe và mỗ phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện
- Là sự thể hiện lời nói trước hết hướng tới bản thân mình mà không tính đến phản ứng của người đối thoại. Độc thoại được đặc trưng bởi một cú pháp phức tạp hơn và thể hiện nội dung theo chủ đề rộng hơn so với đối thoại.
- Trong cuộc sống, đối thoại diễn ra thường xuyên: Phát ngôn ngắn gọn, sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
- Trong văn bản tự sự, đối thoại cũng mang các đặc điểm trên, nhưng tất cả đều được m/t bằng con chữ, nhất là các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
- Trong văn bản các đối thoại được thể hiện bằng gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp (Mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)
Độc thoại thành lời
Độc thoại nội tâm(không thành lời)
- Là nói một mình (hướng tới bản thân mình) nhưng vẫn phát ra thành tiếng.
- Khi người độc thoại cất thành tiếng thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng
- Là nói một mình (hướng tới bản thân mình) nhưng chỉ diễn ra trong suy nghĩ (nói thầm với mình), không thành tiếng.
- Khi không thành tiếng thì không có gạch đầu dòng.
 VÍ DỤ
ĐỐI THOẠI
ĐỘC THOẠI
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
 Gần miền có một mụ nào
 ......................................
Mày râu nhẵn nhụi, ao quần bảnh bao
==> Khắc họa tính cách: cục cằn, thô lỗ, gian manh của một tên con buôn là Mã Giám Sinh.
....Rồi lão chửi yêu nó....Lão bảo nó thế này;
- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu... liệu hồn cậu đấy!
==> Khắc họa tâm trạng nhớ con da diết của lão Hạc...
...Lão vật vã hai giờ đồng hồ rồi mới mất....chứ không chịu bán đi một sào.
==> Khắc họa tâm trạng, suy nghĩ của ông giáo.
* Hoạt động 4: Lập dàn ý, viết đoạn văn:
Đề bài: Hãy kể về một lần trót xem nhật kí riêng của bạn.
 DÀN BÀI:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu sự việc: xem nhật kí riêng của bạn.
- Nhân vật: chính em
- Tình huống xảy ra câu chuyện: Ở đâu? Khi nào?
2. Thân bài: 
a) Sự việc khởi đầu(mở đầu): thấy quyển vở đẹp có bìa cứng trong hộc bàn của bạn...
b) Sự việc mâu thuẫn (thắt nút): diễn biến nội tâm: vừa nhớ lời dạy của cô không tò mò xen thư từ, nhật kí riêng của người khác, vừa tò mò muốn xem bạn viết những gì trong nhật kí...(k/h độc thoại)
c) Sự việc phát triển:Giở vở nhật kí của bạn ra xem... thấy ghi những chuyện, những cảm nghĩ riêng tư của bạn về trường lớp, về các bạn
d) Sự việc cao trào(mở nút): đem những chuyện bạn viết kể cho lớp nghe, gây mất đoàn kết, xô xát....(k/h đối thoại)
e) Sự việc kết thúc: cô giáo biết được, dem sự việc ra phê bình trước lớp (m/t nội tâm: ân hận, xấu hổ, những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở...có thể đưa ra lập luận: Vì sao lại ân hận..)
Lưu ý: Trong khi kể người viết cần kết hợp:
M/t và m/t nội tâm
Sử dụng lập luận
Thể hiện thái độ tình cảm của mình trước sự việc, con người...
HS: Thảo luận lập dàn ý, trình bày dàn ý.
 Viết đoạn văn có sử dụng hình thức đốí thoại, đoạn độc thoại, đoạn độc thoại nội tâm
GV: Nhận xét, cho diểm khuyến khích bài viết khá.
 ------------------------------------------------------------------------------
Kí duyệt tuần 13
Ngày 16 tháng 11 năm 2009
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13,14.doc