Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 15, 16, 17

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 15, 16, 17

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Hệ thống lại nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ và truyện hiện đại trong chương trình học kì I lớp 9.

- So sánh những nét chung, nét riêng về đề tài, nghệ thuật của các tác phẩm thơ và truyện hiện đại trong chương trình.

- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước con người Việt Nam qua các tác phẩm đã học.

- Rèn kĩ năng so sánh, liên hệ, cảm nhận về nhân vật, nghệ thuật.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng hệ thống tác giả, tác phẩm, trò chơi Giải ô chữ.

- HS: Ôn tập các tác phẩm, câu hỏi đố bạn (Thi với nhau)

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

2. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 15, 16, 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15, 16, 17, 18 Ngày dạy: 2,9,16, 23/12
TIẾT : 15, 16, 17, 18 BÁM SÁT:
 ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hệ thống lại nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ và truyện hiện đại trong chương trình học kì I lớp 9.
- So sánh những nét chung, nét riêng về đề tài, nghệ thuật của các tác phẩm thơ và truyện hiện đại trong chương trình.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước con người Việt Nam qua các tác phẩm đã học. 
- Rèn kĩ năng so sánh, liên hệ, cảm nhận về nhân vật, nghệ thuật... 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng hệ thống tác giả, tác phẩm, trò chơi Giải ô chữ...
- HS: Ôn tập các tác phẩm, câu hỏi đố bạn (Thi với nhau)
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HD HS hệ thống các tác giả, tác phẩm đã học
GV đưa ra bảng hệ thống (để trống một số cột)
Chia thành 2 đội thi theo hình thức: AI NHANH HƠN
HS: Chọn thẻ từ gắn vào chỗ trống cho phù hợp.
* Hoạt động 2: Thi với nhau
Các tổ chuẩn bị nội dung câu hỏi và đáp án.
- Thể lệ cuộc thi: Trong thời gian từ 1 – 2' nếu không có câu trả lời, đội khác bổ sung (trả lời đúng: 10 đ; bổ sung: 5 đ)
TIẾT 16
* Hoạt động 3: Ôn tập chủ đề người lính:
Tổ chức trò chơi: Ngôi sao may mắn.
GV: Chuẩn bị 4 câu hỏi và một câu là ngôi sao may mắn
HS: Bắt thăm, mỗi câu trả lời đúng được 10 đ, bắt được ngôi sao may mắn không phải trả lời vẫn được 10 đ.
- Làm việc cá nhân: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu thơ trong một bài thơ em yêu thích.
* Hoạt động 4: Ôn tập bút pháp xây dựng hình ảnh thơ.
HS: Thảo luận(Mỗi tổ 1 câu)
- Tổ 1: Đồng chí
- Tổ 2: Đoaàn thuyền...
- Tổ 3: Bài thơ...
- Tổ 4: Ánh trăng...
TIẾT 17
* Hoạt động 5:Tổ chức trò chơi: AI NHANH HƠN.
Thể lệ: Có 3 đội chơi, mỗi đội 4 người, bốc thăm tác phẩm rồi hoàn thành các thẻ từ nội dung tương ướng, đội nào xong trước, đúng, đủ nội dung sẽ thắng và được 30 điểm.
- Điểm bổ sung cho một cột là 5 đ (dành cho khán giả)
* Hoạt động 6: Thảo luận nhóm
- Tổ 1,2: Các tác phẩm truyện sau CM tháng Tám 1945 trong bảng thống kê đã phản ánh những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
- Tổ 3, 4: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Hãy nêu phẩm chất của từng nhân vật trong tác phẩm?
* Hoạt động 7: Nêu cảm nghĩ vè nhân vật
HS làm việc cá nhân.
TIẾT 18
* Hoạt động 8: Tổ chức trò chơi: THI VỚI NHAU
- HS tự ra câu hỏi dố đọi bạn:
- Ví dụ: Phương thức trần thuật của truyện Chiếc lược ngà?
- Ví dụ: Phương thức trần thuạt của truyện Làng, Lặng lẽ Sapa?
- Ví dụ: Bạn hãy nêu tình huống truyện ngắn Làng(hoặc Chiếc lược ngà).....
Hoạt động 9: Thi diễn tiểu phẩm (hoặc đọc thơ ca ngợi các nhân vật)
HS thi diễn tiểu phẩm Lặng lẽ Sapa hoặc Chiếc lược ngà.
- Có thể diễn tiểu phẩm sáng tạo dựa trên những tác phẩm đã học
I. Hệ thống tác giả, tác phẩm thơ hiện đại:
TT
T.phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Nội dung
Nghệ thuật
II.Sắp xếp tác phẩm theo từng giai đoạn.
 - Từ 1945 – 1954: Đồng chí
 - Từ 1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.
 - Từ 1964 – 1975: Khúc hát ru, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 - Sau 1975: Ánh trăng
* Thể hiện cuộc sống, đất nước và tư tưởng tình cảm con người:
- Đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, thắng lợi vẻ vang. Nhân dân đất nước anh hùng.
 D/c: Đồng chí, Khúc hát ru..., Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Trong công cuộc xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người:
 D/C: Đoàn thuyền đánh cá
- Tình cảm, tư tưởng, tâm hồn con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động, thay đổi sâu sắc.
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Tình đồng chí, đồng đội.
- Tình bà cháu, mẹ con gần gũi, thiêng liêng, bền chặt gắn liền với tình cảm chung – nhân dân và đất nước.
III. Chủ đề: Người lính và tình đồng chí, đồng đội:Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng:
1. Điểm chung: Viết về người lính CM với những vẻ đẹp trong tính cách và tam hồn họ.
2. Nét riêng:
 a) Đồng chí: Viết về người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Họ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu....
 b) Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Viết về người lính lái xe thời kì k/c chống Mĩ: Hiên ngang, lạc quan...
 c) Ánh trăng: Gợi nhắc về quá khứ nghĩa tình, thủy chung...
* HS nêu cảm nhận bản thân về hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu...
IV. Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe..., Ánh trăng.
a) Đồng chí: Sử dụng bút pháp hiện thực, đưa nhữn chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính vào thơ.
b) Đoàn thuyền đánh cá: Chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với những liên tưởng, so sánh...
c) Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Sử dụng bút pháp thực, m/t rất cụ thể chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lính lái xe.
d) Ánh trăng: Tuy đưa vào những hình ảnh và chi tiết thực rất bình dị nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vài chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát.
V. Hệ thống các tác giả, tác phẩm truyện hiện đại:
TT
Tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
VI. Hình ảnh và đời sống con người Việt Nam:(Thuộc những thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, xây dựng đất nước)
- Ông Hai: Tình yêu Làng đặc biệt nhưng phải đặt trong trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến...
- Anh thanh niên: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trê núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người...
- Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha ...
- Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh ...
VII. Cảm nghĩ về nhân vật.
( HS nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật mình thích)
VIII. Đặc diểm nghệ thuật: 
1. Phương thức trần thuật: Ngôi thứ nhất và thứ ba:
- Ngôi thứ nhất(xưng tôi): Chiếc lược ngà. 
- Ngôi thứ ba (đặt vào cái nhìn và giọng điệu nhân vật): Làng, Lặng lẽ Sapa.
2. Tình huống truyện đặc sắc: Làng, Chiếc lược ngà
IV. Diễn tiểu phẩm (hoặc làm thơ ca ngợi các nhân vật trong truyện)
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ nội dung các phần để chuẩn bị kiểm tra thơ và truyện hiện đại.
- Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt và văn bản Cố hương 
 ---------------------------------------------------------------------------------
Kí duyệt tuần 15
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
Nguyễn Thị Hương
 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15,16,17.doc