Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 21, 22, 23

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 21, 22, 23

 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG,

 TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu bài học

- Giúp hs củng cố lại cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng, tư tưởng đao đức trong cuộc sống.

- Biết nghị luận về một vấn đề đúng sai trong cuộc sống.

- Rèn kĩ năng lập dàn ý, phân biệt đề văn nghị luận, cấu tạo phần mở bài, viết phần mở bài theo nhiều cách.

II. Chuẩn bị

 GV: Chọn nội dung kiến thức, một số đề bài, cách mở bài ( bảng phụ).

 HS: Ôn lại kiểu văn nghị luận về vấn đề sự việc hiện tượng đời sống, những thắc mắc khó hiểu.

III. Thực hiện các hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 21, 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21, 22, 23 
Tiết 21, 22, 23 
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG, 
 TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học
- Giúp hs củng cố lại cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng, tư tưởng đao đức trong cuộc sống.
- Biết nghị luận về một vấn đề đúng sai trong cuộc sống. 
- Rèn kĩ năng lập dàn ý, phân biệt đề văn nghị luận, cấu tạo phần mở bài, viết phần mở bài theo nhiều cách.
II. Chuẩn bị
 GV: Chọn nội dung kiến thức, một số đề bài, cách mở bài ( bảng phụ)...
 HS: Ôn lại kiểu văn nghị luận về vấn đề sự việc hiện tượng đời sống, những thắc mắc khó hiểu.
III. Thực hiện các hoạt động
Hoạt động 1
Dàn bài nghị luận sự việc, hiện tượng đúng
VD: Bàn về sự việc lao động là vẻ vang.
 Mẫu
1. Mở bài: Nêu sự việc hiện tượng cần bình luận
2. Thân bài:
- Bình:
+ Mô tả sự việc, hiện tượng ( nêu các biểu hiện của nó)
+Nêu các mặt đúng, lợi của sự việc...
+ Bày tỏ thái độ khen đối với sự việc...
- Luận ( mở rộng vấn đề)
+ Nêu các mặt sai hại của sự việc..
+ Bày tỏ thái độ chê đối với sự việc..
+ Nêu nguyên nhân tư tưởng, xã hội sâu xa của sự việc hiện tượng.
+ Xây dựng thái độ đúng cần phải có.
3. Kết bài: Nêu ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng.
1. Mở bài: Nêu sự việc cần
 bình luận: Lao động là vẻ 
vang.
2. Thân bài:
- Bình
+ Mô tả sự việc, nêu các biểu hiện của lao động.
+ Nêu các mặt đúng lợi của sự việc lao động
+ Bày tỏ thái độ khen đối với sự việc của lao động
- Luận 
+ Xây dựng thái độ đúng cần phải có để lao động vẻ vang.
+ Nêu các mặt sai hại của sự việc không lao động.
+ Bày tỏ thái độ chê đối với sự việc không lao động.
3. Kết bài: Ys kiến khái quát đối với sự việc: Lao động là vẻ vang
Mở bài: Nói lao động là vẻ vang thì nhiều người nói: một thầy thuốc hay một người làm khoa học, một thầy giáo mới là lao động vẻ vạng. Thế còn những người khác, lao động có vẻ vang không? Cũng là vẻ vang.
2.Thân bài - dẫn chứng về những tấm gương trong lao động...
-
-
- Nêu các mặt sai hại, bày tỏ thái độ..
 Nói lao động là vẻ vang thế cái gì là xấu hổ?Tức là làm biếng, muốn ăn mà không muồn làm, trong những buổi lao động vắng mặt không lí do chính đáng, hay đi muộn về sớm,... đấy là không vẻ vang. 
3. Kết bài: Khi chúng ta đã biết lao động là vẻ vang thì chúng ta pahir chống lại cái không vẻ vang tức là không lao động.
Hoạt động 2 ( Tiêt 22)
Dàn bài vấn đề tư tưởng đạo đức lối sống.( thường là làm sáng tỏ câu ca dao, tục ngữ, câu nói,..)
VD: Suy nghĩ về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 Luận đề - Lòng biết ơn
1. Mở bài
- Nêu vấn đề
- Hoàn cảnh...
- Tục ngữ, ca dao – viết lại
2. Thân bài
- Bình:
+ Giải thích câu nói ( hoặc các biểu hiện của vấn đề)
+ Phân tích các mặt đúng, lợi
- Luận ( mở rộng vấn đề)
+ Phân tích các mặt sai hại
+ Phân tích nguyên nhân hậu quả
+ Xây dựng thái độ đúng cần phải có
3. Kết bài: thái độ kết luận chung của bài nghị luận.
1. Mở bài
 Nêu vấn đề : nhớ ơn- hoàn cảnh: từ xưa đến nay – tục ngữ - viết lại
2. Thân bài
- Bình:
+ lí lẽ 1: giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ.
+ lí lẽ 2:Phân tích các mặt đúng, lợi của lòng biết ơn – tác dụng.
- Luận :
+ lí lẽ 3: Phân tích các mặt sai, hại: vô ơn bội nghĩa,...
+ lí lẽ 4: Phân tích nguyên nhân hậu quả.
+ lí lẽ 5:Xây dựng thái độ đúng cần phải có.
3. kết luận: Thái độ, kết luận chung của bài nghị luận về phẩm chất nhớ ơn.
1. Mở bài( tổng – nêu luận điểm)
2. Thân bài ( phân)
- Giải thích nghĩa ...( lí lẽ 1)
Vậy câu tục ngữ trên mang một ý nghĩa cụ thể gì? Có lẽ hình ảnh đầu tiên khiến mọi người nghĩ đến là một cây xanh tươi hoa lá, quả trĩu nặng trên cành và mọi người có thể hưởng trái cây chín mọng đó. Vị ngọt của cây trái làm cho mọi người nhớ đến người đã trồng cây, đã bỏ ra biết bao công sức chăm sóc,... mà không hề nghĩ đến ngày hái quả. Hưởng những trái cây ngon lành đó chúng ta cần phải nhớ ơn người đã trồng cây.Đã tạo ra quả cho chúng ta ăn hôm nay.Nghĩa đen của câu tục ngữ là như vậy, còn nghĩa bóng thì sao?...
Hoạt động 3: Cấu tạo kiểu mở bài ( Tiết 23)
 1.Về nội dung – gồm những bộ phận nhở như sau:
a) gợi mở vào đề ( kiểu trực tiếp, gián tiếp)
 - Nêu xuất xứ của đề - của một nhận định2
- Nêu lí do đưa đến bài viết...
- Đưa ra một mấu chuyện, một so sánh, một liên tưởng, một danh ngôn, tục ngữ, ca dao, hoặc một trích dẫn văn thơ,..
b) giới thiệu vấn đề ( trong tâm – nêu tình huống có vấn đề đc giải quyết ở thân bài)
 - G/T nội dung có vấn đề ( luận đề)
- X/Đ phương hướng , phạm vi mức độ, giới hạn của vấn đề.
c) Viết lại câu văn – thơ trích dẫn của đề
2. Về hình thức
- Độ dài phải cân xứng với khuôn khổ của bài viết – phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng về dung lượng với phần kết bài.
- Viết ngắn gọn khéo léo, gây hứng thú cho người nghe, đọc.
- Tránh nói vòng vèo không vào được vấn đề - tránh viết lan man, cầu kì dài dòng .
Hoạt động 4: Thực hành
VD: Cho đề bài sau: Em có suy nghĩ gì về lời dạy của Bác trong bài huấn thị cho lớp nghiên cứu chính trị của trí thức( tháng 7 năm 1956), Bác Hồ đã dạy: “ Học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời”.
Hãy lập dàn ý cho phần mở bài và viết hoàn chình phần mở bài cho đề bài trên.
 * Xác định 
 - Thể loại – bình luận
- Có một ý
- Dàn ý
 + Giới thiệu vấn đề: học hỏi
 + Các yếu tố
 1-Tác giả - Bác Hồ 
 2- Hoàn cảnh – tháng 7 – 1956 
+ Viết lại câu nói
 * Mở bài trực tiếp – kiểu 1,2,3: Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta nói riêng, đối với nhân loại nói chung. Vấn đề này luôn luôn được mọi người quan tâm, nhất là Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta tuy phải bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn canh cánh bên lòng nỗi băn khoăn về việc học hỏi của nhân dân. Cho nên trong bài Huấn thị cho lớp ngiên cứu chính trị của trí thức vào tháng 7 năm 1956. Bác Hồ đã dạy: “ Học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời”
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Đọc và nghiên cứu kĩ lai nội dung bài học.
Lập dàn ý và viết phần mở bài cho đề bài sau:
 + Bàn về việc tập thể dục để có sức khỏe ( tổ 1,3)
 + Suy nghĩ về buổi lễ chào cờ ( tổ 2,4).
Kí duyệt
Ngày 11 tháng 1 năm 2010
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21,22,23.doc