Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 24, 25

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 24, 25

25 Bám sát: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

 CON CÒ

 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN

 LƯNG MẸ

I. Mục têu bài học:

Giúp HS:

- Ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức về Liên kết câu và liên kết đoạn văn

- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ liên kết đúng khi nói và viết, biết viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

- Biết so sánh cách khai thác lời ru trong hai bài thơ : Con cò và bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lựng mẹ

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm

- HS: Ôn tập nội dung về liên kết câu, liên kết đoạn và bài Con Cò, bài Khúc hát ru.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đại từ "nó" trong câu sau thay thế cho từ nào (hoặc cụm từ) nào?

 Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung .

 A. Cái im lặng B. lúc đó C. Thật dễ sợ D. cái im lặng lúc đó

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 & 25
Tiết 24 & 25 Bám sát: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
 CON CÒ 
 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN 
 LƯNG MẸ
I. Mục têu bài học:
Giúp HS: 
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức về Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ liên kết đúng khi nói và viết, biết viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết.
- Biết so sánh cách khai thác lời ru trong hai bài thơ : Con cò và bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lựng mẹ
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm
- HS: Ôn tập nội dung về liên kết câu, liên kết đoạn và bài Con Cò, bài Khúc hát ru...
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đại từ "nó" trong câu sau thay thế cho từ nào (hoặc cụm từ) nào?
 Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ...
 A. Cái im lặng B. lúc đó C. Thật dễ sợ D. cái im lặng lúc đó
Câu 2: Hãy nối từ ngữ ở cột A với nội dùg ở cột B cho phù hợp:
A
B
Nối
1. Phép lặp từ ngữ
a) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
1 +
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
b)Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
2 +
3. Phép thế
c) Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước
3 +
4. Phép liên tưởng
d) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.
4 +
Câu 3: Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào?
 Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta
Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
 A. anh thanhy niên C. một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi
 C. một anh thanh niên D. đỉnh Yên Sơn
Câu 4:Cho ví dụ về các phép liên kết sau:
A. Phép lặp từ ngữ
...........................................................................................................................................................
B. Phép đồng nghĩa
............................................................................................................................................................
C. Phép thế
............................................................................................................................................................
D. Phép nối
............................................................................................................................................................
E. Phép trái nghĩa
.............................................................................................................................................................
Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế?
A. đây, đó, kia, thế, vậy, ...
B. cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại, ...
C. nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy, ...
D. và, rồi, nhưng, vì, để, nếu, ...
Câu 6: Hình ảnh Con Cò trong bài thơ Con Cò cò ý nghĩa biểu tượng gì?
Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia
Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay
Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru
Câu 7: Bài thơ Con cò là lời của ai?
 A. Con cò B. Người mẹ C. Đứa con D. Tác giả
Câu 8:Nhân vật nào được nói tới trong bài thơ Con Cò?
 A. Con cò B. Người mẹ C. Người mẹ và đứa con D. Con cò, người mẹ, đứa con
Câu 9: Hai câu thơ " Ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru" có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?
A. Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
B. Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
 Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
C. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
 Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
D. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
 Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Hoạt động 2: Tự luận
Câu 1: Viết một đoạn văn ( 5 đến 7 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sừ dụng ít nhất hai phép liên kết
Câu 2: Đối chiếu bài thơ Con cò với bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ?
Đáp án: Cách khai thác lời ru:
- Bài Khúc hát ru... : Tác giả vừa trò chuyện với em bé, vừa nói về ước mơ của người mẹ qua lời ru
Kí duyệt 01 tháng 2 năm 2010
Nguyễn Thị Hương
- Bài Con cò: Gợi lại điệu hát ru nhằm ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru
 ------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24,25.doc