Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 28, 29, 30

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 28, 29, 30

Tuần 28,29 BÁM SÁT:

Tiết 28,29 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

 VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về mảng nghị luận về tác phẩm văn học.

- Biết phân biệt kiểu bài và lập dàn ý cho kiểu bài nghị luận về tác phầm văn học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi các kiểu bài bình luận tác phẩm văn học, dàn ý

- HS: Ô lại kiểu bài bình luận tác phẩm văn học.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 28, 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28,29 BÁM SÁT:
Tiết 28,29 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
 VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về mảng nghị luận về tác phẩm văn học.
- Biết phân biệt kiểu bài và lập dàn ý cho kiểu bài nghị luận về tác phầm văn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi các kiểu bài bình luận tác phẩm văn học, dàn ý
- HS: Ô lại kiểu bài bình luận tác phẩm văn học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục, luận điểm, lời văn:
Bố cục
Luận điểm – lời văn
1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và bước đầu nêu ý kiến, đánh giá của mình;
2. Thân bài: Phân tích, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài bằng những luận cứ cụ thể đáng tin cậy;
3. Kết bài: Khái quát, củng cố lại ý kiến của mình và rút ra ý nghĩa của vấn đề đã bình luận
1. Các luận điểm trong bài bình luận tác phẩm văn học cần nêu cụ thể, có luận cứ xác đáng, gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm và chứng tỏ cảm thụ, ý kiến riêng của người viết.
2. Lời văn của bài bình luận tác phẩm văn học cần phải tự nhiên, giàu cảm xúc, thể hiện sự tự tin, nhiệt tình trước vấn đề đang trình bày
LƯU Ý: Cần hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài bình luận tác phẩm văn học:
- Trình bày phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phải qua phân tích, bình giảng dẫn chứng cụ thể.
- Kết hợp dồng thời nhiều thao tác (chứng minh, giải thích, phân tích, bình giảng, bình luận...)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu bài bình luận tác phẩm văn học:
CÁC KIỂU BÀI BÌNH LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC
1
2
3
4
Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm
Phân tích đánh giá một nhân vật trong tác phẩm
Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Phân tích đánh giá một mặt giá trị nào đó của tác phẩm
Cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Hình ảnh người mẹ đồng bào dân tộc thiểu số "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nguyễn Khoa Điềm.
Bàn về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Bình luận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Bàn về vẻ đẹp ở nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Bàn về nghệ thuật trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Tế Hanh.
* Hoạt động 3: Lập dàn bài và tìm hiểu lập luận:
ĐỀ BÀI: Hình ảnh người mẹ đồng bào dân tộc thiểu số "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm.
Dàn bài
Lập luận
1. Mở bài: 
 Nêu vấn đề nghị luận: "Cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng". (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh)
TỔNG
Luận đề
"Đây là một bài thơ hay viết về đồng bào dân tộc thiểu số"
2. Thân bài:
- Ý 1: Khúc hát ru là một cách tân trong kết cấu lời ru
Phân tích, bình giảng
- Ý 2: Mẹ em như một người lao động cần mẫn
 + DCVT
 + Phân tích, bình giảng
- Ý 3: Những lời ru ... là tình cảm của mẹ, là khát khao ước vọng của mẹ đối với con trai ...
Phân tích, bình giảng
- Ý 4: Một khúc hát ru nhưng là khúc hát ru hiện đại.
Phân tích, bình giảng
- Ý 5: Hiện ra trong khúc hát ru là tấm lưng của mẹ
Phân tích, bình giảng
PHÂN
a) Luận cứ
 Lí lẽ
b) Luận điểm 1: Khúc hát ru là một cách tân trong kết cấu lời ru
a) Luận điểm 2; Mẹ em như một người lao động cần mẫn
b) Luận cứ
- Dẫn chứng
- Lí lẽ
a) Luận điểm 3; Những lời ru của mẹ "Tim hát thành lời" đó là tình cảm của mẹ, là khát khao ước vọng của mẹ đối với con trai...
b) Luận cứ
 Lí lẽ
a) Luận điểm 4: Một khúc hát ru nhưng là khúc hát ru hiện đại
b) Luận cứ:
 Lí lẽ
a) Luận điểm 5: Hiện ra trong khúc hát ru còn là tấm lưng của mẹ
b) luận cứ
 Lí lẽ
3. Kết bài:
 Đưa ra nhận xét, nhận định về tác phẩm
HỢP
Kết luận
Người mẹ Tà – ôi, ngwoif mẹ Việt Nam mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ ca ngợi
Kí duyệt
Ngày 22 tháng 3 năm 2010
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28.29,30.doc