HỌC KÌ II
Thứ 2, ngày 10/01/2011
Tiết 91 Bàn về đọc sách (T1)
Chu Quang Tiềm
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ)
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
- Soạn bài
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. Giới thiệu chương trình học kì II.
3. Bài mới:
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Tạo tâm thế chú ý đối với học sinh
- PP thuyết trình
Học kì II Thứ 2, ngày 10/01/2011 Tiết 91 Bàn về đọc sách (T1) Chu Quang Tiềm A.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ) - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. - Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. B. Chuẩn bị: - Soạn bài C. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. Giới thiệu chương trình học kì II. 3. Bài mới: - Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Tạo tâm thế chú ý đối với học sinh - PP thuyết trình Hoạt động của gv và hs Mục tiêu: Nắm được tác giả, tác phẩm và giải nghĩa được các từ. PP: Tìm, phân tích, giải thích Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Giải nghĩa các từ khó SGK Mục tiêu: - Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ) - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. - ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách. PP: Đàm thoại, phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề, theo cá nhân, nhóm Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài. -Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện. -Chú ý hình ảnh so sánh trong bài. ?Văn bản thuộc thể loại gì? ?. Qua đọc, em hãy cho biết văn bản này có thể chia làm mấy phần? Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết: -Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đưa ra những luận điểm nào? -Nếu học vấn là những hiểu biết..học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì? -Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...của học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn? *Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào? -Theo tác giả: Sách là...nhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào? ?Những cuốn sách giáo khao em đang học có phải là di sản tinh thần không? -Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:Nếu...xuất phát.? Hoạt đông nhóm: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào? 2.Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? 3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? Nội dung chính của bài học I. Đọc- hiểu chú thích: 1. Tác giả : - Chu Quang Tiềm (1897 - 1987) Là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng TQ. 2. Tác phẩm : Trích "Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" - Bắc Kinh - 1995. - Là 1 tủ sách đ Chú ý nội dung và cách viết. - Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ. Là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau. 3.Từ khó(SGK) GV có thể kết hợp phần đọc hiểu vb. II.Đọc hiểu văn bản 1. Đọc: 2.Thể loại: -Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội) 3. Bố cục: Chia ba phần. - Từ đầu đến “ đi phát hiện thế giới mới”=> Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. - Tếp đó đến “ tự tiêu hao lực lượng” => Nêu các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách. Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả. II. Phân tích 1. Vì sao phải đọc sách? *Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn" -Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có. -Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người. -Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng. -Muốn có học vấn không thể không đọc sách. *Lí lẽ: -Sách là kho tàng...tinh thần nhân loại. -Nhất định...trong quá khứ làm xuất phát . -Đọc sách là hưởng thụ...con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này. -Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận. *Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại. Vì :Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này. (Các nhóm trả lời sau đó GV kết luận) - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. - Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, nung nấu suốt mấy nghìn năm nay. - Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. - HS cần đọc sách, báo => trau dồi vốn tri thức của mình, trau dồi vốn từ, rèn luyện cách viết, cung cấp vốn ngôn ngữ để viết bài mới hay.... *Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách. *Củng cố - dặn dò: Mục tiêu:- Giúp hs nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học. - Nắm được nd sẽ học trong tiết tới. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoai. -Hệ thống toàn bài. -Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học. -Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài. Thứ 4, ngày 12/01/2011 Tiết 92 Bàn về đọc sách (T2) Chu Quang Tiềm A.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ) - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. - Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. B. Chuẩn bị: - Soạn bài C. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào? 3. Bài mới: - Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Tạo tâm thế chú ý đối với học sinh - PP thuyết trình Hoạt động của GV và HS Mục tiêu: - lựa chọn sách khi đọc - Phương pháp đọc sách có hiệu quả. - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. PP: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo cá nhân, nhóm. ?. Đọc sách có dễ không? A. Dễ ? Rất dễ ? Không dễ ? ?. Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc? ?. Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? ?.Vì sao phải đọc sách thường thức? ?. Theo em, đọc sách là phải đọc cho kĩ hay đọc cho xong? ?. Theo Chu Quang Tiềm cách đọc sách có phải chỉ là việc học tập tri thức không? Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính? -Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào? *Hoạt động nhóm:Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu? -Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả? Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả? -Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào? -Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?Cái hại của đọc lạc hướng là gì? -Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này? -Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình? -Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí(HS tóm tắt) -Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này? -Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân? -Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Ví sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông? -Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này? -Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc? *Hoạt động nhóm:Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất? ?Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản? Nội dung cơ bản của bài học II.Phân tích(tiếp) 2. Cách lựa chọn sách khi đọc: - Đọc sách ngày càng không dễ vì hai lí do: + Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu,dễ sa vào lối “Ăn tươi , nuốt sống”chứ không kịp tiêu hoá , không biết nghiền ngẫm. + Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn không thật có ích. - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà chọn cho tinh, đọc cho kĩ những cuốn nào thực sự có ích lợi, giá trị cho mình - Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. HS lí giải : Đọc loại sách thường thức - Phải lựa chọn sách để đọc, đọc có kế hoạch và đọc có hệ thống. - Đọc sách là phải đọc cho kĩ: không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm. - Theo Chu Quang Tiềm, cách đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. 3. Đọc sách như thế nào? *Luận điểm:Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu. *Lí lẽ: -Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu -Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. -Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức. -Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu. -Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể. -Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam, hời hợt. -Đọc lạc hướng là tham lam nhiều mà không thực chất. -Vì sách vở ngày càng nhiều. -Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản. -Báo động về cách đọc tràn lan-Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế làm học vấn giống như đánh trận. -Đọc sách không đọc lung tung mà cần đọc có mục đích cụ thể. -Tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt. -Đọc sách cần đọc tinh, kĩ hơn là đọc nhiều mà đọc dối. -Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học từ THCS đến năm đầu đại học. -Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh.Các học giả cũng không bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học liên quan với nhau, không có học vấn nào cô lập. -Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diên ,tỉ mỉ -Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. =>Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu. III.Tổng kết 1.Nội dung; 2.Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Dộn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tìn của môt học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản. - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể Phân tích lí lẽ, đối chiếu so sánh 3. ý nghĩa văn bản: - Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đócachs và cách lưa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả. *Hoạt động 3.Củng cố dặn dò: Mục tiêu:- Giúp hs nắm chắc kiến thức ... g lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng. Tình cảm với mẹ, sức mạnh của tình mẫu tử đã kéo tâm hồn phiêu lưu của em về với cuộc sống, về với mẹ. II.Trả bài cho H/S: Đọc điểm và cho học sinh nhận xét bài làm của mình so với yêu cầu đáp án đã nêu. Sửa những lỗi còn mắc trong bài KT. III.Giải đáp những thắc mắc của H/S (Nếu có). *Hoạt động 3. luyện tập G/V: Nêu yêu cầu phần luyện tập. (Yêu cầu chữa lỗi đã mắc) -Yêu cầu của bài KT -G/V KT phần chữa bài của H/S những lỗi còn mắc là gì. *Hoạt động 4. củng cố – dặn dò G/Vnêu Y/C về nhà (3 yêu cầu) +Chú ý: Nghị luận về những tác phẩm VH hiện đại VN. -Học lại các bài ôn tập về Văn, Tiếng Việt và TLV ở SGK NV9 kỳ II. -Tập viết các bài văn theo 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9. -Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại VN; tóm tắt được những tác phẩm truyện hiện đại VN. Đề kiểm tra văn (phần thơ) –tiết 129 Phần trắc nghiệm: 1.Hình ảnh cây tre và hình ảnh mặt trời trong bài Viếng lăng Bác là hình ảnh gì? A.Tả thực. B.So sánh C.Ân dụ D.Hoán dụ E. Tượng trưng 2. Giọt long lanh trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì? A. Mưa xuân B.Sương sớm C.Âm thanh tiếng chim chiền chiện D. Tưởng tượng của nhà thơ 3.Em bé trong bài Mây và sóng không đi theo những người xa lạ trên mây, trong sóng là vì sao? A.Bé chưa biết bơi, bé không biết bay B. Bé sợ xa nhà vì bé còn nhỏ quá C.Bé thương yêu mẹ, không muốn làm mẹ buồn 4. Con cò trong bài Con cò là hình ảnh gì? A. Cò con- Hình ảnh ẩn dụ cho con B.Cò mẹ- Hình ảnh ẩn dụ cho người mẹ C.Cuộc đời- Hình ảnh quê hương D. Cả ba ý trên 5.Nét đậm đà phong vị Huế trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được thể hiện ở đâu? A.Hình ảnh, màu sắc: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc. B.Âm thanh, ca nhạc dân gian: Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền C.Nhịp điệu, giọng điệu trong thể thơ 5 chữ, khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương. D. Cả 3 ý trên. 6. Chép những câu ca dao nói về con cò mà Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo để viết bài thơ Con cò. Phần tự luận: Theo em cái hay và vẻ đẹp của hai cặp câu thơ sau: “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” là ở đâu? Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày ý kiến của mình. Kiểm tra văn (phần truyện)-tiết 155 ******************* I-Câu hỏi: A.Phần trắc nghiệm Chọn phương án đúng. +Câu 1: Trong các truyện sau truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất -Làng -Lặng lẽ Sa Pa -Chiếc lược ngà -Bến quê -Những ngôi sao xa xôi +Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác của truyện ngắn Bến quê A:Tô Hoài sau 1975 B:Nguyễn Khải 1954-1975 C:Nguyễn Minh Châu: Kháng chiến chống Mỹ D:Nguyễn Minh Châu: Sau 1975 +Câu 3: Nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh? A: Tần tảo chịu đựng hy sinh B: Thông minh C: Giản dị , đảm đang D: Cả A, B, C +Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất về nghệ thuật của truyện ngắn: “Bến quê” A: Xây dựng tình huống truyện độc đáo B: Miêu tả tâm trạng nhân vật C: Người kể chuyện D: Sáng tạo những hình ảnh giàu nghĩa biểu tượng +Câu 5: Trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” viết về mấy nhân vật nữ: A: 2 C: 4 B: 3 D: 5 B.Phần tự luận: +Câu 1: Phân tích cảm xúcvà suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học của truyện “Bến quê”. Qua đó Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm triết lí gì về cuộc đời con người? +Câu 2: Cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Họ và tên: Lớp......... Kiểm tra tiếng việt -tiết 157 ******************* I-Câu hỏi 1-Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ -Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi) 2-Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn cũng như liên kết giữa các đoạn trong một văn bản. 3-Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây: -“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm.Trước cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...” (Nguyễn Thành Long; Lặng lẽ Sa Pa) 4-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái. Bài làm Thứ 7, Ngày 29/05/2010 Ôn tập Tiếng Việt A. Mục tiêu bài dạy: - Giúp h/s nắm vững 1 số nội dung phần tiếng việt đã học ở kì I (các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp) - H/s vận dụng kĩ thuật vào làm 1 số bài tập B. Chuẩn bị: - bảng phụ C. Tiến trình bài dạy: * ổn định *Kiểm tra: Kể tên các p/c hội thoại em đã học Thế nào là xưng hô trong hội thoại? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp * Bài mới: A. Ôn tập lí thuyết I. Các phương châm hội thoại: * Các phương châm hội thoại đã học VD (bảng phụ) a. P/c về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung - ND của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. VD: Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa? Trả lời: - Tôi đã ăn cơm rồi (đúng giao tiếp p/c về lượng) - Từ lúc tôi đi chợ về, tôi vẫn chưa ăn cơm (Sai p/c về lượng) b. P/c về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. VD: - Con bò to bằng con trâu (đúng p/c về chất) - Con bò to bằng con voi (sai p/c về lượng) c. P/c quan hệ - Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề VD: Hỏi - Anh đi đâu đấy? Trả lời - Tôi đi chơi (bơi) (đúng p/c quan hệ) - Con mèo đen đã chết (sai p/c quan hệ) d. P/c cách thức - Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ VD: Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? đ 2 cách hiểu: 1 - Con có thích ăn quả táo mà mẹ để trên bàn không? 2 - Con có ăn vụng quả táo mà mẹ để trên bàn không? đ Cần trọn 1 trong 2 cách hiểu trên e. P/c lịch sự: - Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác VD: Hỏi - Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra ga Hải Dương đi lối nào ? Trả lời - Bác đi đến ngã sáu sau đó rẽ tay phải là tới đấy ạ (đúng p/c lịch sự) Tới ngã sáu rẽ phải ( chưa đúng p/c lịch sự) II. Xưng hô trong hội thoại 1. Khái niệm: Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp 2. Ví dụ: - Đối với người trên: bác - cháu, anh - em, chị - em - Đối với bạn bè: bạn - tớ, cậu - tớ, nam - mình (tôi) - Trong hội nghị, trong lớp: bạn - tôi, các bạn - chúng tôi III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1. Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ mọi người hoặc nhân vật lời dẫn được đặt trong dấu " " VD: Nhà thơ ấn Độ Tago nói rằng : Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội" 2. Cách dẫn gián tiếp: Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu " " VD: Khi bàn về giáo dục, nhà thơ Tago, người ấn Độ cho rằng giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình còn nếu giáo dục một người thầy được cả một xã hội. VD 2: Yêu cầu học sinh chuyển từ LDTT sang LDGT Trong truyên ngắn Làng của Kim Lân : Nhân vật ông Hai đã nói rằng: " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù " H/s tự chuyển rút ra nhận xét. IV. Luyện tập: 1. Bài tập a. Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp. - Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thua hay thắng như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên rã ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. b. Nhận xét: * Trong lời thoại nguyên văn - Vua Quang Trung xưng "Tôi" (ngôi thứ nhất) - Nguyễn Thiếp gọi vua Quang Trung là "Chúa công " (ngôi thứ 2) Bài tập 2 Hãy kể 1 tình huống giao tiếp mà trong đó có một hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. * Trong lời dẫn gián tiếp - Người kể gọi vua Quang Trung là nhà vua, vua Quang Trung (ngôi thứ 3) Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi 1 học sinh đang nhìn qua cửa sổ. - Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh giật mình bèn trả lời: - Thưa thầy, " Sóng " là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! (Vi phạm p/c quan hệ) Bài tập 3. " Xưng khiêm hô tôn" nghĩa là gì? VD? - Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là xưng khiêm, gọi người đối thoại 1 cách tôn kính ;là "hô tôn" VD: Nhà vua xưng " quả nhân" (người kém cỏi, thể hiện sự khiêm tốn) gọi các nhà sư là "cao tăng" để thể hiện sự tôn kính. Bài tập4: Câu 1 (3 đ) a) Câu trả lời của Mã Giám Sinh trong những câu thơ sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao? Hỏi tên rằng "Mã Giám Sinh" Hỏi quê rằng: " Huyện Lâm Thanh cũng gần" b) Câu thơ đã sử dụng cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra? a) Nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm "phương châm lịch sự" thể hiện ở cách trả lời cộc lốc. (1,5 đ) b) Câu thơ đã sử dụng cách dẫn trực tiếp Dấu hiệu: Lời dẫn sau từ "rằng", sau dấu: đặt trong (1,5đ) Câu 2 (3 điểm) Câu thơ: " Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng" Sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. - Chỉ ra nghệ thuật ẩn dụ(1 đ) - Tác dụng (2đ) - So sánh mặt trời với đứa con ngầm ý nhấn mạnh đứa con là niềm vui, niềm hạnh phúc, nguồn ánh sáng soi rọi cuộc đời bà mẹ Tà-ôi, giúp mẹ vượt qua mọi gian khổ, khó khăn trong cuộc sống. Câu 3 (4 điểm) Viết một đoạn đối thoại giữa em và bạn trong đó có sự vi phạm phương châm hội thoại. (gạch chân dưới các từ ngữ xưng hô) Chỉ rõ phương châm hội thoại nào bị vi phạm - Vai vế: ngang hàng (1 đ) - Đoạn hội thoại có dùng cách sử dụng vi phạm p/c hội thoại nào đó trong 5 p/c hội thoại (1 đ) - Gạch chân từ xưng hô (1 đ) - Chỉ rõ vi phạm p/c hội thoại nào (1 đ) Tổng toàn bài trình bày sạch đẹp (10 đ) * Hướng dẫn về nhà: 1. Học kĩ lí thuyết 2. Làm 1 số BT tương tự phần luyện tập 3.Tiết sau kiểm tra ( 45' ) _____________________________ Tiết 74 Ngày soạn: 14/12/2007 Ngày dạy: 17/12/2007 Kiểm tra Tiếng việt A. Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s (qua bàikiểm tra) - Hệ thống hoá các kiến thức về Tiếng Việt đã học ở kì I - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp - Rèn tính tự giác làm bài của h/s B. Tiến trình bài dạy * ổn định *Phát đề kiểm tra * Yêu cầu: h/s làm bài nghiêm túc * Hết giờ thu bài - nhận xét. *Hướng dẫn về nhà: Ôn tập phần truyện, thơ hiện đại tiết sau kiểm tra.
Tài liệu đính kèm: