Giáo án Vật lí 7 - Bài 21 đến 25

Giáo án Vật lí 7 - Bài 21 đến 25

BÀI 21

SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của mạch điện thực)loại đơn giản

Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho

Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.

2. Kỹ năng

Mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ:

Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.

Rèn khả năng tư duy mềm dẻo và linh hoạt.

II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

Cả lớp:

- Tranh phóng to bảng kí hiệu của một ố bộ phận mạch điện hình 21,2, 19.3, tranh vẽ phóng to sơ đồ mạch điện xe máy.

- Chuẩn bị câu hỏi C4 ra bảng phụ (hình 21.1)

 

doc 25 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Bài 21 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21
Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của mạch điện thực)loại đơn giản
Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho
Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
2. Kỹ năng 
Mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: 
Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.
Rèn khả năng tư duy mềm dẻo và linh hoạt.
II - Chuẩn bị của GV và HS 
Cả lớp:
- Tranh phóng to bảng kí hiệu của một ố bộ phận mạch điện hình 21,2, 19.3, tranh vẽ phóng to sơ đồ mạch điện xe máy.
- Chuẩn bị câu hỏi C4 ra bảng phụ (hình 21.1)
Mỗi nhóm:
- 1 pin (1,5 V), 1 bóng đèn pin.
- 1 công tắc.
- 5 đoạn dây có vỏ bọc cách điện.
- 1 đèn pin loại ống tròn có lắp sẵn pin.
III- Tổ chức hoạt động day học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập (10 phút)
1) Kiểm tra bài cũ:
- dòng điện là gì?
- Nêu bản chất dòng điện trong kim loại
- Hãy mắc mạch điện như hình 19.3 (GV treo lên bảng hình 19.3)
2) Tổ chức tình huống học tập
Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe máy, ôtô... các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện theo đúng Yêu cầu cần có? Họ phải căn cứ vào sơ đồ mạch điện. GV treo sơ đồ mạch điện của xe máy . Trong sơ đồ mạch điện người ta đã sử dụng một số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận của mạch. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản.
1 HS trả lời câu hỏi và mắc mạch điện trên bàn GV 
HS dưới lớp lắng nghe để nêu nhận xét và mắc lại mạch điện theo nhóm.
HĐ2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ( 15 phút)
GV treo bảng kí hiệu một số bọ phận của mạch điện. Lưu ý giới thiệu kĩ cách kí hiệu nguồn điện (đây là kí hiệu HS hay nhầm)
Yêu cầu sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mach điện hình 19.3
Gọi một HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện.
GV thu kết quả của một số HS 
Yêu cầu HS tỏng lớp nhận xét bài của bạn -> GV sửa chữa nếu cần.
vẽ lại sơ đồ khác cho mạch điện hình 9.3 với vị trí các bộ phận trong sơ đồ được thay đổi khác đi, mắc mạch theo sơ đồ đó, kiểm tra và đóng mạch để đảm bảo đèn sáng.
GV kiểm tra , nhắc nhở những thao tác mắc sai của HS .
GV cho HS các nhóm nhận xét bài vẽ sơ đồ mạch điện của các nhóm bạn trên bảng, có thể bổ sung thêm phương án khác nhau.
GV giơ cao bảng điện của 1 - 2 nhóm để các bạn trong lớp nhận xét cách mắc.
I- Sơ đồ mạch điện:
HS tìm hiểu một số bọ phận mạch điện ngay tại lớp.
Vận dụng vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3 hoặc mạch điện đã được mắc của nhóm mình vào vở cho câu C1.
Có thể mắc lại như sau:
Nhận xét bài của bạn và sư ả chữa nếu có sai sót.
Mỗi nhóm HS : Một nửa số nười trong nhóm sẽ mắc lại mạch điện với vị trí các bộ phận trong mạch được thay đổi trước sau đó vẽ sơ đồ mạch điện theo mạch đã mắc. Một nửa nhóm vẽ sơ đồ mạch điện trước rồi mắc lại mạch theo sơ đồ.
Nhóm nào xong lên vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm mình lên bảng 
Tham gia nêu nhận xét sơ đồ mạch điện, cách mắc của các nhóm.
HS chữa bài vào vở nếu vẽ hình sai.
HĐ3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước (10 phút)
Yêu cầu HS đọc thông báo mục II trả lời câu hỏi : Nêu quy ước chiều dòng điện 
Trên sơ đồ mach điện có sẵn trên bảng, GV giới thiệu cách dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện.
Yêu cầu HS dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện C4.
Gọi 1 HS lên biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mach điện các nhóm đã vẽ trên bảng.
Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài trước để so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của electron tự do trong dây dẫn kim loại. GV treo hình 20.4 phóng to 
II- Chiều dòng điện 
đọc thông báo mục II trả lời câu hỏi của GV 
Ghi vở chiều quy ước của dòng điện 
*Quy ước về chiều của dòng điện : Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Hoàn thành C4 vào SBT 
Nhận xét bài của bạn trên bảng
HS nêu được : Chiều chuyển dịch có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện 
HĐ4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà. (10 phút)
1 HS nhắc lại chiều dòng điện quy ước
GV treo hình 21.2 Yêu cầu các nhóm tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn thường dùng.
Hướng dẫn HS thảo luận kết quả câu hỏi C5
Đọc phần “Có thể em chưa biết”. GV nhắc nhở việc an toàn sử dụng điện trong mạch điện gia đình
* Hướng dẫn vè nhà
làm bài tập 21.1 đến 21.3 SBT 
Các nhóm thảo luận tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn theo hướng dẫn câu hỏi C5 (tr. 59 SGK )
Đại diện các nhóm đọc kết quả nghiên cứu của nhóm ình
tham gia thảo luận để có câu trả lời đùng - ghi vở.
Câu C5:
a) Nguồn điện của đèn pin gồm 2 pin, kí hiệu thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu đèn pin.
b) Sơ đồ mạch điện; Một trong các sơ đồ có thể là: 
Bài 22
Tác dụng nhiệt
Và tác dụng phát sáng của dòng điện
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED)
2. Kỹ năng 
Mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ
Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II - Chuẩn bị của GV và HS 
Cả lớp:
- 1 ắc quy 12 V
- 5 dây nối có vỏ bọc cách điện
- 1 công tắc , đoạn dây 
- 3 đến 5 mảnh giấy nhỏ.
- một số cầu chì như ở mạng điện gia đình.
Mỗi nhóm:
- 2 pin loại 1,5V với đế lắp pin.
- 1 bóng đèn pin, 1 công tắc
- 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
- 1 bút thử điện 
- 1đèn điốt phát quang (đèn LED)
III- Tổ chức hoạt động day học 
HĐ1: Kiểm tra, Tổ chức tình huống học tập (7 phút)
1) Kiểm tra
Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét:
- Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng ũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng.
- Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. 
- Nêu quy ước về chiều của dòng điện -> GV nhận xét , đánh giá cho điểm HS 
2. Tổ chức tình huống học tập
Khi có dòng điện trong mạch , ta có nhìn thấy các điện tích hay electron chuyển động không ?
Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch?
Từ câu trả lời của HS -> GV vào bài mới:
Phải căn cứ vào tác dụng của dòng điện. Bài học hồm nay chúng ta lần lượt đi tim hiểu các tác dụng đó.
1 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV, HS khác lắng nghe để nêu nhận xét.
HS nêu được các dấu hiệu để nhận biết có dòng điện chạy trong mạch.
HĐ2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện (18 phút)
GV gọi 2,3 HS lên bảng , còn HS khác viết vào vở tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
Sau đó cho cả lớp thảo luận chung về các dụng cụ, thiết bị các bạn viết trên bảng và bổ sung thêm ví dụ đúng vào vở.
Yêu cầu HS đọc câu hỏi C2. hoạt động theo nhóm, tự chọn đồ dùng, mắc mạch điện hình 22.1, thảo luận câu trả lời 
ĐVĐ: Day tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Trên bộ thí nghiệm của chúng ta có một đoạn dây sắt. khi có dòng điện chạy qua dây sắt có nóng lên hay không Muốn trả lời câu hỏi đó theo em ta sẽ tiến hành thí nghiệm như thế nào? 
gọi 1 vài HS nêu các phương án nhận biết khác nhau để thấy dây sắt nóng lên khi có dòng điện chạy qua. GV đưa ra một cách nhận biết đơn giản là ta có thể dùng giấy lau tay (thường gọi là giấy ăn) để lên dây sắt đó có hiện tượng gì xảy ra?
GV làm thí nghiệm chung cả lớp (hoặc có điều kiện thì tổ chức cho mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm ), HS quan sát và nêu kết quả thí nghiệm như hình 22.2
Lưu ý: Khi đóng công tắc trong khoảng thời gian 5 giây thì ngắt công tắc ngay tránh hư hại ắcquy. Yêu cầu chỉ cần giấy cháy rơi xuống hoặc giấy cháy thành vậet đen trên mảnh giấy là được .
GV thông báo với HS rằng các vật nóng tời 5000C thì bắt đầu phát sáng nhìn thấy để HS hoàn thành nốt kết luận tr.61 , ghi vở.
Yêu cầu cá nhân HS dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất, vào kết luận ta vừa rút ra qua thí nghiệm trả lời câu hỏi C4
Thảo luận chung toàn lớp -> GV chốt lại về tác dụng của cầu chì trong mạch điện, ta sẽ còn tìm hiểu về nó trong bài học sau (bài 29)
Chuyển ý: Như vậy dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thuờng đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt. Trong bài học hôm nay, ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một tác dụng rất quan trọng của dòng điện đó là tác dụng phát sáng. 
I- Tác dụng nhiệt
Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng trong thực tế được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua, ghi vào vở:
ví dụ : Đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, lò sưởi....
Hoạt động nhóm : Chọn dụng cụ và mắc điện hình 22.1, thảo luận nhóm về câu trả lời C2. Yêu cầu HS nêu được 
a) Bóng đèn nóng lên có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay khi ở gần bóng đèn hay các vật khác ở gần bóng đèn bị nóng lên hoặc có thể sử dụng nhiệt kế.
b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng
c) Dây tóc bóng đèn thường được làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram rất cao là 33700C
HS nêu phương án thí nghiệm : mắc dây sắt đó vào mạch điện để cho dòng điện chay qua dây, sau đó nêu các phương án khác nhau để nhận thấy dây sắt đó có nóng lên hay không ? ví dụ như: làm cháy giấy, làm cháy mảnh xốp nhựa, làm nóng các vật lại gần...
HS quan sát thí nghiệm thấy hiện tượng giấy bị cháy. từ đó rút ra được kết luận ghi vở:
* Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua , các vật dẫn bị nóng lên.
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng .
Câu C4: Nhiệt độ nóng chảy của chì là khoảng 200 - 300 C dây chì nóng chảy và bị đứt - ngắt mạch điện.
HĐ3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện (12 phút)
Gv nêu nhiều loại đèn điện hoạt động dựa vào tác dụng này . Trước hết ta tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện khi đi qua bút thử điện
Yêu cầu HS quan sát bóng đèn của bút thử điện kết hợp hình vẽ 22.3 và nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó?
GV cắmbút thử điện vào lỗ của ổ điện được nối với dây nóng để bóng đèn sáng/.
Yêu cầu HS s . Vì bóng nhỏ nên GV có thể gọi 2,3 HS lên quan sát vùng phat sáng của bóng đèn và nêu được bóng đèn bút thử điện sáng là do vùng chất khí giữa 2 đầu dây này phát sáng.
Yêu cầu HS tìm từ thích hợp điền vào kết luận , ghi vở kết luận đúng.
GV cầm đèn LED trên tay và thông báo , chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện khi có dòng điện đi qua bóng đèn điốt phát quang (hay còn được gọi là đèn LED)
Yêu cầu HS quan sát đèn LED để thấy rõ hai bản kim loại khác nhau (to, nhỏ) trong đèn LED. Sau đó măc đèn LED vào mạch điện.  ... t.
Yêu cầu HS nêu được 5 tác dụng của dòng điện 
Bóng đèn day tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện 
Bóng đèn lúc sáng, lúc tối.
HĐ2: Tìm hiểu về cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện 
(8 phút)
GV giới thiệu mạch điện thí nghiệm hình 24.1. Thông báo HS : Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
GV làm thí nghiệm , dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn . Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh yếu để hoàn thành nhận xét (Chưa Yêu cầu HS đọc số chỉ của ampe kế)
Gọi 1,2 HS đọc nhận xét - GV sửa cách dùng câu từ của HS và chốt lại nhận xét đúng.
GV thông báo về cường độ dòng điện , kí hiệu và đơn vị đo cường độ dòng điện. Lưu ý HS khi viết kí hiệu đơn vị đúng.
I- Cường độ dòng điện 
HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét 
* Nhận xét: Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
HS lắng nghe và ghi vào vở của kí hiệu cường độ dòng điện I và đơn vị đo là ampe (kí hiệu là A)
HĐ3: Tìm hiểu về ampe kế (7 phút)
Gv nhắc lại HS ghi vở: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện 
Hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế 
+ Nhận biết: GV đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vôn kế. Giới thiệu: Đây là ampe kế và một dụng cụ đo điện trông bề ngoài rất giống với ampe kế. Điểm nào trên mặt đồng hồ đo giúp chúng ta phân biệt ampe kế với dụng cụ đo khác.
Yêu cầu các nhóm , tìm hiểu về GHĐ,ĐCNN của ampe kế của nhóm mình và tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế theo trình tự mục b,c,d.
Điều khiển thảo luận nội dung muc a, b, c, d - > chốt lại kết quả đúng.
II- ampe kế
HS ghi vở ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện 
HS quan sát mặt ampe kế để nêu được đặc điểm phân biệt ampe kế với dụng cụ đo điện khác.
HS hoạt động theo nhóm, tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế.
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày các nội dung mục a, b,c ,d đã thảo luận trong nhóm và nêu nhận xét các ý kiến của các nhóm khác trong lớp. Yêu cầu nêu được :
a) Hình 24.2a:
GHĐ: 100mA, ĐCNN: 10mA
Hình 24.2b:
GHĐ: 6mA, ĐCNN: 0,5mA
b) ampe kế hình 24.a,bdùng kim chỉ. Ampe kế hình 24.2C hiện số.
c) ampe kế có 2 chốt nối dây dẫn: Chốt dương, chốt âm.
d) HS nhận biết được các chốt nối của ampe kế cụ thể của nhóm mình.
HĐ4: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện (15 phút)
Gv giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện, bổ sung thêm kí hiệu cho chốt (+), (-) của ampe kế 
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 , chỉ rõ chốt (+), chốt (-) của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
GV treo bảng số liệu hình 24.4, hãy cho biết ampe kế của nhóm mình có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? Tại sao?
GV lưu ý HS khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp, nhưng trong các ampe kế đó ampe kế có ĐCNN càng nhỏ, độ chính xác của kết quả đo càng cao.
Yêu cầu các nhóm mach điện 24.3 (chưa đóng công tắc). GV để ampe kế của 1,2 nhóm kim ampe kế chưa điều chỉnh về vạch số 0.
GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm. Lưu ý HS mắc đúng đảm bảo chốt (+) được mắc với cực dương, không được mắc trực tiếp chót (+), (-) của ampe kế với hai cực của nguồn điện, nhắc nhở sai sót của HS khi chưa điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0. sau đó cho các nhóm đóng công tắc.
Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện, ta cần phải chọn ampe kế , mắc ampe kế vào trong mạch điện như thế nào? 
Đặt mắt đọc kết quả đo như thế nào để kết quả chính xác.
GV chốt lại một số điểm lưu ý khi sử dụng ampe kê .
Yêu cầu các nhóm mắc thêm 1 pin cho nguồn điện và tiến hành tương tự để đo cường độ dòng điện trong mạch trong trường hợp này, quan sát độ sáng của đèn, hoàn thành mục 6 và trả lời câu hỏi C2.
Hướng dẫn HS thảo luận -> Rút ra nhận xét. 
III- Đo cường độ dòng điện 
Vẽ sơ đồ hình 24.3
Nhận xét sơ đồ mạch điện của bạn ở trên bảng
HS dựa vào số liệu và GHĐ của ampe kế nhóm mình để trả lời câu hỏi của GV 
Mắc mạch điện hình 24.3 với nguồn điện 1 pin theo nhóm.
Khi GV đã kiểm tra mạch đúng đóng công tắc và đọc số chỉ của ampe kế, ghi kết quả vào SBT 
Tự ghi vào vở những điểm cần lưu ý khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện 
+ Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo.
+ Phải điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
+ mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện.
+ Khi đọc kết quả phải đặt mắt sao cho kim che khuất ảnh của nó trong gương.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm với nguồn 2 pin , quan sát , nhận xét hoàn thành mục 6 và câu hỏi C2.
Nhận xét: dòng điện qua đèn có cường độ lớn thì đèn sáng mạnh hơn hoặc dòng điện qua đèn có cường đọ nhỏ thì đèn sáng yếu hơn.
HĐ5: Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà: (7 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại những điểm cần ghi nhớ trong tiết học
Vận dụng trả lời câu hỏi C3, C4, C5 . Với C4 GV nên viết lên bảng thành 2 cột: cột là GHĐ của một số ampe kế, 1 cột là giá trị cần đo để HS dùng gạch nối để chọn
Hướng dẫn thảo luận câu hỏi C3, C4 , C5, chốt lại câu trả lời đúng để HS ghi vào phần trả lời vào vở.
Còn thời gian cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập 1 đến bài tập 6 SBT 
Nhớ tại lớp các điểm cần ghi nhớ như trong phần ghi nhớ SGK 
Vận dụng làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C3, c4, C5 vào SBT 
Câu C3: 
a) 175mA b) 380mA
c) 1,250A d) 0,280A
Câu C4: 2-a; 3 - b; 4- c
Câu C5: Chọn a 
- HS chữa bài nếu sai
- đọc phần “Có thể em chưa biết”
Bài 25
Hiệu điện thế
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được ở hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế
- Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V)
- Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực hở của nguồn điện (lựa chọn vôn kế pphù hợp và mắc đúng vôn kế)
2. Kỹ năng 
- Mắc mạch điện theo hình vẽ, vẽ sơ đồ mạch điện.
3) Thái độ:
Ham hiểu biết, khá phá thế giới xung quanh.
II - Chuẩn bị của GV và HS 
Cả lớp: 
- 1 số loại pin và ắc quy hoặc tranh ảnh phóng to các loại ppin, ắc quy trên đó ghi số vôn.
- 1 đồng hồ vạn năng hoặc thanh phóng to hình 25.2 hình 25.3 
Mỗi nhóm HS :
- 2 pin (1,5V) , 1 vôn kế GHĐ 3V trở lên, 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế , 1 công tắc, 7 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
III- Tổ chức hoạt động day học 
HĐ1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập (3phút)
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi : Nguồn điện có tác dụng gì?
Sử dụng phần mở đầu SGK để vào bài mới.
1 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV 
HĐ2: Tìm hiểu về hiệu điện thế và đơn vị đo hiệu điện thế (7 phút)
Gv thông báo : Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế 
GV thông báo kí hiệu và đơn vị đo hiệu điện thế . Lưu ý HS cách viết kí hiệu đơn vị đúng.
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C1 dựa vào các loại pin và ắc quy cụ thể (chỉ quan tâm đến số vôn)
I- hiệu điện thế 
HS ghi vở kí hiệu U và đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V)
HS quan sát pin và ắc quy cụ thể hoàn thành câu C1 vào vở:
+ Pin tròn 1,5 V
+ ắc quy của xe máy: 6V hoặc 12V
Giữa 2 lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V
HĐ3: Tìm hiểu về vôn kế (7 phút)
GV thông báo : vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế . Ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nhận biết vônkế và đặc điểm của vôn kế.
GV giới thiệu trong bộ đồ dùng của các nhóm có 1 ampe kế ta đã biết đặc điểm của nó từ tiết trước và 1 vôn kế. Hãy quan sát vôn kế và cho biết đặc điểm để nhận biết vôn kế với các đồng hồ đo điện khác và đặc điểm của nó theo các bước như tìm hiểu ampe kế ở bài trước.
Yêu cầu HS nêu GHĐ và ĐCNN của vôn kế của nhóm mình.
Tìm hiểu thâm GHĐ và ĐCNN của một số vôn kế ở hình 25.2 (a,b). Nêu cách xác định.
Hãy cho biết vôn kế ở hình 25.2 vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số?
II- Vôn kế:
HS ghi vở: Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
Từng HS quan sát vôn kế của nhóm mình, tìm hiểu các nhận biết và đặc điểm của vôn kế. Yêu cầu nêu được :
+ Trên mặt vôn kế có ghi chữ V
+ Có hai chốt nối dây : Chốt + và chốt -
+ Chốt điều chỉnh kim của vôn kế về vạch số 0
HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế ở nhóm mình.
Hoàn thành bảng vào vở:
+ Vôn kế hình 25.2a:
GHĐ: 300V và ĐCNN: 50V
+ Vôn kế hình 25.2b:
GHĐ: 20V và ĐCNN: 2,5V
+ Vôn kế hình 25.2a,b dùng kim 
+ Vôn kế hình 25.2 c hiện số.
HĐ4: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở (18 phút)
GV nêu kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện
GV treo tranh hình 25.3 Yêu cầu HS vẽ ơ đồ mạch điện hình 25.3 (ghi rõ chốt nối của vôn kế)
Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện, HS khác nêu nhận xét.
GV sửa chữa nếu cần. Lưu ý chốt (+) của vôn kế nối với cực dương của nguồn và chốt (-) của vôn kế nối với cực âm của nguồn.
Với nguồn điện là 1 pin như hình vẽ , vôn kế của nhóm em có thích hợp để đo hiệu điện thế giữa hai của nguồn điện không? Tại sao?
Yêu cầu các nhóm kiểm tra xem kim của vôn kế đã chỉ đúng vạch ố 0 chưa (điều chỉnh nếu cần) sau đó mắc mạch điện hình 25.3. Lưu ý mắc đúng chốt vôn kế vào mạch điện, công tắc ngắt (mạch hở)
Yêu cầu HS đọc và ghi ố chỉ của vôn kế vào bảng 2
Thay nguồn điện 2 pin, làm tương tự để đọc kết quả số chỉ vôn kế -> rút ra kết luận từ bảng kết quả đo.
Thảo luận toàn lớp -> rút ra kết luận đúng.
GV giới thiệu thêm cách sử dụng đồng hồ vạn năng ở chức năng đo hiệu điện thế 
III- Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở
HS quan sát hình 25.3 dùng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện (với K mở)
Nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng (HS có thể vẽ nhầm mắc vôn kế nối tiếp)
HS dựa vào GHĐ của vôn kế nhóm mình trả lời câu hỏi của GV (phù hợp vì GHĐ lớn hơn số vôn ghi trên pin).
HS làm việc theo nhóm, kiểm tra vị trí kim của vôn kế ban đầu (điều chỉnh nếu cần) và mắc mạch điện theo hình 25.3 (với công tắc ngắt)
Ghi số chỉ vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận 
* Kết luận: số chỉ vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
HĐ5: Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà: (10 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại những điểm cần ghi nhớ trong tiết học
Vận dụng trả lời câu hỏi C4, C5,C6 . 
Với C4 GV gọi 2 HS lên bảng. HS 1 hoàn thnàh câu a, b. HS 2 hoàn thành câu c,d.
Với câu hỏi C6: GV viết lên bảng thành 2 cột: cột 1 là nguồn điện, cột 2 là giá trị GHĐ của vôn kế để HS dùng gạch nối chọn phương án thích hợp.
GV kiểm tra SBT của một số HS trong lớp nhận xét cho điểm HS 
* Hướng dẫn về nhà
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
Làm bài tập 1 , 2, 5 SBT 
HS nêu được những điểm cần ghi nhớ như phần đóng khung cuối bài và ghi nhớ tại lớp.
Hoàn thành câu C4, C5, C6 vào SBT, tham gia nêu nhận xét về bài của các bạn trên bảng.
Câu C4: 
a) 2500mV b) 6000V
c) 0,110kV d) 1,200V
Câu C5: 
a) Vôn kế - trên mặt đồng hồ kí hiệu chữ V
b) GHĐ: 45V;ĐCNN: 1V
c) ở vị trí 1 vôn kế chỉ 3V
d) ở vị trí 2 vôn kế chỉ 42V
Câu C6: 1-c; 2- a; 3- b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_bai_21_den_25.doc