BÀI 26
HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện.
- Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này cnàg lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.
- Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng ố vôn ghi trên dụng cụ đó.
2. Kỹ năng
Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả đo.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện.
II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Cả lớp:
- bảng phụ ghi sẵn bảng 1: Để ghi kết quả thí nghiệm cho các nhóm
- bảng phụ chép câu hỏi C8
- Tranh phóng to hình 26.1
Bài 26 hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện. - Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này cnàg lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn. - Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng ố vôn ghi trên dụng cụ đó. 2. Kỹ năng Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả đo. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện. II - Chuẩn bị của GV và HS Cả lớp: - bảng phụ ghi sẵn bảng 1: Để ghi kết quả thí nghiệm cho các nhóm - bảng phụ chép câu hỏi C8 - Tranh phóng to hình 26.1 Mỗi nhóm: - 2 pin (1,5 V), 1 bóng đèn pin. - 1 vôn kế, 1 am pe kế (GHĐ phù hợp) - 1 bóng đèn pin, 1 công tắc. III- Tổ chức hoạt động day học HĐ1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập (10 phút) 1) Kiểm tra bài cũ: - Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? - Người ta dùng dụng cụ nào để đo hiệu điện thế ? Cho mạch điện (GV đã lắp sẵn mạch điện gồm có 1 pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc), nếu muốn dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn em phải mắc vôn kế như thế nào? Hãy vẽ sơ đồ mạch điện đó? GV đánh giá cho điểm HS. 2) Tổ chức tình huống học tập GV đưa ra một số bóng đèn dây tóc trên có ghi hiệu điện thế định mức (220V), gọi 1 HS đọc số ghi trên bóng đèn. Hỏi: Em có biết ý nghĩa cua con ố này là như thế nào không Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi số vôn. Liệu ý nghĩa con số này có như bạn vừa trả lời không , ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay. 1 HS trả lời câu hỏi của GV HĐ2: Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn( 20 phút) Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mắc mạch thí nghiệm 1 (bóng đèn chưa được mắc vào mạch), quan sát số chỉ của vôn kế và trả lời câu hỏi C1. Hướng dẫn thảo luận câu hỏi C1 - Tương tự , Yêu cầu HS các nhóm thực hiện thí nghiệm 2 (bóng đèn được mắc vào mạch) GV kiểm tra, hỗ trợ các nhóm yếu, kiểm tra xem HS các nhóm mắc vôn kế đúng chưa mới cho thực hiện việc đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi công tắc đóng. Khi có kết quả , đại diện các nhóm lên điền kết quả vào bảng kết quả của nhóm mình. Hướng dẫn HS thảo luận dựa vào bảng kết quả để hoàn thành câu C3 Yêu cầu HS đọc phần thông báo tr.73 SGK và trả lời câu hỏi : Nêu ý nghĩa của ố vôn ghi trên các dụng cụ điện? Yêu cầu HS làm việc cá nhân vận dụng giải thích C4 I- hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi C1. HS các nhóm , tích cực làm thí nghiệm , hỗ trợ các bạn cả nhóm thực hiện thí nghiệm 2, bạn thư kí ghi kết quả thí nghiệm và đưa ra thảo luận chung cả nhóm về câu C3 Ghi kết quả đúng vào vở. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua đèn. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ) Đọc phần thông báo mục tr.73 trả lời được : Số vôn ghi trên các dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C4. Yêu cầu nêu được : Đèn 2,5 V. Phải mắc đèn này vào hiệu điện thế < 2,5 V để nó không bị hỏng. HĐ3: Tìm hiểu sự tương tác giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước (5 phút) Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành C5 Hướng dẫn các nhóm thảo luận câu trả lời C5 II- sự tương tác giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước Các nhóm thảo luận câu trả lời C5, tham gia thao rluận trênlớp câu trả lời , cá nhân HS chữa vào vở nếu sai. Câu C5: a) Khi có sự chênh lệch mực nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A đến B b) Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn c) Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mực nước tương tự như hiệu điện thế tạo ra dòng điện. HĐ4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà. (10 phút) Gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ cuối bài , HS khác lắng nghe phần ghi nhớ. Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 HS hoàn thành C6, C8 GV gọi 1 lên bảng trả lời câu C8 Đọc phần “Có thể em chưa biết”. GV nhấn mạnh điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn và bền lâu khi sử dụng các thiết bị điện * Hướng dẫn về nhà - Trả lời C7, làm bài tập 26.1 đến 26.3 SBT - Viết sẵn mẫu báo cáo thực hành Ghi nhớ tại lớp những điểm cần ghi nhớ trong bài. Hoạt động nhóm, thảo luận C6, C8 Câu C6: Chọn C Câu C8: Chọn C Đọc phần “Có thể em chưa biết”. HS lắng nghe và ghi nhớ những điểm lưu ý khi sử dụng thiết bị điện. Bài 27 Thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp I- Mục tiêu 1. Kiến thức- Kỹ năng - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn - Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp 2 bóng đèn. Mắc mạch điện đơn giản. 3. Thái độ Hứng thú học tập bọ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống. II - Chuẩn bị của GV và HS GV và các nhóm: - 1 nguồn điện - 2 bóng đèn pin - 1 vôn kế, 1 ampe kế - 1 công tắc, 9 đoạn dây nối Mỗi HS chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài. III- Tổ chức hoạt động day học HĐ1: Kiểm tra, Tổ chức tình huống học tập (7 phút) 1) Kiểm tra bài cũ Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét: Gọi 1 HS lên bảng Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn , phải chọn ampe kế và mắc vào mạch điện như thế nào? Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, cần phải chọn và mắc vôn kế như thế nào? GV nhận xét đánh giá cho điểm HS 2. Tổ chức tình huống học tập GV mắc 1 mạch điện như hình 27.1a và giới thiệu với HS đó là mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. ĐVĐ: cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì? 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV, HS khác lắng nghe để nêu nhận xét, bổ sung. HĐ2: Mắc nối tiếp 2 bóng đèn (10 phút) Yêu cầu HS quan sát hình 27.1a và hình 27.1b nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp -> từ đó cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc thế nào với các bộ phận khác? Yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ để mắc mạch hình 27.1a theo nhóm, sau đó vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. GV kiểm tra các nhóm mắc mạch điện, hỗ trợ nhóm yếu. Gọi đại diện 1,2 nhóm lên vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a vào mẫu báo cáo thực hành. GV lưu ý HS các bộ phận được mắc liên tiếp không nhất thiết phải đúng thứ tự như SGK I- Mắc nối tiếp 2 bóng đèn HS quan sát hình 27.1a và 27.1 b trả lời câu hỏi của GV . Yêu cầu thấy được ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp trong mạch với các bộphận khác. Mắc mạch điện theo nhóm, vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. 1,2 HS vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng, HS khác nhận xét sơ đồ của bạn và sửa chữa vào vở nếu sai. HĐ3: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp (10 phút) GV Yêu cầu HS mắc ampe kế ở vị trí, đóng công tắc 3 lần, ghi lại 3 số chỉ I’1, I’’1 và I’’’1 của ampe kế và tính giá trị trung bình I1. Ghi kết quả vào bảng giá trị I1 trong báo cáo thực hành. Tương tự như vậy mắc ampe kế ở vị trí 2,3 đo cường độ dòng điện GV theo dõi hoạt động của các nhóm để nhắc nhở và sửa sai cho HS GV kẻ bảng 1 trong mẫu báo cào thí nghiệm lên bảng, gọi một số nhóm lên điền kết quả đúng vào bảng 1 Hướng dẫn HS thảo luận cung để có nhận xét đúng, Yêu cầu HS chữa vào vở nếu sai. II- Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp HS trong nhóm phân công cụ thể mỗi bạn trong nhóm thực hiện 1 công việc: HS 1 mắc mạch điện. HS 2 thực hiện đo và tính kết quả I1, HS 3 đo I2, HS 4 đo I3. Sau đó cả nhóm dựa vào bảng kết quả thu được để thảo luận, hoàn thành nhận xét phần 2 trong báo cáo thực hành. Đại diện một số nhóm lên ghi kết quả trên bảng Yêu cầu rút ra nhận xét: rong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí của mạch điện. HĐ4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp (10 phút) Yêu cầu HS quan sát hình 27.2 cho biết vôn kế trong mạch điện tương tự hình 27.2 đo hiệu điện thế giữa 2 đầu của đèn nào? Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2 trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 vò báo cáo thực hành, lư ý chỉ rõ chốt nối vôn kế. Gọi 1,2 HS lên vẽ trên bảng, gọi HS khác nhận xét. Yêu cầu HS mắc mạch điện đo hiệu điện thế U1, U2, UMN. GV theo dõi nhắc nhở tương tự như hoạt động 3 GV có thể gọi HS số 1, HS số 2... của các nhóm khác nhau thực hiện thao tác mắc vôn kế theo Yêu cầu và đọc kết quả đo. HS các nhóm khác theo dõi để nêu nhận xét. Hướng dẫn thảo luận - > nhận xét đúng. III- Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp HS quan sát hình 27.2 để thấy được vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2, đó là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 Vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo thực hành. 1,2 HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS khác nêu nhận xét và sửa chữa nếu vẽ sai. HS trong nhóm phân công việc cho từng bạn, mắc mạch điện và đo hiệu điện thế , ghi lại kết quả vào báo cáo thực hành. Thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét mục 3 báo cáo thực hành. HS các nhóm đã được phân công theo thứ tự lên thực hiện thao tác nếu GV Yêu cầu , HS khác chú ý theo dõi nêu nhận xét xem các thao tác của bạn đúng hay sai. Yêu cầu HS nhận xét được : Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn. HĐ5: Củng cố - Nhận xét và đánh giá công việc của HS (8 phút) Yêu cầu HS nêu các đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp. GV nhận xét thái độ làm việc của HS , đnáh giá kết quả Yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành Yêu cầu HS làm nhanh bài 27.1 và 27.2 nếu còn thời gian * Hướng dẫn về nhà Học bài và Làm bài tập 27.3, 27.4 SBT Chuẩn bị mẫu báo cáo bài 28 vào vở HS ghi nhớ đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp tại lớp. Nộp báo cáo thực hành Cá nhận làm bài tập 27.1 và 27.2 tham gia chữa bài cùng các bạn trong lớp. Bài 27.1: Ampe kế được mắc nối tiếp trong mạch -> Số chỉ của các ampe kế như nhau vì trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau ở mọi điểm. Bài 27.2 Chọn b Bài 28 Thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song I- Mục tiêu 1. Kiến thức- Kỹ năng - Biết mắc song song hai bóng đèn - Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song 2 bóng đèn. Mắc mạch điện đơn giản. 3. Thái độ Hứng thú học tập bọ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống. II - Chuẩn bị của GV và HS GV và các nhóm: - 1 nguồn điện - 2 bóng đèn pin - 1 vôn kế, 1 ampe k ... kĩ thuật. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện hình 29.1 và thục hiện kiểm tra theo hướng dẫn SGK để hoàn thành nhận xét GV hướng dẫn HS thảo luận - nhận xet đúng Chuyển ý: Khi dòng điện đi qua cơ thể không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người là bao nhiêu? Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 2 trong SGK GV ghi bài tập 29.2 lên bảng, Yêu cầu 1 HS lên bảng làm. GV bổ sung thêm: dòng điện có cuờng độ 70mA trở lên , tương ứng với hiệu điện thế từ 40 V trở lên, làm tim ngừng đập. Chyển ý: Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện (hay đoản mạch). Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này. I- dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm. HS cả lớp quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi C1. Yêu cầu HS nêu được : Bong đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng lkim loại của bút thử điện. Không được vì thanh kim loại và người là vật dẫn điện. Nếu cầm như vậy dòng điện sẽ đi qua cơ thể người và có thể nguy hiểm đến tính mạng. HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện hình 28.1 va kiểm tra theo hướng dẫn SGK để hoàn thành nhận xet. Đại diện nhóm nêu nhận xét rút ra được từ việc làm thí nghiệm của nhóm mình. Nhận xét: dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cư vị trí nào của cơ thể. Cá nhân HS đọc phần thông báo và trả lời bài tập 29.2 vào vở Nhận xét bài của bạn, chữa bài tập nếu sai. HĐ3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì (15 phút) GV mắc mạch điện và àm thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK . Yêu cầu HS quan sát gi lại số chỉ của ampe kế vã trả lời câu C9 Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác dụng của hiện tượng đoản mạch. Chuyển ý: Để bảo vệ các thiết bị điện, người ta sử dụng cầu chì. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo và tác dụng của cầu chì. Yêu cầu HS nhớ lại những hiểu biết về cầu chì đã học ở lớp 5 và bài 22 GV làm thí nghiệm đoản mạch như sơ đồ hình 29.3. HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch. HS thường cho rằng khi đó đèn cháy, vì vậy GV mắc lại mạch điện cho HS thấy đèn vẫn sáng. GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi dây tiếp xúc nhau (chập điện). Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thạt, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì ? GV có thể lấy ví dụ cụ thể. Yêu cầu HS giải thích. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5. II- hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì HS quan sát GV làm thí nghiệm , ghi lại số chỉ của ampe kế , thấy được khi bị đoản mạch số chỉ của ampe kế lớn hơn nhiều so với lúc bình thường. Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi C1: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn. Thảo luận theo nhóm về tác hai của hiện tượng đoản mạch. Yêu cầu nêu được những tác hại sau: Gây cháy vỏ bọc dây và các bộphận khác tiếp xúc với nó - Hoả hoạn. + Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện.... -> hỏng các thiết bị điện. HS quan sát thí nghiệm thấy được hiện tượng xảy ra: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, chảy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) -> bóng đèn được bảo vệ. HS thấy sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình. HS hiểu được ý nghĩa con ố ghi trên cầu chì là dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. ví dụ : Cầu chì ghi 1A có nghĩa là cầu chì này sẽ đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1A. HS căn cứ vào bảng cường độ dòng điện ở bài 24 để thấy cường độ dòng điện qua bóng đèn dây tócc vào khoảng từ 0,1A tới 1A, vì vậy nên chon cầu chì có ghi số 1,2 A. HĐ4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn (bước đầu) khi sử dụng điện (5 phút) HS đọc phần III và hoàn thành bài tập điền ô trống, hoàn thành các quy tắc an toán khi sử dụng điện. HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ. III- Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: Hoạt động cá nhân đọc phần III, thảo luận nhóm, hoàn thành các quy tắc an toàn như sau: 1) Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V 2) Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện 3) không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. 4) Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà càn phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. HĐ5: Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà: (8 phút) Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi C6 GV chia nhóm 2 HS thảo luận câu hỏi với hình thức: Mỗi tổ thảo luận 1 trường hợp (ví dụ : Tổ 1 thảo luận trường hợp a), Tổ 2 thảo luận trường hợp b)..., Viết ra giấy A2 phần không an toàn và biện pháp khắc phục. Nhóm nào xong trước nên dán vào dưới trường hợp cần thảo luận của nhóm mình trên bảng. Hướng dẫn thảo luận phẩn trả lời câu hỏi: + 1 HS đại diện nhóm đọc to phần trả lời của nhóm mình. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. + GV đánh giá cho điểm những nhóm làm nhanh và đúng. * Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 29.1 đến 29.4 SBT - Ôn tập chương 3: Điện học. Trả lời phần tự kiểm tra HS thảo luận theo nhóm trường hợp được phân công. Tham gia nhận xét ý kiến của các nhóm khác trên lớp Câu C6: a) Không an toàn: Lõi dây điện có chỗ đẻ hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật hoặc có thể gây đoản mạch. Khắc phục: Ngắt điện, dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay đoạn dây mới. B) không an toàn: nắp cầu chì ghi 2A lại nối với dây chì 10A -> nếu có sự cố, dòng điện trong mạch lớn hơn 2A, nhỏ hơn 10A thì dây chì chưa đứt -> không bảo vệ được dụng cụ điện Khắc phục: Dùng dây chì ghi 2A để thay vào nắp cầu chì. c) Không an toàn: Người phụ nữ đang sửa bóng đèn, em nhỏ lại đóng (hoặc ngắt) công tắc điện. Nếu đóng công tắc điện có thể làm điện giật người phụ nữ. Chân chị này tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà => không an toàn. Khắc phục: Phải thông báo không được đóng công tắc điện khi đang sửa chữa điện. - Khi sửa chữa điện, cần đứng trên một vật (dép cao su, ghế nhựa, gỗ...) để cách điện với đất. Bài 30 Tống kết chương 3 Điện học I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học. - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. 3) Thái độ: Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể. II - Chuẩn bị của GV và HS GV chuẩn bị ra bảng phụ: Trò chơi ô chữ. - Tranh phong to bài tập vận dụng 2, 4, 5 tr.86 SGK III- Tổ chức hoạt động day học HĐ1: Kiểm tra - Củng cố kiến thức cơ bản (10phút) Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS . Hỏi xem câu hỏi nào của phần tự kiểm tra cần phải chữa. GV sẽ tập trung vào câu hỏi đó để giải đáp cho HS đặc biệt ở phần này khi nêu đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song ong , HS hay dùng từ không chính xác . Vì vậy GV Yêu cầu 1 vài HS trả lời câu hỏi 10, 11 tr.85, HS khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức đúng, Yêu cầu HS sửa chữa nếu sai. 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV HĐ2: Vận dụng tổng hợp kiến thức (15 phút) Yêu cầu cá nhân HS chuẩn bị trả lời từ câu 1 đến 7 tr.86 SGK trong khoảng 7 phút. Hướng dẫn HS thảo luận Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 1. GV ghi tóm tắt lên bảng: có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát. Gọi 4 HS lên bảng điền dáu cho câu 2 (có thể gọi HS yếu), Yêu cầu giải thích lí do tại sao em điền dấu đó? GV ghi tóm tắt: Có 2 loại điện tích, điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Gọi 1 HS lên bảng chữa câu C3 GV ghi tóm tắt: Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, vật nhiễm điện dương nếu mất electron. GV kiểm tra phần trả lời câu hỏi trong vở của một số HS , dặc biệt những em HS yếu. Tương tự với các câu hỏi 4, 5, 6, 7 GV ghi tóm tắt được thêm về chiều dòng điện, chất dẫn điện , chất cách điện , đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp, song song lên bảng. II- vận dụng Cá nhân chuẩn bị câu hỏi từ 1 đến 5 ở phần II 1 HS trả lời , HS khác chú ý lắng nghe , nhận xét, sửa chữa nếu sai. Câu 1: Chọn D 4 HS đại diện 4 tổ chữaổcau 2. HS khác theo dõi nêu nhận xét. Câu 2: a - điền (-); a- điền (-); c- điền(+); d- điền (+). Câu 3: Mảnh nilong nhiễm điện âm -> nó nhận thêm electron Miếng len mất electron -> nó nhiễm điện dương HS dựa vào quy ước về chiều dòng điện để chọn phương án đúng cho câu 4 là c) Câu 4: chọn c) Câu 6: Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì hiệu điện thế 3V (để đèn sáng bình thường), khi mắc nối tiếp 2 bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V HĐ3: Trò chơi ô chữ (10 phút) GV chia lớp ra làm 2 đội. Theo thứ tự mỗi đội được quyền chọn trước 1 hàng ngang bất kỳ và cử 1 đại diện lên điền đúng vào hàng ngang đó. Nếu trong 1 phút điền đúng từ hàng ngang thì được 1 điểm, sai thì không được điểm, đội 2 được quyền điền chữ. Nếu cả 2 đội đều không điền đúng thì hàng ngang đó bỏ trống. Lần lượt các đội chọn hành ngang khác để điền chữ. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước tiên được 2 điểm. Cuối cùng GV tổng kết trò chơi, xếp loại các đội sau cuộc chơi. III- Trò chơi ô chữ HS chia lớp ra làm 2 đội, tương ứng với 2 dãy bàn. Cử trưởng nhóm điều hành các bạn trong nhóm mình tham gia trò chơi, động viên các bạn trong nhóm. Yêu cầu hoàn thành được ô chữ. HS cùng GV nhận xét, tổng kết trò chơi HĐ4: Chữa bài tập - hướng dẫn về nhà. (10 phút) GV yc HS nêu những vấn đề hay bài tập cần chữa trong chương 3. GV hướng dẫn HS chữa 1 số bài tập mà HS hay hiểu sai như 20.3 (tr.21 SBT , 21.3 tr.22 SBT ; 26.3 tr.27 SBT Khi làm bài tập 20.3 một số em hiểu sai hiện tượng ví dụ cho rằng ôtô cọ xát -> nóng lên có thể cháy... Bài 21.3: HS có thể chưa hình dung được dây thứ hai nối nguồn điện với đèn chính là khung xe đạp. GV thông báo thêm cho HS là đinamô có cực dwong và cự âm thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều) do đó kí hiệu khác kí hiệu nguồn đã biết. Bài 26.3. Nhiều HS lúng túng, lựa chọn còn sai vì thường cho rằng mạch điện nào hở thì vônkế chỉ bằng 0. Hướng dẫn về nhà: Ôn tập toàn bộ chương 3 chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết. HS đề nghị GV giải đáp các câu hỏi hoặc bài tập h còn thấy vướng mắc , chưa rõ ràng. HS cùng tham gia chữa bài với GV và chữa vào vở nếu sai Bài 20.3Ô tô chạy, cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Dây xích sắt là vật dẫn điện, truyền điện tích điện tích từ ôtô xuống đất để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Bài 21.3 a) Dây thứ 2 chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ hai của đinamô với đầu thứ hai của đèn. b- Bài 26.3. Chọn d
Tài liệu đính kèm: