Giáo án Vật lí 7 - Tiết 1 đến 15

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 1 đến 15

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

 TIẾT: 1

BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG

VÀ VẬT SÁNG

I- MỤC TIÊU:

 - Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

 - Làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.

 - Nghiêm túc khi làm thí nghiệm.

II- CHUẨN BỊ:

1. GV: -Bảng phụ.

 -Mỗi nhóm: 1 hộp kín, đèn pin.

2. Đọc trước bài mới.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.

2. Bài mới:

2.1. ĐVĐ: GV:-Giới thiệu môn học.

 -Nội dung chương I.

 GV: Tổ chức thí nghiệm như phần mở đầu.

2.2. Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 1 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	 
Ngày giảng:
Chương I: Quang học
	Tiết: 1
Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng
và vật sáng
I- Mục tiêu:
 - Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
 - Làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
 - Nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
II- Chuẩn bị:
1. GV: -bảng phụ.
	 -Mỗi nhóm: 1 hộp kín, đèn pin.
2. Đọc trước bài mới.
III- Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
2.1. ĐVĐ: GV:-Giới thiệu môn học.
	 -Nội dung chương I.
	 GV: Tổ chức thí nghiệm như phần mở đầu.
2.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
 Khi nào mắt ta nhìn thấy ánh sáng?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu, nêu mục đích và tiến hành thí nghiệm.
- Trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
-Yêu cầu HS nghiên cứu 2 trường hợp để trả lời C1.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
-Nhận xét ý kiến của HS.
-Chuyển ý: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy, nhìn thấy vật có cần ánh sáng từ vật đến mắt không? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu
-Từng HS nghiên cứu tài liệu.
-2HS nêu kết quả nghiên cứu.
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-Từng HS suy nghĩ trả lời C1.
-1HS hoàn thành kết luận.
-HS khác nhận xét.
-Theo dõi câu hỏi của GV.
I- Nhận biết ánh sáng:
-Quan sát và thí nghiệm.
Kết luận: Mắt ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 2:
 Nghiên cứu trong điều kiện nào mắt ta nhìn thấy một vật.
-Yêu cầu HS đọc C2.
-GV hướng dẫn HS lắp thí nghiệm. Lưu ý HS đặt mắt gần ống.
-Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-Trường hợp nào ta nhìn thấy tờ giấy? Vì sao?
-Căn cứ vào đâu mà em có khẳng định đó?
-Từng HS đọc C2.
-Theo dõi hướng dẫn của GV.
-Các nhóm lấy đồ và tiến hành thí nghiệm.
-Đại diện một nhóm trả lời.
-Nhận xét.
-Hoàn thành kết luận.
II- Nhìn thấy một vật:
-Thí nghiệm.
 Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3:
 Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
-Thí nghiệm 1.2a và 1.3: ta thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau?
-GV thông báo: nguồn sáng, vật sáng.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. Bảng phụ.
-Từng HS theo dõi hướng dẫn của GVrồi trả lời câu hỏi.
-Theo dõi thông báo của GV.
-Từng HS hoàn thành kết luận.
II- Nguồn sáng và vật sáng:
 Kết luận:
-Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
-Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng 
hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
4. Luyện tập - củng cố:
 -Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời C4, C5.
 -C5 Tại sao ta nhìn thấy cả vệt sáng.
 -Yêu cầu HS rút ra kiến thức thu thập đươc.
 -Yêu cầu HS tham khảo mục chưa biết.
 -Phiếu học tập:
	+ Ta nhìn thấy một vật khi.......
	+ Nguồn sáng là vật tự nó........
	+ Vật sáng gồm......
	+ Nhìn thấy màu đỏ có .......đến mắt.
	+ Có ........ loại ánh sáng màu.
	+ Vật đen: không trở thành........	
 2HS trao đổi phiếu và chấm điểm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 -Trả lời lại câu hỏi C1, C2, C3.
 -Học thuộc ghi nhớ.
 -Bài tập: 1.1 1.5/ SBT.
 -Đọc trước bài 2.
IV- Tự rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 2
Bài 2: Sự truyền ánh sáng
I- Mục tiêu:
 -Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.
 -Phát biểu được định luột truyền thẳng ánh sáng.
 -Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
 -Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng.
 -Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng của ánh sáng bằng thực nghệm.
 -Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
 -Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II-Chuẩn bị:
 -GV: -Bảng phụ.
	 -Mỗi nhóm: 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng,1 đèn pin.
	 3 màn chắn có đục lỗ, 3 đinh ghim.
 -HS: Học tốt bài cũ và đọc trước bài mới.
III- Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 -Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 -HS1: Nêu điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng? Nhìn thấy vật?
	 Vì sao
 -HS2: 1.2 và 1.2/ SBT.
3. Bài mới:
3.1. ĐVĐ: GV cho HS sơ bộ trao đổi thắc mắc của Hải nêu ra ở đề bài ghi lại ý kiến của HS lên bảng.
3.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng.
-Yêu cầu HS dự đoán đường đi của ánh sáng.
-Nêu phương án kiểm tra?
-GV nhận xét các phương án. Giới thiệu phương án SGK.
-Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Giới thiệu phương án 2 khi không có ống thẳng.
-GV lưu ý HS các lỗ chỉ lệch khoảng 1-2 cm.
-Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-Làm thế nào để kiểm tra ba lỗ A, B, C cùng nằm trên 1 đường thẳng?
-Qua 2 thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì?
-2, 3HS nêu dự đoán.
- Nêu phương án kiểm tra.
-Nghiên cứu thí nghiệm SGK. Nêu đồ dùng và cách tiến hành thí nghiệm.
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm. Trả lời C1.
-Từng HS nghiên cứu thí nghiệm 2. Nêu đồ dùng và cách tiến hành thí nghiệm.
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm. 
-Đại diện các nhóm trả lời.
-HS phát biểu kết luận. 
I- Đường truyền của ánh sáng:
-Thí nghiệm1.
-Thí nghiệm 2.
Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Hoạt động 2: 
Khái quát hoá kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật.
-Thông báo một số môi trường trong suốt.
-Giới thiệu môi trường đồng tính.
GV giới thiệu định luật.
-Theo dõi thông báo của HS.
-HS phát biểu định luật và ghi vào vở.
Định luật (SGK).
Hoạt động 3:
Nghiên cứu tia sáng, chùm sáng.
-Ta quy ước vẽ tia sáng như thế nào? Yêu cầu HS vẽ hình.
-GV biểu diễn thí nghiệm 2.4/SGK.
-Ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
-GV: Tiến hành thí nghiệm như hình 2.5/SGK.
-HS nghiên cứu SGK.
-Từng HS vẽ hình vào vở.
-Quan sát thí nghiêm.
-HS nghiên cứu quy ước vẽ chùm sáng.
-Theo dõi các loại chùm sáng.
-Từng HS hoàn thành C3.
-HS vẽ các loại chùm sáng vào vở. 1 HS lên bảng vẽ hình.
II- Tia sáng và chùm sáng.
-Biểu diễn đường truyền của ánh sáng:
-Ba loại chùm sáng:
Chùm song song
b) Chùm hội tụ
c) Chùm phân kì
4. Luyện tập - củng cố:
 -Yêu cầu HS trả lời C4, C5 (tiến hành thí nghiệm C5).
 -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Đặt câu hỏi cho phần ghi nhớ rồi trả lời?
 -Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng, em phải làm nhơ thế nào? Giải thích.
 -Yêu cầu HS đọc “Có thể em chưa biết”.
5. Hướng dẫn về nhà:
 -Học thuộc ghi nhớ.
 -Làm lại C1 C5.
 -Bài tập: 2.1 2.4/ 4 SBT.
IV- Tự rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 3
Bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
I - Mục tiêu:
 - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
 - Giải thích được vì sao có được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
 - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế
và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
II - Chuẩn bị:
 - GV: - Mỗi nhóm: 1 dèn pin, 1 cây nến, 1 vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn.
 	 - Cả lớp: Hình vẽ nhật thực và nguyệt thực.
 - HS: - Học bài và làm bài đầy đủ.
	 - Đọc trước bài mới.
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào? Bài 2.1/ SBT.
 - HS2: Bài 2.2 và 2.3/ SBT.
3. Bài mới:
3.1. ĐVĐ: GV tạo tình huống như SGK.
3.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
 Quan sát, hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 1, thảo luận rồi tiến hành thí nghiệm.
- Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu HS chỉ vùng sáng, vùng tối.
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng.
- Từng HS nghiên cứu SGK.
- Các nhóm thảo luận cách tiến hành. Tiến hành thí nghiệm. Quan sát hiện tượng trên màn chắn. Trả lời C1.
- HS hoàn thành nhận xét.
I - Bóng tối - Bóng nửa tối.
 - Thí nghiệm 1.
 Nhận xét: Trên màn chắn phía sau vật cản có một
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm. Hiện tượng có gì khác ở thí nghiệm 1.
- Nguyên nhân của hiện tượng đó?
- Từng nhóm HS tiến hành thí nghiệm.
- Trả lời C1.
- Rút ra nhận xét.
vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
- Thí nghiệm 2.
 Nhận xét: Trên màn chắn phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
Hoạt động 2:
 Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực.
- Yêu cầu HS trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.
- Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu.
- Tại sao vùng đó lại có nhật thực toàn phần, nhật thực một phần?
- GV hướng dẫn phần này tương tự như phần trên.
- Hiện tượng nguyệt thực có thể xảy ra trong cả đêm không?
- GV giới thiệu quan điểm của con người xa xưa về hai hiện tượng trên.
- GV giới thiệu những tính toán của các nhà khoa học hiện nay về hai hiện tượng trên .
- Từng HS tái hiện kiến thức.
- 1HS trả lời câu hỏi của GV.
- Từng HS nghiên cứu tài liệu.
- 1HS lên bảng chỉ vùng nhật thực một phần, vùng nhật thực toàn phần.
- HS phát biểu trả lời câu hỏi của GV.
- HS hoạt động tương tự như phần trên.
- HS khá trả lời.
- Từng HS theo dõi lời giảng của GV.
I ... ................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 	
Tiết 13
Bài 12: độ to của âm
I - Mục tiêu:
 - Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
 - So sánh được âm to, âm nhỏ.
 - Qua thí nghiệm rút ra được: Khái niệm biên độ dao động, độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.
II - Chuẩn bị:
1.gv: Mỗi nhóm: 1 đàn ghi ta 1 dùi trống
	1 giá thí nghiệm 1 con bấc
	1 lá thép.
2. hs: Làm đủ bài tập và đọc trước bài mới.
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS1: Tần số là gì? Đơn vị tần số?
	 Âm cao thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số?
	Bài 11.1/ SBT.
 - HS2: Bài 11.2; 11.4 SBT.
3. Bài mới:
3.1. ĐVĐ: Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ. Song khi hét to ta thường bị đau cổ. Vậy tại sao lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại thấy đau ở cổ họng?
3.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Nghiên cứu về biên độ dao động - Mối liên hệ giữa biên độ dao động 
và độ to của âm phát ra.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 1.
+ Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì?
+ Tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm thống nhất kết quả bảng 1.
+ Có thể kiểm tra kết quả trên bằng phương án nào khác?
- Thông báo biên độ dao động.
- Yêu cầu HS hoàn thành C2.
- Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kiểm tra và thống nhất kết quả thí nghiệm của HS.
+ Đơn vị đo của âm là gì?
- Cá nhân HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm hoàn thành bảng 1.
- Thảo luận nhóm nhỏ nêu phương án kiểm tra khác.
- Cá nhân HS hoàn thành C2.
- Nghiên cứu thí nghiệm 3.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm 3.
- Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thí nghiệm.
- Cá nhân HS hoàn thành C3.
I - Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
 Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu độ to của một số âm.
+ Đơn vị độ to của âm là gì? Kí hiệu?
- GV: Để đo độ to của âm nhười ta sử dụng máy đo.
 Giới thiệu bảng 2.
+ Tiếng sét to gấp mấy tiếng ồn?
+ Độ to của âm là bao nghiêu thì làm đau tai?
- Thông báo tác hại của việc nghe âm quá to.
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của GV.
- Cá nhân theo dõi bảng 2.
- Theo dõi thông báo của GV.
II - Độ to của một sôa âm
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (KH: ĐB).
4. Luyện tập - củng cố:
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C4; C5; C6; C7.
 - C5: Kiểm tra sự xác định biên độ dao động của HS.
 + Độ to nhỏ của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm?
 + Đơn vị đo độ to của âm là gì?
 - Yêu cầu HS đọc mục: “Có thể em chưa biết”. 
 - Làm thế nào để bảo vệ tai khi phải nghe âm quá to?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 12.1 12.5/ SBT.
 - Đọc trước bài mới.
IV- Tự rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
	Tiết 14
Bài 13: môi trường truyền âm
 I - Mục tiêu:
 - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
 - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí.
 - Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền được qua các môi trường nào?
 - Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ, âm càng to.
 II - Chuẩn bị:
1. gv: - Mỗi nhóm: 2 trống, 2 quả cầu bấc, 1 nguồn âm, 1 bình nước.
	 - Cả lớp: Tranh phóng to hình 13.4.
2. hs: - Đọc trước bài mới.
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS1: Hãy nêu độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào?
	 Bài tập: 12.1, 12.2/ SBT.
 - HS2: Bài tập: 12.4, 12.5/ SGK.
3. Bài mới:
3.1. ĐVĐ: GV giới thiệu bài học như SGK.
3.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Nghiên cứu môi trường truền âm.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 1 trong SGK. 
- Yêu cầu HS thấy được: khi gõ mạnh trống 1, có hiện tượng gì xảy ra với hai quả cầu?
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
- Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm 2.
- Lưu ý: bạn gõ vào bàn khẽ sao cho bạn đứng cạnh không nghe thấy.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 3, trả lời câu hỏi:
+ Thí nghiệm cần dụng cụ gì?
+ Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?
+ Âm có truyền qua môi trường nước (chất lỏng) không?
- GV: Trong chân không, âm có thể truyền qua được không?
-GV giới thiệu thí nghiệm hình 13.4.
- GV giới thiệu cho HS biết vấn đề này sẽ được giải thích ở những lớp sau.
+ Qua các thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì?
- GV mô tả hiện tượng âm thanh nghe được từ Ti vi và từ loa công cộng khi phát cùng một chương trình.
 Tại sao lại có hiện tượng đó?
- Yêu cầu HS đọc thông báo mục 5, trả lời các câu hỏi:
+ Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian không?
+ Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất?
+ Hãy giải thích hiện tượng ở thí nghiệm 2?
- Cá nhân HS nghiên cứu thí nghiệm 1.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C1, C2.
- HS tiến hành thí nghiệm theo bàn.
- Qua thí nghiệm HS trả lời C3.
- Cá nhân HS đọc thí nghiệm SGK, trả lời câu hỏi của GV.
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- HS theo dõi GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm.
- Cá nhân HS hoàn thành kết luận.
- HS nhớ lại hiện tượng GV mô tả.
- 2 HS đọc to mục 5.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
I - Môi trường truyền âm
1. Sự truyền âm trong chất khí
- Thí nhiệm 1.
2. Sự truyền âm trong chất rắn
- Thí nghiệm 2. 
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
 Kết luận (Bảng phụ)
5. Vận tốc truyền âm
.
4. Luyện tập - củng cố:
 - Yêu cầu HS trả lời C7, C8, C10/ SGK.
 + Môi trường nào truyền được âm? Môi trường nào không truyền được âm?
 + Môi trường nào truyền âm tốt nhất?
 + Dùng tay khuấy cốc nước chanh ta nghe âm phát ra từ cốc nước chanh, âm đó truyền đến tai ta qua những môi trường nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học phần ghi nhớ.
 - Làm bài 13. 1 đến 13.5/ SBT.
 - Đọc “Có thể em chưa biết”.
 - Đọc trước bài 14: “ Phản xạ âm - Tiếng vang”
IV- Tự rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng: 	
Tiết 15
Bài 14: Phản xạ âm - tiếng vang
I - Mục tiêu:
 - HS mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
 - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
 - Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.
 - Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.
 II - Chuẩn bị:
1. gv: Mỗi nhóm: 1 tấm gương, 1 nguồn âm, 1 bình nước.
2. hs: Đọc trước bài mới.
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS1: Kể tên các môi trường truyền âm, môi trường nào truyền âm tốt? Lấy ví dụ minh hoạ. Bài tập: 13.1/ SBT.
 - HS2: 13.4/ SBT.
3. Bài mới:
3.1. ĐVĐ: Tai sao trong các rạp hát, rạp chiếu phim tường lại làm sần sùi, mái theo kiểu vòm?
3.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Nghiên cứu âm phản xạ và hiện tượng tiếng vang.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em đã nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu?
+ Trong nhà của mình em có nghe rõ tiếng vang không?
+ Tiếng vang có khi nào?
- GV thông báo khái niệm âm phản xạ.
+ Vậy âm phản xạ và tiếng vang có gì khác nhau?
- GV thống nhất câu trả của HS.
- GV chữa câu C3 cho HS.
- Cá nhân HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời.
- Giống: đều là âm phản xạ.
- Khác: Tiếng vang là âm phản xạ nghe từ khoảng cách âm phát ra ít nhất khoảng 1/15s.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C1, C2.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C3a.
- Cả lớp làm ra bảng con phần b.
I - Âm phản xạ - Tiếng vang
- Nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15s.
- Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
Hoạt đông 2:
Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- GV thông báo kết quả thí nghiệm.
+ Vật như thế nào phản xạ âm tốt? Vật như thế nào phản xạ âm kém?
- Yêu cầu HS trả lời C4.
- GV nhận xét một số bài làm của HS và thống nhất kết quả.
- Cá nhân HS nghiên cứu tài liệu, theo dõi thông báo của GV.
- HS trả lời và ghi nội dung đạt được vào vở.
- Cá nhân HS làm C4 vào bảng con.
II - Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
4. Luyện tập - củng cố:
 + Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát có nghe rõ không?
 + Làm thế nào để tránh hiện tượng trên?
 - Yêu cầu HS trả lời C5, C6.
 - Yêu cầu HS làm C7, C8 vào bảng con.
 + Khi nào thì có âm phản xạ. Tiếng vang là gì?
 + Có phải cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không?
 + Vật nào phản xạ âm tốt, âm kém?
 - Yêu cầu HS đọc: “ Có thể em chưa biết”
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học phần ghi nhớ.
 - Trả lời C1 đến C8/ SGK.
 - Làm bài tập: 14.1 đến 14.6/ SBT.
IV - Tự rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_1_den_15.doc