Giáo án Vật lí 9 - Tiết 62 đến 68

Giáo án Vật lí 9 - Tiết 62 đến 68

Tiết 62 TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG

I - Mục tiêu

1. Trả lời đợc câu hỏi, tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

2. Vận dụng đợc kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế.

3. Trả lời đợc các câu hỏi: Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì, tác dụng dụng quang điện của ánh sáng là gì.

II- Chuẩn bị:

Đối với mỗi HS

- 1 tấm kim loại, một mặt sơn trắng, một mặt sơn đen

- 1 hoặc 2 nhiệt kế

- 1 bóng đèn khoảng 25W

- 1 chiếc đồng hồi

- 1 dụng cụ sử dụng pin mặt trời

III- Hoạt động dạy học

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 9 - Tiết 62 đến 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
Tác dụng của ánh sáng 
Tiết 62
I - Mục tiêu
1. Trả lời được câu hỏi, tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
2. Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế.
3. Trả lời được các câu hỏi: Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì, tác dụng dụng quang điện của ánh sáng là gì.
II- Chuẩn bị:
Đối với mỗi HS 
- 1 tấm kim loại, một mặt sơn trắng, một mặt sơn đen
- 1 hoặc 2 nhiệt kế
- 1 bóng đèn khoảng 25W
- 1 chiếc đồng hồi
- 1 dụng cụ sử dụng pin mặt trời
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
HĐ1: (20 phút)
Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng 
a) Đọc SGK trả lời C1 và C2
Phân tích sự trao đổi năng lượng trong tác dụng nhiệt của ánh sáng để phát biểu khái niệm về tác dụng này. 
Nêu mục đích thí nghiệm và tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm , nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên các vật màu trắng và màu đen.
Tiến hành thí nghiệm
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả.
Dựa vào thí nghiệm để trả lời C3*
Phát biểu kết luận chung về tác dụng này. 
Yêu cầu HS đọc SGK trả lời C1 và C2
- Nhận xét sự đúng, sai của các ví dụ mà HS nêu về tác dụng nhiệt của ánh sáng 
- Hướng dẫn HS xây dựng khái niệm về tác dụng nhiệt của ánh sáng 
- Tổ chức cho HS thảo luận về mục đích thí nghiệm 
Hướng dẫn HS tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm . Đặc biệt chú ý việc giữ không đổi khoảng cách từ dây tóc bóng đèn đến tấm kim loại để thí nghiệm được chính xác.
Nếu làm thí nghiệm với một tấm kim loại giống nhau thì phải đảm bảo điều kiện để hai tấm được chiếu sáng như nhau, chú ý cả đến hình dạng của dây tóc bóng đèn.
Nhận xét câu trả lời C3* của HS và tổ chức hợp thức hoá kết luận 
HĐ2: (5 phút)
Tìm hiểu về tác dụng sinh học của ánh sáng 
a) Đọc tài liệu
b) cá nhân phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng và ghi vào vở.
c) Trả lời C4, C5 và trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV 
Yêu cầu HS đọc mục II SGK và phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng 
Nhận xét đánh giá các câu trả lời C4, C5
HĐ3 (10 phút)
Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng 
a) đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là pin quang điện và tác dụng quang điện của ánh sáng?
b) Trả lời C6, C7.
Yêu cầu HS đọc mục III SGK 
Nêu câu hỏi về khái niệm pin quang điện và tác dụng quang điện
Nhận xét, đánh giá các câu trả lời C6 và C7
Tổ chức hợp thức hoá kết luận tác dụng quang điện và pin quang điện
HĐ4: (5 phút)
Củng cố
Đọc SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV 
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và chỉ định HS phát biểu
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
Tiết 63
Thựchành:
Nhận biết ánh sáng đơn sắc và 
ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa chuyển động 
I - Mục tiêu
1. Trả lời được câu hỏi, thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc.
2. Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
II- Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS 
- 1 đèn phát ánh sáng trắng
- các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam.
- 1 đĩa CD
- Một nguồn sáng đơn sắc như các đèn LED
- Nguồn điện 3V
Đối với cả lớp
Dụng cụ dùng để che tối 
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV 
HĐ1: (10 phút)
Tìm hiểu các khái niệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng không đơn sắc, các dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm 
a) Đọc tài liệu để lĩnh hội các kháiniệm mới và trả lời các câu hỏi của GV 
b) Tìm hiểu mục đích thí nghiệm
c) Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm 
d) Tìm hiểu cách làm thí nghiệm và quan sát thử nhiều lần để thu thập kinh nghiệm 
Yêu cầu HS đọc phần I và II SGK 
Đặt một số câu hỏi để:
- Kiểm tra sự lĩnh hội các khái niệm mới của HS 
- Kiểm tra việc nắm được mục đích thí nghiệm 
- Kiểm tra sự lĩnh hội kĩ năng tiến hành thí nghiệm của HS 
HĐ2: (20 phút)
Làm thí nghiệm phân tích ánh sáng màu đỏ một số nguồn màu phát ra.
a) Dùng đĩa CD để phân tích ánh sáng màu do những nguồn sáng khác nhau phát ra, những nguồn sáng này do nhà trường cung cấp.
b) Quan sát màu sắc của ánh sáng thu được và ghi lại chính xác những nhận xét của mình
Hướng dẫn HS quan sát 
Hướng dẫn HS nhận xét và ghi lại nhận xét
HĐ3 (15 phút)
Làm báo cáo thựchành
a) Ghi các câu trả lời và báo cáo
b) Ghi các kết quả quan sát được vào bảng 1 SGK 
c) Ghi kết liụân chung về kết quả thí nghiệm 
Chẳng hạn, ánh sáng màu cho bởi các tấm lọc màu có là ánh sáng đơn sắc hay không ? ánh sáng của đèn LED có là ánh sáng đơn sắc hay không ?
Đôn đốc và hướng dẫn HS làm báo cáo, đánh giá kết quả.
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
Tiết 64
Tổng kết chương III: quang học
I - Mục tiêu
1 Trả lời được những câu hỏi trong phần Tự kiểm tra
2. Vậndụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong phần vận dụng
II- Chuẩn bị
HS : câu hỏi ôn tập
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV 
HĐ1: (25 phút)
Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra
Trình bày câu trả lời cho các câu hỏi tự kiểm tra (những câu trả lời này đã được HS chuẩn bị trước ở nhà)
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra và chỉ định người phát biểu
Chỉ định HS khác phát biểu, đánh giá các câu tả lời của bạn
GV phát biểu nhận xét của mình và hợp thức hoá các kết luận cuối cùng
HĐ2: (20 phút)
Làm một số bài tập vận dụng
a) Làm các câu vận dụng theo sự chỉ định của GV 
b) Trình bày kết quả theo yêu cầu của GV 
Chỉ định một số câu vận dụng cho HS làm 
Hướng dẫn HS trả lời
chỉ định HS trình bày đáp án của mình và HS khác phát biểu, đánh giá câu trả lời đó.
GV phát biểu nhận xét và hợp thức hoá kết luận cuối cùng
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
 Chương IV : Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
Tiết 65
Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng
I - Mục tiêu
1. Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.
2. Nhận biết được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển thành cơ năng hay nhiệt năng.
3. Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
II- Chuẩn bị
Đối với GV 
- Tranh vẽ phóng to hình 59.1 SGK 
- Dinamô xe đạp có bóng đèn
- Máy sấy tóc
- Bóng đèn pin và pin để thắp sáng
- Gương cầu lõm và đèn chiếu.
- Bình nước đun sôi làm quay chong chóng.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV 
HĐ1: (5 phút) 
Ôn lại các dấu hiệu để nhận biết cơ năng và nhiệt năng
cá nhân tự nghiên cứu để trả lời C1 và C2
Rút ra kết luận về những dấu hiệu để nhận biết được một vật có cơ năng hay nhiệt năng.
Gọi một vài HS lần lượt trả lời C1 và C2 trước lớp
Hỏi thêm:
- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật có cơ năng, có nhiệt năng.?
- Nêu ví dụ trường hợp vật có cơ năng, có nhiệt năng.
HĐ2: (8 phút) : Ôn lại các dạng năng lượng khác đã biết và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết được các dạng năng lượng đó. 
- Nhớ lại biểu thức đã học, trả lời câu hỏi của GV về các dấu hiệu để nhận biết điện năng, quang năng và hoá năng.
- Cần phát hiện ra rằng, không thể nhận biết trực tiếp các dạng năng lượng đó mà nhận biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển háo thành cơ năng hay nhiệt năng. 
Nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời chug ở lớp: Hãy nêu tên các dạng năng lượng khác (ngoài cơ năng và nhiệt năng)? Làm thế nào mà em nhận biết được mỗi dạng năng lượng đó? Cho HS thảo luận cách nhận biết từng dạng năng lượng một.
- Điện năng
- Quang năng
- Hoá năng. 
HĐ3: (12 phút) : Chỉ ra sự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của những thếit bị vẽ ở hình 59.1 SGK 
a) Cá nhân nghiên cứu trả lời C3
b) Thảo luận chung ở lớp về những biến đổi của hiện tượng quan sát được trong mỗi thiết bị, nhờ đó nhận biết được có dạng năng lượng nào xuất hiện và do đâu mà có. Trả lời C4
c) Rút ra kết luận 2 trong SGK 
GV biểu diễn các thí nghiệm tương ứng vói các thiết bị vẽ trong hình 59.1 SGK để cho HS thấy rõ dạng năng lượng nào có thể nhận biết trực tiếp được, dạng năng llượng nào có thể nhận biết gián tiếp. 
Yêu cầu HS mo tả diễn biến của hiện tượng trong từng thiết bị, căn cứ vào đó mà xác định năng lượng xuất hiện trong từng bộ phận
Nêu câu hỏi:
- Dựa vào đâu mà ta nhận biết được điện năng?
- Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ mỗi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo một sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 
HĐ4: (10 phút) : Vận dụng
Ôn lại cách tính nhiệt lượng truyền cho nước để suy ra lượng điện năng đã chuyển háo thành nhiệt năng. Trả lời C5
Thảo luận chug ở lớp, lập luận trả lời C5
Cần chỉ rõ đã vận dụng kết luận về sự bảo toàn năng lượng trongcc hiện tượng cơ, nhiệt đã học ở lớp 8 sang các hiện tượng nhiệt, điện.
Nêu câu hỏi gợi ý:
- Trong C5, điều gì chứng tỏ những nhận được thêm nhiệt năng?
- Dựa vào đâu mà ta biết được rằng nhiệt năng mà nước nhận được là do điện chuyển hoá thành?
HĐ5: (5 phút) : Củng cố bài học
Trả lời câu hỏi củng cố của GV 
Nêu câu hỏi:
- Dựa vào dấu hiệu nào ta nhận biết được cơ năng và nhiệt năng?
- Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được?
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
Tiết 66
Định luật bảo toàn năng lượng
I - Mục tiêu
1.Qua thí nghiệm , nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giừo cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
2. Pát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi. Thừa nhân phần năng lượng bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện
3. Phát hiện được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng được định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi của một số hiện tượng. 
II- Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm HS 
Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại
Đối với GV 
Thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV 
HĐ1: (8 phút)
Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu
Vì sao loài người không thự chiện được mơ ước chế tạo động cơ vĩnh cửu, không cần cung cấp năng lượng mà vẫn chạy được?
Suy nghĩa cá nhân, trả lời câu hỏi của GV, đưa ra dự đoán và không thảo luận 
Kể câu chuyện: Nhiều người đã mơ ước chế tạo được một động cơ có thể chạy được mãi mãi mà không cần cung cấp cho động cơ nhiên liệu ban đầu nào cả. Ta hãy tìm hiểu xem, xét về phương diện năng lượng, vì sao mơ ước ấy không thực hiện được 
HĐ2: (10 phút)
Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiệt năng.
a) làm việc theo nhóm
thực hiện thí nghiệm và trả lời C1, C2, C3
b) Thảo luận chung ở lớp
Trong khi lập luận, chỉ rõ dấu hiệu nào chứng tỏ vật có thể có thế năng, động năng, nhiệt năng
c) Làm việc cá nhân. Tìm hiểu thông báo trong SGK 
Rút ra kết luận ... .
Nêu câu hỏi: Điều gì chứng tỏ năng lượng không thể tự sinh ra được mà do một dạng năng lượng khác biến đổi thành? Trong quá trình biến đổi, nếu thấy một phần năng lượng bị hao hụt đi thì có phải là nó đã biến đi mất không?
HĐ3: (12 phút)
Tìm sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
a) làm việc theo nhóm
Tìm hiểu thí nghiệm như ở hình 60.2 SGK 
Quan sát , thu thập, xử lí thông tin để trả lời C4, C5
Thảo luận chung ở lớp về lời giải của C4, C5
b) Rút ra kết luận 2 trong SGK 
cá nhân tự đọc SGK và trả lời câuhỏi của GV 
Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm:
- Chỉ cho HS máy phát điện và động cơ điện
- Cuốn dây treo quả nặng A của máy phát điện và quả nặng B của động cơ điện sao cho khi A ở vị trí cao nhất thì B ở vị trí thấp nhất, chạm mặt bàn mà vẫn kéo căng dây treo.
- Đánh dấu vị trí cao nhất của A khi bắt đầu được thả rơi và vị trí cao nhất của B khi được kéo lên cao.
Nêu câu hỏi: hãy phân tích quá trình biến đổi qua lại giữa cơ năng và điện năng trong thí nghiệm trên và so sánh năng lượng ban đầu ta cung cấp cho quả nặng A và năng lượng cuối cùng mà quả nặng B nhận được 
Gọi đại diện một số nhóm trình bày lời giải của C4, C5 thảo luận chung ở lớp
Nêu câu hỏi: Trong thí nghiệm trên, ngoài cơ năng và điẹn năng còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa ? Phần năng lượng mới xuất hiện này do đau mà có?
HĐ4 (3 phút)
Tiếp thu thông báo của GV về định luật bảo toàn năng lượng
a) Cá nhân nghe thông báo của GV , tự đọc Định luật bảo toàn năng lượng trong SGK
Trả lời câu hỏi đặt vấn đề của GV, chỉ ra được nhiệt năng đã truyền đi đâu và không trái với định luật bảo toàn năng lượng. 
b) Cá nhân suy nghĩ, thảo luận chung ở lớp để trả lời câu hỏi của GV 
Đặt vấn đề: những kết luận vừa thu được khi khảo sát ự biến đổi cơ năng, điện năng ở trên liệu có đúng cho sự biến đổi của các dạng năng lượng khác không ?
Thông báo: các nhà khoa học đã khảo sát rất nhiều quá trình biến đổi năng lượng khác trong tự nhiên và tháy rằng kết luận trên luôn luôn đúng trong mọi trường hợp và được nêu lên thành định luật bảo toàn năng lượng
Ngày nay định luật này được coi là định luật tổng quát nhất của tự nhiên, đúng cho mọi quá trình biến đổi. Mọi phát minh mới trái với định luật này đều là sai.
Nêu vấn đề: Trong thí nghiệm đun nước bằng điện, điện năng đã biến đổi thành nhiệt năng. Sau khi ngừng đun, nước nguội đi và trở lại nhiệt độ như khi chưa đun, điều có có phải là nhiệt năng đãtự mất đi, trái với định luật bảo toàn năng lượng không ? Tại sao?
HĐ5 (5 phút)
Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng để trả lời C6 và C7.
Thảo luận câu hỏi bổ sung của GV 
Nêu câu hỏi bổ sung:
- ý định chế tạo động cơ vĩnh cửu trái với định luật bảo toàn năng lượng ở chỗ nào?
- Khi đun bếp, nhiệt năng bị hao hụt, mất đi rất nhiều. Có phải là ở đây định luật bảo toàn năng lượng không đúng nữa không?
HĐ6 (5 phút)
Củng cố bài học
Tự đọc phần hi nhớ và phần Có thể em chưa biết
Trả lời câu hỏi củng cố của GV 
Nêu câu hỏi củng cố: Trong các quá trình biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng, giữa cơ năng và điện năng, ta thường thấy cơ năng bị hao hụt đi. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không ? Tại sao?
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
Tiết 57
Sản xuất điện năng - nhiệt năng và thuỷ điện
I - Mục tiêu
1. Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
2. Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện
3. Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện.
II- Chuẩn bị
Đối với GV 
Tranh vẽ sơ đồ nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV 
HĐ1: (5 phút)
Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu là sản xuất điện năng như thế nào? 
Cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV và C1, C2, C3
Nhận biết được điện năng không có sẵn trong tự nhiên mà phải biến đổi từ dạng năng lượng khác. 
Nêu câu hỏi:
- Hãy cho biết vì sao việc sản xuất điện năng lại đang trở thành vấn đề rất quan trọng trong đời sống và sản xuất hiện nay?
- Điện năng có sẵn trong tự nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt ... không ? Làm thế nào để có được điện năng?
HĐ2: (12 phút)
Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
a) Làm việc theo nhóm
- Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện ở hình 61.1 SGK 
- Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong lò đốt, nồi hơi, tuabin, máy phát điện.
- Rút ra kết luận về chuỗi liên tiếp những quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện
b) Thảo luận chung ở lớp về kết luận 1 
Thông báo thêm: Trong lò đốt ở nhà máy nhiệt điện trên hình 60.1 SGK người ta dùng than đá, bây giờ có lò đốt dùng khí đốt lấy từ dầu mỏ (như nhà máy nhiệt điện ở Bà Rịa - Vũng Tàu)
Giải thích thêm về tua bin: Cấu tạo như ơt hình 61.1. Khi phun nước hay hơi nước có áp suất cao vào các cánh quạt thì tuabin sẽ quay.
HĐ3: (12 phút)
Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thủy điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
cá nhân tự đọc SGK và trả lời câu hỏi của 
a) Làm việc theo nhóm
- Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thủy điện ở hình 61.2 SGK 
- Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong ống dẫn nước, tuabin, máy phát điện.
- Rút ra kết luận về chuỗi liên tiếp những quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thủy điện
b) Thảo luận chung ở lớp về kết luận 2 
Hỏi thêm:
- Vì sao nhà máy thủy điện phải có hồ chưúa nước ở trên cao?
- Thế năng của nước phải biến đổi thành dạng năng lượng trung gian nào rồi mới thành điện năng?
HĐ4 (8 phút) : Vận dụng
Làm việc cá nhân, trả lời C7 SGK 
Thông báo thêm: Ta đã biết, vật được nâng lên càng cao thì thế năng của vật càng lớn. Nếu vật có trọng luợng P được nâng lên đến độ cao h thì vật có thế năng bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất. 
A = Ph
HĐ5 (5 phút) : Tự đọc phần ghi nhớ
Thảo luận chung ở lớp, trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài.
Nêu lại câu hỏi ở đầu bài học:
- Làm thế nào để có được điện năng?
- Sử dựng điện năng có thuận lợi hơn so với sử duụng năng lượng của than đá, dầu mỏ, khí đốt?
Ngày soạn : 11/ 3/ 2006
Ngày dạy : 13/ 3/ 2006
Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân
Tiết 68
I - Mục tiêu
1. Nêu được các bộ phận chính của một máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử.
2. Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các máy trên.
3. Nêu được ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện gió mặt trời, điện hạt nhân.
II- Chuẩn bị
Đối với GV 
- 1 máy phát điện gió, quạt gió (quạt điện)
- 1 pin mặt trời, bóng đèn 220V - 100W
- 1 động cơ điện nhỏ
- 1 giá LED có giá
- 1 hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV 
HĐ1: (5 phút)
Phát hiện ra cách sản xuất điện mới không cần đến nhiên liệu, đó là từ gió hoặc từ ánh sáng mặt trời.
a) Quan sát GV làm thí nghiệm 
b) Tả lời câu hỏi của GV. Phát hiện ra năng lượng gió và năng lượng ánh sáng rất dồi dào trong tự nhiên và có thể chuyển hoá thành điện năng. 
Yêu cầu HS nhắc lại, trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện, muốn cho máy phát điện hoạt động ta phải cung cấp cho nó cái gì?
Nêu câu hỏi: ở các nhà máy phát điện đó, việc cung cấp than đá và nước khá tốn kém và phức tạp. Có cách nào sản xuất điện năng đơn giản không cần dùng đến nhiên liệu đốt hay nguyên liệu rất nhiều như nước không ?
Làm thí nghiệm biểu diễn:
- Cho máy phát điện gió hoạt động 
- Cho pin mặt trời hoạt động 
Nêu câu hỏi: Trong các thiết bị trên, năng lượng nào đã được chuyển hoá thành điện năng? Nguồn năng lượng đó có dễ kiếm và có nhiều trong tự nhiên không
HĐ2: (8 phút)
Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện gió, quá trình biến đổi năng luợng trong máy phát điện gió.
Làm việc theo nhóm
Quan sát hình 62.1 SGK kết hợp với máy phát điện gió trên bàn GV, chỉ ra những bộ phận chính của máy và sự biến đổi năng lượng qua các bộ phận đó. Trả lời C1 và câu hỏi của GV. Thảo luận chung ở lớp. 
Lần lượt chuyển máy phát điện gió cho các nhóm quan sát. 
Nêu câu hỏi bổ sung: So với nhiệt điện và thuỷ điện thì việc sản xuất điện gió có lợi và khó khăn gì hơn?
HĐ3: (8 phút)
Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời.
a) Nhận biết hình dạng tấm pin mặt trời, hai cực âm và dương của pin.
b) Nhận biết nguyên tắc hoạt động, khi chiếu ánh sáng vào bề mặt tấm pin thì xuất hiện dòng điện, không cần máy phát điện.
- Nhận biết được trong pin mặt trời, quang năng trực tiếp biến đổi thành điện năng, không cần một cơ cấu trung gian nào cả. 
Giới thiệu cho HS tấm pin mặt trời, hai cực của tấm pin (giống như hai cực của một pin thường dùng)
Dùng đèn 220V - 100W chiếu ánh sáng vào bề mặt tấm pin, pin phát điện. Lưu ý HS ở đây không cần một máy phát điện. Vậy quá trình biến đổi năng lượng trong pin mặt trời khác với trong máy phát điện ở chỗ nào?
Nêu câu hỏi: Dòng điện do pin mẳttời cung cấp là dòng điện gì? (một chiều hay xoay chiề?) Dùng đèn LED để kiểm tra lại. 
- Việc sản xuất điện mặt trời có gì thuận lợi và khó khăn? 
HĐ4 (5 phút)
Nhận biết một số tính năng kĩ thuật của pin mặt trời (cốnguất,hiệu suất) để ứng dụng vào thực tế.
Làm việc cá nhân, trả lời C2 SGK 
Thảo luận chung ở lớp về lời giải
Thông báo cho HS 2 thông số kĩ thuật của pin mẳttời thường dùng.
Yêu cầu HS quan sát hình 62.2 SGK để chỉ ra cách lắp đặt pin mặt trời.
HĐ5 (6 phút) : Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy điện nguyên tử và các quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
Làm việc cá nhân
Quan sát hình 61.2 và 62.1 SGK , trả lời câu hỏi của GV, thảo luận chung ở lớp
Nêu câu hỏi:
- Hãy quan sát hình 61.1 và hình 62.3 SGK để chỉ ra hai nhà máy (nhiệt điện và điện nguyên tử) có bộ phận chính nào giống nhau, khác nhau.
- Bộ phận lò hơi và lò phản ứng tuy khác nhau nhưung có nhiệm vụ gì giống nhau?
Thông báo ưu điểm của nhà máy điện nguyên tử (công suất rất lớn) và biện pháp đảm bảo an toàn. 
HĐ6: (6 phút)
Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc sử dụng điện năng và các biện pháp tiết kiệm điện năng.
a) Làm việc cá nhân. Thảo luận chung ở lớp, trả lời C3
b) Tự đọc thông báo trong SGK để nêu lên biện pháp tiết kiệm điện. Trả lời câu hỏi của GV 
c) Tự đọc bảng 1 SGK để trả lời C4
Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để trả lời C3, C4
Nêu câu hỏi: Vì sao biện pháp tiết kiệm điện chủ yêu là hạn chế dùng điện trong giờ cao điểm (buổi tối, nhiều nhà cùng sử dụng điện)
HĐ7 (4 phút) : Củng cố 
Tự đọc phần ghi nhớ
Trả lời câu hỏi củng cố của GV 
Nêu câu hỏi củng cố: 
- Nêu những ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời.
- Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện nguyên tử có bộ phận chính nào giống nhau, khác nhau?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_9_tiet_62_den_68.doc