Giáo án Vật lý 9 – Năm học 2009 - 2010

Giáo án Vật lý 9 – Năm học 2009 - 2010

 A.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 -Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 -Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.

 -Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 2. Kĩ năng:

 -Mắc mạch điện theo sơ đồ.

 -Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế.

 -Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

 -Kĩ năng vẽ và sử lí đồ thị.

 3. Thái độ:

 -Yêu thích môn học.

 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1(tr4-SGK), bảng 2(tr5-SGK)

 

doc 205 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1410Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 – Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng:20/8/2009
CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC.
TiÕt1-Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 
 VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
 A.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 -Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
 -Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
 -Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
 2. Kĩ năng: 
 -Mắc mạch điện theo sơ đồ.
 -Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế.
 -Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
 -Kĩ năng vẽ và sử lí đồ thị.
 3. Thái độ:
 -Yêu thích môn học.
 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1(tr4-SGK), bảng 2(tr5-SGK)
Bảng 1:
 Kq đo
Lần đo
Hiệu điện thế(V)
Cường độ dòng điện(A).
1
0
0
2
2,7
0,1
3
5,4
0,2
4
8,1
0,28
5
10,8
0,38
Bảng 2:
 Kq đo
Lần đo
Hiệu điện thế
(V)
Cường độ dòng điện(A).
1
2,0
0,1
2
2,5
3
0,2
4
0,25
5
6,0
( Bảng 1: Giáo viên làm thí nghiệm trước ở phòng thực hành-So sánh với kết quả làm của học sinh).
 2. Mỗi nhóm học sinh: 
-Một dây dẫn bằng nicrôm chiều dài 1800mm, đường kính 0,3mm, dây này được quấn sẵn trên trụ sứ (gọi là điện trở mẫu)
-1 ampe kế có giới hạn đo 1A.
-1 vôn kế có giới hạn đo 6V, 12V.
-1 công tắc.
-1 nguồn điện một chiều 6V. 12V.
-các đoạn dây nối.
 C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thực nghiệm.
Thông báo dạng đồ thị từ kết quả TN với một dây dẫn khác.
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1: æn ®Þnh tæ chøc: 9B .. . 9C.
.2:KiÓm tra:
Sù chuæn bÞ cña häc sinh
3:Bµi míi:
Ho¹t ®éng 1: Thu thËp th«ng tin
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu: Vẽ sơ đồ mạch điện Giải thích cách mắc vôn kế, ampe kế trong mạch điện đó.
(Gọi HS xung phong)
-GV ĐVĐ: Ở lớp 7 ta đã biết khi hiệu điện thế đặt vào bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn và đèn càng sáng. Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây hay không? Muốn trả lời câu hỏi này , theo em chúng ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
-Trên cơ sở phương án kiểm tra HS nêu
 ( nếu có) GV phân tích đúng, sai→Tiến hành thí nghiệm.
-HS: Vẽ sơ đồ mạch điện và giải thích cách mắc vôn kế, ampe kế.
-
+
A
V
K
-HS đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Ho¹t ®éng 2 : TÌM HIỂU SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GJỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
-GV: yêu cầu HS tìm hiểu mạch điện Hình 1.1(tr4-SGK), kể tên, nêu công dụng, cách mắc các bộ phận trong sơ đồ, bổ xung chốt (+), (-) vào các dụng cụ đo trên sơ đồ mạch điện.
-Yêu cầu HS đọc mục 2-Tiến hành TN, nêu các bước tiến hành TN.
-GV: Hướng dẫn cách làm thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng cách thay đổi số pin dùng làm nguồn điện.
-Yêu cầu HS nhận dụng cụ TN tiến hành TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 1.
-GV kiểm tra các nhóm tiến hành thí nghiệm, nhắc nhở cách đọc chỉ số trên dụng cụ đo, kiểm tra các điểm tiếp xúc trên mạch. Khi đọc xong kết quả phải ngắt mạch để tránh sai số cho kết quả sau.
-GV gọi đại điện nhóm đọc kết quả thí nghiệm, GV ghi lên bảng phụ.
-Gọi các nhóm khác trả lời câu C1 từ kết quả thí nghiệm của nhóm.
-GV đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm. Yêu cầu HS ghi câu trả lời C1 vào vở.
V
A
+
-
Đoạn dây dẫn đang xét
1
2
3
4
5
6
K
K
I.Thí nghiệm:
1.Sơ đồ mạch điện.
2. Tiến hành thí nghiệm.
-Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 1.1.
(Cách 1: +Dây 1: Từ cực âm đến đoạn dây dẫn đang xét.
+Dây 2: Từ đoạn dây dẫn đang xét đến núm (-) của ampe kế.
+Dây 3: Từ núm (+) của ampe kế đến khoá K.
+Dây 4: Từ khoá K trở về cực dương của nguồn.
+Dây 5, dây 6: Từ các núm (-), (+) của vôn kế mắc vào hai đầu đoạn dây dẫn đang xét).
-Đo cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây.
-Ghi kết quả vào bảng 1→Trả lời câu C1.
*Nhận xét: Khi tăng (hoặc giảm) hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Ho¹t ®éng 3 : VẼ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ THỊ ĐỂ RÚT RA KẾT LUẬN.
-Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 1-Dạng đồ thị, trả lời câu hỏi:
+Nêu đặc điểm đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
+Dựa vào đồ thị cho biết:
U = 1,5V→I = ?
U = 3V → I = ?
U = 6V → I =?
-GV hướng dẫn lại cách vẽ đồ thị và yêu cầu từng HS trả lời câu C2 vào vở.
-Gọi HS nêu nhận xét về đồ thị của mình, GV giải thích: Kết quả đo còn mắc sai số, do đó đường biểu diễn đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn.
-Nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U.
II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
Dạng đồ thị.
 Đặc điểm đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
C2:
0
2,7,7
5,4,7
8,1
10,8
U(V)
0,1
0,2
0,3
0,4
I (A)
Kết luận: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
E: VẬN DỤNG -CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
-Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C3.
-Gọi HS trả lời câu C3-HS khác nhận xét→Hoàn thành câu C3.
-Cá nhân HS hoàn thành câu C4 theo nhóm, gọi 1 HS lên bảng hoàn thành trên bảng phụ.
*Củng cố: 
-Yêu cầu phát biểu kết luận về :
+Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
+Dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn.
-Yêu cầu một HS đọc lại phần ghi nhớ cuối bài.
C3: U=2,5V→I=0,5A
U=3,5V→I=0,7A
→Muốn xác định giá trị U, I ứng với một điểm M bất kì trên đồ thị ta làm như sau:
+Kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại điểm có cường độ I tương ứng.
+Kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành tại điểm có hiệu điện thế U tương ứng.
C4:
 Kq đo
Lần đo
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
1
2
0,1
2
2,5
0,125
3
4
0,2
H.D.V.N: +Học thuộc phần ghi nhớ.
 +Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”
 +Học bài và làm bài tập 1 SBT.
 Ngày giảng:21/8/2009 
Tiªt2 - ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN-ĐỊNH LUẬT ÔM.
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
-Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập.
-Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm.
-Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
2.Kĩ năng: 
-Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
-Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn.
 3. Thái độ:
-Cẩn thận, kiên trì trong học tập.
 B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
 GV: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số 
 C.PHƯƠNG PHÁP: -Dựa vào kết quả số liệu trong bảng 1 và 2 ở bài 1, HS tính thương số →Nhận xét.
-Thu thập thông tin: Dựa vào số liệu thu được từ TN ở bài trước.
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1: KiÓm tra :
Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.
2.Từ bảng kết quả số liệu ở bài trước hãy xác định thương số . Từ kết quả thí nghiệm hãy nêu nhận xét.
-GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn→GV đánh giá cho điểm HS.
ĐVĐ: Với dây dẫn trong TN ở bảng 1 ta thấy nếu bỏ qua sai số thì thương số có giá trị như nhau. Vậy với các dây dẫn khác kết quả có như vậy không?→Bài mới.
1.Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào haiđầu dây dẫn đó.
Trình bày rõ, đúng 3 điểm.
2.Xác định đúng thương số 
(4 điểm)
-Nêu nhận xét kết quả: Thương số có giá trị gần như nhau với dây dẫn xác định được làm TN kiểm tra ở bảng 1. (2 điểm)
2: Bµi míi
Ho¹t ®éng1: ®iÖn trë d©y dÉn
-Yêu cầu từng HS, dựa vào bảng 2, xác định thương số với dây dẫn→Nêu nhận xét và trả lời câu C2.
-GV hướng dẫn HS thảo luận để trả lời câu C2.
-Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mục 2 và trả lời câu hỏi: Nêu công thức tính điện trở.
-GV giới thiệu kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện, đơn vị tính điện trở. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện xác định điện trở của một dây dẫn và nêu cách tính điện trở.
-Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện, HS khác nhận xét, GV sửa chữa nếu cần.
-Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị điện trở.
-So sánh điện trở của dây dẫn ở bảng 1 và 2→Nêu ý nghĩa của điện trở.
I. Điện trở của dây dẫn.
1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.
+Với mỗi dây dẫn thì thương số có giá trị xác định và không đổi.
+với hai dây dẫn khác nhau thì thương số có giá trị khác nhau.
Điện trở.
Công thức tính điện trở:
-Kí hiệu điện trở trong mạch điện:
	hoặc
-Sơ đồ mạch điện:
V
A
+
-
K
Khoá K đóng: 
-Đơn vị điện trở là Ôm, kí hiệu Ω.
.
Kilôôm; 1kΩ=1000Ω,
Mêgaôm; 1MΩ=1000 000Ω.
-Ý nghĩa của điện trở: Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Ho¹t ®«ng2: PHÁT BIỂU VÀ VIẾT BIỂU THỨC ĐỊNH LUẬT ÔM.
-GV hướng dẫn HS từ công thức 
 và thông báo đây chính là biểu thức của định luật Ôm. Yêu cầu dựa vào biểu thức định luật Ôm hãy phát biểu định luật Ôm.
II. Định luật Ôm.
1. Hệ thức của định luật.
trong đó: U đo bằng vôn (V),
 I đo bằng ampe (A),
 R đo bằng ôm (Ω).
2. Phát biểu định luật.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
E.VẬN DỤNG-CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Đọc, tóm tắt C3? Nêu cách giải?
2. Từ công thức , một HS phát biểu như sau: “Điện trở của một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó”. Phát biểu đó đúng hay sai? Tại sao?
-Yêu cầu HS trả lời C4.
1.Câu C3:
Tóm tắt
R=12Ω
I=0,5A
U=?
Bài giải
Áp dụng biểu thức định luật Ôm:
Thay số: U=12Ω.0,5A=6V
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc đèn là 6V.
Trình bày đầy đủ các bước, đúng 
 (8 điểm)
2. Phát biểu đó là sai vì tỉ số là không đổi đối với một dây dẫn do đó không thể nói R tỉ lệ thuận với U, tỉ lệ nghịch với I. (2 điểm)
C4: Vì cùng 1 hiệu điện thế U đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau, I tỉ lệ nghịch với R. Nên R2=3R1 thì I1=3I2.
*H.D.V.N:
 -Ôn lại bài 1 và học kĩ bài 2.
-Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành (tr10-SGK) cho bài sau vào vở. -Làm bài tập 2 SBT.
 Ngày giảng:28/8/2009 
Tiết 3: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ.
 A.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
-Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.
-Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
 2. Kĩ năng:
-Mắc mạch điện theo sơ đồ.
-Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế.
-Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
 3. Thái độ:
-Cẩn thận,kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong sử dụng điện.
-Hợp tác trong hoạt động nhóm.
-Yêu thích môn học.
 B.CHUẨN BỊ: GV Phô tô cho mỗi HS một mẫu báo cáo TH.
 Đối với mỗi nhóm HS:
 -1 điện trở ... hác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
H. Đ.4: VẬN DỤNG-CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 15 phút).
1. Vận dụng: Yêu cầu HS trả lời C6, C7.
-Bếp cải tiến khác với bếp kiềng 3 chân như thế nào?
-Bếp cải tiến, lượn khói bay theo hướng nào? Có được sử dụng nữa không?
C6: Không có động cơ vĩnh cửu - muốn có năng lượng động cơ phải có năng lượng khác chuyển hoá.
C7: Bếp cải tiến quây xung quanh kín → năng lượng truyền ra môi trường ít → đỡ tốn năng lượng.
2.Củng cố:
 -Yêu cầu HS tóm tắt kiến thức thu thập.
-GV tóm tắt: +Các quy luật biến đổi trong tự nhiên đều tuân theo định luật bảo toàn năng lượng.
+ Định luật bảo toàn năng lượng được nghiệm đúng trong hệ cô lập.
3 Mục “ Có thể em chưa biết”.
 H. D. V. N: -Làm bài tập SGK.
 -Ôn lại bài máy phát điện.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:11/5/2008.
Ngày giảng:15/5/2008. Tiết 67:
SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG, NHIỆT ĐIỆN VÀ THUỶ ĐIỆN.
MỤC TIÊU: 
Kiến thức: 
-Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
-Chỉ ra được các bộ phận chính trong các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
-Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
 2. kĩ năng: Vận dụng kiến thức về dòng điện 1 chiều không đổi để giải thích sự sản xuất điện mặt trời.
 3. Thái độ: Hợp tác.
 B. CHUẨN BỊ: Tranh nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện ( nếu có).
 C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA-TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 phút).
 1.Kiểm tra: 
Em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
-Hoạt động của máy phát điện xoay chiều: +Cấu tạo: Nam châm, cuộn dây dẫn. 
+Hoạt động: Một trong hai bộ phận quay, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
 2.Tạo tình huống học tập: 
-Trong đời sống và kĩ thuật, điện năng có vai trò lớn mà các em đã được biết.
-Trong nguồn điện lại không có sẵn trong tự nhiên như là nguồn năng lượng khác, mà phải tạo ra nguồn năng lượng điện. Vậy phải làm thế nào để biến năng lượng khác thành năng lượng điện.
*H. Đ. 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT ( 5 phút).
I. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT.
-Yêu cầu hs trả lời C1.
-GV kết luận: Nếu không có điện thì đời sống con người sẽ không được nâng cao, kĩ thuật không phát triển.
-yêu cầu HS trả lời 
C2.
-Yêu cầu HS nghiên cứu trả lời C3.
C1: -Trong đời sống điện phục vụ thắp sáng, quạt mát, sưởi ấm, xay xát, ti vi,
-Trong kĩ thuật: Quay động cơ điện, nâng vật lên cao.
C2: máy phát điện thuỷ điện:
Wnước → Wrôto → điện năng.
Máy nhiệt điện:
Nhiệt năng của nhiên liệu đốt cháy → Wrôto → điện năng.
Pin, ắc quy: Hoá năng → điện năng.
Pin quang điện: Năng lượng ánh sáng → điện năng.
Máy phát điện gió: năng lượng gió→ năng lượng cúa rôto → điện năng.
Quạt máy: Điện năng → cơ năng.
Bếp điện: Điện năng → cơ năng.
Đèn ống: Điện năng → quang năng.
Nạp ắc quy: Điện năng → hoá năng.
C3: -Truyền tải điện năng từ nhà máy thuỷ điện đến nơi tiêu thụ điện bằng dây dẫn.
-Truyền tải điện năng không cần phương tiện giao thông.
*H. Đ. 3: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC BỘ PHẬN ĐÓ (12 phút).
II. NHIỆT ĐIỆN.
-HS nghiên cứu sơ đồ cấu tạo của nhà máy nhiệt điện và phát biểu.
-GV ghi lại các bộ phận của nhà máy trên bảng.
-Nêu sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó?
-Trong nhà máy nhiệt điện có sự chuyển hoá năng lượng cơ bản nào? Gọi 2 HS trả lời.
C4: Bộ phận chính: 
Lò đốt than, nồi hơi.
Tua bin.
Máy phát điện.
Ống khói.
Tháp làm lạnh.
-Sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận: 
+Lò đốt: Hoá năng thành nhiệt năng.
+Nồi hơi: Nhiệt năng thành cơ năng của hơi.
+Tua bin: Cơ năng của hơi thành cơ năng của tua bin.
+Máy phát điện: Cơ năng tua bin thành điện năng.
Kết luận 1: Trong nhà máy nhiệt điện nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng, cơ năng chuyển hoá thành điện năng.
*H. Đ.4: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN ( 13 phút)
III. THUỶ ĐIỆN
-HS quan sát tranh: 
-Yêu cầu HS nghiên cứu hình 61.2 trả lời C5.
+Nước trên hồ có năng lượng ở dạng nào?
+Nước chảy trong ống dẫn nước có dạng năng lượng nào?
+Tua bin hoạt động nhờ năng lượng nào?
+Máy phát điện có năng lượng không? Do đâu?
C6: Thế năng của nước phụ thuộc vào yếu tố nào?
Kết luận về sự chuyển hoá năng lượng trong nhà máy thuỷ điện.
-Nước trên hồ có dạng thế năng.
-Nước chảy trong ống: Thế năng thành động năng.
-Tua bin: Động năng của nước thành động năng của tuabin.
-Trong nhà máy phát điện: Động năng tua bin thành điện năng.
C6: Khi ít mưa, mực nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước giảm, do đó trong các bộ phận của nhà máy năng lượng đều giảm→ điện năng giảm.
*H. Đ. 5: VẬN DỤNG-CỦNG CỐ-H.D.V.N ( 10 phút).
-Yêu cầu HS ghi tóm tắt đề bài:
H1=1m.
S=1 km2=106m2.
H2=200m=2.102m.
Điện năng?
-Gọi HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
-GV có thể mở rộng thêm tác dụng của máy thuỷ điện: Sử dụng năng lượng vô tận trong tự nhiên. Nhược điểm là phụ thuộc vào thời tiết. Do đó trong mùa khô phải tiết kiệm điện hơn.
C7: Công mà lớp nước rộng 1 km2, dày 1m, có độ cao 200m có thể sinh ra khi chảy vào tuabin là:
A=P.h=Vdh ( V là thể tích, d là trọng lượng riêng của nước).
A=(1000000.1).10000.200J=2.1012
Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ được chuyển hoá thành điện năng.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................
Ngày soạn:11/5/2008.
Ngày giảng:15/5/2008. Tiết 68:
ĐIỆN GIÓ-ĐIỆN MẶT TRỜI- ĐIỆN HẠT NHÂN.
MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: -Nêu được các bộ phận chính của máy phát điện gió-pin mặt trời-nhà máy điện nguyên tử.
-Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các nhà máy trên.
-Nêu được ưu và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện hạt nhân, điện mặt trời.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức về dòng điện 1 chiều không đổi để giải thích sự sản xuất điện mặt trời.
3. Thái độ: Hợp tác.
 B. CHUẨN BỊ: Đối với GV: -1 máy phát điện gió+quạt gió.
-Một pin mặt trời+đèn điện dây tóc 100W+động cơ nhỏ.
-Hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
 C.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (5 phút)
1. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong đời sống và kĩ thuật. Việc truyền tải điện năng có thuận lợi gì? Khó khăn gì?
HS2: Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêu ưu điểm và nhược điểm của các nhà máy này.
Tạo tình huống học tập.
 Ta đã biết muốn có điện năng thì phải chuyển hoá năng lượng khác thành điện năng. Trong cuộc sống có nguồn năng lượng lớn, đó là gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng thuỷ triều,Vậy muốn chuyển hoá các năng lượng đó thành năng lượng điện thì phải làm như thế nào?
*H. Đ.2: TÌM HIỂU MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ ( 8 phút)
I. MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ.
-Em hãy chứng minh gió có năng lượng?
-C1: Nghiên cứu trên sơ đồ máy phát điện gió.
-Nêu sự biến đổi năng lượng.
-Gió có năng lượng:
 Gió có thể sinh công, đẩy thuyền buồm chuyển động, làm đổ cây, 
a)Cấu tạo:
-Cánh quạt gắn với trục quay của rô to của máy phát điện.
–Stato là các cuộn dây điện.
Năng lượng gió →năng lượng rôto → năng lượng trong máy phát điện.
*H. Đ.3 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA PIN MẶT TRỜI ( 15 phút).
II.PIN MẶT TRỜI.
-GV thông báo qua cấu tạo của pin mặt trời: + Là những tấm phẳng làm bằng chất silic.
+Khi chiếu ánh sáng thì có sự khuyếch tán của êlectrôn từ lớp kim loại khác → 2 cực của nguồn điện.
-Pin mặt trời: 
+| Năng lượng chuyển hoá như thế nào? 
+Chuyển hoá trực tiếp hay gián tiếp.
-Muốn năng lượng nhiều thì điện tích của tấm kim loại phải như thế nào?
Khi sử dụng phải như thế nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trả lời.
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài tập.
+ Đổi đơn vị.
+Thực hiện bài giải.
a)Cấu tạo: Là những tấm silic trắng hứng ánh sáng.
b) Hoạt động: Năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng điện.
c) Năng lượng điện lớn → S tấm kim loại lớn.
d) Sử dụng: Phải có ánh sáng chiếu vào.
Nếu năng lượng lớn và phải sử dụng nhiều liên tục thì phải nạp điện cho ắc quy.
C2: Vì P=P1+P2+...+Pn nên 
P=20.100+10.75=2750 W 
Công suất của ánh sáng mặt trời cần cung cấp cho pin mặt trời :
2750 W.10=27500 W.
Diện tích tấm pin mặt trời:
*H. Đ.4: TÌM HIỂU NHÀ MÁY HẠT NHÂN (5 phút)
III.NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN.
-Nghiên cứu tài liệu cho biết các bộ phận chính của nhà máy.
-Sự chuyển hoá năng lượng.
Muốn sử dụng điện năng thì phải sử dụng như thế nào?
-Các bộ phận chính của nhà máy.
+Lò phản ứng. +Nồi hơi. +Tua bin. 
+Máy phát điện. +Tường bảo vệ.
-Sự chuyển hoá năng lượng:
+Lò phản ứng: năng lượng hạt nhân→nhiệt năng→nhiệt năng của nước.
+Nồi hơi: Biến nhiệt năng hạt nhân→nhiệt năng chất lỏng→nhiệt năng của nước.
+Máy phát điện: Nhiệt năng của nước →cơ năng của tua bin.
+Tường bảo vệ ngăn cách bức xạ nhiệt ra ngoài tránh gây nguy hiểm.
*H.Đ.5: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG ( 5 phút).
IV. SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG.
-Muốn sử dụng tiết kiệm điện năng thì phải sử dụng như thế nào?
-Yêu cầu HS trả lời C3.
- Đặc điểm năng lượng điện, biện pháp tiết kiệm năng lượng điện?
-Vì sao người ta khuyến khích dùng điện ban đêm?
-Trả lời C4
-Sử dụng điện năng thành các dạng năng lượng khác.
C3: Thiết bị chuyển hoá điện năng thành quang năng:
Thiết bị chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng:
Thiết bị chuyển hoá điện năng thành cơ năng:
-Đặc điểm năng lượng điện là phải sử dụng hết, chỉ dự trữ ít trong ắc quy.
-Khuyến khích sử dụng điện vào ban đêm.
Một số máy móc năng lượng điện ban đầu chuyển hoá thành năng lượng khác sau đó chuyển hoá thành năng lượng cần dùng.
Hiệu suất động cơ điện lớn, năng lượng hao phí ít.
*H.Đ.6: CỦNG CỐ ( 7 phút)
1. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời.
2. Nêu ưu điểm và nhược điểm của sản xuất và sử dụng điện năng của nhà máy điện hạt nhân.
3. So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử.
-Nêu nội dung ưu điểm.
-Nhà máy điện gió-Pin mặt trời:
Ưu điểm: Biến năng lượng có sẵn trong tự nhiên thành năng lượng điện.
+Gọn nhẹ. + Không gây ô nhiễm.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào thời tiết.
-Nhà máy điện hạt nhân.
Ưu điểm : Công suất cao.
Nhược điểm: Ô nhiễm, nếu không có bộ phận bảo vệ tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.
-Giống: Biến nhiệt năng thành cơ năng của tuabin → điện năng.
+Nhà máy nhiệt điện: Năng lượng nhiên liệu thành cơ năng của nước.
+Nhà máy điện nguyên tử: Năng lượng hạt nhân thành cơ năng của nước.
H.D.V.N: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương IV và làm lại bài tổng kết chương III.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra: Tiết 69:
KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Sở GD ra đề.
 RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 70:
ÔN TẬP.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Ly_9_cuc_hay.doc