Giáo án Vật lý Lớp 9 - Học kỳ II - Tuần 28, Tiết 56: Ôn tập - Năm học 2021-2022

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Học kỳ II - Tuần 28, Tiết 56: Ôn tập - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương điện từ học và quang học.

2. Năng lực:

- Năng lực tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt, năng lực tính toán.

- Năng lực vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập và giải một số bài tập.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tích cực phát biểu xây dựng bài.

 

docx 6 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Học kỳ II - Tuần 28, Tiết 56: Ôn tập - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 30/03/2022
Tiết 56 Ngày dạy: 01/04/2022
ÔN TẬP
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương điện từ học và quang học.
2. Năng lực:
- Năng lực tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt, năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập và giải một số bài tập.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tích cực phát biểu xây dựng bài.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập trước ở nhà những kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a. Mục tiêu: HS tóm tắt được những kiến thức cơ bản đã học trong chương điện từ học và quang học.
b. Nội dung: HS tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong chương điện từ học và quang học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong chương điện từ học và quang học.
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm cặp đôi tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong chương điện từ học và quang học.
• Báo cáo:
Lần lượt đại diện 02 nhóm bất kỳ trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình trước cả lớp, nhóm khác nêu nhận xét.
• Kết luận:
GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, sửa chữa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở.
I. Tóm tắt kiến thức:
1. Điện từ học:
- Mỗi nam châm đều có 02 cực: Bắc và Nam. Khi đặt 02 nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
- Trong không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
2. Quang học:
- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì bị chuyển hướng đột ngột tại mặt phân cách giữa 02 môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu: 
- HS nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tính chất của từ trường.
- HS nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tính chất của các loại thấu kính.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Từ phổ là gì ? Đường sức từ là gì ?
- Để xác định chiều từ trường của ống dây, người ta dùng quy tắc nào ?
• Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV.
• Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 02 HS trả lời trước cả lớp, HS khác nêu nhận xét.
• Kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS, sửa chữa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở.
II. Ôn tập lý thuyết:
1. Điện từ học:
- Trong từ trường của nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, đó gọi là từ phổ.
- Đường sức từ là hình vẽ hình dạng từ trường của nam châm.
- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của từ trường.
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
a. Mục tiêu: HS trả lời đúng các câu hỏi của phần trắc nghiệm.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi của bài tập trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài tập trắc nghiệm.
• Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi của bài tập trắc nghiệm.
• Báo cáo:
GV gọi 02 HS trả lời các câu hỏi của bài tập trắc nghiệm trước cả lớp.
• Kết luận:
GV nhận xét câu trả lời của HS, sửa chữa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở. 
III. Bài tập trắc nghiệm: 
 Câu 1: C
 Câu 2: A
 Câu 3: C
 Câu 4: B
 Câu 5: D
 Câu 6: B
 Câu 7: A
 Câu 8: D
 Câu 9: C
 Câu 10: B
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu: HS giải được các bài tập trong phần điện từ học và phần quang học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm cặp đôi.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
BÀI TẬP 1:
Trên hình 24.5 có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. 
BÀI TẬP 2:
Đặt một điểm sáng S nằm trước thấu kính phân kì như hình 44-45.1
a. Dựng ảnh S’ của S tạo bởi kính đã cho.
b. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ?
BÀI TẬP 3:
Hình 44-45.2 vẽ trục chính Δ của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S.
a. Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì ?
c. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho.
• Thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng quy tắc nắm tay phải về chiều của từ trường để giải BT1.
- HS vận dụng đặc điểm tính chất đường truyền của tia sáng qua thấu kính phân kì để giải BT2, BT3.
• Báo cáo KQ học tập:
GV gọi 03 HS lên bảng giải bài tập, HS còn lại nêu nhận xét.
• Kết luận:
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, sửa chữa, bổ sung, thống nhất lời giải, cho HS ghi vở.
IV. Vận dụng:
1. Giải bài tập 1:
+ Đầu B của cuộn dây là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
+ Kim nam châm bị vẽ sai chiều là kim số 5.
+ Dòng điện chạy qua các vòng dây có chiều đi ra ở đầu dây B.
Vẽ lại như sau:
2. Giải bài tập 2:
Câu a: Hình vẽ như sau:
+ Tia SI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F
+ Tia tới SO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại S’, ta thu được ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
Câu b: S’ là ảnh ảo vì ảnh cùng chiều với vật.
3. Giải bài tập 3:
Câu a: S’ là ảnh ảo vì cùng chiều với vật.
Câu b: Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
Câu c: 
- Nối S và S’ cắt trục chính của thấu kính tại O.
- Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính tại O. Đó là vị trí đặt thấu kính.
- Từ S dựng tia tới SI song song với trục chinh của thấu kính. Nối I với S’ cắt trục chính tại tiêu điểm F, lấy OF = OF’. 
PHỤ LỤC: (dùng trong hoạt động 3)
Câu 1: Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên. 
D. Xung quanh Trái Đất.
Câu 2: Chọn phương án sai.
Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:
A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi. 
B. Có lực tác dụng lên kim nam châm.
C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Câu 3: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
A. lực điện
B. lực hấp dẫn
C. lực từ 
D. lực đàn hồi
Câu 4: Từ trường là:
A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.
B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. 
C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.
D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.
Câu 5: Ta nhận biết từ trường bằng:
A. Điện tích thử
B. Nam châm thử 
C. Dòng điện thử
D. Bút thử điện 
Câu 6: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ. 
C. chùm tia ló phân kỳ.
D. chùm tia ló song song khác.
Câu 7: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. 
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 8: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. truyền thẳng ánh sáng
B. tán xạ ánh sáng
C. phản xạ ánh sáng
D. khúc xạ ánh sáng 
Câu 9: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm
B. song song với trục chính
C. truyền thẳng theo phương của tia tới 
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
Câu 10: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. 
C. Tia tới song song với trục chính.
D. Tia tới bất kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_9_hoc_ky_ii_tuan_28_tiet_56_on_tap_nam_ho.docx