Sau khi tham khảo các giáo trình đại học về văn học dân gian, kết hợp với thực
tiễn nghiên cứu và giảng dạy của mình, tôi biên soạn tập bài giảng này ở mức tóm tắt
nhất. Bản đầu tiên được in ở Trường Đại học Đà Lạt vào năm 2001, các năm sau tác
giả đều có sửa chữa và cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất để sao chụp làm tài liệu
học tập. Với bản năm 2005 này, có sự cộng tác của cử nhân Nguyễn Ngọc Chiến.
Tập bài giảng gồm 12 chương: chương mở đầu có tính chất dẫn nhập và mười
một chương về nười một thể loại. Trong khi chưa có giáo trình riêng cho từng ngành
Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học, Sư phạm, sinh viên các ngành có thể sử dụng chung
tập bài giảng này. Khi lên lớp, tôi sẽ cố gắng trình bày gắn với đặc trưng từng ngành.
Để học tập và nghiên cứu tốt, người học cần đọc kỹ các tác phẩm mà bài giảng
có đề cập đến, đọc thêm sách tham khảo trong thư mục, suy nghĩ về hệ thống câu hỏi,
làm bài tập và đề xuất ý kiến để giảng viên giải đáp trên lớp.
Những kiến thức chung, những luận điểm cơ bản của tập bài giảng này hoặc của
sách khác, người học có thể sử dụng nếu tán thành nhưng khi trả bài phải viết theo
cách riêng và lời văn riêng phù hợp với tác phẩm mà mình đã nghiền ngẫm. Người
học cũng có thể nêu ý kiến riêng khác thầy, khác sách và bảo vệ ý kiến ấy bằng lý lẽ
và dẫn chứng thuyết phục.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM TS. LÊ HỒNG PHONG 2005 Văn học dân gian Việt Nam - 1 - MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................. - 1 - LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... - 4 - CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................. - 5 - 0.1. Sự tương đồng giữa văn học dân gian và văn học viết.................................... - 5 - 0.1.1. Tương đồng về chức năng ........................................................................ - 5 - 0.1.2. Tương đồng về loại hình, loại thể ............................................................ - 5 - 0.1.3. Tương đồng về chủ đề.............................................................................. - 6 - 0.1.4. Tương đồng về thi pháp ........................................................................... - 6 - 0.2. Sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết ...................................... - 7 - 0.2.1. Văn học dân gian là văn học truyền miệng............................................ - 7 - 0.2.2. Văn học dân gian là văn học tập thể ...................................................... - 7 - 0.2.3. Văn học dân gian luôn có dị bản............................................................. - 8 - 0.2.4.Văn học dân gian có nhiều motif và type ................................................ - 8 - 0.3. Sự tương tác giữa văn học dân gian và văn học viết ...................................... - 9 - 0.3.1. Thi pháp văn học dân gian ảnh hưởng đến văn học viết......................... - 9 - 0.3.2.Phương thức diễn xướng dân gian ảnh hưởng đến văn học viết ................ - 9 - 0.3.3. Văn học dân gian sống đời sống “văn bản”như văn học viết .............. - 10 - 0.3.4.Văn học dân gian sống đời sống mới trên báo chí ................................. - 11 - 0.4. Văn học dân gian và văn hoá dân gian (folklore)......................................... - 11 - 0. 4.1. Tính chất nguyên hợp của văn học dân gian......................................... - 11 - 0.4.2. Văn học dân gian đảm nhận chức năng văn hóa................................... - 13 - 0.4.3. Sử sụng phương pháp liên ngành để nghiên cứu văn học dân gian....... - 14 - Chương 1 THẦN THOẠI ............................................................................. - 17 - 1.1.Thần thoại là gì ? ........................................................................................... - 17 - 1.2.Thần thoại nảy sinh như thế nào ? ................................................................. - 18 - 1.3.Thần thoại Việt Nam ..................................................................................... - 19 - Chương 2 SỬ THI................................................................................. - 25 - 2.1. Thuật ngữ...................................................................................................... - 25 - 2.2. Vài nét về sử thi Tây Nguyên....................................................................... - 26 - Chương 3. TRUYỀN THUYẾT...............................................................31 3.1.Truyền thuyết là gì?............................................................................................31 3.2. Phân kỳ, phân loại truyền thuyết ......................................................................32 3.2.1. Phân kỳ truyền thuyết .................................................................................32 3.2.2.Phân loại truyền thuyết ...............................................................................33 3.3. Đôi điều về truyền thuyết An Dương Vương .....................................................33 Chương 4. CỔ TÍCH .........................................................................................34 4.1. Cổ tích là gì ? .....................................................................................................34 4.2. Nội dung cổ tích................................................................................................34 4.2.1. Cổ tích có giải thích các hiện tương tự nhiên.......................................34 4.2.2. Cổ tích chú trọng các vấn đề con người và xã hội ......................................35 TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam - 2 - 4.2.3. Cổ tích lưu giữ các giá trị văn hóa dân gian ..........................................35 4.3. Nhân vật cổ tích.................................................................................................35 4.4. Yếu tố thần kỳ và kết thúc truyện .....................................................................36 4.4.1. Yếu tố thần kỳ.............................................................................................37 4.4.2. Kết thúc có hậu ..........................................................................................38 4.4.3. Kết thúc không có hậu...........................................................................38 4.5. Thời gian, không gian cổ tích.............................................................................39 4.6. Phân loại cổ tích ...............................................................................................40 4.6.1. Tình hình phân loại cổ tích.........................................................................40 4.6.2. Nhận xét sơ bộ về sự phân loại ...................................................................41 4.6.3. Tiểu kết về phân loại cổ tích ......................................................................41 Chương 5. NGỤ NGÔN ....................................................................................42 5.1. Ngụ ngôn là gì?..................................................................................................42 5.2. Nội dung ngụ ngôn.............................................................................................42 5.3. Nghệ thuật ngụ ngôn..........................................................................................42 5.4. Vai trò của ngụ ngôn..........................................................................................43 Chương 6. TRUYỆN CƯỜI............................................................................45 6.1.Tiếng cười và truyện cười ...................................................................................45 6.2. Dân gian cười ai và cười cái gì?.........................................................................45 6.2.1. Cười các hạng người trong xã hội ...............................................................45 6.2.2. Cười các thói tính ........................................................................................46 Chương 7. TRUYỆN TRẠNG....................................................................49 7.1. Khái niệm và vị trí của truyện trạng..................................................................49 7.2. Nội dung truyện trạng........................................................................................50 7.2.1. Đối với vua chúa Việt Nam .......................................................................50 7.2.2. Thái độ đối với ngoại bang .........................................................................50 7.2.3. Sự báng bổ thần thánh.................................................................................51 7.2.4. Chế giễu những đối tượng khác ..................................................................52 7.3. Nghệ thuật truyện trạng.....................................................................................52 7.3.1. Sự phóng đại ...............................................................................................52 7.3.2. Các mẹo lừa ................................................................................................53 7.3.3. Các biện pháp chơi chữ ...............................................................................53 7.3.4. Yếu tố tục....................................................................................................54 Chương 8 VÈØ.......................................................................................................55 8.1. Vè là gì? ............................................................................................................55 8.2. Vè sinh hoạt.......................................................................................................55 8.3. Vè lịch sử ...........................................................................................................56 Chương 9. TỤC NGỮ .............................................................................................57 9.1. Tục ngữ là gì ? ...................................................................................................57 9.2. Phân biệt tục ngữ với các thể loại khác .............................................................57 9.2.1. Tục ngữ và thành ngữ..................................................................................57 TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam - 3 - 9.2.2. Tục ngữ và ca dao .......................................................................................58 9.2.3. Tục ngữ và cổ tích.......................................................................................58 9.3. Nội dung tục ngữ...............................................................................................59 9.3.1. Nhận thức về tự nhiên, thời tiết...................................................................59 9.3.2. Kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt ..............................................59 9.3.3. Kinh nghiệm ứng xử, lối sống của con người ..............................................60 9.3.4. Phong tục và đặc sản địa phương ................................................................61 9.3.5. Tục ngữ về lịch sử .......................................................................................61 9.3.6. Tục ngữ là triết học dân gian .............................................................. ... gầm. Nhân cách hóa là biện pháp gán cho sự vật nét nhân tính nhưng cũng để nói về người, về quan hệ con người. Nhân cách hóa có trong ngụ ngôn, tục ngữ , câu đố và ca dao. Nhân cách hóa cũng gần với lối nói ẩn dụ, nhân cách hóa tạo ra ẩn dụ, những ẩn dụ có tính ngụ ngôn; + Con cò mà đi ăn đêm + Cái cò lặn lội bờ sông (Lặn lội thân cò khi quãng vắngthơ Tú Xương) + Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai? Khăm thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt? Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt? Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên? (Thử so sánh với bài Nhớ của Nguyễn Đình Thi) Các nhà nghiên cứu ca dao đều không quên ba phép tu từ này, dù ranh giới không rõ lắm nhưng chúng ta cũng phân biệt lối so sánh trực tiếp và so sánh ngầm, các biểu tượng đơn lẻ và các cặp biểu tượng ẩn dụ. c. Đối thoại Đối thoại rất phổ biến, do bản chất bài ca dân gian, nhất là bài ca đối đáp, là tác phẩm được sáng tác để hát chứ không phải để đọc bằng mắt như thơ chuyên nghiệp. Các cặp danh từ, đại từ (anh-em, ta-mình, chàng-nàng, chàng-thiếp, đó-đây, ai-ai) và các cặp biểu tượng thay thế (loan-phượng, trúc-mai, thuyền –bến, mận-đào) là hai chủ thể khác giới trong hát đối đáp. Chẳng hạn một lời hỏi tế nhị và lời đáp nửa đồng ý, nửa hỏi lại cũng đồng điệu và tế nhị không kém: + Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng được chăng? - Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre vừa đủ lá nên chăng hơĩ chàng? Hoặc: + Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng: Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng? - Trầu vàng ăn với cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. Những bài ca ngắn như vậy có thể xem là những bài thơ hay của dân gian. Nếu lạm dụng lối kể, bài ca sẽ kém chất thơ (Mười cái trứng). TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam 76 Đố hỏi-trả lời là một biểu hiện của xâm nhập câu đố vào ca dao, một sự phức tạp và khó khăn trong nghệ thuật đối đáp: thể hiện tình cảm và trí tuệ. Phải giải đúng, giải nhanh, trả lời bằng số câu, chữ, hình ảnh và vần điệu như phía ra câu đố. Đôi khi phải có sự “gà”bài của “thầy dùi”39. d. Vai trò của nhạc và các yếu tố khác Người ta cũng có thể đem một bài ca bất kỳ, kể cả ca dao tình yêu để hát ru trẻ như để ru mình hoặc nhắn nhủ ai đó. Khi ấy, người ru đóng cả hai vai : + Càng cao thì gió càng lay, Càng giòn càng đẹp ghe (có) ngày dở dang. Dở dang thì bán giang đi, Mua mây buộc lại, can gì dở dang? Một lời lớn lao, xa xôi như vậy mà vẫn ru được trẻ bởi trẻ không thể hiểu và không cần lời. Lời cho người lớn, nhạc êm ái du dương dành cho trẻ. Vai trò của âm nhạc rất quan trọng trong hát ru và không chỉ cho hát ru.Ví dụ, người sưu tầm đưa đến cho ta cặp lục bát quen thuộc: + Con cò bay lả bay la Bay từ cửa Phú bay ra cánh đồng. Chỉ chừng ấy rất khó phân tích tác phẩm, có người nói đến một vẻ đẹp làng quê hay vẻ đẹp thiên nhiên chỉ vì quên mất rằng cảm xúc chủ đạo của bài ca nằm ở phần sau – phần mà người sưu tầm có khi bỏ qua, ta hiểu là bài ca nói đến tình yêu: Anh chàng rằng: Cô nàng ơi Rằng có biết Biết ta chăng? Nhưng ngay cả khi đã sưu tầm đủ thì để hát được không chỉ cần lời, phải có nhạc theo điệu thức (điệu Cò lả) quy định, phải lặp từ và thêm từ, lúc ấy bài ca mới thực sự là một tác phẩm trọn vẹn: Con cò, cò bay lả, lả bay la, Bay từ, là từ cửa Phủ, bay ra, là ra, cánh đồng, Tình tính tang, là tang tính tình Ấy anh chàng rằng Ơi cô nàng ơi Rằng có biết, biết ta chăng? Rằng có nhớ, nhớ ta chăng? Bây giờ, dù cửa Phú, cửa Phủ hay hát sai lời thành cửa sổ thì giá trị bài ca cơ bản vẫn nguyên. Thậm chí, người con trai tinh nghịch còn có thể hát câu cuối: Rằng có lấy, lấy anh không? Với 12 hay14 tiếng của hai câu trong bài “Ngồi tựa mạn thuyền” đọc bằng mắt cũng chẳng hay lắm và không thể hát nổi nếu chỉ chú trọng và giữ nguyên lời. Luyến láy, lặp, đệm, đưa hơibằng cả những từ vô nghĩa sẽ tạo ra chất nhạc cho bài ca. Chưa kể đến tâm lý chủ thể 39 Xem chương 10: Câu đố. TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam 77 và đối tượng (bạn hát), không khí, không gian, thời gian mà bài ca được diễn xướng cũng liên quan đến chất lượng tác phẩm. Lời ca, dù quan trọng, cũng không đủ xem xét giá trị của thể loại ca-nhạc dân gian. e. Thể thơ Có thể năm tiếng trong hát Giặm Nghệ-Tĩnh tạo điều kiện để kể việc, tả tình, tả cảnh với dung lượng lớn, nhưng lạm dụng sẽ dàn trải và đơn điệu. Thể 4 tiếng được dùng nhiều trong hát vui chơi. Thể lục bát là thể thơ mà dân gian sử dụng nhiều nhất, có nhiều bài hay, nhưng thường chỉ 2-4 câu, nhiều nhất cũng dưới 10 câu (5 cặp). Khả năng lục bát cho kéo dài vô tận, nhưng cũng sẽ ép vần hoặc rơi vào kể lể, kém chất thơ. Lục bát dễ bắt vần nên người ta nói : mỗi người dân Việt là một nhà thơ nhưng làm lục bát cho hay thì rất khó. Tuy nhiên, thể thơ là nói trên góc độ văn học, văn bản hóa. Từ góc nhìn thực tế của diễn xướng folklore trong môi trường ca hát thì việc thêm thắt trong khi hát đã làm cho mọi thể thơ của ca dao đều bị biến thể. Có khi điệu hát quan trọng hơn phần lời. Câu: Con mèo, con chó có lông/ Cây tre có mắt, nồi đồng có quai thực sự không bộc lộ tình cảm gì nhưng có thể hát câu ấy theo điệu Cò lả hoặc điệu ruthì vẫn gây một hiệu quả nhất định. Có thể nói, về phương diện thể thơ, dân gian đã sáng tạo thể thơ để rồi phá thể trong quá trình diễn xướng tác phẩm. TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam 78 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Phân biệt văn học dân gian với văn học (viết) và văn hóa. Định nghĩa ngắn gọn các thể loại văn học dân gian, cho mỗi thể loại một ví dụ (không cần phân tích) Đọc kỹ và tóm tắt các truyện sau: Truyện quả bầu, Lạc Long Quân, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử, Trầu cau, Lang Liêu, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích núi Vọng phu, Thạch Sanh, Sự tích con dã tràng, Nam môboong, Thầy bói xem voi, An Dương Vương, Từ Thức, Cây tre trăm đốt, Bánh tao đâu?, Mèo lại hoàn mèo, Con dơi, Cây khế, Tấm Cám, Hãy xếp các tác phẩm trên vào thể loại thích hợp. Tại sao lại xếp như vậy? Nghiên cứu giá trị văn học và văn hóa của bốn truyện in đậm ở câu 0.3. Tín ngưỡng và phong tục trong cổ tích. Không gian trong truyện cổ tích. So sánh cổ tích và truyền thuyết. Nhân vật thầy đồ trong truyện cười. Chứng minh: Văn học dân gian Việt Nam gắn bó với lịch sử Việt Nam. Yếu tố thần kỳ trong các thể loại truyện cổ dân gian. Yếu tố hài trong văn học dân gian. Tìm hiểu các motif quen thuộc trong thể loại bài ca dân gian. Phân tích 3 bài ca dân gian có câu mở đầu : Hôm qua tát nước đầu đình; Cổ tay em trắng như ngà; Khăn thương nhớ aihoặc một bài ca dân gian (tự chọn). Chứng minh: văn học dân gian nguyên hợp về thể loại. Giá trị văn hóa của văn học dân gian. (Câu hỏi và bài tập để ôn tập và tập sự nghiên cứu , không phải là đề thi) TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,Nxb Giáo dục, H., 2000, 1993. Chu Xuân Diên, Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học ; ĐHTH t/pHCM;1989. Chu Xuân Diên, Văn hóa dân gian(folklore)và phương pháp nghiên cứu liên ngành; ĐHTH t/pHCM;1995. Chu Xuân Diên, Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hoá dân gian; tập san Khoa học; ĐHTH t/pHCM.;số 1/1994. Phạm Đức Dương, Giải mã truyện cổ Lào theo phương pháp tiếp cận văn hoá học; t/c Văn học; số 1/1998. Phạm Đức Dương, Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa &Nxb VHTT, H., 2002. Nguyễn Tấn Đắc, Văn học Đông Nam Á; Văn học các nước Đông Nam Á; viện DNAxb; H.;1983. Nguyễn Tấn Đắc, Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NxbKHXH,t/pHCM.,2001. Cao Huy Đỉnh, Bộâ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh; VHTT; H.;1998. Đinh Gia Khánh(chủ biên)-Chu Xuân Diên- Võ Quang Nhơn. Văn học dân gian Việt Nam; GIÁO DỤC; H.;1998. Đinh Gia Khánh(chủ biên)-Chu Xuân Diên,Văn học dân gian Việt Nam, NxbĐH&THCN,H.,1977. Vũ Ngọc Khánh, Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam;VHDT; H.; 1999. Nguyễn Xuân Kính,Thi pháp ca dao,Nxb KHXH,H.,1992. Nguyễn Văn Ngọc,Tục ngữ phong dao Việt Nam.Nxb t/pHCM, 1991. Bùi Văn Nguyên, Việt Nam :Thần thoại và truyền thuyết ; KHXH và Nxb Mũi Cà Mau; 1993. Lữ Huy Nguyên-Đặng Văn Lung, Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam.NxbGD,H.,1996. Bùi Mạnh Nhị, Văn học Việt Nam-Văn học dân gian những công trình nghiên cứu; Giáo dục ; t/pHCM.; 2000. Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian các dân tộc ít người Việt Nam; ĐH&THCN; H;1983. Phan Đăng Nhật, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn hoá; H.; 1981. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ , ca dao,dân ca Việt Nam,NxbKHXH, lần 7, 1971. Thạch Phương vàsưu tập, biên soạn.Kho tàng truyện trạng Việt Nam (5tập),KHXH,H.,1997. Lê Chí Quế(chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam;ĐH&GDCN;H.;1990. Hoàng Tiến Tựu, Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian;Nxb Giáo dục; H.;1983. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, t.2, Giáo dục, H.,1990. Đặng Nghiêm Vạn(chủ biên), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên; Văn học ; H.;1985. Đặng Nghiêm Vạn, Huyền thoại về nạn hồng thuỷ và nguồn gốc các tộc người ; Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam; Văn hoá Dân tộc; H.;1997. TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam 80 TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn Văn học dân gian Việt Nam 81 TS. Lê Hồng Phong Khoa Ngữ Văn
Tài liệu đính kèm: