Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930

Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT

1. Hoàn cảnh đất nước

a) Công cuộc củng cố bộ máy thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam.

Độ vài thập niên cuối thế kỷ XIX, với sự thất bại của các phong trào yêu

nước, sự đầu hàng của triều Nguyễn, việc bình định Việt Nam của thực dân Pháp

cơ bản đã xong. Để giữ vững ách đô hộ, Pháp khẩn trương củng cố bộ máy hành

chính, thiết lập hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù, đề ra chính sách riêng về

văn hóa, giáo dục v.v.

Đầu thế kỷ XX, khi bộ máy thống trị đã được tổ chức, củng cố, thực dân

Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Các lĩnh vực quan trọng của nền kinh

tế như: nông, công, thương nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính đều

nằm trong tay thực dân. Để thuận lợi cho việc kìm kẹp, bóc lột nhân dân thuộc địa,

thực dân vẫn cho duy trì bộ máy quan liêu, cường hào với chính sách sưu thuế cũ.

Bộ máy chính quyền thực dân hay chế độ thực dân nửa phong kiến cơ bản được

thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong

kiến phản động, là công cụ của thực dân Pháp đàn áp dân tộc Việt Nam, chia rẽ đất

nước Việt Nam, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của chúng.

 

pdf 40 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1630Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 
KHOA NGỮ VĂN 
ThS. PHAN THỊ HỒNG 
VĂN HỌC VIỆT NAM 1900-1930 
(Giáo trình tóm tắt dùng cho lớp Đại học từ xa) 
Đà lạt 2003 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 
KHOA NGỮ VĂN 
F 7 G 
G ÁO TRÌNH 
VĂN HỌC VIỆT NAM 1900-1930
(Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) 
ThS. PHAN THỊ HỒNG 
2003 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 1 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
MỤC LỤC 
YƯZ 
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ....................................................................................... 2 
1. Hoàn cảnh đất nước........................................................................................ 2 
a) Công cuộc củng cố bộ máy thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân 
Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam. ............................................... 2 
b) Các phong trào yêu nước....................................................................... 3 
2. Tình hình văn học........................................................................................... 4 
a) Tính chuyển tiếp, giao thời hay sự đan xen giữa hai nền văn học cũ và 
mới. ................................................................................................................. 4 
b) Những thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của văn học mới..................... 5 
CHƯƠNG II: VĂN HỌC YÊU NƯỚC BA MƯƠI NĂM ĐẦU THẾ KỶ ............... 7 
1. Quá trình bền bỉ phát triển ............................................................................. 7 
2. Một số nội dung trong văn thơ yêu nước của các sĩ phu cấp tiến đầu thế kỷ . 9 
a) Tâm tư trước thời đại mới của các nhà yêu nước ........................................ 9 
b) Tư tưởng mới, duy tân để tự cường, giành độc lập.................................... 10 
CHƯƠNG III: PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940) VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC 
THƠ VĂN YÊU NƯỚC ......................................................................................... 15 
1. Trước khi xuất dương cứu nước cho đến 1908.............................................. 17 
2. Giai đoạn 1908 – 1925................................................................................. 21 
a) Thơ tuyên truyền yêu nước, cứu nước...................................................... 22 
b) Truyện, tiểu thuyết .................................................................................. 24 
3. Giai đoạn “Ông già Bến Ngự” ..................................................................... 27 
a) Tiếp tục làm thơ văn cổ động yêu nước cứu nước.................................... 27 
b) Thơ tâm sự ................................................................................................ 30 
CHƯƠNG IV: TẢN ĐÀ – NGUYỄN KHẮC HIẾU (1889 – 1939) ....................... 32 
1. Tản Đà – Nhà văn........................................................................................ 33 
2. Tản Đà – Nhà thơ......................................................................................... 34 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 2 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT 
1. Hoàn cảnh đất nước 
a) Công cuộc củng cố bộ máy thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân 
Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam. 
Độ vài thập niên cuối thế kỷ XIX, với sự thất bại của các phong trào yêu 
nước, sự đầu hàng của triều Nguyễn, việc bình định Việt Nam của thực dân Pháp 
cơ bản đã xong. Để giữ vững ách đô hộ, Pháp khẩn trương củng cố bộ máy hành 
chính, thiết lập hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù, đề ra chính sách riêng về 
văn hóa, giáo dục v.v... 
Đầu thế kỷ XX, khi bộ máy thống trị đã được tổ chức, củng cố, thực dân 
Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Các lĩnh vực quan trọng của nền kinh 
tế như: nông, công, thương nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính đều 
nằm trong tay thực dân. Để thuận lợi cho việc kìm kẹp, bóc lột nhân dân thuộc địa, 
thực dân vẫn cho duy trì bộ máy quan liêu, cường hào với chính sách sưu thuế cũ. 
Bộ máy chính quyền thực dân hay chế độ thực dân nửa phong kiến cơ bản được 
thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong 
kiến phản động, là công cụ của thực dân Pháp đàn áp dân tộc Việt Nam, chia rẽ đất 
nước Việt Nam, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của 
chúng. 
Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến đất nước Việt Nam 
bị cuốn vào quĩ đạo hoạt động của chủ nghĩa tư bản chủ yếu ở phương diện thị 
trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu. Nhưng quá trình đô hộ 
của Pháp dù muốn dù không đã tạo ra những biến đổi lớn: giao thông mở mang, 
buôn bán phát triển, các đô thị lớn hình thành, các hải cảng được xây dựng, tạo nên 
sự tiếp xúc ngày càng rộng rãi của nước ta với thế giới. 
Chế độ thực dân phong kiến với chính sách sưu thuế, phu phen tạp dịch 
nặng nề cùng thiên tai, mất mùa đã làm cho một bộ phận nông dân, thợ thủ công 
bần cùng, phá sản. Bị cướp mất nguồn sống là đất đai, những người nông dân bần 
cùng nhanh chóng trở thành công nhân đồn điền, hầm mỏ, những người làm thuê, 
buôn thúng bán mẹt ở khắp thành phố. 
Nhìn chung, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thúc đẩy 
đất nước Việt Nam vận động, phát triển theo xu hướng tư sản hóa. Mặc dù xu 
hướng tư sản hóa của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ là một xu hướng “kém lành 
mạnh nhất, què quặt nhất, để lại những hậu quả tai hại nhất nhưng điều đó cũng lôi 
kéo các mặt khác phát triển: thay đổi bộ mặt thành thị, biến nó thành những trung 
tâm kinh tế, dần dần qui tụ nông thôn quanh thành thị, thay đổi kết cấu xã hội, làm 
mất thế lực nhiều lực lượng bảo thủ, trì trệ, tạo điều kiện cho cái mới – sau khi đã 
thay da, đổi thịt, biến hóa – có điều kiện từ thành thị tỏa về nông thôn, chi phối sự 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 3 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
phát triển theo kiểu các xã hội hiện đại”(1). Cùng với sự thay thế của chế độ thực 
dân nửa phong kiến, trạng thái ý thức của xã hội cũng biến đổi theo – sự xuất hiện 
của ý thức hệ tư sản chính là một nhân tố mới có vai trò quan trọng trong đời sống 
tinh thần của xã hội. 
b) Các phong trào yêu nước 
Sau thất bại của các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX và ngay từ thập 
niên đầu thế kỷ XX, yêu cầu độc lập, tự cường vẫn nung nấu trong suy nghĩ của 
những nhà yêu nước Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng mới, tư tưởng 
dân chủ tư sản qua tân thư, tân văn Trung Quốc, các thuyết về nhân đạo, dân quyền 
của các nhà tư tưởng giai cấp tư sản Pháp như Voltaire, Roussault, Montesquier và 
gương tự cường của Nhật theo chủ nghĩa dân chủ tư sản – một phong trào yêu nước 
cách mạng mang màu sắc mới đã dấy lên trong nước như phong trào Đông Du, 
Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân... Về cơ bản có thể phân biệt các phong trào này 
thanh hai xu hướng chính đó là xu hướng bạo động và xu hướng cải lương. 
 Để tạo được vũ lực tiến tới bạo động cởi ách thống trị của thực dân Pháp, 
thủ lĩnh của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu đã tổ chức đưa thanh niên sang 
Nhật đào tạo về văn hóa, quân sự...Phong trào dấy lên từ 1905 kéo dài cho đến 
1908. Cuối 1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất các học viên Đông Du. Năm 1909 
lãnh tụ Phan Bội Châu cũng bị buộc rời khỏi đất Nhật. Phong trào Đông Du tuy thất 
bại nhưng nó đã khẳng định một xu hướng cứu nước mới với nỗ lực tìm tòi sáng tạo 
của các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ. 
Một số nhà yêu nước khác lại thấy rằng bạo động giành chính quyền lúc bấy 
giờ là việc hết sức khó khăn. Cầu viện thì chắc chắn sẽ lâm vào cảnh “đổi chủ mà 
vẫn làm đầy tớ”. Vì thế, cách duy nhất để khôi phục chủ quyền đất nước là vận 
đ6ọng nhân dân cách tân văn hóa, tư tưởng, sinh hoạt, kinh tế theo phương thức tư 
bản chủ nghĩa để tự cường tự chủ lâu dài về sau. Lúc bấy giờ, Pháp cũng đang thực 
hiện chủ trương mở mang kinh tế nên chúng ta có thể tạm thời đoàn kết, hợp tác. 
Tuy nhiên, cái khó là, để thực hiện được điều này phải triệt hạ quan lại, thực hiện 
quyền dân. Chủ trương đường lối cứu nước này là nhà yêu nước Phan Châu Trinh. 
Ông cùng các đồng chí của mình như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp đã nỗ lực 
tuyên truyền cho công cuộc khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đánh đổ chế 
độ quân chủ, tiến lên con đường dân chủ. 
Xu hướng cải lương với việc đề cao công việc duy tân còn được thể hiện rõ 
ở phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Các sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục vừa hô 
hào thực nghiệp, chấn hưng kinh tế vừa trực tiếp tham gia hoạt động công thương, 
mở xưởng, thành lập hãng buôn để cổ động hàng trong nước. 
(1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng,Văn học Việt Nam 1900-1930, NXB Giáo dục 1996, tr. 12. 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 4 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
Cùng với phong trào Duy Tân ở Bắc kỳ với tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục, 
ở Trung Kỳ công cuộc vận động Duy Tân cũng diễn ra sôi nổi. Đả phá những tập 
tục hủ bại của xã hội phong kiến, tuyên truyền cho xã hội mới, một xã hội dân chủ, 
đó là mục đích hướng tới của sĩ phu và nhân dân Trung kỳ. 
Về kinh tế, các quan niệm cũ “Trọng nông ức thương”, “Trọng vương khinh 
bá” bị đả phá. Các nhà Nho yêu nước kêu gọi lập hội kinh doanh buôn bán, mở cơ 
sở sản xuất, cổ động cho các hoạt động nông, công, thương. Một số sĩ phu yêu nước 
đã trực tiếp điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh như Ngô Đức Kế, Đặng 
Nguyên Cẩn, Nguyễn Quyền v.v... Về văn hóa, các nhà Nho Duy Tân đã nô nức 
lập trường học theo kiểu mới, đặc biệt là họ đã biến các trường học này thành các 
trung tâm cải cách xã hội, tuyên truyền yê ... ! Gắn mình với “văn chương bán 
phố phường”, thân thế văn sĩ là “thân thế con tằm” 
 Dâu xanh rút giả sợi tơ vàng, 
 Thân thế con tằm những vấn vương. 
 Tớ nghĩ thân tằm như tớ nhỉ! 
 Tơ tằm như tớ mới văn chương... 
(Lo văn ế) 
 Không bóng bẩy, thi sĩ tự họa chân dung mình với nghiệp “bán văn buôn 
chữ kiếm tiền tiêu”: 
 Nằm meo cho tớ nghĩ ra văn, 
 In bán ra đời cách kiếm ăn. 
 Tiền kiếm ăn xong, nằm lại nghĩ, 
 Con tằm rút ruột lá dâu xanh 
(Lo văn ế) 
 Lo văn ế là một lời than, một thiên “tự sự” về cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, 
nghèo túng và có phần vô vị của chính văn thi sĩ. Kiếp sống của ông như ông nói là 
“kiếp con quay”: 
 Đời sinh ra tớ kiếp con quay, 
 Quay tít mù xanh nghĩ cũng hay. 
(Kiếp con quay) 
 Nhưng cốt cách Tản Đà là của một thi sĩ, chuyện cơm áo gạo tiền không 
“ghì sát đất” tâm hồn ông. Ông thường hay mơ và suy tưởng, tâm hồn ông thường 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 36 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
phiêu diêu... Có lúc ông say sưa nói chuyện và thề thốt với ngay chính cái bóng của 
mình như với một người tri kỉ: 
Cõi đời tự cất tiếng oe, 
Đã bên ngọn lửa lập lòe có nhau. 
Tương tri thuở ấy về sau, 
Đời ta một bước cùng nhau chẳng rời. 
..... 
Trăm năm cho đến cõi già, 
Còn ta còn bóng còn là có nhau. 
Trần ai mặc những ai đâu, 
Ai thương tử biệt ai sầu sinh li... 
 (Nói chuyện với bóng) 
 Tản Đà còn là thi sĩ duy nhất đã trò chuyện lâm li với ngay chính cái “ảnh” 
của mình: 
Người đâu? Cũng giống đa tình, 
Ngỡ là ai, lại là mình với ta.... 
 (Nói chuyện với ảnh) 
 Giữa cuộc đời, Tản Đà luôn cảm thấy cô đơn, mất phương hướng, không tri 
âm, tri kỷ. Ông không tự trách mình, dằn vặt mình như Nguyễn Khuyến, không 
quằn quại như Tú Xương mà buồn cho mình, sầu cho thân thế mình. 
 + Cảm thời thế 
 Nỗi cô đơn, cảm giác không tri âm, tri kỷ của Tản Đà sẽ được soi rọi khi độc 
giả thơ ông tiếp cận với sự nhạy cảm của tâm hồn ông trước thời thế. Vốn là một 
nhà Nho, một con người đa cảm, đáy lòng thi sĩ tiềm ẩn nỗi xót xa trước hiện trạng 
của đất nước. Và hơn thế, cảm nhận về thân thế thi sĩ giữa cuộc đời rõ ràng là chịu 
sự tác động của nhận thức về tình trạng vong quốc nặng nề lúc bấy giờ. Một cách 
không trực diện, và với một giọng thơ lạ, vừa xót xa vừa bỡn cợt, bài Vịnh bức địa 
đồ rách hé lộ một góc lòng sâu kín của ông đối với giang sơn đất nước: 
 Nọ bức dư đồ thử đứng coi, 
 Sông sông núi núi khéo bia cười. 
 Biết bao lúc mới công vờn vẽ, 
 Sao đến bây giờ rách tả tơi. 
 Ấy trước ông cha mua để lại, 
 Mà sau con cháu lấy làm chơi... 
 Khuynh hướng thời thế của thi sĩ dù rất kín đáo vẫn thấp thoáng ẩn hiện 
trong bài Hát xẩm: 
 Ngoảnh trông lên anh đếch thấy có ra gì, 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 37 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Ai rằng trăng sáng anh vẫn thấy tối sì cái bóng đen đen... 
 Tản Đà dễ dàng bộc lộ thái độ đối với dân với nước hơn trước những tệ nạn 
và thảm cảnh xã hội. Đó là cảnh quan lại đè nén, bóc lột dân, cảnh người dân lâm 
vào tình trạng cùng quẫn vì hạn hán, lụt lội, mất mùa. Ông làm thơ trào phúng đả 
kích tên tri huyện này ăn tiền dân, lên án thói đục khoét, đểu giả của một viên tuần 
phủ nọ v.v... Tuy nhiên, các bài thơ Thư đưa người tình nhân có quen biết, Thư lại 
trách người tình nhân không quen biết, Thề non nước ... mới là những bài thơ đặc 
sắc bộc lộ “khuynh hướng thời thế”, tấm lòng của thi sĩ đối với non sông đất nước. 
Với giọng thơ tha thiết, như trai gái đang giận hờn, trách móc, đang thề hẹn sắt son, 
nhớ nhung quyến luyến nhau trong chia li xa cách... thi sĩ đã thổ lộ can tràng với 
giang sơn đất nước. Xót xa trước cảnh “Non nước thề nguyền xưa đã lỗi, Ân tình 
nay có bốn xu thôi”, thi sĩ khi thẫn thờ:"Gấp tờ giấy niêm phong hạt lệ, Nhờ cánh 
tem bay đệ cung mây. Ái ân thôi có ngần này, Thề nguyền non nước đợi ngày tái 
sinh”(Thư đưa người tình nhân có quen biết), khi “Giật mình chợt tưởng như ai gọi 
mình” trước cảnh “nước mây man mác”, “non nước mịt mờ” (Thư lại trách người 
tình nhân không quen biết). Không như Nguyễn Khuyến chua chát trước cảnh dân 
chúng hồ hởi trong ngày hội Tây, Tú Xương thẫn thờ trước sự băng hoại của “sĩ 
khí” nước nhà, thi sĩ núi Tản như chìm trong sầu thương bát ngát trước vận mệnh 
non sông: 
 Trông mây nước bốn bề lạnh ngắt, 
 Ngắm non sông tám mặt sầu treo. 
 Đường xa gánh nặng bóng chiều, 
 Cơn giông biển lớn mái chèo thuyền nan. 
 Nghĩ thân thế mềm gan lắm lúc, 
 Nhìn giang sơn bạc tóc như chơi... 
(Thư lại trách người tình nhân không quen biết) 
 Như một sự láy lại lời “thề nguyền non nước” trong những bức thư tình gửi 
người “tình nhân không quen biết” – Thề non nước là áng thơ “niêm phong” tấm 
lòng đằm thắm, thiết tha với non sông đất nước. Vẫn là những day dứt, những lời 
than thở về sự chia li cách trở, vẫn là niềm trông đợi, mong chờ đến héo hon... bài 
thơ về hình thức là một lời nhắn gửi, thề nguyền chung thủy của một tình yêu đằm 
thắm, thiết tha giữa “non” với “nước”: 
Nước non nặng một lời thề, 
Nước đi đi mãi không về cùng non. 
Nhớ lời nguyện nước thề non, 
Nước đi chưa lại non còn đứng trông. 
Non cao những ngóng cùng trông, 
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày... 
(Thề non nước) 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 38 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Vượt lên tất cả là lời khẳng định về một tình yêu sắt son bất chấp tất cả mọi 
trở ngại: 
Dù cho sông cạn đá mòn, 
Còn non còn nước hãy còn thề xưa! 
(Thề non nước) 
 Trong tình hình chính trị, xã hội đất nước rối ren, bế tắc ở những năm 20 của 
thế kỷ XX, “phương thức bóng gió xa xôi”, “không phải riêng của Tản Đà mà 
chung cho cả một trào lưu” (Lê Trí Viễn). Là một thi sĩ nổi tiếng phiêu lãng, suốt 
đời “Túi thơ đeo khắp ba kỳ” nhưng Tản Đà cũng là con người sống với tất cả niềm 
yêu ghét trước cuộc đời. Sự gắn bó với thời thế của thi nhân, của công dân nước 
Việt Tản Đà đã chưng cất nên ở thi sĩ những áng thơ bất hủ. 
 + Cảm nhân thế 
 Thân thế, thời thế với Tản Đà đều bất như ý, ông lại là con người đa sầu, đa 
cảm. Có lẽ bởi thế mà ông thường hay suy tư triết lý về nhân thế, những suy tư, 
triết lý đượm màu bi quan. Với ông “Đời người như giấc chiêm bao, Nghìn xưa đã 
mấy ai nào trăm năm” (Thơ rượu), thậm chí con người có sống được trăm năm đi 
nữa thì cũng là ngắn ngủi, thoáng qua: Trăm năm nghĩ đời người có mấy v.v... Đời 
là “đáng chán” và với thi sĩ “Ngẫm nghìn xưa: Ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang, 
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ” (Đời đáng chán). Sống với những triết lý bi 
quan, yếm thế Tản Đà dường như coi nhẹ tất cả, công danh, sự nghiệp với ông đều 
vô nghĩa: 
 Công danh hai chữ mùi men nhạt, 
 Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ... 
(Ngày xuân thơ rượu) 
 Vì “Đời đáng chán” đời người như “giấc chiêm bao” nên thi sĩ thường “tiếc 
mộng”, “nhớ mộng”, hơn thế với ông: 
 Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng, 
 Nhớ mộng bao nhiêu lại ngán đời. 
(Nhớ mộng) 
 Ta biết, Tản Đà đã sống trong thời kỳ ngột ngạt, bế tắc của lịch sử đất nước. 
Kiếp sống của ông, một văn thi sĩ trong thời đại mới như ông nói cũng như là “kiếp 
con quay”, có lẽ đó là điều khiến tâm hồn thi sĩ luôn chứa chất nỗi sầu, sự bi quan, 
yếm thế. Thi sĩ luôn nhìn và cảm nhận cuộc sống con người trong trạng huống dở 
dang, trắc trở. Chỉ một nấm mồ hoang lẻ loi bên đường thôi cũng đủ dấy lên trong 
ông bao niềm thương cảm đối với con người dưới mộ với kiếp người ngắn ngủi: 
 Ngoài xe trơ một đống đất đỏ, 
 Hang hốc đùn lên đám cỏ gà. 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 39 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Người nằm dưới mả ai ai đó, 
 Biết có quê đây hay vùng xa... 
(Thăm mả cũ bên đường) 
 Với tấm lòng trắc ẩn sâu sa, Tản Đà tưởng tượng, đưa ra giả thuyết về 
những cái chết bất hạnh, tấn bi kịch cuộc đời của những “người nằm dưới mộ”. Đó 
có thể là “kẻ cung đao” “kẻ văn chương”, càng rất có thể là “khách hồng nhan” 
“khách phong lưu”, “bậc tài danh” v.v... Tản Đà thương cho “người nằm dưới mộ”, 
cho kiếp người đầy những rủi ro, bất trắc... Thực ra, Tản Đà không chỉ thương cảm 
cho “kẻ cung đao” “khách hồng nhan” hay “bậc tài danh” vô danh mà ông thương 
cho số phận con người. Với ông, cuộc đời là phù du, ngắn ngủi, vô nghĩa, rút lại 
“Trăm năm ai lại biết ai mà”. 
 Cái nhìn cuộc đời của Tản Đà một lần nữa tái xuất hiện trong bài “Cảm thu 
tiễn thu”. Trong mắt thi sĩ, mùa thu là sương rơi, lá rụng, là tàn tạ, biệt li v.v... Sự 
úa tàn của thiên nhiên khiến con người đa sầu đa cảm này liên tưởng đến sự rủi ro, 
ngang trái của cuộc đời, số phận con người. Cảm thân thế hay triết lý nhân sinh của 
Tản Đà thực ra không phải là mới. “Ông đi con đường của các nhà Nho tài tử xưa: 
hướng về triết lý Trang Chu, coi đời là mộng, là ảo hóa, là bụi bặm, ca tụng lối 
sống “nhân sinh thiết chí” “tìm cách thây kệ cuộc đời”. Nhưng đồng thời, điều mà 
các nhà nghiên cứu ông nhận thấy là: “Triết lý của ông dẫn đến thái độ ham sống, 
thích chơi, say sưa hưởng thụ thú vui: thú ăn ngon, thú chơi xa, thú thanh sắc và 
nhiều nhất là thú thơ, rượu”(1). Đó là cái mới của Tản Đà hay nói đúng hơn là cái 
riêng của ông. 
W	X 
VẤN ĐỀ ÔN TẬP 
1. Những suy tư, xúc cảm về thân thế, thời thế và nhân thế của Tản Đà trong thơ? 
* Đọc thêm về truyện ngắn và tiểu thuyết mới trong sách Văn học Việt Nam 1900-
1930, Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, NXB Giáo dục 1996. 
° 
(1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 250-251. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_viet_nam_1900_1930.pdf