GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ÔN THI LỚP 10 THCS
Môn Ngữ văn.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 – 1 điểm :
Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu)
Câu 2 (1 điểm) :
Đọc hai câu thơ:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Câu 3 (3 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Câu 4 – 1 điểm
: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
(5 điểm)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ÔN THI LỚP 10 THCS Môn Ngữ văn. ĐỀ SỐ 1 Câu 1 – 1 điểm : Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu) Câu 2 (1 điểm) : Đọc hai câu thơ: “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non” ( Nguyễn Du- Truyện Kiều) Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Câu 4 – 1 điểm : Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. (5 điểm) TRẢ LỜI: Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “ Đồng chí” (Chính Hửu) – 1 điểm “. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau cời giặc tới Đầu súng trăng treo” (Đồng Chí – Chính Hữu) Câu 2: Đọc hai câu thơ : “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non” (Nguyễn Du- Truyện Kiều) Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1 điểm) Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển. Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng. Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.(3 điểm) Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về triết lí sống của con người. Nhưng có lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là câu: Uống nước nhớ nguồn” Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang màu sắc triết lí.đạo đức bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói này được được phổ biến mọi nơi, mọi chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa đến nay. Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau, chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao động, nhất là rèn luyện những đức tính cao quý trong đó cần phải rèn luyện lòng nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên .để trở thành con ngoan trò giỏi. Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. a) Mở bài: ‘Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương Miếu ai như miếu vợ chàng Trương Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ Cung nước chi cho lụy đến nàng” (Lê Thánh Tông ) Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm ,ông sống ở thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan về ở ẩn. “Truyền kì mạc lục” là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ nữ sống trong XHPK mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương” b) Thân bài: Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết: Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “ kẻ khó” tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng. + Là nàng dâu hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết sức thuốc thang” “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “ khi bà mất, nàng “ hết lời thương sót”, lo ma chay lễ tế, “như đối với cha mẹ đẻ mình” + Là người vợ đảm đang, giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung không màng danh vọng: ngày chồng ra trận nàng chỉ mong “ Ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” chứ không mong mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về. “ Các biệt ba năm giữ gìn một tiết” “ chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất” mong ngày “ hạnh phúc xum vầy” + Là người mẹ hết mực thương con muốn con vui nên thường trỏ bóng mình vào vách mà nói rằng đó là hình bóng của cha. “Chỉ vì nghe lời trẻ em Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương’ Vũ Nương: Người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ nhân phẩm, giá trị của mình: Chồng trở về, bị hàm oan , nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình qua những lời thoại đầy ý nghĩa Khi chồng không thể minh oan , nàng quyết định dùng cái chết để khẳng định lòng trinh bạch. Đòi giải oan, kiên quyết không trở lại với cái xã hội đã vùi dập nàng: “ Đa tạ tình chàng, thiết chẳng trở về nhân gian được nữa” Vũ Nương : Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và quyền sống bị chà đạp. Bi kịch này sinh ra khi con người không giải quyết đượ cma6u thuẫn giữa mơ ước khát vọng và hiện thực khắc nghiệt, mặc dù con người hết sức cố gắng để vượt qua, Vũ Nương đẹp người đẹp nết đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc mà lại không được .Vũ Nương đã hết sức cố gắng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, hi vọng vào ngày xum vầy, ngay cả khi nó sắp bị tan vỡ . Nhưng cuối cùng nàng đành phải chấp nhận số phận, hạnh phúc gia đình tan vỡ không bao giờ có được, bản thân đau đớn, phải chết một cách oan uổng. “ Trăm năm bia đá vẫn mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” Những tính cách trên được xây dựng qua nghệ thuật: Tạo tình huống tuyện đầy kích tính Những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật. Có yếu tố truyền kì và hiện thực vừa haong đường. c) Kết bài: - Nguyễn Dữ thật xứng đáng với vị trí tiên phong trong nền văn xuôi Việt Nam - Càng văn minh, tiến bộ càng quý trọng những bà mẹ, những người chị “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Trăm nghìn gửi lụy tình quân “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” (Nguyễn Du- Truyện Kiều) ĐỀ SỐ 02 Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1điểm) Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai câu thơ: (1điểm) “ Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” (Nguyễn Du- Truyện Kiều) Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh” Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên” ( 3 điểm) Câu 4: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ( 5 điểm) Trả lời: Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.( 1điểm) “ Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miềm Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai câu thơ: (1điểm) “ Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” ( Nguyễn Du- Truyện Kiều) Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh” Từ Hán việt trong câu thơ: “ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh” Giải nghĩa hai từ: Thanh minh:một trong hai mươi bốn tiết của năm, tiết này thường vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, người ta đi tảo mộ , tức là đi viếng mộ và sửa sang lại phần mộ của người thân. Đạp thanh: gẫm lên cỏ xanh Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên” (3 điểm) Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: “ Có chí thì nên” “Có chí” thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời. Đi học, đi làm , sản xuất, kinh doanhvv đều cần đến chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi đến thành công. Đường đời khó khăn nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, thuyết dày v.v. phải có chí vượt qua. Điu thi là phải có chí quyết tâm thì mới thành công. “ Dốc núi cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi” “ Nước chảy đá mòn” “ Kiến tha lâu cũng đầy tổ” “ Có công mài sắc có ngày nên kim” .Tất cả đều nói lên cái chí. Tuổi trẻ của chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học ki thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài đức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.Học tập theo câu tục ngữ : “ Có chí thì nên” ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hố: “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Câu 4: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (5 điểm) “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm chuân chuyên” a) Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích, sơ lược nội dung đoạn trích. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du vừa mang nét truyền thống vừa mang những nét sáng tạo riêng. Thể hiện tình yêu thương con người đặc biệt là đối với phụ nữ. b) Thân bài: Hình ảnh của chị em Thúy Kiều qua ngôn ngữ của Nguyễn Du - Bốn câu đầu giới thiệu vẽ đẹp chung của chị em Thúy Kiều về vai vế , sắc đẹp và tính cách của hai người .Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều , qua ngòi bút sắc bén của Nguyễn Du Đầu lòng hai ả Tố Nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười . - Bốn câu tiếp theo tiếp theo: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. So sánh với những hình ảnh để làm nổi bật sắc đẹp của Thúy Vân. Lồng vào việc miêu tả hình dáng , nhà thơ đề cập đến tính cách “ Trang trọng” Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặc, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt, đoan trang Mâ thua nước tóc, tuyết nhường màu da - Miêu tả Thúy Kiều + Dựa vào Thúy Vân làm chuẩn, Thúy Vân “ sắc sảo mặn mà” thì Thúy Kiều “ càng sắc sảo mặn mà” hơn với Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành + Phép so sánh được vận dụng để làm tăng thêm sắc đẹp của Kiều . Mượn thơ của Lý Diên Niên “ Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” để khẳng định thêm sắc đẹp ấy. - Tính cách thì “ Sắc đành đòi một, tài đành học hai: + Tạo hóa đã phú cho nàng trí thông minh .đa tài, thơ, đàn, ca, vẽ, những thứ tài mà trong chế độ phong kiến ít có phụ nữ nào có nếu không bảo là điều cấm kị. + Nhà thơ còn báo trước cuộc đời bạc mệnh khi đề cập đến sở thích nhạc buồn của Nàng. Kiều trở thành nhân vật của thuyết: “ tài mệnh tương đối” + Tả qua thái độ ghen ghét , đố kị của thiên nhiên “ hoa ghen” “ liễu hờn”. _ Bốn câu thơ cuối : Tính cách đạo đức , hoàn cảnh sống của hai nàng, nhàn nhã, trang trọng. Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng ... i chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà c2n là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp. th6m huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh: “Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng.” Suốt dọc bài thơ, mười lấn xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vao bãi biễn xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà: “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sươỉ ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. người mẹ dân tộc Tà-ôi. Lời ru thủ thỉ những điều đang diển tả trong thực tại mà người con chưa thể biết: “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” Lời ru theo nhịp giã gạo, mỗi câu bị ngắt nhịp làm hai như theo nhịp chày, nhịp thở. Hai mẹ con cùng chung một nhịp, mẹ làm việc, con ngủ ngon “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”. Hai từ “Nghiêng” đứng trong một câu thơ thể hiện niềm say mê của mẹ hoà cùng giấc ngủ của bé. Mẹ làm việc khổ cực trong hiện tại Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đời giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền Bắc-Nam. Thời kì này, cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu (phần lớn là những vùng miền núi) rất gian nan, thiếu thốn. Cán bộ, nhân dân ta phải bám rẫy, bám đất để tăng gia sản xuất, vừa sẳn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ. Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi lớn trên lưng mẹ ở vùng chiến khu Trị-Thiên trong thời kì chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ, qua từng đoạn thơ với từng khúc hát ru được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể. Ơ khúc thứ nhất, người mẹ hiện lên với dáng tần tảo, lam lũ, vất vả với công việc giả gạo nuôi bộ đội. Mẹ giã gao, con vẫn trên lưng mẹ. Câu thơ: “Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối” thật cảm động. Mẹ gầy vì công việc giúp nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ gầy vì nuôi cho con nhanh lớn. Nhưng trái tim của mẹ vẫn hát về ước mơ: “Mai sau con lớn vung chày lún sân” Trong khúc ru thứ hai, diễn tả công việc mẹ lên núi trỉa bắp. Câu thơ: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” hình thành theo kết cấu đối lập làm nổi bật hình ảnh me với công việc vất vả. Núi thì to, nương bắp thì rộng, mà sức mẹ có hạn. Trên lưng mẹ, em vẫn ngủ say: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ sau được chuyển nghĩa (ẩn dụ): Cu Tai là mặt trời của mẹ. Em còn là tất cả của mẹ, là lí tưởng, là hi vọng của mẹ. Mẹ mơ ước về con: “Mai sau lớn lên phát mười Ka-lưi” Đến khổ thứ ba, lời ru đồn đập, mạnh mẻ, gấp rút, bởi “giặc Mỹ đến đánh”, đuổi ta phải rời suối rời nương “Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối”. Mẹ phải chuyển lán, đạp rừng , cùng tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường, em vẩn trên lưng: “Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trương Sơn” Trong khói lửa của chiến tranh mẹ mong ước: “Mai sau con lớn làm người tự do”. Ba khúc hát ru cũng là ba đoạn thơ điển tả công việc cùng tấm lòng của mẹ ở trong chiến khu gian khổ, người mẹ Tà-ôi trong bài thơ còn thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội và khao khát mong cho đất nước độc lập, tự do. Lời ru gắn với tình yêu con tha thiết của, nhưng lời ru của mẹ cao vút đến ngày mai. “Mai sau con lớn vung chày lún sân!!.. Lời ru trên nương khi trỉa bắp ở trên núi Ka-lưi, vẫn theo nhịp “chọc lỗ” trỉa bắp nhưng hình ảnh lúc này thiên về đối lập “Lưng núi to- lưng mẹ nhỏ” và đối xứng “Mặt trời của bắp- mặt trời của mẹ”, tất cả toát lên tình thương vô hạn của người mẹ nghèo vẫn thương con, thương cách mạng, “mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”- người mẹ vừa chịu đựng cái nóng vừa tha thiết yêu thương. Lời ru của mẹ không chỉ hướng vào thực tại mà còn hướng về tương lai: “Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka-Lưi” Khi chuyển lán, trong lời ru thứ ba, nhịp thơ vẫn ngắt đôi, mỗi dòng theo bước chân đi nhưng lời thơ xếp theo lối hùn điệp, đuổi nhau giục giã, khẩn trương: “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối ........................................................ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Cũng như đoạn thơ trên, lời ru của mẹ hướng vào đất nước, hướng vào tương lai chiến thắng” “ Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi Mẹ thương A-kay, mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do”. Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình cảm đối với cán bộ, xóm làng, đất nước. Tình yêu của người mẹ Tà- ôi gắn liền với tình cảm cao đẹp khác. Đó là lòng thương yêu bộ đội, yêu thương dân làng, yêu thương đất nước. Những lời ru của người mẹ còn thể hiện ước mơ và ý chí của nhân dân ta. Người mẹ mong con lớn lên giúp mẹ giã gạo “vung chày lún sân”, giúp mẹ trỉa ngô, làm rẫy “phát mười Ka-lưi”. Đó là niềm mong ước mọi người được sống ấm no “hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều”. Lời hát ru còn thể hiện ý chí chiến đấu, khát vọng tự do và niềm tin vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do...” Bài thơ xây dựng hình ảnh người mẹ Tà-ôi, nuôi con thơ mà làm đủ mọi việc cho công cuộc chống Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung cho đất nước. Một người mẹ tuy lao động nhọc nhằn mà ước mơ bay bổng, toát lên một niềm tin vững chắc cho tương lai. Đây là một hình tượng hiếm có trong thơ ca cách mạng hiện đại, sánh cùng với những hình tượng khác hình ảnh người mẹ khác trong hai cuộc chiến của dân tộc ta đó là: mẹ Tơm, mẹ Suốt, người mẹ-người cầm súng Út Tịch.....đã góp nên một bài ca của những người mẹ Việt Nam anh hùng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng. Phương Định – Những ngôi sao xa xôi : - "Những ngôi sao xa xôi" " của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của " Tổ trinh sát mặt đường" trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, ở đó, máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, gian khổ là đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu và phá bom nổ chậm, trong khi ấy thần chết là một tay không thích đùa luôn lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão. Xong việc từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên, khi cười, khuôn mặt thì lem luốc. - Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. - Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. - Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý...Định còn bịa ra lời những bài hát, Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng. - Trong khángchiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng. - Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dung lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể.. Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. - Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng. VỢ NHĨ – BẾN QUÊ: - Liên, vợ Nhĩ tần tảo, giàu đức hi sinh khiến Nhĩ cảm động “Anh cứ yên tâm. Vất vả tốn kém đến bao nhiêu em và các con cũng chăm lo cho anh được” “ tiếng bước chân rón rén quen thuộc” của người vợ hiền thảo trên “những bậc gỗ mòn lõm” và “lần đầu tiên anh thấy Liên mặc tấm áo vá” Nhĩ đã ân hận vì sự vô tình của mình với vợ. Nhĩ hiểu ra rằng: Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất của cuộc đời mỗi con người, Tân Trường, mùa phượng 2012 - LN68 -
Tài liệu đính kèm: